Cung cấp và tìm nhà phân phối giống cây sơ-ri số lượng lớn

  • Thread starter anh ba kia
  • Ngày gửi
Đôi nét về cây Sơ-riCây sơ ri có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Về sau, nó được trồng phổ biến ở Nam Mỹ với nhiều tên gọi như : malpighia glabra, acerola hay bacbados cherry…Sơ rihay còn gọi làkim đồng nam,xơ ri vuông(Tên khoa học:Malpighia glabraL.), là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.
sari.jpg

images

images.jpg




Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Đối với bà con nông dân, việc chiết cành, nhân giống cây sơ ri cũng đơn giản như nhiều loại cây khác, tức là chọn những cây khỏe mạnh, lá dầy, cho trái tốt, rồi lựa cành, bó chiết cho đến khi cành đâm rễ non thì cắt đem trồng ngay mà khỏi cần bầu như những cây khác.

Quả sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập, sơ ri là một loại quả giàu vitamin C. Nước ép từ quả sơ ri thường được bổ sung để làm tăng hàm lượng vitamin C cho nước ép của nhiều loại quả khác. Một ly nước ép sơ ri 180 ml có hàm lượng vitamin C tương đương 14 lít nước cam ép. Quả sơ ri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như nhiều nguồn thực phẩm khác.Cây sơ ri là loại cây thân bụi, ngoài lấy quả, sơ ri còn trồng làm cây kiểng. Cây có thể cao đến 3-5 m, có nhiều cành nhỏ Sơ ri Gò Công là giống hiện đang được ưa chuộng vì có năng suất cao, có vị chua ngọt thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước như Nhật, Singapore, Hồng Kông… dưới hình thức sơ chế trái tươi và chế biến dưới dạng purce.Với diện tích khoảng 1.000ha, sản lượng có thể đạt trên 40.000 tấn/năm, do đặc điểm sinh thái tự nhiên phù hợp nên sơ ri Gò Công có thế mạnh và tiềm năng phát triển mà ít nơi nào có được, Nên sơ ri được xem là sản phẩm đặc sản của vùng Gò Công.Trạm Khuyến nông huyện Gò Công Đông đã thống nhất chọn ấp Ông Gồng (xã Tân Đông) -vùng trồng sơ-ri tập trung nhất ở huyện này - làm thí điểm thành lập Tổ hợp trồng sơ-ri sạch. Đây là điểm trình diễn cho nông dân đến tham quan học tập rút kinh nghiệm.
Ông Trần Văn Khải (50 tuổi) ở ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi với mô hình trồng sơ-ri đặc sản sạch năm 2006 và là tổ trưởng Tổ Hợp tác sản xuất sơ-ri sạch này. Nhờ sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách nên sản phẩm sơ-ri sạch, việc tiêu thụ dễ dàng. Ông Khải và các hộ nông dân khác đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty TNHH Thịnh Phát (thị xã Gò Công) đông lạnh xuất khẩu qua Nhật Bản với giá 4.000 đồng/kg, theo các điều khoản đã ký kết. Ông cho biết, hiện gia đình ông trồng 1ha sơ-ri chua từ 3 đến 10 tuổi ở xã Tân Đông, vùng đất thích hợp với cây sơ-ri nên phát triển nhanh và năng suất cao. Sơ-ri của ông cho thu hoạch 8 đợt (vì cây cho nhiều cỡ quả khác nhau), năng suất khoảng 35tấn quả/ha/năm 2006.Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 80 triệu đồng. Với lợi nhuận như trên, trồng sơ-ri sạch ở huyện Gò Công Đông cao gấp 5 lần trồng lúa xuất khẩu ở vùng này. Quý I/2007, ông được tập huấn kỹ thuật trồng sơ-ri sạch nên thu hoạch 15 tấn quả, bán được 60 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 40 triệu đồng.
ĐẶC TÍNH CÂY SƠ RI:
- Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 - 8 hoa trên một cánh hoa.
- Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ). Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa. Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.
- Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang. Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được.

CHU KÌ
- Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.
- Từ ngày ra hoa đến ngày thu hoạch trái chín, thời gian là 21 ngày (khoảng 3 tuần).
- Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 - 10 ngày mới hết trái trên cây (thời gian này có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào một phần kĩ thuật xử lí đậu trái nhiều hay ít)
PHÂN BÓN:
- Giai đoạn 1: Cây phát triển, lượng phân N-P-K cân đối (có thể giảm K)
- Giai đoạn 2: Cây chuẩn bị làm trái, cân đối lượng phân N-P-K ( bằng nhau)
- Giai đoạn 3: Làm trái, tăng cường thêm K, vì giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất đối với cây sơ ri. Nếu cây thừa đạm (N) thì cây sẽ tốt quá, cây sẽ phát triển lá không ra hoa và trái nhiều được. Vì vậy, ta nên tăng cường thêm hàm lượng K cao hơn thì cây sẽ ra hoa và đậu trái chất lượng hơn, trái sẽ ngọt hơn.
XỬ LÍ RA HOA:
- Cách 1: Nếu lần đầu tiên xử lí, ngưng nước ( cắt nước) một thời gian nhất định. Rồi ta tưới lại, phần này nhằm làm cho cây rụng bớt lá ( ức chế sinh trưởng) cây sẽ ra hoa nhiều hơn.
- Cách 2: Xịt KNO3 (nitrat kali) tỉ lệ kích thích ra hoa 250 gam/ bình 8 lit nước. Xịt từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
Áp dụng 2 cách trên, cách nào cũng được, vì cây sơ ri chỉ xử lí ra hoa một vài lần đối với cây trồng ở dưới đất thì cây sẽ quen theo chu kì mà tự động ra hoa theo một thời gian nhất định (cây sơ riBonsaitrong chậu thì ta chăm sóc tốt, chỉ xử lí ra hoa khi nào cần thiết ).
Cách xử lí ra hoa này là kinh nghiệm của riêng tôi, chứ không phải theo bài bản hay sách vở gì cả. Trước kia tôi cũng áp dụng theo công thức sách vở nhưng tỉ lệ thành công không cao.CHÚ Ý
Đây là giai đoạn quan trọng nhất nha!
THUỐC LÀM ĐẬU TRÁI
1/ Khi hoa vừa chớm nở, cánh hoa sẽ có màu hồng phấn hoặc hơi đỏ. Lúc này ta bắt đầu xịt lần 1
2/ Vì sơ ri ra hoa chùm từ 4 - 8 hoa/ cuống nên không bao giờ hoa nở đồng loạt cả. Cách một ngày sau ta xử lí xịt lần 2 và cũng lặp lại như thế lần 3 là OK.
3/ Khi ta thấy những cánh hoa lúc nở có màu hồng hoặc đỏ - giờ đã chuyển sang cánh hoa có màu trắng ngà là lúc ấy tỉ lệ đậu trái của cây sơ ri đã thành công (các bạn lưu ý rằng : bởi vì một cuống hoa có rất nhiều hoa nên hoa sẽ rụng bớt đi một phần hoa đực. Các bạn yên tâm đừng lo gì cả, một chùm hoa khi đậu trái còn lại 4-5 trái bẻ cũng mỏi tay rồi)BÍ KÍP NÈ:CÔNG THỨC PHA THUỐC
- B1 (các bạn mua B1 nông dược loại nào cũng được, loại đậm đặc hoặc loại đã pha chế rồi GROW MORE)
- 2,4 DD: Thuốc khai hoang dạng nước (tỉ lệ pha: 1/1000) không nhất thiết phải nhiều đâu, chỉ cần có hơi thuốc 1 lượng nhỏ nhất định thì tỉ lệ đậu hoa đã thành công. Nên nhớ rằng: 2,4 DD là thuốc khai hoang nhưng hoạt chất chính là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu các bạn dùng nhiều quá liều lượng thì trái sơ ri của các bạn sẽ bị dị dạng và chứa rất nhiều độc tố gây hại cho chúng ta.CÁCH PHA THUỐC XỊT:
- Hai loại thuốc trên hòa chung lại với nhau theo tỉ lệ như sau: 100 ml B1 + 50 ml 2,4 DD ( nhiều quá để dành xịt, không sau cả)
- Mỗi lần xịt: 5 ml/ bình 8 lit.
- Khi trái đậu lớn bằng ngón tay út, khoảng 10 ngày sau nên xịt thêm thuốc dưỡng trái loại nào cũng được để trái to và bóng đẹp hơn.
!� raP��o8-bottom-right-radius: 0px !important; border-bottom-left-radius: 0px !important'> Ông Trần Văn Khải (50 tuổi) ở ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi với mô hình trồng sơ-ri đặc sản sạch năm 2006 và là tổ trưởng Tổ Hợp tác sản xuất sơ-ri sạch này. Nhờ sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách nên sản phẩm sơ-ri sạch, việc tiêu thụ dễ dàng. Ông Khải và các hộ nông dân khác đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty TNHH Thịnh Phát (thị xã Gò Công) đông lạnh xuất khẩu qua Nhật Bản với giá 4.000 đồng/kg, theo các điều khoản đã ký kết. Ông cho biết, hiện gia đình ông trồng 1ha sơ-ri chua từ 3 đến 10 tuổi ở xã Tân Đông, vùng đất thích hợp với cây sơ-ri nên phát triển nhanh và năng suất cao. Sơ-ri của ông cho thu hoạch 8 đợt (vì cây cho nhiều cỡ quả khác nhau), năng suất khoảng 35tấn quả/ha/năm 2006.Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 80 triệu đồng. Với lợi nhuận như trên, trồng sơ-ri sạch ở huyện Gò Công Đông cao gấp 5 lần trồng lúa xuất khẩu ở vùng này. Quý I/2007, ông được tập huấn kỹ thuật trồng sơ-ri sạch nên thu hoạch 15 tấn quả, bán được 60 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 40 triệu đồng.

Nhà mình da canh tác gần 2côngsori chục năm nay ,mỗi lần thu hoạch sau khi trừ đi các chi phí:phân và thuốc xịt nhà mình vẫn lãi từ 6-7 triệu đồng.Nhà mình đang cóbán rất nhiều loai cây giống nàybác nào có hứng thú muốn canh tác và phát triển giống cây sori thì lien hệđặt hàngvới mình qua:
Mobile: 01248.577.975 hoặc
Gmail:richleengo0@gmail.com
Mình ở tp.bến tre ,bác bào muốn tư vấn kỹ thuật có thẻ ghé thăm mình hứa sẽ hướng dẫn tận tình.
images
 




Back
Top