Bán Bò Một Nắng Muối Kiến Vàng - Đậm Đà Thơm Ngon

  • Thread starter deyun
  • Ngày gửi
Đặc sản bò một nắng Phú Yên không phải chế biến từ loại bò cao sang như bò Nhật Bản, bò Mỹ, bò Úc mà đó là biến từ thịt bò cỏ đặc trưng của một vùng núi ở Phú Yên. Ở nơi đây, bò được chăn thả rong trên đồng cỏ tự nhiên xanh mượt trên vùng núi Sơn Hòa– từ địa phương gọi là “chận bò”, nên thịt bò ở đây thơm ngon và săn chắc. Bò một nắng hay còn gọi là Bò Một Nắng Hai Sương . Bò Một Nắng Hai Sương Không phải là mang thịt bò ra phơi một nắng hai sương, mà ý nghĩa của nó là nói lên công sức của người chế biến món đặc sản này, chế biến đặc sản này đòi hỏi rất công phu, tỉ mỉ và cơ cực.

11873471_873764162677493_5193716124198053185_n.jpg


Thịt bò ướp cùng rượu vang

Chế biến bò một nắng rất công phu: chế biến hoàn toàn bằng thủ công và đòi hỏi kỹ thuật chọn thịt và kiên trì trở thịt. Chế biến bò một nắng luôn sử dụng phần thịt bò chất lượng và ngon nhất: thịt thăn và thịt đùi. Sau khi chọn lọc kỹ càng những chỗ thịt ngon, rửa sạch bằng rượu, cắt thành miếng nhỏ dày khoản 1-1,5cm, ướp chung với hỗn hợp gia vị phù hợp - Gia vị được pha chế theo phương thức gia truyền của đồng bào - đã chuẩn bị sẵn, tiếp theo mang thịt phơi từ 1-2 giờ, tiếp đến cho vào lò sấy sấy khô khoảng 30%. Trong khi sấy thịt bò, người chế biến phải trực ở đó canh giờ, cứ mỗi 1 giờ 30 phút trở một lần, cứ thao tác liên tiếp như vậy trong thời gian 12 giờ, và sau đó mang phơi sương 1 giờ, và cứ mỗi 10 phút trở một lần. Cuối cùng đem thịt bò đi cho vào đóng gói bảo quản.



Thịt bò chuẩn bị phơi "một nắng"

Mỗi một món đặc sản đều không thể thiếu đồ chấm phù hợp đi kèm với nó. Bò một nắng cũng vậy. Khi thưởng thức bò một nắng thì không thể thiếu đồ chấm, nếu thiếu đi đồ chấm đi kèm không thể thưởng thức một món ngon được trọn vẹn. Đồ chấm đi kèm với bò một nắng đó chính là muối kiến vàng. Chế biến muối kiến vàng phải đi vào trong rừng núi tìm kiếm từng tổ kiến vàng, và chỉ chọn lấy kén kiến, kiến non, sau đó về rang với muối hột, tiếp đến pha chế hỗn hợp muối kiến vàng theo bí quyết gia truyền của người đồng bào với tỷ lệ hợp lý không quá chua, không quá nặng mùi, không quá mặn nhưng vẫn giữ được đặc trưng độc đáo của muối kiến vàng.

http://bomotnangphuyen.com/san-pham/bo-mot-nang-phu-yen-chinh-hieu-dam-da-thom-ngon/353.html



1174738_1404177569809764_467580539_n_1.jpg



10996279_827014844019092_6583911187977848006_n.jpg




11201623_827014870685756_7760209362364509491_n.jpg


Bò Một Nắng đóng gói 0,5 kg

11144072_833825533338023_8942723772078316148_n.jpg


DSC01365.JPG




Bò một nắng Diệp An đã được kiểm nghiệm tại Viện Pasteur và đạt được kết quả tốt

1610923_824011944319382_5915569700770933881_n.jpg


Bảng công bố chất lượng Bò Một Nắng Diệp An đã được Sở Y Tế chấp thuận

11425399_839361792784397_2731221142015956382_n_1.jpg



Đặc sản muối kiến vàng
Trứng kiến vàng có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy khẩu vị của từng vùng miền. Người miền núi có món trứng kiến nấu măng sặc. Người Bình Định có món nộm làm bằng trứng kiến vàng xào chín trộn với dưa leo, ớt, bưởi và đài hoa đực của mít thái mỏng.

Người dân Củ Chi thì đem trứng kiến vàng trộn gỏi đu đủ, gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang ăn với cơm trắng. Ở Tây Nguyên, người dân tộc thiểu số còn có món canh chua ổ kiến vàng. Cách nấu cũng khá đơn giản, cho nguyên ổ kiến vàng vào nồi canh cá suối đang sôi ùn ục, chất axít trong bụng kiến sẽ hòa với nước canh tạo nên một vị chua tuyệt vời cho nồi canh cá suối........


Kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, đạm từ 42-67% và có 28 loại acid amin, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời nhà Minh ở Trung Hoa, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ ngày nay.

Con kiến vàng là loài côn trùng chuyên săn mồi trên tán lá cây cao trong rừng tự nhiên và trong vườn cây ăn quả. Sự có mặt của con kiến vàng đã giúp ích rất nhiều cho người nông dân. Vườn cây ăn quả có kiến vàng sẽ cho trái cây ngon ngọt, sai trái, mọng nước và ít bị sâu bọ hơn. Con kiến vàng có tên gọi khoa học là OECOPHYLLA SMARAGDINA – là một loài thiên địch có lợi cho cây trồng.

Cũng như những loài kiến khác, kiến vàng rất chăm chỉ và ... đốt cũng rất đau. Công đoạn khó khăn nhất để thực hiện món Muối kiến vàng là..... bắt kiến. Để có được những tổ kiến với đầy ắp con kiến và trứng kiến vàng, những người thợ đầy kinh nghiệm phải thật cẩn thận đi vào rừng tìm và bắt tổ kiến. Sau khi bắt được kiến, tiếp theo là công đoạn rang sơ kiến và cả trứng kiến vàng trên chảo nóng rồi loại bỏ phần rác và chất dơ (nếu có), từ đó chế biến được thật nhiều món ngon đặc trưng từng vùng miền.

a921e9557_anh_1.jpg


Cái món chấm của đồng bào cũng rất độc đáo. Những người sành ăn và cầu kỳ thì trong nhà bao giờ cũng có một lọ muối kiến của người Gia Rai vùng Ayun Pa, Krông Pa. Đấy là loại kiến rừng khá to, bắt về rồi giã với lá é và một vài loại lá nữa, thế mà thành một thứ chấm thịt tuyệt vời. Tôi đồ chừng rằng đây là sáng kiến của đồng bào trong thời đói muối. Thời ấy đồng bào còn đốt cỏ tranh lấy tro ăn cho có chất mặn. Tôi đã từng nghe ông Núp kể chuyện cả làng ông đã ăn tro hàng tháng trời và sau này thì ông Nguyên Ngọc viết trong tiểu thuyết "Đất nước đứng lên". Măng luộc chấm với tro ăn cả tháng đã cứu cả làng ông qua đận đói để tiếp tục kháng chiến. Thực ra nó không mặn mà chát, chát vẫn gần với mặn hơn là không chát. Đằng này loại kiến này vừa hơi mặn lại còn hơi chua, giải quyết được cả muối lẫn chanh.

Sau này khi giã có thể đồng bào có cho thêm ít muối. Nhà tôi hay trữ món này, chấm thịt nướng thì tuyệt vời. Khi dùng cho thêm một ít tương ớt thì... thôi chả kể nữa kẻo lại phải đi vào bếp bây giờ. Vùng này có món thịt khô cũng độc. Nó được sấy cả tảng, rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh hoặc gác lên giàn bếp. Khi ăn nướng qua than hoặc cồn rồi xé ra, các sợi thịt vẫn đỏ và mềm và ngọt xểu chứ không khô khốc như kiểu thịt khô thông thường khác. Vốn dĩ nó là thịt nai, nhưng sau này hết nai rồi thì người ta chuyển qua thịt bò. Bây giờ món này vẫn là đặc sản không thể quên của vùng Krông Pa. Thịt này chấm với món muối kể trên thì giàng ơi, châu báu mà chi, của cải mà chi, sung sướng mà chi nếu chưa được thưởng thức nó...

Muối kiến mang hương vị đặc trưng riêng vô cùng lạ miệng và hấp dẫn. Trưa hè nóng nực, ăn tô canh rau tập tàn có thêm chút muối kiến vàng có vị chua chua khác lạ của kiến, vị mặn của muối và vị cay hít hà của ớt thì còn gì bằng. Ngoài ra muối kiến vàng còn là bạn của cóc xanh, xoài sống, ổi tươi ......... Muối kiến còn dùng để ăn với cơm nóng, thịt luộc, thịt nướng………và đậm đà nhất là dùng với Bò một nắng hai sương.
http://rongnhophuyen.com/vn/news-189-2003/muoi-kien-vang-la-gi,-o-dau-co-muoi-kien-vang.htm
10301359_624837250985329_3553339134946923625_n.jpg

Cách Chế Biến Bò Một Nắng Muối Kiến Vàng
Đặc sản bò một nắng hay còn gọi bò một nắng hai sương một cái tên không còn xa lạ đối với người đam mê ẩm thực. Nhưng cách chế biến bò một nắng như thế nào, vì sao gọi là bò một nắng, muối kiến vàng là gì, chế biến như thế nào lại ít người biết đến.

Cách chế biến bò một nắng ngon đòi hỏi khâu chọn thịt, thịt bò ngon tươi, chất lượng, thịt ngon nhất của bò là thịt đùi dài và bắp trắng. Phần thịt này rất ngon, dai, thơm và ngọt.

11891015_873190226068220_4623319892484320539_n.jpg




Thịt bắp trắng

Sau đó cắt miếng to bằng bàn tay, cắt theo hướng xớ thịt để dễ dàng xé sợi. Tiếp đến chuẩn bị hỗn hợp gia vị: ớt, tỏi, xả, mè (vừng), knor… và rượu vang, trộn chung với thịt bò đã cắt sẵn, ướp khoảng 4 giờ đồng hồ, cho ra giàn phơi ngoài trời khoảng 2 giờ đồng hồ, và cuối cùng cho bò vào lò sấy.

11873471_873764162677493_5193716124198053185_n.jpg


Ướp thịt bò



Thịt bò lên giàn chuẩn bị phơi nắng

Trong thời gian sấy ở nhiệt độ nhỏ thích hợp, cần phải trở liên tục trong 8 giờ đồng hồ để miếng thịt khô đều. Trong thời gian này là thời gian rất quan trọng trong khâu chế biến bò một nắng. Vì vậy, người chế biến phải trực canh và trở liên tục để có được miếng bò không quá khô, khô vừa phải, khô khoảng 30-40% là thích hợp nhất, cũng vì vậy nên gọi là bò một nắng. Ở độ khô khoảng 30-40% , miếng bò một nắng vẫn giữ được nước thịt thơm, ngọt và dai.





Những miếng bò một nắng đầu tiên vừa sấy xong

Sau khi thịt bò được sấy ở độ khô thích hợp, đưa bò ra để nguội và đóng gói hút chân không, bảo quản trong ngăn cấp đông của tủ lạnh hoặc tủ đông, thời gian sử dụng khoảng 6 tháng.



Đóng gói hút chân không bảo quản


Bất kỳ một món đặc sản nào cũng kèm theo đồ chấm với đó, nên bò một nắng này cũng không ngoại lệ. Bò một nắng có thể chấm với muối é trắng, nhưng để thêm tính lạ và độc đáo của món này, đồ chấm đi kèm với nó là muối kiến vàng.

10891721_772500209470556_8926316080069867929_n.jpg




Kiến vàng non

11174872_825976054122971_254767460104077166_n.jpg




Muối kiến vàng

Muối kiến vàng được chế biến từ kiến vàng non và kén kiến. Nguyên liệu này do người đồng bào đi vào rừng sâu tìm về. Khi có nguyên liệu kiến vàng, phải lựa sạch, phơi khô, sau đó rang cho kiến chín vàng đều, sau đó trộn đều kiến với hỗn hợp ớt, tỏi, muối, xả. Muối kiến vàng khi sử dụng có vị chua chua, là lạ của kiến, thơm thơm của xả, cay cay của ớt làm tăng thêm nét độc đáo của đồ chấm này.

Bò một nắng trước khi thưởng thức, phải nướng vàng đều hai mặt, không nên nướng chín quá kỹ thịt bò sẽ bị khô và không ngon, có thể dùng bếp than hoặc bếp điện hoặc thiết bị nướng khác, nhưng ngon nhất vẫn là nướng bếp than. Sau khi nướng chín, dùng kéo cắt miếng thịt dài theo thớ thịt, xé sợi thịt theo thớ thịt, và chấm muối kiến vàng, thưởng thức ngấu nghiến từ từ để thưởng thức hương vị ngon ngon ngọt ngọt của bò cỏ, thơm thơm mùi bò cỏ, vị chua chua của kiến vàng, là lạ của muối kiến, càng nhai càng ngọt, càng ăn càng thích, và có thêm một ly bia bên cạnh thì rất tuyệt vời không thể tả được. Chỉ khi những ai đến Phú Yên thưởng thức một lần thì mới biết được hương vị đặc trưng, thơm ngon khó quên của bò một nắng muối kiến vàng.

http://bomotnangphuyen.com/news/cach-che-bien-bo-mot-nang-muoi-kien-vang/109.html


 


Last edited by a moderator:


Back
Top