Thảo luận làm giàu từ mô hình trồng chuối nuôi cấy mô!

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng chuối nuôi cấy mô

Ở nước ta, chuối có nhiều loại như: chuối xiêm, chuối già, chuối tiêu,… được trồng nhiều ở vùng nông thôn, trước đây, người dân trồng nhỏ lẻ không tập trung, hiệu quả kinh tế không cao. Ngày nay, chuối không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác. Chính hiệu quả kinh tế mà cây chuối mang lại, nhiều người dân trồng chuyên canh cây chuối và làm giàu từ mô hình này
Picture1_8.jpg

Tuy nhiên, để có số lượng lớn cây chuối giống theo cách trồng truyền thống, tự nhân giống từ cây mẹ phải tốn nhiều thời gian và công chăm sóc. Với khoa học và công nghệ tiến bộ, người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo số lượng lớn cây chuối giống sạch bệnh trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí và công chăm sóc.

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với chuối địa phương, thời gian sinh trưởng ngắn, mức đầu tư không cao. Đây sẽ là cây hàng hóa giúp nông dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.


image_2640.jpg


Bình quân mỗi buồng có từ 10 - 12 nải, mỗi nải từ 16 - 19 quả; năng suất đạt từ 43 - 45 tấn/ha. Giống chuối tiêu hồng có ưu điểm vượt trội so với chuối tiêu thường là khi quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp hơn. Đặc biệt khi quả chín vỏ vẫn dày và cứng nên ít bị hư hỏng nên thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa

Ngoài giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, hiện tại mô hình trồng chuối tây thái và chuối tây nuôi cấy mô cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Một buồng chuối tây Thái Lan cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 30kg, một năm thu hoạch được từ 1,5 – 1,7 tấn/ sào bắc bộ. Hiệu quả kinh tế: Đạt từ 15.000.000đ – 17.000.000đ/sào Bắc Bộ/năm. (Chưa kể các khoản bán hoa chuối, thân, và bán chuối giống).


loonglung.jpg


Chuối được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, hiệu quả kinh tế mang lại cao, rất phù hợp với sản xuất hàng hóa. Mô hình nên được nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Theo nongnghiepvietnam.org



 


Last edited by a moderator:
Mình ở BRVT, đất mình là đất cát pha nhưng khá tốt. Mình đã trồng được 650 cây chuối già cui nhưng mới được 1.5 tháng. Mình đang dự định đầu tư thêm 1.3ha nữa nên đang quan tâm chuối tiêu hồng cấy mô. Nếu mình mua chuối trong bình bạn có bán không. Mình ươm trước để tháng 3 trồng.
bên mình có bán bạn ạ. bạn để lại số đt mình liên lạc lại cho dễ nói chuyện nhé!
 


Chuối nuôi cấy mô chỉ có năm đầu thôi.
Sau đó, ruộng chuối đó không trồng cấy
mô nữa, mà trồng chuối mầm.

Nếu như chuối cấy mô tốt hơn cấy mầm,
thì mỗi năm phải trồng chuối mô chứ?

Còn vấn đề năng suất chuối, phải tùy
theo giống mà khống chế mật độ chuối
cho khỏi quá dày quá thưa. Khi mật độ
chuối trồng đúng mức, thì năng suất cao
nhất. Không phải cứ mỗi lần thu hoạch,
để tất cả các mầm lại thì năng suất cao
mãi lên đâu. Để chuối mọc mầm dày lên,
thì sẽ bị cớm nắng, năng suất thấp.
 
Có bạn nào tính lời lãi hộ cho 1 ha chuối tây Thái với, mà giá chỉ 4.500đ/1kg thôi. Lãi 15.000.000/1 sào Bắc bộ như chủ thớt tính thì chắc phải bán được giá gấp 3?
 
Last edited by a moderator:
Minh o tay ninh cung dang quan tam toi giong chuoi tieu hong va giong chuoi tay thai. Ban co the cho minh biet dia chi ban giong gia ca va phuong thuc giao hang khong. Sdt cua minh 0944440171 Toàn.
 
Tôi ở miền bắc, mùa mưa bão chuối hay bị đổ hàng loạt, có cách nào khắc phục mà tốn ít nhân công, chi phí không?
Ở Hải Phòng hay bão như vậy nhưng người ta vẫn trồng. Cách khắc phục duy nhất mà tôi biết (ngoài chọn giống, chọn thời vụ, chặt bớt lá...) là trồng cọc tre, mỗi cây một cọc, nhưng cũng vẫn bị gãy buồng.
 

Tôi ở miền bắc, mùa mưa bão chuối hay bị đổ hàng loạt, có cách nào khắc phục mà tốn ít nhân công, chi phí không?
nếu chuối thu được thì nên thu hơi non nhằm tránh bão.
Những cậy còn lại thì dùng liềm (buộc cây vào cho dài ra) để rọc hết lá, chừa lại sóng lá. rọc tất cả, không chừa lại lá nào. Một số cây thì chặt ngang thân cho tái sinh sau bão. Hãy ngắm nghía từng cây- về thế đứng, về độ tuổi- rồi quyết định chặt ngang hay rọc lá.
P/S mình chưa từng làm vậy nhé vì chỗ mình rất it bão.Bạn Nông Trại Việt Nam có thể chia sẻ quy trình bón phân cho chuối tiêu hồng không?
 
Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng chuối nuôi cấy mô

Ở nước ta, chuối có nhiều loại như: chuối xiêm, chuối già, chuối tiêu,… được trồng nhiều ở vùng nông thôn, trước đây, người dân trồng nhỏ lẻ không tập trung, hiệu quả kinh tế không cao. Ngày nay, chuối không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác. Chính hiệu quả kinh tế mà cây chuối mang lại, nhiều người dân trồng chuyên canh cây chuối và làm giàu từ mô hình này
Picture1_8.jpg

Tuy nhiên, để có số lượng lớn cây chuối giống theo cách trồng truyền thống, tự nhân giống từ cây mẹ phải tốn nhiều thời gian và công chăm sóc. Với khoa học và công nghệ tiến bộ, người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo số lượng lớn cây chuối giống sạch bệnh trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí và công chăm sóc.

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với chuối địa phương, thời gian sinh trưởng ngắn, mức đầu tư không cao. Đây sẽ là cây hàng hóa giúp nông dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.


image_2640.jpg


Bình quân mỗi buồng có từ 10 - 12 nải, mỗi nải từ 16 - 19 quả; năng suất đạt từ 43 - 45 tấn/ha. Giống chuối tiêu hồng có ưu điểm vượt trội so với chuối tiêu thường là khi quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp hơn. Đặc biệt khi quả chín vỏ vẫn dày và cứng nên ít bị hư hỏng nên thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa

Ngoài giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, hiện tại mô hình trồng chuối tây thái và chuối tây nuôi cấy mô cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Một buồng chuối tây Thái Lan cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 30kg, một năm thu hoạch được từ 1,5 – 1,7 tấn/ sào bắc bộ. Hiệu quả kinh tế: Đạt từ 15.000.000đ – 17.000.000đ/sào Bắc Bộ/năm. (Chưa kể các khoản bán hoa chuối, thân, và bán chuối giống).


loonglung.jpg


Chuối được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, hiệu quả kinh tế mang lại cao, rất phù hợp với sản xuất hàng hóa. Mô hình nên được nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Để biết thông tin về giống cây trồng, hỗ trợ kỹ thuậ trồng và thị trường đầu ra cho sản phẩm. Các tổ chức cá nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Ban kinh tế trang trại và ngành nghề nông thôn

CLB trang trại và ngành nghề Việt Nam ( TW hội làm vườn Việt Nam)

Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và phát triển trang trại Việt Nam

Địa chỉ: Số 167 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0435659074/0974065805 gặp Ms An

Website: www.nongnghiepvietnam.org hoặc www.trangtraivn.com

Email: bankinhtetrangtrai16@gmail.com


Khẳng định ông này bán chuối giống. Ông này ko vào đội bán chuối giống tôi bé bằng con kiến
 
Chuối nuôi cấy mô chỉ có năm đầu thôi.
Sau đó, ruộng chuối đó không trồng cấy
mô nữa, mà trồng chuối mầm.

Nếu như chuối cấy mô tốt hơn cấy mầm,
thì mỗi năm phải trồng chuối mô chứ?

Còn vấn đề năng suất chuối, phải tùy
theo giống mà khống chế mật độ chuối
cho khỏi quá dày quá thưa. Khi mật độ
chuối trồng đúng mức, thì năng suất cao
nhất. Không phải cứ mỗi lần thu hoạch,
để tất cả các mầm lại thì năng suất cao
mãi lên đâu. Để chuối mọc mầm dày lên,
thì sẽ bị cớm nắng, năng suất thấp.
nếu chuối thu được thì nên thu hơi non nhằm tránh bão.
Những cậy còn lại thì dùng liềm (buộc cây vào cho dài ra) để rọc hết lá, chừa lại sóng lá. rọc tất cả, không chừa lại lá nào. Một số cây thì chặt ngang thân cho tái sinh sau bão. Hãy ngắm nghía từng cây- về thế đứng, về độ tuổi- rồi quyết định chặt ngang hay rọc lá.
P/S mình chưa từng làm vậy nhé vì chỗ mình rất it bão.Bạn Nông Trại Việt Nam có thể chia sẻ quy trình bón phân cho chuối tiêu hồng không?
nếu chuối thu được thì nên thu hơi non nhằm tránh bão.
Những cậy còn lại thì dùng liềm (buộc cây vào cho dài ra) để rọc hết lá, chừa lại sóng lá. rọc tất cả, không chừa lại lá nào. Một số cây thì chặt ngang thân cho tái sinh sau bão. Hãy ngắm nghía từng cây- về thế đứng, về độ tuổi- rồi quyết định chặt ngang hay rọc lá.
P/S mình chưa từng làm vậy nhé vì chỗ mình rất it bão.Bạn Nông Trại Việt Nam có thể chia sẻ quy trình bón phân cho chuối tiêu hồng không?
gửi bạn tranthai222 cách bón phân cho chuối tiêu hồng
- Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.(0.3kg đạm, 0.6kgkali)
- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.( .(0.3kg đạm, 0.6kgkali)
- Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.
- Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.
 
Khẳng định ông này bán chuối giống. Ông này ko vào đội bán chuối giống tôi bé bằng con kiến
Bạn nghĩ những người trồng chuối mua chuối giống của ai?
- Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.
Chỉ cần che xung quanh và phía trên thôi.
 
Toàn là mấy ông lên bán cây giống, nói vống lên về năng suất, giá cả để mà bán cho được cây giống. Chẵn có cái nào là thực tế cả. Thực tế chẵn dễ ăn như vậy đâu. Nếu lòng tốt thì post bài tiêu chuẩn chuối xuất khẩu chẵn hạn, chứ không phải trồng lên rồi vác đi xuất khẩu đâu, thị trường nước ngoài rất chặt chẽ vấn đề đó. Ví dụ chuối già xuất nhật đường kính trái từ 34mm đến 37mm .... Bác nào muốn trồng chuối thì nên tìm những ông từng làm ở Panviet mà học tập kinh nghiệm xương máu
Cấy mô và cấy cây chỉ khác nhau chỗ gây giống thôi.
Khi lớn rồi, thì nó phát triển theo giống của nó,
chứ đâu theo mô nữa?

Cấy mô thì cây giống rất nhỏ bé, yếu ớt, cần vài
tháng mới lớn bằng cây cấy thường. Nó không thể
biến thành giống khác được. Vì thế bạn nói nó lâu
già cỗi thoái hóa hơn cấy thường là không có căn
cứ khoa học, và cũng không có bằng chứng thực tế.
Bác nói cực chuẩn
Chuối cấy mô bộ rễ yếu nên thích nghi chậm, thời gian để nó phát triễn lâu hơn so với trồng bằng cây chuối con, thậm chí thua cả củ chuối chẻ làm tư để làm giống.
Ưu điểm duy nhất của nó là sản xuất với số lượng lớn nhanh chóng,
 
Làng quê tôi có bão. Bão nhẹ thì gió cấp 5.
Bão mạnh thì gió cấp 7 là cùng.

Chống bão cho chuối, thì chúng tôi không rọc
lá, mà cắt ngắn đi. Tùy theo cấp gió nghe dự
đoán mà cắt. Gió cấp 5 thì cắt bỏ một nửa lá.
Gió cấp 7 thì cắt đi 2/3 lá.

Kết quả, chỉ có vài cây có buồng bị gãy thôi,
do chống không tốt. Các cây chưa có buồng thì
không bị gãy hay đổ chi cả.

Cách chống cây có buồng: cần 2 cây sào thật cứng
buộc chặt, rồi giang ra hình chữ X, sao cho chỗ
buộc ở đúng cần cổ buồng chuối. Nơi đó nhét một
nắm rơm dày vào để khỏi sứt sẹo cần cổ buồng.
Có người cẩn thận, giữa cơn bão, lúc ngớt lần
thứ nhất, trước khi lần thứ hai đổi hướng gió,
còn chạy ra coi lại các sào chống để sửa lại cho
chắc. Nên nhớ, những cây chịu được nửa cơn bão,
vẫn có thể bị đổ gãy khi nửa sau cơn bão, vì gió
lúc đó trái ngược chiều lại.
 
chuối là loại cây có nhiều tác dụng . nhưng ae nào trồng nên trồng ít một thôi đừng có tham lam, nên trồng nhiều loại , lựa chọn loại có năng suất và phù hợp với thổ nhưỡng trồng thử,
khi thấy có loại chuối nào phát triển tốt nhất , dễ bán , dễ trồng thì ta đẩy mạnh phát triển s.
phải kết hợp thêm chăn nuôi trâu bò, ao cá, nếu chuối bị bão thì tận dụng cho chăn nuôi...
chuối cấy mô ưu điểm là nhân giống nhanh, chủng loại da phần là tốt....
nhưng trồng nhiều thời gian hơn là chắc , có khi 2 năm mới dc thu cũng nên.!hj
sâu bệnh thì k thể khẳng định dc , ngay cả nuôi cấy mô cũng chưa phải đã an toàn,
cái cơ bản là do d.kiện khí.h, và chăm sóc nữa,
như tôi thấy cây chuối bệnh hay gặp có lẽ là bệnh sâu thân rồi chết, có lẽ do mật độ dầy hay cây k đủ chất dinh d,
sâu ăn lá hầu như năm nào cây chuối chỗ tôi cũng bị , nhưng chỉ một thời gian là sâu đóng ken, với lại cũng k ảnh hưởng nhiều đến cây lắm thì phải,
buồng vẫn to, quả vẫn mập có sao đâu..!chuối là loại cây có nhiều tác dụng . nhưng ae nào trồng nên trồng ít một thôi đừng có tham lam, nên trồng nhiều loại , lựa chọn loại có năng suất và phù hợp với thổ nhưỡng trồng thử,
khi thấy có loại chuối nào phát triển tốt nhất , dễ bán , dễ trồng thì ta đẩy mạnh phát triển s.
phải kết hợp thêm chăn nuôi trâu bò, ao cá, nếu chuối bị bão thì tận dụng cho chăn nuôi...
chuối cấy mô ưu điểm là nhân giống nhanh, chủng loại da phần là tốt....
nhưng trồng nhiều thời gian hơn là chắc , có khi 2 năm mới dc thu cũng nên.!hj
sâu bệnh thì k thể khẳng định dc , ngay cả nuôi cấy mô cũng chưa phải đã an toàn,
cái cơ bản là do d.kiện khí.h, và chăm sóc nữa,
như tôi thấy cây chuối bệnh hay gặp có lẽ là bệnh sâu thân rồi chết, có lẽ do mật độ dầy hay cây k đủ chất dinh d,
sâu ăn lá hầu như năm nào cây chuối chỗ tôi cũng bị , nhưng chỉ một thời gian là sâu đóng ken, với lại cũng k ảnh hưởng nhiều đến cây lắm thì phải,
buồng vẫn to, quả vẫn mập có sao đâu..!
 
gửi bạn tranthai222 cách bón phân cho chuối tiêu hồng
- Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.(0.3kg đạm, 0.6kgkali)
- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.( .(0.3kg đạm, 0.6kgkali)
- Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.
- Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.
bạn có thể cho một quy trình chuẩn hơn không. Biết rằng khi trồng cây, bón phân thì tùy tình hình cây, tùy loại đất mà thay đổi nhưng mình thấy quy trình này còn nhiều thứ mình chưa ưng ý.
 
Chuối nuôi cấy mô chỉ có năm đầu thôi.
Sau đó, ruộng chuối đó không trồng cấy
mô nữa, mà trồng chuối mầm.

Nếu như chuối cấy mô tốt hơn cấy mầm,
thì mỗi năm phải trồng chuối mô chứ?

Còn vấn đề năng suất chuối, phải tùy
theo giống mà khống chế mật độ chuối
cho khỏi quá dày quá thưa. Khi mật độ
chuối trồng đúng mức, thì năng suất cao
nhất. Không phải cứ mỗi lần thu hoạch,
để tất cả các mầm lại thì năng suất cao
mãi lên đâu. Để chuối mọc mầm dày lên,
thì sẽ bị cớm nắng, năng suất thấp.
Bác hơi nhầm lẫn 1 tí , trồng chuối cấy mô ăn hết vụ đầu thì 6 , 7 tháng sau ăn tiếp lứa chuối mầm từ cây con. Lứa thứ 2 này năng suất rất là cao nhe bác, tai vì mầm chuối mọc lên từ cây mẹ khác hẳn với mầm chuối con mà bác bứng về trồng. Tương tự bác trồng chuối từ cây chuối con thì năng suất vụ 2 cao hơn vụ đầu nhiều, còn muốn chuối ko mọc mầm dày lên thì mình phải bấm huỷ cây con bớt đi
 
Có lẽ bác chủ thớt chỉ làm toán thống kê: toàn thống kê số liệu tối đa (năng suất, giá bán cao tối đa, chi phí tính tối thiểu).
Thực chất trồng chuối mô thì có được ưu điểm: cây tương đối đồng đều, có được số lượng lớn, cây qua cấy mô trẻ và ít bị bệnh hơn so với cây tách; tuy nhiên nó có mặt hạn chế là vì cây trẻ cho nên chậm ra buồng năm mới trồng (nếu các bác phân bón tốt thì cây mô ra bầu đất khoảng 3 tháng thì trồng 6 - 8 tháng mới ra buồng, các bác mà chăm không tốt thì 9 tháng).
Trồng chuối đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được đòi hỏi đầu tư hơi nhiều: có công hoặc hệ thống tưới nước đầy đủ không để cây hạn; tôi có quen ông anh đang trồng chuối dưới Đồng Nai là loại chuối già lùn thì năm đầu họ chỉ thu được 1 buồng/gốc, năm thứ 2 tùy theo gốc có thể từ 2 - 3 buồng, và chỉ trồng 3 năm là họ thay giống vì khi vườn cây già quả sẽ không đảm bảo kích thước xuất khẩu và thường hay bị bệnh dẫn đến năng suất giảm.
Năng suất chuối nếu chăm tốt trung bình sẽ đạt 60 - 65 tấn/ha/năm (tính trung bình trong 3 năm), giá họ bán ra từ 5.000đ/kg; như vậy thu trung bình hàng năm khoảng 325 triệu; trừ tiền giống, công chăm sóc, rủi ro (do cây bị bệnh hoặc ra buồng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) trung bình hàng năm lời khoảng 250 triệu/ha (Đây là tôi cũng đã tính tối đa lên rồi đấy: năm thứ 2 trở lên đều là 3 buồng - thực tế chỉ 2,5 thôi).
Tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước (trừ Trung QUốc) đòi hỏi kích thước và độ bóng của trái rất kỹ. Cho nên Bác chủ thớt tính cái kiểu này mai mốt anh em trồng xong không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì có mà ngồi thắp nhang chờ ông Trung Quốc mua, hoặc thuê người đạp xe khắp các chợ mà bán.
 

File đính kèm

  • ch1.JPG
    ch1.JPG
    141.8 KB · Lượt xem: 36
  • ch2.JPG
    ch2.JPG
    122.6 KB · Lượt xem: 35
Last edited:
Mình định làm hệ thống tưới chuối như thế này, các bạn góp ý dùm nhé.
jtch.jpg

hệ thống này chỉ cần một đường chính là fi 50 còn các đường xương cá là fi 27, mỗi đường nhánh của xương cá đều có khóa van để điều chỉnh lượng nước cho cân bằng.
Từ ống 27 ra từng cây, ta khoan lổ thẳng vào ống 27 với mũi khoan 1.5 or 2mm rồi điều chỉnh hướng phun vào cây
bgw3.jpg

rausachcomvn15012013q.jpg

rausachcomvn15012013.jpg


Mình định thay ống 27 bằng ống xẹp (chưa khoan lỗ) để giảm chi phí.
img2112013225853IMG_1057.JPG

Các bạn góp ý dùm nhé. Mình cần 1 hệ thống tưới chi phí thấp nhất.
 
Last edited by a moderator:
Em cũng thấy mấy vườn chuối trồng xuất khẩu dưới Đồng Nai chế hệ thống tưới như vậy bác tranthai222 , chỉ cần thêm cái máy bơm đủ công suất cho diện tích nữa là ok. Ống chính tùy theo công suất máy mà chọn đường kính: 49 hoặc 60, thông thường với các máy tương đương 2,5 - 3HP (máy điện) và 15HP (máy dầu) nên dùng ống chính 60 để áp lực tưới đạt kết quả tốt.
 


Back
Top