Thảo luận Chuẩn Bacillus dùng cho Tôm thẻ

  • Thread starter Thomas.tran
  • Ngày gửi
Ứng dụng các dòng Bacillus sp. có ích trong nuôi trồng thủy sản
1. Vai trò của vi khuẩn Bacillus trong nuôi trồng thủy sản

Giống Bacillus phân bố rất rộng trong tự nhiên, nhất là trong đất, chúng tham gia tích cực vào sự phân hủy vật chất hữu cơ nhờ vào khả năng sinh nhiều loại enzyme ngoại bào. Bacillus được tìm thấy gần 500 loài, là vi khuẩn hình que, gram dương, sinh trưởng hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, tất cả đều hình thành nội bào tử. Do sự đa dạng sinh thái và loài nên các hoạt chất sinh họcluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Sinh học của chúng cũng rất phong phú. Triển vọng ứng dụng Bacillus trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản là rất to lớn. Một số loài thuộc nhóm vi khuẩn Bacillus như: B. subtilis, B. aterrimus. B. niger, B. pumilis, B. panis, B. vulgarus, B. nigrificans, B. natto, B. licheniformis, B. amyloliquefaciens, B. megaterium, B. mesentericus… đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản với vai trò cải thiện sức khỏe, tăng cường các phản ứng miễn dịch và cải thiện môi trường. Khả năng sinh các enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh (Vibrio) giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng là đặc tính nổi trội của nhóm vi khuẩn này.

2. Ứng dụng của vi khuẩn Bacillus trong nuôi trồng thủy sản

2.1. Cải thiện sức khỏe

- Đóng góp nguồn dinh dưỡng và enzyme tiêu hóa

Cung cấp dinh dưỡng trực tiếp: một số nghiên cứu trên các đối tượng nuôi thủy sản như: luân trùng, Artemia, nhuyễn thể, ấu trùng giáp xác, cá… cho thấy Bacillus đã trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi đặc biệt là acid béo và vitamin. Một nghiên cứu khác trên cá hồi chấm hồng Bắc cực (Salvelinus alpinus L) kết quả cũng cho thấy vi khuẩn có thể đã có vai trò quan trọng trong quá trình dinh dưỡng của cá. Nghiên cứu tương tự trên tôm thẻ trưởng thành (Penaeus chinensis) cho thấy hệ vi sinh vật đã cung cấp nguồn dinh dưỡng và là nguồn thức ăn trực tiếp cho tôm. Vì vậy, ứng dụng vi khuẩn Bacillus trong nuôi trồng thủy sản thường cho kết quả cao về tỉ lệ sống, tăng trưởng và hiệu quả kinh tế.

Hỗ trợ tiêu hóa: vài loài vi khuẩn đã được nghiên cứu trên động vật hai mãnh vỏ cho thấy vi khuẩn còn góp phần hỗ trợ tiêu hóa do chúng sản sinh các enzyme như proteases, lipases, giúp cho quá trình tiêu hóa của vật chủ tốt hơn.

- Tăng cường các phản ứng miễn dịch

Vi khuẩn có thể làm tăng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Một nghiên cứu sử dụng vi khuẩn trộn vào thức ăn trên cá hồi nước ngọt (Rainbow trout), kết quả làm tăng sự đề kháng với vi khuẩn gây bệnh Vibrio thông qua làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu. Một nghiên cứu khác của Rengpipat et al., (2000) trên đối tượng tôm sú cũng cho rằng sử dụng Bacillus sp. (S11) giúp vật nuôi ít nhiễm bệnh do vi khuẩn Bacillus đã tiết ra các chất làm tăng đáp ứng cả miễn dịch tế bào lẫn miễn dịch dịch thể. Balcázar (2003) chứng minh Bacillus làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm thẻ do khống chế V. harveyi và virus đốm trắng. Một nghiên cứu khác của Hadi Zokaei et al., (2009) trộn B. subtilis vào thức ăn tôm thẻ chân trắng làm tôm tăng trưởng nhanh và tỉ lệ sống cao hơn so với đối chứng, mặt khác mật độ B. subtilis cũng tăng nhanh trong hệ tiêu hóa của tôm và mật độ Vibriogiảm.

2.2. Cải thiện môi trường

- Phân hủy các chất thải

Bacillus tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm. Bacillus có tác dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi. Do nhóm vi khuẩn Bacillus là vi khuẩn vi khuẩn gram (+) thường phân hủy vật chất hữu cơ thành CO2 tốt hơn nhóm gram (-). Urê và axit uric có trong thành phần chất thải của động vật nuôi thủy sản. Quá trình amôn hóa urê trãi qua 2 giai đoạn, urê sẽ bị thủy phân tạo thành muối carbonate amôn. Ở giai đoạn 2, carbonate amôn chuyển hóa thành NH3, CO2 và H2O. Axit uric bị các vi sinh vật phân giải thành urê và acid tactronic. Sau đó urê sẽ tiếp tục bị phân giải thành NH3. Bacillus tham gia trong quá trình amôn hóa protein là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, giải phóng NH3. Ban đầu protein bị phân cắt thành pepton, polypeptid oligopeptid, dipeptid và acid amin. Một phần axit amin sẽ được tế bào Bacillus hấp thu làm chất dinh dưỡng, phần khác sẽ thông qua quá trình khử amin tạo thành NH3 và nhiều sản phẩm trung gian khác tùy theo điều kiện. Sản phẩm cuối cùng chủ yếu của quá trình vô cơ hóa hiếu khí protein là ammonia, carbonic, các muối của acid sulfuric và acid phosphoric.

- Giảm chất độc NH3, H2S

Trong điều kiện kỵ khí, các acid amin không được vô cơ hóa hoàn toàn, bên cạnh NH3 và CO2 còn tích lũy nhiều loại hợp chất hữu cơ khác như acid hữu cơ, rượu, H2S và những dẫn suất của nó như mecaptan, các chất độc như diamin và tomain, indon và scaton. Đây là lý do người nuôi luôn phải duy trì hàm lượng oxy hòa tan cao, nhất là oxy ở đáy ao luôn cao để đảm bảo quá trình phân hủy hữu cơ xảy ra hoàn toàn. Ứng dụngBacillus trong trường hợp này làm tăng quá trình phân hủy hữu cơ tránh đáy ao, làm giảm các chất dư thừa tích tụ đáy ao, giảm phát sinh khí độc, mùi hôi đáy ao.

2.3. Ức chế tác nhân gây bệnh

- Tiết ra kháng sinh

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh vi khuẩn có thể tiết vào môi trường chất có tính sát khuẩn hoặc kìm hãm khuẩn gây ảnh hưởng đến quần thể vi sinh khác. Mục đích gián tiếp là cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng có sẵn trong môi trường. Nghiên cứu của Stein (2005) cho thấy tiềm năng sản sinh chất kháng sinh của B. subtilisđã được ghi nhận hơn 50 năm qua. Hiện nay tác giả đã tổng kết có vài trăm dòng vi khuẩn B. subtilis có khả năng tiết ra hơn 20 chất kháng sinh với cấu trúc khác nhau. Bao gồm: subtilin, ericin, mersacidin, sublancin, subtilosin, surfactin, iturin, bacillibactin, bacillmycin, mycosubtilin, fengycin, plipastatin, corynebactin, bacilysin, difficidin, oxydifficicin, bacilysocin, rhizocticin, amicoumacin, mysobaccillin... Hầu hết các chất được tiết ra trong ruột, trên bề mặt cơ thể vật chủ hay ra môi trường nước làm rào cản sự nhân lên của vi khuẩn cơ hội gây ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Các chất diệt khuẩn này có thể có tác dụng đơn lẽ hoặc kết hợp nhau.

- Cạnh tranh dinh dưỡng

Sự cạnh tranh chủ yếu xảy ra ở nhóm vi sinh vật dị dưỡng, cạnh tranh cơ chất hữu cơ, là nguồn carbon và năng lượng. Những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này chưa nhiều. Rico-Mora (1998), đã đưa một dòng vi khuẩn có khả năng phát triển trên môi trường nghèo hữu cơ. Cấy vi khuẩn này vào bể nuôi tảo khuê cùng với Vibrioalginolyticus, kết quả Vibrio không phát triển. Điều này chứng tỏ vi khuẩn được chọn lọc cạnh tranh lấn át Vibriotrong điều kiện nghèo hữu cơ. Verschuere et al., (1999) đã chọn lọc vài dòng vi khuẩn có ảnh hưởng tốt đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng Artemia để làm thí nghiệm. Những vi khuẩn này được đưa vào môi trường nuôi Artemia sau khi nước nuôi đã được lọc sạch. Kết quả cho thấy chất kìm hãm được tiết ra môi trường có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh V. proteolytics CW8T2. Vì vậy, những dòng vi khuẩn chọn lọc sẽ có ưu thế trong việc cạnh tranh năng lượng và chất dinh dưỡng.

- Cạnh tranh chất sắt

Tất cả các vi sinh vật đều cần chất sắt cho sinh trưởng (Reid et al., 1993). Hiện tượng siderophores là hiện tượng vi khuẩn tiết ra chất kết tủa các ion sắt có trọng lượng phân tử thấp trong môi trường. Các vi sinh vật này sẽ hấp thu các phân tử Fe kết tủa này và làm mất Fe trong môi trường. Các vi sinh vật gây bệnh cần nhiều sắt để tăng trưởng, do vậy dẫn đến hiện tượng cạnh tranh Fe của vi sinh vật trong thủy vực, kết quả làm hạn chế mầm bệnh trong môi trường (Neilands, 1981; Wooldridge et al., 1993).

Tóm lại, các chế phẩm vi sinh có chứa vi khuẩn Bacillus có thể góp phần làm giảm rủi ro do dịch bệnh nhờ vào khả năng giúp cải thiện sức khỏe của tôm cá, cải thiện môi trường và ức chế tác nhân gây bệnh trong ao nuôi.

Source: Ths. Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Công ty UV-Vietnam.
Mọi người cho mình hỏi thăm mình thường sử dụng dòng Bacillus nào cho nuôi tôm vậy?
Nếu được mọi người cho mình xin thông tin của sản phẩm luôn.
 


Hàng tốt có ATC, CP, Bayer, VietLinh. Bạn vào web mấy cty này xem sẽ rõ. Những dòng có kết hợp enzym cắt tảo khá tốt. Những dòng Nitrobacter, Nitrosomonas, Rhodobacter dùng để xử lý nước cũng rất tốt. Riêng Rhodobacter có thể trộn vào thức ăn để trị một số loại bệnh (cái này là kinh nghiệm truyền miệng chứ chưa có nghiên cứu chính thức). Đừng ham mấy hàng khác, toàn treo đầu dê bán thịt chó. Bên mình cũng sản xuất men vi sinh nhưng chất lượng ko dám vỗ ngực hơn mấy cty kia.
Cái cạnh tranh Fe, có thể khử phèn là dòng Thiobacillus, dòng này ít cty sản xuất.
 
Last edited by a moderator:
Hàng tốt có ATC, CP, Bayer, VietLinh. Bạn vào web mấy cty này xem sẽ rõ. Những dòng có kết hợp enzym cắt tảo khá tốt. Những dòng Nitrobacter, Nitrosomonas, Rhodobacter dùng để xử lý nước cũng rất tốt. Riêng Rhodobacter có thể trộn vào thức ăn để trị một số loại bệnh (cái này là kinh nghiệm truyền miệng chứ chưa có nghiên cứu chính thức). Đừng ham mấy hàng khác, toàn treo đầu dê bán thịt chó. Bên mình cũng sản xuất men vi sinh nhưng chất lượng ko dám vỗ ngực hơn mấy cty kia.
Cái cạnh tranh Fe, có thể khử phèn là dòng Thiobacillus, dòng này ít cty sản xuất.

Cảm ơn bạn nha.
Thông tin rất hữu ích.

Vậy cho mình hỏi có thể dùng vi sinh để cải thiện lại độ PH trong ao được không nhỉ ?
 
Cảm ơn bạn nha.
Thông tin rất hữu ích.

Vậy cho mình hỏi có thể dùng vi sinh để cải thiện lại độ PH trong ao được không nhỉ ?
pH quá cao hay quá thấp thì vi sinh cũng khó sống. Dùng vôi khi pH thấp và thay nước khi pH cao vẫn được khuyến khích hơn. Trường hợp pH cao nếu ko thể thay nước thì có thể dùng các dòng bacillus spp trộn mật đường ủ qua ngày đánh xuống để giảm pH. Khi pH ổn định thì việc sử dụng vi sinh có thể giúp môi trường nước ổn định, kể cả pH cũng ít thay đổi hơn.
Kỹ thuật nuôi tôm ở Việt Nam hiện nay cũng còn rất kém hiệu quả bởi vì có quá nhiều yếu tố tác động đến kết quả, từ chất lượng con giống, thuốc và sản phẩm xử lý môi trường, môi trường nước, thời tiết, dịch bệnh đến kỹ thuật nuôi. Nhưng mình khuyên bạn 1 điều, cái nào bạn thấy nó đúng thì nên thực hiện nghiêm chỉnh, ví như có 1 cái sườn để mình còn biết đường mà đi, chứ hôm thế này mai thế khác thì muôn đời không đúc rút được gì cả.
 
pH quá cao hay quá thấp thì vi sinh cũng khó sống. Dùng vôi khi pH thấp và thay nước khi pH cao vẫn được khuyến khích hơn. Trường hợp pH cao nếu ko thể thay nước thì có thể dùng các dòng bacillus spp trộn mật đường ủ qua ngày đánh xuống để giảm pH. Khi pH ổn định thì việc sử dụng vi sinh có thể giúp môi trường nước ổn định, kể cả pH cũng ít thay đổi hơn.

Tại hôm trước mình nghe 1 người quen giới thiệu về cách sử dụng vi sinh để cải thiện độ pH. Theo lý thuyết mình thấy điều đó khó khả thi như bạn đã nói ( pH cao/thấp ) ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh.

Kỹ thuật nuôi tôm ở Việt Nam hiện nay cũng còn rất kém hiệu quả bởi vì có quá nhiều yếu tố tác động đến kết quả, từ chất lượng con giống, thuốc và sản phẩm xử lý môi trường, môi trường nước, thời tiết, dịch bệnh đến kỹ thuật nuôi. Nhưng mình khuyên bạn 1 điều, cái nào bạn thấy nó đúng thì nên thực hiện nghiêm chỉnh, ví như có 1 cái sườn để mình còn biết đường mà đi, chứ hôm thế này mai thế khác thì muôn đời không đúc rút được gì cả.

Về vấn đề này mình đồng ý với quan điểm của bạn.
Tuy nhiên, theo mình cần phải học hỏi những cái gì mới, ứng dụng thực tiễn và tiết kiệm chi phí cho người dân.
Mình lấy ví dụ như : Quy trình nuôi heo không tắm, lươn không bùn,... ứng dụng men vi sinh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Mình thấy nó rất hay và thực tiễn.

Còn cái gì mới quá thì... từ từ áp dụng sau (^_^).
Về vấn đề sử dụng men vi sinh. Không biết bạn có hay ủ trước khi sử dụng không ?
 
...
Tuy nhiên, theo mình cần phải học hỏi những cái gì mới, ứng dụng thực tiễn và tiết kiệm chi phí cho người dân...

Về vấn đề sử dụng men vi sinh. Không biết bạn có hay ủ trước khi sử dụng không ?
Ý mình là phải học tới nơi tới chốn :D
Dòng bacillus nếu ủ nhân sinh khối trước khi đánh thì hiệu quả hơn, những dòng khác thì không cần thiết. Dùng nước sạch và ủ kèm với mật đường, thời gian ủ khoảng 24h.
Vấn đề pH thì như mình đã nói ở trên, khi tảo tàn, nước chuyển sang màu nâu đậm thì pH rất cao. Nếu phương án thay nước không khả thi thì có thể dùng vi sinh ủ với mật đường đánh liên tục 3 ngày để hạ pH.
 
Ý mình là phải học tới nơi tới chốn :D
Dòng bacillus nếu ủ nhân sinh khối trước khi đánh thì hiệu quả hơn, những dòng khác thì không cần thiết. Dùng nước sạch và ủ kèm với mật đường, thời gian ủ khoảng 24h.
Vấn đề pH thì như mình đã nói ở trên, khi tảo tàn, nước chuyển sang màu nâu đậm thì pH rất cao. Nếu phương án thay nước không khả thi thì có thể dùng vi sinh ủ với mật đường đánh liên tục 3 ngày để hạ pH.

Cảm ơn bạn đã chia sẽ kinh nghiệm.

Bạn có tài liệu hay bài viết nào về quy trình ủ vi sinh hiệu quả. Có thể cho mình xin không ?

Thực tế, mình thấy nhiều người ủ lắm tuy nhiên hiệu quả ủ vi sinh không cao.
 



Back
Top