Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
cám ơn a việt
Xin hỏi a việt biết nhiều về bưởi bonsai ko nhỉ. Có gì mong a chỉ giáo
 


cám ơn a việt
Xin hỏi a việt biết nhiều về bưởi bonsai ko nhỉ. Có gì mong a chỉ giáo
Oh. công việc và nghề nghiệp của anh là trên đồng ruộng, giá trị anh hướng tới trong trồng trọt là giá trị dinh dưỡng, đáp ứng quy luật cung - cầu giữa nhà sản xuất nông sản - và người tiêu dùng nông sản, đáp ứng sự điều tiết của quy luật cung cầu sao cho cung < cầu để giá cả>giá trị.
Tất nhiên trong trồng trọt, người ta còn hướng tới những giá trị khác như giá trị tâm linh: đu đủ màu vàng trưng ngày tết, trái quýt màu hồng son đỏ trưng trên bàn thờ như quýt màu hồng ở Lai Vung (thế mà người ta còn xây dựng cả vietgap gì đó cho giá trị tâm linh đấy); giá trị nghệ thuật như ghép cây cảnh, bưởi bonsai, thanh long kiểng... những vấn đề này anh có biết nhưng anh ko để ý.
Có anh em nào bình luận được 3 chế độ ra hoa khác nhau không nhỉ?


54be6dc2a46f4.jpg


Xem file đính kèm 3459

Xem file đính kèm 3460

3 vườn trên có 3 kiểu điều khiển ra hoa khác nhau đó, mỗi một kiểu ra hoa có ưu và nhược khác nhau. Mời anh em bình luận xem.
Ko có ai bình luận hết trơn hả???
3 chế độ ra hoa khác nhau, 3 chế độ đậu trái khác nhau (và rụng trái cũng khác nhau nhé)...
Chào ae buổi chiều.
Mình đưa lên 3 bức hình đã lâu nhưng ko có anh em nào bình luận. Mình nghĩ có lẽ hầu hết tuyệt đại đa số anh em chưa hiểu về cách làm bông, làm trái, chỉ là thích nghề nông chứ chưa có kiến thức về nghề nông nhiều. Mình dùng từ "thích" chứ không dùng từ "yêu" nhé, thích chỉ là nhìn thấy, đi ngang qua, tình cảm bất chợt hiện về trong ký ức... Còn "yêu" có nghĩa là đã tìm, qua tìm đã hiểu, và qua hiểu đã "yêu", yêu một tình yêu say đắm; yêu rồi mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Còn chỉ "thích" thì ko trèo đâu, không lội đâu, hơn xui may rủi à...
Bình luận về 3 bức ảnh trên, mình nêu ra như sau:
Bức ảnh thứ 2: Lá dày tới mức dợn sóng, dày mo lên, cong ngược ra phía sau, báo hiệu một lá quá già, quá thuần thục để chắc chắn là phải ra hoa. Và thực tế là hoa đã ra chấm kim rất nhiều ở ngay đầu đọt, cây già tới mức mà không phóng đọt để ra hoa trên đầu đọt được như ảnh 1 và ảnh 3. Ưu điểm của cách làm bông này là ra bông rất đạt, bông ra rất nhiều, ra trắng cây luôn, ra từ trong tới ngoài, ở trong kẹt gốc cũng ra bông... Oh... làm bông giỏi quá nhỉ... Nhưng chính cách làm bông này thể hiện luôn nhược điểm của nó đó là cây quá già nua và không phóng đọt được, không ra lá mới được thì việc nuôi trái sau này sẽ rất khó khăn, việc rụng sinh lý sẽ xảy ra nhiều, rồi qua rụng sinh lý thì số lượng trái còn lại sẽ nhiều, và lúc này rất khó phóng đọt mới để nuôi trái nên trái sẽ nhỏ, chất lượng trái sẽ không đạt.
Bức ảnh thứ 3: Ngược lại hoàn toàn với bức ảnh thứ 2 là bức ảnh thứ 3, nhìn sơ qua thì thấy cây ra bông nhiều, đọt cũng ra nhiều. Vậy thì theo cách phân tích trên thì nó là ưu điểm chứ?
Không! không phải như vậy. Nếu quan sát kỹ hơn ta sẽ thấy lá còn non tươi mởn, đầu lá nhọn, phẳng mép, chứng tỏ lá chưa già, còn mỏng lá, việc dự trữ dinh dưỡng, dự trữ cabonhydrat còn ít, ngay tại thời điểm ra hoa, đọt non ra nhiều, dài, nhưng lá nhỏ. Do đó, hoa dễ bị cạnh tranh dinh dưỡng với đọt non, trong khi "kho dự trữ" dinh dưỡng trong lá, trong thân còn ít, nên việc rụng sinh lý cũng sẽ diễn ra nhiều. Tại thời điểm ra hoa, cây phải làm đồng thời 2 việc là nuôi hoa và nuôi đọt non.
Suy luận thêm, tại sao lá non như vậy lại có thể ra hoa? với tầm mắt nhìn "lá già như thế này thì phải ra hoa thôi" thì lại không đúng, lá còn non mà!!!
Chúng ta biết rằng, cây ra hoa khi suy yếu nhất và chủ vườn đã làm suy yếu cây bằng các cách tiêu cực nhất để làm cho ngay cả lá còn non cũng "ngừng sinh trưởng" dinh dưỡng để chuyển qua giai đoạn "phân hóa mầm hoa". Biện pháp cụ thể ở vườn này là chủ vườn đã khoanh cành, làm cho dinh dưỡng không trở về với bộ rễ sau khi lá tổng hợp được dinh dưỡng nên bộ rễ suy yếu. Chính rễ suy yếu sẽ tiếp tục tác động đến quá trình nuôi trái sau này; và cũng chính việc khoanh cành này sẽ không làm liền lạc các mạch dẫn dinh dưỡng trở về nuôi rễ nên trong nhiều năm sau, khi tán lá phát triển rộng, cần bộ rễ khỏe mạnh thì rễ đã không đáp ứng được việc này.
Bức ảnh 1: Chỉ có bức ảnh 1 là hợp lý, lá dày vừa phải, có độ già nhất định, và cũng có độ bóng mởn nhất định, đọt phóng mạnh (và hầu như toàn vườn, tất cả các đầu cành đều phóng đọt và bông nằm ở cuối đọt đó.
Việc điều khiển ra bông hoàn toàn không khó, việc tính toán hợp lý để nuôi trái, tăng năng suất trái mới là việc khó hơn cho ra bông.
Vườn này đã được điều khiển ra bông bởi một "giang hồ đệ nhất cao thủ"...
 
Chào bạn.
Trước hết, mình ko hiểu quy mô trồng cỏ của bạn như thế nào, bạn chỉ làm vui chơi hay là làm quy mô kinh tế gia đình hay là làm kinh doanh theo công thức T = T + t?
Bạn ạ, " vật chất không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ N ở dạng NH3 - NH4 - NO3 thành NH2 (amin), nó chỉ chuyển hóa từ dạng Ca(H2P04)2 (SP Lân) thành dạng NDA..." Nó không chỉ là phân bón nhằm tốt cho cỏ, mà nó còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đa - trung - vi lượng cho bò, bạn nên thay đổi quan niệm "cân ky lô gan cỏ cho bò ăn, mà thay bằng ăn loại cỏ nào, rau nào, hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu.Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn tài liệu ít nhất là 500 trang A4 của các chuyên gia hàng đầu thế giới về hàm lượng dinh dưỡng của các loại cỏ, ngũ cốc, cá... cho gia súc và gia cầm"
Tại www.cucttrongtrot.gov.vn có đoạn mà tôi vẫn còn nhớ, "phân bón không chỉ là phân bón cho cây trồng, mà nó còn là phân bón cho cả hệ vi sinh vật đất, các thông tin chuyển hóa và năng lượng"
Bạn ạ, đáng tiếc rằng, cho tới hiện nay, ở VN hầu hết tất cả các mặt hàng nông sản chỉ chú trọng làm sao để cân có nhiều Kg.
Tôi có nhìn thấy (chỉ được nhìn và nghe họ ca tụng thôi bạn ạ) một số mô hình tự động trồng cỏ và thu hoạch cỏ của nước ngoài, họ cho bạn tham quan thoải mái, họ cho họ nhìn thấy tất cả, không giấu một điều gì, chỉ trừ một điều: phòng thí nghiệm, phòng phối trộn thức ăn cho cỏ tự động, thời điểm họ cho cỏ ăn...
Hihihi... còn khi cho bò ăn, họ cho tôi xem thoải mái lunnnnnnn...
Bạn ạ, mình xin được nói về lý luận suông, chỉ có thực vật mới chuyển hóa đạm vô cơ (NH4, NO3) thành đạm hữu cơ (NH2), cỏ sẽ làm việc này cho bạn.
Con bò, con cá trắm cỏ, các thầy tu chỉ là những tên cướp thấy thực vật nào có nhiều NH2 liền cướp của nó mà thôi. Còn mình thì cướp của những động vật nào lấy được nhiều NH2 nhất như bò, trâu, heo, chó...
Bạn thử thí nghiệm nhiều công thức dinh dưỡng cho cỏ gồm các yếu N - P và K hợp lý, cộng với các khoáng trung lượng Ca, Mg là chủ yếu, cộng với các lượng Cu, Mn, B, Zn... và thí nghiệm cho bò ăn. Cho tới khi nào bò không còn mặn mà với "đá liếm" nữa xem năng suất của bò có tăng lên không?
Chào anh Việt
Qua diễn đàn, em thấy anh rất am hiểu về nông nghiệp, cũng từ đây em học được nhiều kiến thức từ anh. Mong rằng anh sẽ có nhiều bài viết hay nữa để anh em học hỏi. Chúc anh và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Em thấy anh nói có tài liệu về nông nghiệp, anh có thể cho em xin được không ạ?. Số mail của em là huumanh@gmail.com. Em làm trang trại ở Bắc Ninh, nếu khi nào anh ra ngoài Bắc, mời anh đến chỗ em, đt em là 0988907906. Cảm ơn anh rất nhiều
 
Last edited by a moderator:
Giải thích cách pha chế boocdo.
Boocdo, công thức phân tử: xCu(Oh)2.CuSO4.4 H2O.
Phát hiện cách đây gần 300 năm bằng cách đổ dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch CuSO4.
Giải thích phản ứng:
"Trong một dung dịch, phản ứng hóa học xảy ra khi có một chất kết tủa, một chất bay hơi, hoặc một chất ít điện ly hơn"
Như vậy, khi ta có 2 dung dịch:
Dung dịch 1: dung dịch CuSO4.
Dung dịch 2: Dung dịch Ca(OH)2.
Khi đổ 2 dung dịch này lại với nhau, ta có một dung dịch mới mà trong dung dịch mới tồn tại các ion Cu, SO4, OH, Ca;
Khi ion Ca, OH lớn hơn, lập tức hình thành nên các liên kết tạo kết tủa Cu(OH)2; CaSO4. và trong dung dịch còn dư ion Ca, OH. Cu(OH)2 là một chất kém bền, mất 1 H2O để trở thành CuO.
Khi ion Cu, SO4 lớn hơn, hình thành kết tủa Cu(OH)2; CaSO4, và trong dung dịch còn dư Cu, SO4; Cu(OH)2 mới tạo thành lập tức tạo liên kết với ion Cu và SO4 tạo thành muối Cu(OH)2.CuSO4, cứ từ từ tăng thêm ion Ca và OH, ta sẽ kết tủa hết Cu tự do thành boocdo.
Nói cách khác, Boocdo chỉ tạo thành khi đổ từ từ Ca(OH)2 vào dung dịch CuSO4, còn nếu đổ ngược lại sẽ tạo thành CuO và CaSO4. CuO khi gặp các acid thì tạo thành mội muối mới muối đồng, mà trong cơ thể động vật, thực vật là môi trường aicd nên khi phun lên cây sẽ trở thành muối của đồng với aicd có trong cây tạo chất độc đối với thực vật. Còn liên kết boocdo bền vững hơn ít bị phá hủy hơn nên độ độc giảm đi.
Các làm này là một phát hiện ngẫu nhiên cách đây 300 năm, tuy nhiên, cách làm này có một nhược điểm là tủa CaSO4 tạo thành cũng được phun lệ cây sẽ bít hết các lỗ khí khổng, thủy khổng của cây lại, làm cây không quang hợp được và chuyển sang màu vàng úa.
Ngày nay, trong công nghiệp, người ta điều chế Boocdo bằng công thức:
4 CuSO4 + 3 NaOH = 3Cu(OH)3CuSO4 + 3 NaSO4.
NaSO4 tan trong nước và được rửa tủa ==> ly tâm ==> sấy khô ==> nghiền siêu mịn.
Ưu điểm của công nghệ ngày nay: ngay liên kết đã xác định 3 Cu(OH)4 nên khi gặp môi trường acid không khí hoặc trong cây, tủa này bền vững hơn, ít gây độc hơn gấp 3 lần.
Mặt khác, công nghệ bọc kết tủa sao cho các kết tủa này càng ít tan khi gặp môi trường acid càng tốt là một bí quyết của các nhà máy chế tạo các hoạt chất này, điều này làm tăng tính độc của đồng đối với nấm, vi khuẩn khi xâm nhập qua lớp "màng bảo vệ" và giảm độc tố của cây đối với đồng.
Ví dụ: Cu(OH)2 dưới tên thương mại champi thành phần hoát chất là 50 % WP, tức là nó chỉ có 50% hoạt chất, còn lại 50% là chất bọc, bảo quản phân tử Cu(OH)2... không biết có hãng nào pha 50% hoạt chất và 50% là cát dưới suối không nhỉ????
Do đó, chúng ta không nên pha boocdo mà nên mua của các hãng uy tín.
Chào anh Việt
Qua diễn đàn, em thấy anh rất am hiểu về nông nghiệp, cũng từ đây em học được nhiều kiến thức từ anh. Mong rằng anh sẽ có nhiều bài viết hay nữa để anh em học hỏi. Chúc anh và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Em thấy anh nói có tài liệu về nông nghiệp, anh có thể cho em xin được không ạ?. Số mail của em là huumanh@gmail.com. Em làm trang trại ở Bắc Ninh, nếu khi nào anh ra ngoài Bắc, mời anh đến chỗ em, đt em là 0988907906. Cảm ơn anh rất nhiều
Oh. bạn làm trang trại gì vậy?
Mình đã gửi mail cho bạn, chúc bạn vui vẻ.
 
Last edited:
Giải thích cách pha chế boocdo.
Boocdo, công thức phân tử: xCu(Oh)2.CuSO4.4 H2O.
Phát hiện cách đây gần 300 năm bằng cách đổ dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ca(OH)2.
Giải thích phản ứng:
"Trong một dung dịch, phản ứng hóa học xảy ra khi có một chất kết tủa, một chất bay hơi, hoặc một chất ít điện ly hơn"
Như vậy, khi ta có 2 dung dịch:
Dung dịch 1: dung dịch CuSO4.
Dung dịch 2: Dung dịch Ca(OH)2.
Khi đổ 2 dung dịch này lại với nhau, ta có một dung dịch mới mà trong dung dịch mới tồn tại các ion Cu, SO4, OH, Ca;
Khi ion Ca, OH lớn hơn, lập tức hình thành nên các liên kết tạo kết tủa Cu(OH)2; CaSO4. và trong dung dịch còn dư ion Ca, OH. Cu(OH)2 là một chất kém bền, mất 1 H2O để trở thành CuO.
Khi ion Cu, SO4 lớn hơn, hình thành kết tủa Cu(OH)2; CaSO4, và trong dung dịch còn dư Cu, SO4; Cu(OH)2 mới tạo thành lập tức tạo liên kết với ion Cu và SO4 tạo thành muối Cu(OH)2.CuSO4, cứ từ từ tăng thêm ion Ca và OH, ta sẽ kết tủa hết Cu tự do thành boocdo.
Nói cách khác, Boocdo chỉ tạo thành khi đổ từ từ Ca(OH)2 vào dung dịch CuSO4, còn nếu đổ ngược lại sẽ tạo thành CuO và CaSO4. CuO khi gặp các acid thì tạo thành mội muối mới muối đồng, mà trong cơ thể động vật, thực vật là môi trường aicd nên khi phun lên cây sẽ trở thành muối của đồng với aicd có trong cây tạo chất độc đối với thực vật. Còn liên kết boocdo bền vững hơn ít bị phá hủy hơn nên độ độc giảm đi.
Các làm này là một phát hiện ngẫu nhiên cách đây 300 năm, tuy nhiên, cách làm này có một nhược điểm là tủa CaSO4 tạo thành cũng được phun lệ cây sẽ bít hết các lỗ khí khổng, thủy khổng của cây lại, làm cây không quang hợp được và chuyển sang màu vàng úa.
Ngày nay, trong công nghiệp, người ta điều chế Boocdo bằng công thức:
4 CuSO4 + 3 NaOH = 3Cu(OH)3CuSO4 + 3 NaSO4.
NaSO4 tan trong nước và được rửa tủa ==> ly tâm ==> sấy khô ==> nghiền siêu mịn.
Ưu điểm của công nghệ ngày nay: ngay liên kết đã xác định 3 Cu(OH)4 nên khi gặp môi trường acid không khí hoặc trong cây, tủa này bền vững hơn, ít gây độc hơn gấp 3 lần.
Mặt khác, công nghệ bọc kết tủa sao cho các kết tủa này càng ít tan khi gặp môi trường acid càng tốt là một bí quyết của các nhà máy chế tạo các hoạt chất này, điều này làm tăng tính độc của đồng đối với nấm, vi khuẩn khi xâm nhập qua lớp "màng bảo vệ" và giảm độc tố của cây đối với đồng.
Ví dụ: Cu(OH)2 dưới tên thương mại champi thành phần hoát chất là 50 % WP, tức là nó chỉ có 50% hoạt chất, còn lại 50% là chất bọc, bảo quản phân tử Cu(OH)2... không biết có hãng nào pha 50% hoạt chất và 50% là cát dưới suối không nhỉ????
Do đó, chúng ta không nên pha boocdo mà nên mua của các hãng uy tín.

Oh. bạn làm trang trại gì vậy?
Mình đã gửi mail cho bạn, chúc bạn vui vẻ.
Dạ, em làm trang trại tổng hợp: Nuôi cá(khoảng 7000m2), nuôi ít gà chọi, và trồng các cây: mít, ổi, táo, đu đủ. Và đang chuẩn bị trồng khoảng gần 3000m2 thiên lý. Năm ngoài em trồng khoảng 2000m nhưng chết hơn nửa diện tích do thời tiết rét và chưa có kinh nghiệm ươm. Năm nay hy vọng sẽ khắc phục được. Hy vọng một ngày gặp anh ở miền Bắc và lai dai cùng món cá hoặc gà chọi. Cảm ơn anh đã gửi tài liệu cho em.
 
Trước giờ xem các bài về pha Boocdo, nhưng giờ mới hiểu kỹ cơ chế pha, cám ơn anh. Em tra trên baovecaytrong.com, thuốc gốc đồng gồm có 4 nhóm:
Copper Oxychloride (một số sản phẩm: COC 85WP, Đồng cloruloxi 30WP, Epolists 85WP, Vidoc 30WP,50SC,80WP…) Copper Oxychloride có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Copper Hydroxide (một số sản phẩm: Map – Jaho 77WP, Champion 37.5FL, 57.6DP, 77WP, Ajily 77WP, Funguran - OH 50WP … ) Copper Hydroxide có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Copper Sulfate (Tribasic) (một số sản phẩm: Đồng Hocmon 24.5% crystal, BordoCop Super 12.5WP, 25WP, Cuproxat 345SC. ..) có phản ứng acid (chua) nhẹ nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu, bệnh khác.
Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hổn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô)

Như vậy mình chỉ nên xài nhóm Copper Hydroxide là tốt nhât phải không anh?
 
54c20805a17da.jpg


54c20805a17da.jpg

Mình có canh tác cây quýt đường trên đất sỏi ở bình phước. Mong bác chia sẽ tài liệu về canh tác, xử lý ra hoa. Mail. Lecanh2202@gmail.com
Cảm ơn! Chúc sức khỏe bác.
 

Trước giờ xem các bài về pha Boocdo, nhưng giờ mới hiểu kỹ cơ chế pha, cám ơn anh. Em tra trên baovecaytrong.com, thuốc gốc đồng gồm có 4 nhóm:
Copper Oxychloride (một số sản phẩm: COC 85WP, Đồng cloruloxi 30WP, Epolists 85WP, Vidoc 30WP,50SC,80WP…) Copper Oxychloride có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Copper Hydroxide (một số sản phẩm: Map – Jaho 77WP, Champion 37.5FL, 57.6DP, 77WP, Ajily 77WP, Funguran - OH 50WP … ) Copper Hydroxide có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Copper Sulfate (Tribasic) (một số sản phẩm: Đồng Hocmon 24.5% crystal, BordoCop Super 12.5WP, 25WP, Cuproxat 345SC. ..) có phản ứng acid (chua) nhẹ nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu, bệnh khác.
Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hổn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô)

Như vậy mình chỉ nên xài nhóm Copper Hydroxide là tốt nhât phải không anh?
Em ạ, ở trên là mới chỉ đề cập tới tính chất hóa học, công thức phân tử, cách sử dụng. Vagf hầu như tuyệt đại đa số (hầu như là 100% nông dân, các kỹ sư nông nghiệp) đều quan tâm tới thành phần hoạt chất, cái nào thành phần nhiều hơn thì cho rằng cái đó tốt.
Trong công nghệ chế tạo thuốc gốc đồng, người ta biết đồng gây độc cho cây, nên người ta làm thế nào để đồng ít nội hấp tối đa vào trong thân cây, bao phủ bề mặt ngoài càng nhiều càng tốt.
Các nhà máy điều chế đã đi vào nghiên cứu sâu hơn: Tính chất của vật liệu - lĩnh vực thuộc về công nghệ vật liệu chứ không đơn thuần là hóa học nữa.
Cụ thể như sau: Các phương pháp điều chế chất kết tủa Cu đều điều chế theo công nghệ nano, sao cho kích cỡ hạt là nhỏ nhất, tránh sự liên kết cuộn lại các phân tử hợp chất Cu đã kết tủa tạo ra trước đó ngay trong điều chế và trong bảo quản.
Hãy làm một phép tính như thế này: 1 phân tử boocdo có kích cỡ 1nm, nhưng khi vừa thực hiện xong phản ứng nó đã cuộn lại nhiều phân tử và đóng khối, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có kích cỡ lên tới 100 - vài trăm nm.
Vậy hãy làm bài toán sau để xác định thiết diện bề mặt của 1 hình hộp chữ nhật có 1 cạnh bằng 1 và 3 cạnh bằng 100 nhé:
3 cạnh bằng 1 nm thì thể tích là: 1 X 1 X 1 = 1 nm3.
3 cạnh bằng 100 nm thì thể tích là 100 X 100 X 100 = 1.000.000 nm3.
Từ đó, suy ra, 1 Kg hoạt chất của 1 hãng có uy tín điều chế sẽ bằng 1 triệu Kg của cách pha boocdo thông thường (theo cái công nghệ cách đây 300 năm đang đầy mạng internet).
Sau khi đã có một chất kết tủa và được bọc lại, bảo quản cố định khối phân tử lại, người ta phối với các loại thuốc nội hấp để điều trị nấm và vi khuẩn theo cơ chế trong uống ngoài thoa: Chất nội hấp đi sâu vào trong thực vật để "tìm diệt"; chất ngoài thoa bao phủ một lớp áo giáp để các bào tử phát tán trong không khí bay tới chạm và chết.
54c20805a17da.jpg


54c20805a17da.jpg

Mình có canh tác cây quýt đường trên đất sỏi ở bình phước. Mong bác chia sẽ tài liệu về canh tác, xử lý ra hoa. Mail. Lecanh2202@gmail.com
Cảm ơn! Chúc sức khỏe bác.
Cây quýt đường ra hoa nhiều lắm bạn ạ, vấn đề nằm ở chổ tuyển bỏ đi tới 80% trái kia chứ không phải ở chỗ ra hoa...
Chỉ có điều khi không muốn cho ra hoa khi mùa trái cây rẻ bạn bón dư phân đạm dạng NO3 có trong Nitratbo + phun các chất "làm mát", tức là các chất điều hòa sinh trưởng, kích thích tăng trưởng như NAA, GA3, Nitro benzen, bột cá, rong biển, poly penol. Còn khi mùa trái cây đắt thì bạn đón bông bình thường là được rồi.
Bạn nhớ bón nhiều điện tích âm, để giữ lại các điện tích dương NH4, K, Ca, Mg, Cu... bằng cách bổ sung các loại rơm, rạ, cỏ trấu hoai mục, tro trấu. Các loại phân hữu cơ đang bán ở thị trường là tốt, nhưng quá xa xỉ và ko kinh tế.
Thường xuyên phun thuốc ngừa nấm bệnh định kỳ theo các loại thuốc đang bán ở cửa hàng VTNN gần nhất.
Thường xuyên tẩy rong, nơi trú ngụ của ổ nấm gây bệnh xì mủ (rất quan trọng, nhưng nhà vườn thường bỏ qua vì không thấy cây...xì mủ).
Khi tất cả các việc trên thỏa mãn thì tới việc làm thế nào để mỏng vỏ, bóng trái, bóng da mới là vấn đề quyết định "làm giàu hay làm nghèo". Thu 10 tấn quýt có 250 tr/ và 10 tấn 150 tr chênh lệch rất rõ thu nhập có được. Nó đòi hỏi cả một quá trình, một biện pháp canh tác tổng hợp, nhìn cây, nhìn đất, nhìn triệu chứng suốt cả quá trình chứ không thể có tài liệu nào nêu lên được. Đây là vận dụng tài liệu chứ không phải vấn đề đọc tài liệu.
Các loại thuốc, phân bón lá, phân bón gốc ghi siêu bóng trái, siêu to trái.... tôi chưa từng có khái niệm sử dụng nó đối với cây bạc tỷ.
 
Thấy anh có hướng dẫn cách xử lý sâu bằng thuốc hoặc dầu khoáng, vi nấm 3 màu, nhờ anh chia sẽ thêm kinh nghiệm phòng và trị nhện đỏ, bọ trĩ, ruồi đục nụ...
 
Em ạ, ở trên là mới chỉ đề cập tới tính chất hóa học, công thức phân tử, cách sử dụng. Vagf hầu như tuyệt đại đa số (hầu như là 100% nông dân, các kỹ sư nông nghiệp) đều quan tâm tới thành phần hoạt chất, cái nào thành phần nhiều hơn thì cho rằng cái đó tốt.
Trong công nghệ chế tạo thuốc gốc đồng, người ta biết đồng gây độc cho cây, nên người ta làm thế nào để đồng ít nội hấp tối đa vào trong thân cây, bao phủ bề mặt ngoài càng nhiều càng tốt.
Các nhà máy điều chế đã đi vào nghiên cứu sâu hơn: Tính chất của vật liệu - lĩnh vực thuộc về công nghệ vật liệu chứ không đơn thuần là hóa học nữa.
Cụ thể như sau: Các phương pháp điều chế chất kết tủa Cu đều điều chế theo công nghệ nano, sao cho kích cỡ hạt là nhỏ nhất, tránh sự liên kết cuộn lại các phân tử hợp chất Cu đã kết tủa tạo ra trước đó ngay trong điều chế và trong bảo quản.
Hãy làm một phép tính như thế này: 1 phân tử boocdo có kích cỡ 1nm, nhưng khi vừa thực hiện xong phản ứng nó đã cuộn lại nhiều phân tử và đóng khối, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có kích cỡ lên tới 100 - vài trăm nm.
Vậy hãy làm bài toán sau để xác định thiết diện bề mặt của 1 hình hộp chữ nhật có 1 cạnh bằng 1 và 3 cạnh bằng 100 nhé:
3 cạnh bằng 1 nm thì thể tích là: 1 X 1 X 1 = 1 nm3.
3 cạnh bằng 100 nm thì thể tích là 100 X 100 X 100 = 1.000.000 nm3.
Từ đó, suy ra, 1 Kg hoạt chất của 1 hãng có uy tín điều chế sẽ bằng 1 triệu Kg của cách pha boocdo thông thường (theo cái công nghệ cách đây 300 năm đang đầy mạng internet).
Sau khi đã có một chất kết tủa và được bọc lại, bảo quản cố định khối phân tử lại, người ta phối với các loại thuốc nội hấp để điều trị nấm và vi khuẩn theo cơ chế trong uống ngoài thoa: Chất nội hấp đi sâu vào trong thực vật để "tìm diệt"; chất ngoài thoa bao phủ một lớp áo giáp để các bào tử phát tán trong không khí bay tới chạm và chết.

Cây quýt đường ra hoa nhiều lắm bạn ạ, vấn đề nằm ở chổ tuyển bỏ đi tới 80% trái kia chứ không phải ở chỗ ra hoa...
Chỉ có điều khi không muốn cho ra hoa khi mùa trái cây rẻ bạn bón dư phân đạm dạng NO3 có trong Nitratbo + phun các chất "làm mát", tức là các chất điều hòa sinh trưởng, kích thích tăng trưởng như NAA, GA3, Nitro benzen, bột cá, rong biển, poly penol. Còn khi mùa trái cây đắt thì bạn đón bông bình thường là được rồi.
Bạn nhớ bón nhiều điện tích âm, để giữ lại các điện tích dương NH4, K, Ca, Mg, Cu... bằng cách bổ sung các loại rơm, rạ, cỏ trấu hoai mục, tro trấu. Các loại phân hữu cơ đang bán ở thị trường là tốt, nhưng quá xa xỉ và ko kinh tế.
Thường xuyên phun thuốc ngừa nấm bệnh định kỳ theo các loại thuốc đang bán ở cửa hàng VTNN gần nhất.
Thường xuyên tẩy rong, nơi trú ngụ của ổ nấm gây bệnh xì mủ (rất quan trọng, nhưng nhà vườn thường bỏ qua vì không thấy cây...xì mủ).
Khi tất cả các việc trên thỏa mãn thì tới việc làm thế nào để mỏng vỏ, bóng trái, bóng da mới là vấn đề quyết định "làm giàu hay làm nghèo". Thu 10 tấn quýt có 250 tr/ và 10 tấn 150 tr chênh lệch rất rõ thu nhập có được. Nó đòi hỏi cả một quá trình, một biện pháp canh tác tổng hợp, nhìn cây, nhìn đất, nhìn triệu chứng suốt cả quá trình chứ không thể có tài liệu nào nêu lên được. Đây là vận dụng tài liệu chứ không phải vấn đề đọc tài liệu.
Các loại thuốc, phân bón lá, phân bón gốc ghi siêu bóng trái, siêu to trái.... tôi chưa từng có khái niệm sử dụng nó đối với cây bạc tỷ.
Cảm ơn bác đã thật tình chia sẽ!
Em ạ, ở trên là mới chỉ đề cập tới tính chất hóa học, công thức phân tử, cách sử dụng. Vagf hầu như tuyệt đại đa số (hầu như là 100% nông dân, các kỹ sư nông nghiệp) đều quan tâm tới thành phần hoạt chất, cái nào thành phần nhiều hơn thì cho rằng cái đó tốt.
Trong công nghệ chế tạo thuốc gốc đồng, người ta biết đồng gây độc cho cây, nên người ta làm thế nào để đồng ít nội hấp tối đa vào trong thân cây, bao phủ bề mặt ngoài càng nhiều càng tốt.
Các nhà máy điều chế đã đi vào nghiên cứu sâu hơn: Tính chất của vật liệu - lĩnh vực thuộc về công nghệ vật liệu chứ không đơn thuần là hóa học nữa.
Cụ thể như sau: Các phương pháp điều chế chất kết tủa Cu đều điều chế theo công nghệ nano, sao cho kích cỡ hạt là nhỏ nhất, tránh sự liên kết cuộn lại các phân tử hợp chất Cu đã kết tủa tạo ra trước đó ngay trong điều chế và trong bảo quản.
Hãy làm một phép tính như thế này: 1 phân tử boocdo có kích cỡ 1nm, nhưng khi vừa thực hiện xong phản ứng nó đã cuộn lại nhiều phân tử và đóng khối, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có kích cỡ lên tới 100 - vài trăm nm.
Vậy hãy làm bài toán sau để xác định thiết diện bề mặt của 1 hình hộp chữ nhật có 1 cạnh bằng 1 và 3 cạnh bằng 100 nhé:
3 cạnh bằng 1 nm thì thể tích là: 1 X 1 X 1 = 1 nm3.
3 cạnh bằng 100 nm thì thể tích là 100 X 100 X 100 = 1.000.000 nm3.
Từ đó, suy ra, 1 Kg hoạt chất của 1 hãng có uy tín điều chế sẽ bằng 1 triệu Kg của cách pha boocdo thông thường (theo cái công nghệ cách đây 300 năm đang đầy mạng internet).
Sau khi đã có một chất kết tủa và được bọc lại, bảo quản cố định khối phân tử lại, người ta phối với các loại thuốc nội hấp để điều trị nấm và vi khuẩn theo cơ chế trong uống ngoài thoa: Chất nội hấp đi sâu vào trong thực vật để "tìm diệt"; chất ngoài thoa bao phủ một lớp áo giáp để các bào tử phát tán trong không khí bay tới chạm và chết.

Cây quýt đường ra hoa nhiều lắm bạn ạ, vấn đề nằm ở chổ tuyển bỏ đi tới 80% trái kia chứ không phải ở chỗ ra hoa...
Chỉ có điều khi không muốn cho ra hoa khi mùa trái cây rẻ bạn bón dư phân đạm dạng NO3 có trong Nitratbo + phun các chất "làm mát", tức là các chất điều hòa sinh trưởng, kích thích tăng trưởng như NAA, GA3, Nitro benzen, bột cá, rong biển, poly penol. Còn khi mùa trái cây đắt thì bạn đón bông bình thường là được rồi.
Bạn nhớ bón nhiều điện tích âm, để giữ lại các điện tích dương NH4, K, Ca, Mg, Cu... bằng cách bổ sung các loại rơm, rạ, cỏ trấu hoai mục, tro trấu. Các loại phân hữu cơ đang bán ở thị trường là tốt, nhưng quá xa xỉ và ko kinh tế.
Thường xuyên phun thuốc ngừa nấm bệnh định kỳ theo các loại thuốc đang bán ở cửa hàng VTNN gần nhất.
Thường xuyên tẩy rong, nơi trú ngụ của ổ nấm gây bệnh xì mủ (rất quan trọng, nhưng nhà vườn thường bỏ qua vì không thấy cây...xì mủ).
Khi tất cả các việc trên thỏa mãn thì tới việc làm thế nào để mỏng vỏ, bóng trái, bóng da mới là vấn đề quyết định "làm giàu hay làm nghèo". Thu 10 tấn quýt có 250 tr/ và 10 tấn 150 tr chênh lệch rất rõ thu nhập có được. Nó đòi hỏi cả một quá trình, một biện pháp canh tác tổng hợp, nhìn cây, nhìn đất, nhìn triệu chứng suốt cả quá trình chứ không thể có tài liệu nào nêu lên được. Đây là vận dụng tài liệu chứ không phải vấn đề đọc tài liệu.
Các loại thuốc, phân bón lá, phân bón gốc ghi siêu bóng trái, siêu to trái.... tôi chưa từng có khái niệm sử dụng nó đối với cây bạc tỷ.
Cảm ơn bác đã tận tình chia sẽ!
Do điều kiện nơi mình canh tác quýt rât thuận lợi để mở rộng diện tích, đất cập bên bờ sông bé nước đập phước hòa dân lên. Nhưng người dân khu này xưa nay chỉ canh tác cao su là chủ yếu nên không có kinh nghiệm về cây ăn trái cũng như cây có múi, xung quanh vườn của mình có mấy vườn canh tác nhưng cũng bị bệnh rất nhiều bạn à. cũng như mình vừa làm vừa hịừàừ hỏi, không ai được hỏi mà chia sẽ một cách nhiệt tình và am hiểu như bác nên mình rất mong được bác chia sẽ kinh nghiệm thực tế nhiều hơn nữa, đễ có thể giup mình có thêm kién thức trong canh tác cũng như hiệu quả mang lại từ loại cây nầy, cũng giống như bác nói nó giống như "cô tiểu thư khó tín "vậy.
Về phân bón hữu cơ đầu mùa mưa năm rồi mình có ủ phân bò, sơ dừa, tro củi lò hơi, và phân cút để bỏ. Mình cũng có lượng tro lớn định bỏ nhiều nhưng không tự tin cho nhiều nhưng thấy bác nói vậy mình thấy yên tâm. Năm nay mình ủ bỏ tiếp.
Còn về thuốc thì định kỳ phải phun xịt không thể ăn gian dù trể 1 ngày không được. Nhưng hiện tại mình có sữ dụng đồng đỏ định kỳ thấy chi phí cao quá bác có thể chia sẽ thêm về loại này không? Theo mình cảm nhận thì nó như là thuốc sát trùng để rữa vết thương trước khi chúng ta tiến hành dùng thuốc đặc trị cho cây nếu không phun đồng đỏ mà cứ phun thuốc bệnh thấy càng nặng hơn. còn các loại thuốc khác thì cứ đảo liên tục chủ yếu nhóm điều hòa sinh trưởng và vi lượng các loại sâu rầy bệnh..., bác có thể hướng dẫn cụ thể thêm tên thương mại một số loại thuốc chuyên dùng cho cây
 
Cảm ơn bác đã thật tình chia sẽ!

Cảm ơn bác đã tận tình chia sẽ!
Do điều kiện nơi mình canh tác quýt rât thuận lợi để mở rộng diện tích, đất cập bên bờ sông bé nước đập phước hòa dân lên. Nhưng người dân khu này xưa nay chỉ canh tác cao su là chủ yếu nên không có kinh nghiệm về cây ăn trái cũng như cây có múi, xung quanh vườn của mình có mấy vườn canh tác nhưng cũng bị bệnh rất nhiều bạn à. cũng như mình vừa làm vừa hịừàừ hỏi, không ai được hỏi mà chia sẽ một cách nhiệt tình và am hiểu như bác nên mình rất mong được bác chia sẽ kinh nghiệm thực tế nhiều hơn nữa, đễ có thể giup mình có thêm kién thức trong canh tác cũng như hiệu quả mang lại từ loại cây nầy, cũng giống như bác nói nó giống như "cô tiểu thư khó tín "vậy.
Về phân bón hữu cơ đầu mùa mưa năm rồi mình có ủ phân bò, sơ dừa, tro củi lò hơi, và phân cút để bỏ. Mình cũng có lượng tro lớn định bỏ nhiều nhưng không tự tin cho nhiều nhưng thấy bác nói vậy mình thấy yên tâm. Năm nay mình ủ bỏ tiếp.
Còn về thuốc thì định kỳ phải phun xịt không thể ăn gian dù trể 1 ngày không được. Nhưng hiện tại mình có sữ dụng đồng đỏ định kỳ thấy chi phí cao quá bác có thể chia sẽ thêm về loại này không? Theo mình cảm nhận thì nó như là thuốc sát trùng để rữa vết thương trước khi chúng ta tiến hành dùng thuốc đặc trị cho cây nếu không phun đồng đỏ mà cứ phun thuốc bệnh thấy càng nặng hơn. còn các loại thuốc khác thì cứ đảo liên tục chủ yếu nhóm điều hòa sinh trưởng và vi lượng các loại sâu rầy bệnh..., bác có thể hướng dẫn cụ thể thêm tên thương mại một số loại thuốc chuyên dùng cho cây
Oh. bạn ở vùng nào vậy, mình có đi lên vùng trên miền đông và cao nguyên và có thấy bà con trồng cây có múi rồi... dịch bệnh nhiều quá...
Theo mình, bà con trên đó bị hạn chế lớn nhất ko nằm ở chỗ điều trị hoặc chăm sóc cây, mà hạn chế lớn nhất dẫn tới trồng cây bị dịch bệnh là ở chỗ tập quán thói quen và cách sống, cách làm ăn. Mà điều này thì không thể nào thay đổi được nên điệp khúc trồng - chặt cứ là mãi mãi.
Về vấn đề của bạn, mình ko dám góp ý nhiều với bạn, vì mình chưa nhìn thấy vườn bạn, và cũng không được tường thuật lại, mô tả lại nên mình chỉ nêu để bạn tham khảo thôi.
Thứ nhất: về nguồn tro nhiều: Bón là tốt nhưng cần phải chú ý hàm lượng K2SO4 trong tro cao (thực tế là rất rẻ tiền và giảm được tiền mua phân kali), nhưng vì quá rẻ nên bón nhiều quá sẽ bị xốc cây, rụng lá, rụng trái.
Thứ hai: đồng đỏ công thức Cu2O tính diệt khuẩn và diệt nấm rất mạnh, và hiện ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà sản xuất sơn nước trộn nó vào sơn để sơn ở bên ngoài chống rong rêu cho nhà, trộn nó vào vữa bê tông để đổ bê tông các công trình thủy chống rong rêu, hà.. các loại nấm, vi khuẩn, rong tảo không đề kháng lại được với nó.
Và có lẽ vì vậy nên kỳ nào bạn cũng pha chung nó với thuốc trừ nấm, nếu không có nó thì xài thuốc trừ nấm không thấy hiệu quả.
Quan điểm xài thuốc BVTV rất khác nhau tùy theo người xài, tùy theo người bán, tùy theo thể trạng của cây, tùy giai đoạn nào của cây chứ không có công thức chung được.
Nhưng thực tế mình đã xài và tư vấn cho anh em nhà vườn xài theo cách sau đây:
1/ Xác định giai đoạn thích hợp để tẩy rửa mầm bệnh, tẩy rửa nấm, vi khuẩn, rong rêu đóng thân, vệ sinh đồng ruộng bằng các thuốc đặc trị: Nếu cây đang không mang đọt, đang ít trái non, đang không có hoa, đang không có đọt non thì áp dụng gốc đồng là hiệu quả hơn cả, triệt để hơn cả, rẻ tiền hơn cả.
Trường hợp nếu cây đang mang nụ, mang hoa, mang trái non mà xác định cần phải tẩy rửa mầm bệnh thì buộc phải dùng các thuốc đắt tiền để không ảnh hưởng tới nụ, hoa, đọt, trái non như amita, amitatop; nativo; antracol...
2/ Phòng ngừa: khi vườn sạch bệnh thì việc phòng ngừa trở nên rất đơn giản. Cần phải hiểu rằng, kể cả lá đang sạch bệnh nhìn mắt thường không thấy, thì thực tế vẫn đang mang bệnh, nhưng ổ nấm chưa gom lại bùng phát trở thành vết bệnh. Khi phòng ngừa sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, đơn giản, không trùng lắp với các thuốc đắt tiền, đặc trị để nấm không lờn thuốc (lỡ khi có dịch bệnh mà lấy bửu bối ra mà chơi chứ...). Loại thuốc ngừa mà mình thích hơn cả là mancozet. Tuy nhiên, đâu phải lúc nào cũng sạch bệnh đâu, cũng có vài đốm chứ... thì nên cộng thêm các thuốc nội hấp như anvil, hoặc rẻ tiền hơn như kasumin... hoặc có dấu hiệu xỉ mủ chút đỉnh thì cộng metalaxyl.
Đó là các vấn đề chung, tuy nhiên để quyết định sử dụng thuốc gì, không chỉ căn cứ vào dấu hiệu bệnh học, mà còn phải tìm hiểu để xác định nguồn bệnh, vì sao phát bệnh. Ví dụ như cây của bạn đang mang trái nhiều, lá cằn cỗi, không nuôi trái nổi, bạn đã sử dụng loại phân bón rất tốt và rất đắt là NPK 12 - 12 - 17 của BM, sau khi sử dụng 5 ngày, cây xanh lại, nhưng sau 7 ngày lại tiếp túc xuống cây, rụng lá, héo trái, ghẻ lá nhiều, có dấu hiệu khô cành, cành cằn cỗi lại, có chỗ cành như bị nám nắng, có chỗ khằng quá thì có bị khô nứt da... Lúc này cần phải xác định lại tác nhân gây bệnh, mầm bệnh có từ khi cây của bạn bị suy yếu, khi bón NPK xuống, lá chưa kịp tiêu hóa thì đã bị nấm có sẵn trong cây lấy... xài mất rồi... và dấu hiệu khô cành là báo trước chuẩn bị bệnh xì mủ. Khi này, phải xác định lại cách điều trị.
Về vấn đề của bạn, hình như tôi có cảm giác bạn đang nhầm lẫn phân bón lá vi lượng và thuốc BVTV thì phải...
Nhìn chung, tôi chỉ nêu ra hướng suy luận thôi. Không có bác sỹ nào lập trình được toa thuốc cho bệnh nhân đau răng... cây cũng vậy.
Mình có điều này, chỉ là ý nghĩ, nói cho vui thôi cũng được, mà biết đâu nếu thực hiện được thì có lẽ lại là điều tốt đẹp chăng?
Mình nói ra xem anh em suy nghĩ thế nào nhé.
Mình nghĩ mình cũng như anh em, quyết tâm lập nghiệp, phấn đấu làm giàu bằng con đường trồng trọt; và mỗi chúng ta tách riêng ra đang làm ăn ở một lĩnh vực khác nhau, đang nghiên cứu ở một lĩnh vực khác nhau, đang sinh sống ở một nơi khác nhau. Nhưng có một điểm chung là thích trồng trọt (mình ko thích chăn nuôi nhé, chỉ chăn nuôi chơi giải trí thôi chứ không có ý định làm giàu, và ko thấy con đường làm giảu bằng chăn nuôi).
Mình biết có những quỹ đất hàng chục, hàng trăm ha (và có lẽ các bạn cũng biết) có thể trồng cây có múi, cây ăn trái được, nhưng các chủ đất hoặc người thuê đất trước đây làm ăn kém hiệu quả. Vậy anh em mình cùng chung nhau lại thuê khu đất này (giá cho thuê rất rẻ) để canh tác những cây có giá trị (nhưng cũng là những cây khó ưa nhất; nếu quýt đường mà trồng được như bạch đàn thì nó đâu còn là quýt đường nữa).
Nếu không chung nhau lại thuê chung một khu đất thì cũng là việc mà chúng ta đã làm, đang làm, và tiếp tục trồng trọt nhưng làm mỗi người trồng một nơi, khó khăn cho công tác bảo vệ, quản lý.
Có lẽ nói tới đây thì các bạn nghĩ là trồng thì phải trồng ở đất của mình chứ, ở nơi của mình chứ. Tôi lại không nghĩ như vậy; xưởng sản xuất đặt ở nơi nào làm ra tiền chứ không về quê cha đất tổ mở xưởng sản xuất.
Điểm có lợi nữa là cùng hợp tác lại với nhau thì sẽ mua được phân bón nhập khẩu, nguyên liệu thuốc BVTV với giá rất rẻ, hoặc ít nhất là ký được HĐ mua thuốc trực tiếp với Cty thuốc BVTV (tôi thừa sức kết nối được các việc này). giảm được chi phí sản xuất.
Có thể là đất phần ai nấy làm, cây của ai nấy quản lý chăm sóc. Nhưng chúng ta liên kết theo mô hình HTX.
Điểm có lợi nữa là "Hợp tác xã" chúng ta chủ động được đầu ra, có những đơn hàng ổn định...
Còn về kỹ thuật canh tác thì tôi sẽ trao đổi với anh em, trước khi làm thì chúng ta nên họp mặt nhau lại để đi tham quan, tôi có quá nhiều điểm nông dân tỷ phú cho anh em tham quan.
Tôi hiện tại đang kinh doanh nhỏ, nhưng tôi có một phép so sánh rằng, một nông dân trồng cây ăn trái bình thường, trông hồ tiêu bình thường, chẳng phải lao tâm lao lực gì cả, cứ mỗi năm bỏ túi vài trăm, 1 vài tỷ là bình thường. Trong khi để kinh doanh nhỏ như tôi kiếm 1 tỷ/ 1 năm khó quá, để kiếm được 1 tỷ thì xứ nào cũng biết, tỉnh nào cũng biết, cái gì cũng biết, làng trên xóm dưới cái gì cũng biết, công an cũng biết, thuế cũng biết, QLTT cũng biết... ôi thôi thôi, mệt mỏi quá. Rồi gần tết rồi, đang phải lo tiền tết cho công nhân nữa đây... Riêng bản thân mình thì phần thưởng quý giá nhất là cảm giác trưa 30 tết ngủ một giấc thật đã, thức dậy tắm một phát, rồi tắt đt, lấy 1 sim khuyến mãi, nhắn tin với mấy anh em thông báo số xài tết, ngồi uống 1 ly coffef mà không có cảm giác của bài toán làm ăn...
Theo mô hình của tôi thì số vốn không cần phải nhiều: Tiền thuê đất nếu thuê được của nông trường, nhà nước thì giá tầm khoảng 3 - 5 triệu/ 1 ha/ 1 năm; Cũng đất đó nhưng phải thuê của dân thì tới 8 triệu/ 1 ha/ 1 năm đối với đất trống.
Theo mô hình lấy ngắn nuôi dài, lấy củi đậu nấu lấy đậu (bản năng nghề nghiệp của dân kinh doanh mà); 1 ha bỏ ra khoảng 30 - 50 triệu là tự nó nuôi lấy nó bằng các cây trồng xen như đậu xanh, đậu đen, ổi... và chính cây trồng xen này nuôi công nhân và gánh chịu chi phí cho cây trồng chính ngay sau 6 tháng triển khai, sau 2 năm sau thì mô hình chính đã hình thành và đi vào kinh doanh.
Trên diễn đàn này, tôi thấy rất nhiều anh em thích chăn nuôi, nhưng theo bài toán hiệu suất đầu tư của tôi thì chăn nuôi không hiệu quả, sinh lợi không cao.
Trên diễn đàn này tôi cũng thấy có nhiều "đại gia" có trang trại khủng, cơ sở vật chất hoành tráng mà chỉ riêng tiền đổ xi măng cũng nói lên sự giàu có... nhưng chỉ để ngắm mà thôi, và không chỉ ngắm, nó còn là chỗ đốt hết tiền đi cày bừa ở nơi khác nữa chứ. Ước mơ của các chủ trang trại đó là làm ăn quyết liệt kiếm tiền thoát nghèo, và khi thoát nghèo rồi họ nhớ về nhà bà ngoại, nhớ về ngày xưa, nhớ về dĩ vãng nghèo khó cơm không đủ ăn, và họ đã cho xây dựng một mô hình phóng đại của kinh tế nông nghiệp cách đây gần 1/2 thế kỷ.
Tôi có ý nghĩ như thế, không biết anh em có ý nghĩ gì góp ý trao đổi không nhỉ?
 
Oh. bạn ở vùng nào vậy, mình có đi lên vùng trên miền đông và cao nguyên và có thấy bà con trồng cây có múi rồi... dịch bệnh nhiều quá...
Theo mình, bà con trên đó bị hạn chế lớn nhất ko nằm ở chỗ điều trị hoặc chăm sóc cây, mà hạn chế lớn nhất dẫn tới trồng cây bị dịch bệnh là ở chỗ tập quán thói quen và cách sống, cách làm ăn. Mà điều này thì không thể nào thay đổi được nên điệp khúc trồng - chặt cứ là mãi mãi.
Về vấn đề của bạn, mình ko dám góp ý nhiều với bạn, vì mình chưa nhìn thấy vườn bạn, và cũng không được tường thuật lại, mô tả lại nên mình chỉ nêu để bạn tham khảo thôi.
Thứ nhất: về nguồn tro nhiều: Bón là tốt nhưng cần phải chú ý hàm lượng K2SO4 trong tro cao (thực tế là rất rẻ tiền và giảm được tiền mua phân kali), nhưng vì quá rẻ nên bón nhiều quá sẽ bị xốc cây, rụng lá, rụng trái.
Thứ hai: đồng đỏ công thức Cu2O tính diệt khuẩn và diệt nấm rất mạnh, và hiện ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà sản xuất sơn nước trộn nó vào sơn để sơn ở bên ngoài chống rong rêu cho nhà, trộn nó vào vữa bê tông để đổ bê tông các công trình thủy chống rong rêu, hà.. các loại nấm, vi khuẩn, rong tảo không đề kháng lại được với nó.
Và có lẽ vì vậy nên kỳ nào bạn cũng pha chung nó với thuốc trừ nấm, nếu không có nó thì xài thuốc trừ nấm không thấy hiệu quả.
Quan điểm xài thuốc BVTV rất khác nhau tùy theo người xài, tùy theo người bán, tùy theo thể trạng của cây, tùy giai đoạn nào của cây chứ không có công thức chung được.
Nhưng thực tế mình đã xài và tư vấn cho anh em nhà vườn xài theo cách sau đây:
1/ Xác định giai đoạn thích hợp để tẩy rửa mầm bệnh, tẩy rửa nấm, vi khuẩn, rong rêu đóng thân, vệ sinh đồng ruộng bằng các thuốc đặc trị: Nếu cây đang không mang đọt, đang ít trái non, đang không có hoa, đang không có đọt non thì áp dụng gốc đồng là hiệu quả hơn cả, triệt để hơn cả, rẻ tiền hơn cả.
Trường hợp nếu cây đang mang nụ, mang hoa, mang trái non mà xác định cần phải tẩy rửa mầm bệnh thì buộc phải dùng các thuốc đắt tiền để không ảnh hưởng tới nụ, hoa, đọt, trái non như amita, amitatop; nativo; antracol...
2/ Phòng ngừa: khi vườn sạch bệnh thì việc phòng ngừa trở nên rất đơn giản. Cần phải hiểu rằng, kể cả lá đang sạch bệnh nhìn mắt thường không thấy, thì thực tế vẫn đang mang bệnh, nhưng ổ nấm chưa gom lại bùng phát trở thành vết bệnh. Khi phòng ngừa sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, đơn giản, không trùng lắp với các thuốc đắt tiền, đặc trị để nấm không lờn thuốc (lỡ khi có dịch bệnh mà lấy bửu bối ra mà chơi chứ...). Loại thuốc ngừa mà mình thích hơn cả là mancozet. Tuy nhiên, đâu phải lúc nào cũng sạch bệnh đâu, cũng có vài đốm chứ... thì nên cộng thêm các thuốc nội hấp như anvil, hoặc rẻ tiền hơn như kasumin... hoặc có dấu hiệu xỉ mủ chút đỉnh thì cộng metalaxyl.
Đó là các vấn đề chung, tuy nhiên để quyết định sử dụng thuốc gì, không chỉ căn cứ vào dấu hiệu bệnh học, mà còn phải tìm hiểu để xác định nguồn bệnh, vì sao phát bệnh. Ví dụ như cây của bạn đang mang trái nhiều, lá cằn cỗi, không nuôi trái nổi, bạn đã sử dụng loại phân bón rất tốt và rất đắt là NPK 12 - 12 - 17 của BM, sau khi sử dụng 5 ngày, cây xanh lại, nhưng sau 7 ngày lại tiếp túc xuống cây, rụng lá, héo trái, ghẻ lá nhiều, có dấu hiệu khô cành, cành cằn cỗi lại, có chỗ cành như bị nám nắng, có chỗ khằng quá thì có bị khô nứt da... Lúc này cần phải xác định lại tác nhân gây bệnh, mầm bệnh có từ khi cây của bạn bị suy yếu, khi bón NPK xuống, lá chưa kịp tiêu hóa thì đã bị nấm có sẵn trong cây lấy... xài mất rồi... và dấu hiệu khô cành là báo trước chuẩn bị bệnh xì mủ. Khi này, phải xác định lại cách điều trị.
Về vấn đề của bạn, hình như tôi có cảm giác bạn đang nhầm lẫn phân bón lá vi lượng và thuốc BVTV thì phải...
Nhìn chung, tôi chỉ nêu ra hướng suy luận thôi. Không có bác sỹ nào lập trình được toa thuốc cho bệnh nhân đau răng... cây cũng vậy.
Mình có điều này, chỉ là ý nghĩ, nói cho vui thôi cũng được, mà biết đâu nếu thực hiện được thì có lẽ lại là điều tốt đẹp chăng?
Mình nói ra xem anh em suy nghĩ thế nào nhé.
Mình nghĩ mình cũng như anh em, quyết tâm lập nghiệp, phấn đấu làm giàu bằng con đường trồng trọt; và mỗi chúng ta tách riêng ra đang làm ăn ở một lĩnh vực khác nhau, đang nghiên cứu ở một lĩnh vực khác nhau, đang sinh sống ở một nơi khác nhau. Nhưng có một điểm chung là thích trồng trọt (mình ko thích chăn nuôi nhé, chỉ chăn nuôi chơi giải trí thôi chứ không có ý định làm giàu, và ko thấy con đường làm giảu bằng chăn nuôi).
Mình biết có những quỹ đất hàng chục, hàng trăm ha (và có lẽ các bạn cũng biết) có thể trồng cây có múi, cây ăn trái được, nhưng các chủ đất hoặc người thuê đất trước đây làm ăn kém hiệu quả. Vậy anh em mình cùng chung nhau lại thuê khu đất này (giá cho thuê rất rẻ) để canh tác những cây có giá trị (nhưng cũng là những cây khó ưa nhất; nếu quýt đường mà trồng được như bạch đàn thì nó đâu còn là quýt đường nữa).
Nếu không chung nhau lại thuê chung một khu đất thì cũng là việc mà chúng ta đã làm, đang làm, và tiếp tục trồng trọt nhưng làm mỗi người trồng một nơi, khó khăn cho công tác bảo vệ, quản lý.
Có lẽ nói tới đây thì các bạn nghĩ là trồng thì phải trồng ở đất của mình chứ, ở nơi của mình chứ. Tôi lại không nghĩ như vậy; xưởng sản xuất đặt ở nơi nào làm ra tiền chứ không về quê cha đất tổ mở xưởng sản xuất.
Điểm có lợi nữa là cùng hợp tác lại với nhau thì sẽ mua được phân bón nhập khẩu, nguyên liệu thuốc BVTV với giá rất rẻ, hoặc ít nhất là ký được HĐ mua thuốc trực tiếp với Cty thuốc BVTV (tôi thừa sức kết nối được các việc này). giảm được chi phí sản xuất.
Có thể là đất phần ai nấy làm, cây của ai nấy quản lý chăm sóc. Nhưng chúng ta liên kết theo mô hình HTX.
Điểm có lợi nữa là "Hợp tác xã" chúng ta chủ động được đầu ra, có những đơn hàng ổn định...
Còn về kỹ thuật canh tác thì tôi sẽ trao đổi với anh em, trước khi làm thì chúng ta nên họp mặt nhau lại để đi tham quan, tôi có quá nhiều điểm nông dân tỷ phú cho anh em tham quan.
Tôi hiện tại đang kinh doanh nhỏ, nhưng tôi có một phép so sánh rằng, một nông dân trồng cây ăn trái bình thường, trông hồ tiêu bình thường, chẳng phải lao tâm lao lực gì cả, cứ mỗi năm bỏ túi vài trăm, 1 vài tỷ là bình thường. Trong khi để kinh doanh nhỏ như tôi kiếm 1 tỷ/ 1 năm khó quá, để kiếm được 1 tỷ thì xứ nào cũng biết, tỉnh nào cũng biết, cái gì cũng biết, làng trên xóm dưới cái gì cũng biết, công an cũng biết, thuế cũng biết, QLTT cũng biết... ôi thôi thôi, mệt mỏi quá. Rồi gần tết rồi, đang phải lo tiền tết cho công nhân nữa đây... Riêng bản thân mình thì phần thưởng quý giá nhất là cảm giác trưa 30 tết ngủ một giấc thật đã, thức dậy tắm một phát, rồi tắt đt, lấy 1 sim khuyến mãi, nhắn tin với mấy anh em thông báo số xài tết, ngồi uống 1 ly coffef mà không có cảm giác của bài toán làm ăn...
Theo mô hình của tôi thì số vốn không cần phải nhiều: Tiền thuê đất nếu thuê được của nông trường, nhà nước thì giá tầm khoảng 3 - 5 triệu/ 1 ha/ 1 năm; Cũng đất đó nhưng phải thuê của dân thì tới 8 triệu/ 1 ha/ 1 năm đối với đất trống.
Theo mô hình lấy ngắn nuôi dài, lấy củi đậu nấu lấy đậu (bản năng nghề nghiệp của dân kinh doanh mà); 1 ha bỏ ra khoảng 30 - 50 triệu là tự nó nuôi lấy nó bằng các cây trồng xen như đậu xanh, đậu đen, ổi... và chính cây trồng xen này nuôi công nhân và gánh chịu chi phí cho cây trồng chính ngay sau 6 tháng triển khai, sau 2 năm sau thì mô hình chính đã hình thành và đi vào kinh doanh.
Trên diễn đàn này, tôi thấy rất nhiều anh em thích chăn nuôi, nhưng theo bài toán hiệu suất đầu tư của tôi thì chăn nuôi không hiệu quả, sinh lợi không cao.
Trên diễn đàn này tôi cũng thấy có nhiều "đại gia" có trang trại khủng, cơ sở vật chất hoành tráng mà chỉ riêng tiền đổ xi măng cũng nói lên sự giàu có... nhưng chỉ để ngắm mà thôi, và không chỉ ngắm, nó còn là chỗ đốt hết tiền đi cày bừa ở nơi khác nữa chứ. Ước mơ của các chủ trang trại đó là làm ăn quyết liệt kiếm tiền thoát nghèo, và khi thoát nghèo rồi họ nhớ về nhà bà ngoại, nhớ về ngày xưa, nhớ về dĩ vãng nghèo khó cơm không đủ ăn, và họ đã cho xây dựng một mô hình phóng đại của kinh tế nông nghiệp cách đây gần 1/2 thế kỷ.
Tôi có ý nghĩ như thế, không biết anh em có ý nghĩ gì góp ý trao đổi không nhỉ?
Nếu có được HTX như anh nói thì đối với nhìu hộ nông dân là điều tuyệt vời, chứ như trên em chỉ biết trồng sắn, ngô. Mà sắn năm nay phụ thuộc thương lái chỉ có 8k/10kg thôi . Có lẽ lấy sắn để nuôi ruồi lính đen khéo còn có lãi hơn...
 
Oh. bạn ở vùng nào vậy, mình có đi lên vùng trên miền đông và cao nguyên và có thấy bà con trồng cây có múi rồi... dịch bệnh nhiều quá...
Theo mình, bà con trên đó bị hạn chế lớn nhất ko nằm ở chỗ điều trị hoặc chăm sóc cây, mà hạn chế lớn nhất dẫn tới trồng cây bị dịch bệnh là ở chỗ tập quán thói quen và cách sống, cách làm ăn. Mà điều này thì không thể nào thay đổi được nên điệp khúc trồng - chặt cứ là mãi mãi.
Về vấn đề của bạn, mình ko dám góp ý nhiều với bạn, vì mình chưa nhìn thấy vườn bạn, và cũng không được tường thuật lại, mô tả lại nên mình chỉ nêu để bạn tham khảo thôi.
Thứ nhất: về nguồn tro nhiều: Bón là tốt nhưng cần phải chú ý hàm lượng K2SO4 trong tro cao (thực tế là rất rẻ tiền và giảm được tiền mua phân kali), nhưng vì quá rẻ nên bón nhiều quá sẽ bị xốc cây, rụng lá, rụng trái.
Thứ hai: đồng đỏ công thức Cu2O tính diệt khuẩn và diệt nấm rất mạnh, và hiện ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà sản xuất sơn nước trộn nó vào sơn để sơn ở bên ngoài chống rong rêu cho nhà, trộn nó vào vữa bê tông để đổ bê tông các công trình thủy chống rong rêu, hà.. các loại nấm, vi khuẩn, rong tảo không đề kháng lại được với nó.
Và có lẽ vì vậy nên kỳ nào bạn cũng pha chung nó với thuốc trừ nấm, nếu không có nó thì xài thuốc trừ nấm không thấy hiệu quả.
Quan điểm xài thuốc BVTV rất khác nhau tùy theo người xài, tùy theo người bán, tùy theo thể trạng của cây, tùy giai đoạn nào của cây chứ không có công thức chung được.
Nhưng thực tế mình đã xài và tư vấn cho anh em nhà vườn xài theo cách sau đây:
1/ Xác định giai đoạn thích hợp để tẩy rửa mầm bệnh, tẩy rửa nấm, vi khuẩn, rong rêu đóng thân, vệ sinh đồng ruộng bằng các thuốc đặc trị: Nếu cây đang không mang đọt, đang ít trái non, đang không có hoa, đang không có đọt non thì áp dụng gốc đồng là hiệu quả hơn cả, triệt để hơn cả, rẻ tiền hơn cả.
Trường hợp nếu cây đang mang nụ, mang hoa, mang trái non mà xác định cần phải tẩy rửa mầm bệnh thì buộc phải dùng các thuốc đắt tiền để không ảnh hưởng tới nụ, hoa, đọt, trái non như amita, amitatop; nativo; antracol...
2/ Phòng ngừa: khi vườn sạch bệnh thì việc phòng ngừa trở nên rất đơn giản. Cần phải hiểu rằng, kể cả lá đang sạch bệnh nhìn mắt thường không thấy, thì thực tế vẫn đang mang bệnh, nhưng ổ nấm chưa gom lại bùng phát trở thành vết bệnh. Khi phòng ngừa sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, đơn giản, không trùng lắp với các thuốc đắt tiền, đặc trị để nấm không lờn thuốc (lỡ khi có dịch bệnh mà lấy bửu bối ra mà chơi chứ...). Loại thuốc ngừa mà mình thích hơn cả là mancozet. Tuy nhiên, đâu phải lúc nào cũng sạch bệnh đâu, cũng có vài đốm chứ... thì nên cộng thêm các thuốc nội hấp như anvil, hoặc rẻ tiền hơn như kasumin... hoặc có dấu hiệu xỉ mủ chút đỉnh thì cộng metalaxyl.
Đó là các vấn đề chung, tuy nhiên để quyết định sử dụng thuốc gì, không chỉ căn cứ vào dấu hiệu bệnh học, mà còn phải tìm hiểu để xác định nguồn bệnh, vì sao phát bệnh. Ví dụ như cây của bạn đang mang trái nhiều, lá cằn cỗi, không nuôi trái nổi, bạn đã sử dụng loại phân bón rất tốt và rất đắt là NPK 12 - 12 - 17 của BM, sau khi sử dụng 5 ngày, cây xanh lại, nhưng sau 7 ngày lại tiếp túc xuống cây, rụng lá, héo trái, ghẻ lá nhiều, có dấu hiệu khô cành, cành cằn cỗi lại, có chỗ cành như bị nám nắng, có chỗ khằng quá thì có bị khô nứt da... Lúc này cần phải xác định lại tác nhân gây bệnh, mầm bệnh có từ khi cây của bạn bị suy yếu, khi bón NPK xuống, lá chưa kịp tiêu hóa thì đã bị nấm có sẵn trong cây lấy... xài mất rồi... và dấu hiệu khô cành là báo trước chuẩn bị bệnh xì mủ. Khi này, phải xác định lại cách điều trị.
Về vấn đề của bạn, hình như tôi có cảm giác bạn đang nhầm lẫn phân bón lá vi lượng và thuốc BVTV thì phải...
Nhìn chung, tôi chỉ nêu ra hướng suy luận thôi. Không có bác sỹ nào lập trình được toa thuốc cho bệnh nhân đau răng... cây cũng vậy.
Mình có điều này, chỉ là ý nghĩ, nói cho vui thôi cũng được, mà biết đâu nếu thực hiện được thì có lẽ lại là điều tốt đẹp chăng?
Mình nói ra xem anh em suy nghĩ thế nào nhé.
Mình nghĩ mình cũng như anh em, quyết tâm lập nghiệp, phấn đấu làm giàu bằng con đường trồng trọt; và mỗi chúng ta tách riêng ra đang làm ăn ở một lĩnh vực khác nhau, đang nghiên cứu ở một lĩnh vực khác nhau, đang sinh sống ở một nơi khác nhau. Nhưng có một điểm chung là thích trồng trọt (mình ko thích chăn nuôi nhé, chỉ chăn nuôi chơi giải trí thôi chứ không có ý định làm giàu, và ko thấy con đường làm giảu bằng chăn nuôi).
Mình biết có những quỹ đất hàng chục, hàng trăm ha (và có lẽ các bạn cũng biết) có thể trồng cây có múi, cây ăn trái được, nhưng các chủ đất hoặc người thuê đất trước đây làm ăn kém hiệu quả. Vậy anh em mình cùng chung nhau lại thuê khu đất này (giá cho thuê rất rẻ) để canh tác những cây có giá trị (nhưng cũng là những cây khó ưa nhất; nếu quýt đường mà trồng được như bạch đàn thì nó đâu còn là quýt đường nữa).
Nếu không chung nhau lại thuê chung một khu đất thì cũng là việc mà chúng ta đã làm, đang làm, và tiếp tục trồng trọt nhưng làm mỗi người trồng một nơi, khó khăn cho công tác bảo vệ, quản lý.
Có lẽ nói tới đây thì các bạn nghĩ là trồng thì phải trồng ở đất của mình chứ, ở nơi của mình chứ. Tôi lại không nghĩ như vậy; xưởng sản xuất đặt ở nơi nào làm ra tiền chứ không về quê cha đất tổ mở xưởng sản xuất.
Điểm có lợi nữa là cùng hợp tác lại với nhau thì sẽ mua được phân bón nhập khẩu, nguyên liệu thuốc BVTV với giá rất rẻ, hoặc ít nhất là ký được HĐ mua thuốc trực tiếp với Cty thuốc BVTV (tôi thừa sức kết nối được các việc này). giảm được chi phí sản xuất.
Có thể là đất phần ai nấy làm, cây của ai nấy quản lý chăm sóc. Nhưng chúng ta liên kết theo mô hình HTX.
Điểm có lợi nữa là "Hợp tác xã" chúng ta chủ động được đầu ra, có những đơn hàng ổn định...
Còn về kỹ thuật canh tác thì tôi sẽ trao đổi với anh em, trước khi làm thì chúng ta nên họp mặt nhau lại để đi tham quan, tôi có quá nhiều điểm nông dân tỷ phú cho anh em tham quan.
Tôi hiện tại đang kinh doanh nhỏ, nhưng tôi có một phép so sánh rằng, một nông dân trồng cây ăn trái bình thường, trông hồ tiêu bình thường, chẳng phải lao tâm lao lực gì cả, cứ mỗi năm bỏ túi vài trăm, 1 vài tỷ là bình thường. Trong khi để kinh doanh nhỏ như tôi kiếm 1 tỷ/ 1 năm khó quá, để kiếm được 1 tỷ thì xứ nào cũng biết, tỉnh nào cũng biết, cái gì cũng biết, làng trên xóm dưới cái gì cũng biết, công an cũng biết, thuế cũng biết, QLTT cũng biết... ôi thôi thôi, mệt mỏi quá. Rồi gần tết rồi, đang phải lo tiền tết cho công nhân nữa đây... Riêng bản thân mình thì phần thưởng quý giá nhất là cảm giác trưa 30 tết ngủ một giấc thật đã, thức dậy tắm một phát, rồi tắt đt, lấy 1 sim khuyến mãi, nhắn tin với mấy anh em thông báo số xài tết, ngồi uống 1 ly coffef mà không có cảm giác của bài toán làm ăn...
Theo mô hình của tôi thì số vốn không cần phải nhiều: Tiền thuê đất nếu thuê được của nông trường, nhà nước thì giá tầm khoảng 3 - 5 triệu/ 1 ha/ 1 năm; Cũng đất đó nhưng phải thuê của dân thì tới 8 triệu/ 1 ha/ 1 năm đối với đất trống.
Theo mô hình lấy ngắn nuôi dài, lấy củi đậu nấu lấy đậu (bản năng nghề nghiệp của dân kinh doanh mà); 1 ha bỏ ra khoảng 30 - 50 triệu là tự nó nuôi lấy nó bằng các cây trồng xen như đậu xanh, đậu đen, ổi... và chính cây trồng xen này nuôi công nhân và gánh chịu chi phí cho cây trồng chính ngay sau 6 tháng triển khai, sau 2 năm sau thì mô hình chính đã hình thành và đi vào kinh doanh.
Trên diễn đàn này, tôi thấy rất nhiều anh em thích chăn nuôi, nhưng theo bài toán hiệu suất đầu tư của tôi thì chăn nuôi không hiệu quả, sinh lợi không cao.
Trên diễn đàn này tôi cũng thấy có nhiều "đại gia" có trang trại khủng, cơ sở vật chất hoành tráng mà chỉ riêng tiền đổ xi măng cũng nói lên sự giàu có... nhưng chỉ để ngắm mà thôi, và không chỉ ngắm, nó còn là chỗ đốt hết tiền đi cày bừa ở nơi khác nữa chứ. Ước mơ của các chủ trang trại đó là làm ăn quyết liệt kiếm tiền thoát nghèo, và khi thoát nghèo rồi họ nhớ về nhà bà ngoại, nhớ về ngày xưa, nhớ về dĩ vãng nghèo khó cơm không đủ ăn, và họ đã cho xây dựng một mô hình phóng đại của kinh tế nông nghiệp cách đây gần 1/2 thế kỷ.
Tôi có ý nghĩ như thế, không biết anh em có ý nghĩ gì góp ý trao đổi không nhỉ?
HTX kiểu này là một ý tưởng không mới, nhưng nếu hội đủ các điều kiện để thành lập nó, em tin là chúng ta hoàn toàn có thể làm theo cách thức mới. Điều em đã và đang quan tâm đó là cái "Thế nào" thôi anh Việt ạ. "Thế nào" ở đây có thể liệt kê đại loại như: Vùng đất; số lượng xã viên; các yêu cầu chung của mỗi xã viên ra sao; vốn tối thiểu/ xã viên... Tóm lại, em rất mong muốn được trở thành một mắt xích trong mô hình anh nêu trên, và đăng ký 1 suất. Chắc anh em mình phải gặp nhau thôi anh Việt ơi!
 
Nếu có được HTX như anh nói thì đối với nhìu hộ nông dân là điều tuyệt vời, chứ như trên em chỉ biết trồng sắn, ngô. Mà sắn năm nay phụ thuộc thương lái chỉ có 8k/10kg thôi . Có lẽ lấy sắn để nuôi ruồi lính đen khéo còn có lãi hơn...
Vì 60 triệu người VN buộc phải làm nông dân em ạ, họ không có lựa chọn khác. Còn quan điểm của anh trên topic này không phải là nông dân, anh phân tích vấn đề trên cở sở đầu tư tài chính, anh đang lựa chọn phương án dựa trên hiệu suất đầu tư, phân tích dự án đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư...
Đây cũng là bài toàn của Đảng, nhà nước, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các loại hình lao động khác bằng phổ cập dạy nghề, phổ cập kiến thức đại trà (xin lỗi, trí nhớ của anh không tốt lắm, hình như là kiến thức phổ cập phổ thông về tất cả các lĩnh vực mà chúng ta quen gọi là phổ thông bậc cơ sở, phổ thông bật trung học thì phải) để vùng nông thôn có điều kiện tiếp thu nền văn minh công nghiệp.
Nếu mục tiêu ấy của Đảng thành hiện thực, đất nước ta chỉ còn 1000 nông dân, mỗi nông dân khi canh tác có phòng phân tích vi sinh, phòng giám định bệnh học, phòng nuôi cấy mô, phòng sinh học phân tử...
Và khi đó, anh trở thành một nhân viên quèn, thành người gác cổng, thành bảo vệ... Còn em, em ko thể còn ngồi đây để suy tư nông dân trồng khoai mỳ... vì lúc đó ko còn nông dân trồng khoai mỳ.
Vậy có phải chúng ta còn quá hạnh phúc ko nhỉ? cơ hội của chúng ta còn quá nhiều...
Anh rất thỏa mãn và hạnh phúc về điều đó.
HTX kiểu này là một ý tưởng không mới, nhưng nếu hội đủ các điều kiện để thành lập nó, em tin là chúng ta hoàn toàn có thể làm theo cách thức mới. Điều em đã và đang quan tâm đó là cái "Thế nào" thôi anh Việt ạ. "Thế nào" ở đây có thể liệt kê đại loại như: Vùng đất; số lượng xã viên; các yêu cầu chung của mỗi xã viên ra sao; vốn tối thiểu/ xã viên... Tóm lại, em rất mong muốn được trở thành một mắt xích trong mô hình anh nêu trên, và đăng ký 1 suất. Chắc anh em mình phải gặp nhau thôi anh Việt ơi!
Ok.
Vùng đất: để xác định ý của chủ đầu tư trồng cây gì.
Số lượng xã viên: quan trọng là số xã viên có hứng thú với hạng mục đầu tư trồng cây x, chứ không phải là một tập hợp nông dân người thì nuôi dê, người thì trồng lúa, người thì trồng cỏ nuôi bò, người thì nuôi rắn. Phải có hội cụ thể "hội trồng thanh long"; khác biệt với "hội nuôi chó". ko thể chung chung như hội nông dân tỉnh X.
.... đó là bước đầu để có thể ngồi với nhau, người nuôi chó không thể ngồi chung với người nuôi chuột bạch!!!!
Trong 3 ngày, giá chanh tăng giá gấp 3 lần ae ạ.
Ngày 18/12 al: giá chanh giấy tốt tại nhà vườn - Bến lức: 6.000/ 1 Kg.
Ngày 19: 12.000/ 1 Kg.
Ngày 20: 18.000/ 1 Kg.
 
Giải thích cách pha chế boocdo.
Boocdo, công thức phân tử: xCu(Oh)2.CuSO4.4 H2O.
Phát hiện cách đây gần 300 năm bằng cách đổ dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch CuSO4.
Giải thích phản ứng:
"Trong một dung dịch, phản ứng hóa học xảy ra khi có một chất kết tủa, một chất bay hơi, hoặc một chất ít điện ly hơn"
Như vậy, khi ta có 2 dung dịch:
Dung dịch 1: dung dịch CuSO4.
Dung dịch 2: Dung dịch Ca(OH)2.
Khi đổ 2 dung dịch này lại với nhau, ta có một dung dịch mới mà trong dung dịch mới tồn tại các ion Cu, SO4, OH, Ca;
Khi ion Ca, OH lớn hơn, lập tức hình thành nên các liên kết tạo kết tủa Cu(OH)2; CaSO4. và trong dung dịch còn dư ion Ca, OH. Cu(OH)2 là một chất kém bền, mất 1 H2O để trở thành CuO.
Khi ion Cu, SO4 lớn hơn, hình thành kết tủa Cu(OH)2; CaSO4, và trong dung dịch còn dư Cu, SO4; Cu(OH)2 mới tạo thành lập tức tạo liên kết với ion Cu và SO4 tạo thành muối Cu(OH)2.CuSO4, cứ từ từ tăng thêm ion Ca và OH, ta sẽ kết tủa hết Cu tự do thành boocdo.
Nói cách khác, Boocdo chỉ tạo thành khi đổ từ từ Ca(OH)2 vào dung dịch CuSO4, còn nếu đổ ngược lại sẽ tạo thành CuO và CaSO4. CuO khi gặp các acid thì tạo thành mội muối mới muối đồng, mà trong cơ thể động vật, thực vật là môi trường aicd nên khi phun lên cây sẽ trở thành muối của đồng với aicd có trong cây tạo chất độc đối với thực vật. Còn liên kết boocdo bền vững hơn ít bị phá hủy hơn nên độ độc giảm đi.
Các làm này là một phát hiện ngẫu nhiên cách đây 300 năm, tuy nhiên, cách làm này có một nhược điểm là tủa CaSO4 tạo thành cũng được phun lệ cây sẽ bít hết các lỗ khí khổng, thủy khổng của cây lại, làm cây không quang hợp được và chuyển sang màu vàng úa.
Ngày nay, trong công nghiệp, người ta điều chế Boocdo bằng công thức:
4 CuSO4 + 3 NaOH = 3Cu(OH)3CuSO4 + 3 NaSO4.
NaSO4 tan trong nước và được rửa tủa ==> ly tâm ==> sấy khô ==> nghiền siêu mịn.
Ưu điểm của công nghệ ngày nay: ngay liên kết đã xác định 3 Cu(OH)4 nên khi gặp môi trường acid không khí hoặc trong cây, tủa này bền vững hơn, ít gây độc hơn gấp 3 lần.
Mặt khác, công nghệ bọc kết tủa sao cho các kết tủa này càng ít tan khi gặp môi trường acid càng tốt là một bí quyết của các nhà máy chế tạo các hoạt chất này, điều này làm tăng tính độc của đồng đối với nấm, vi khuẩn khi xâm nhập qua lớp "màng bảo vệ" và giảm độc tố của cây đối với đồng.
Ví dụ: Cu(OH)2 dưới tên thương mại champi thành phần hoát chất là 50 % WP, tức là nó chỉ có 50% hoạt chất, còn lại 50% là chất bọc, bảo quản phân tử Cu(OH)2... không biết có hãng nào pha 50% hoạt chất và 50% là cát dưới suối không nhỉ????
Do đó, chúng ta không nên pha boocdo mà nên mua của các hãng uy tín.

Oh. bạn làm trang trại gì vậy?
Mình đã gửi mail cho bạn, chúc bạn vui vẻ.
Theo dõi toppic của anh nên em cũng đã ứng dụng boocdo.
Về kỹ thuật pha chế, không biết có sự nhầm lẫn nào không?
Vì khi em xem video dưới đây để làm theo thì họ làm ngược với anh, họ đổ dung dịch đồng vào nước vôi và không được phép đổ ngược lại.
 
Vì 60 triệu người VN buộc phải làm nông dân em ạ, họ không có lựa chọn khác. Còn quan điểm của anh trên topic này không phải là nông dân, anh phân tích vấn đề trên cở sở đầu tư tài chính, anh đang lựa chọn phương án dựa trên hiệu suất đầu tư, phân tích dự án đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư...
Đây cũng là bài toàn của Đảng, nhà nước, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các loại hình lao động khác bằng phổ cập dạy nghề, phổ cập kiến thức đại trà (xin lỗi, trí nhớ của anh không tốt lắm, hình như là kiến thức phổ cập phổ thông về tất cả các lĩnh vực mà chúng ta quen gọi là phổ thông bậc cơ sở, phổ thông bật trung học thì phải) để vùng nông thôn có điều kiện tiếp thu nền văn minh công nghiệp.
Nếu mục tiêu ấy của Đảng thành hiện thực, đất nước ta chỉ còn 1000 nông dân, mỗi nông dân khi canh tác có phòng phân tích vi sinh, phòng giám định bệnh học, phòng nuôi cấy mô, phòng sinh học phân tử...
Và khi đó, anh trở thành một nhân viên quèn, thành người gác cổng, thành bảo vệ... Còn em, em ko thể còn ngồi đây để suy tư nông dân trồng khoai mỳ... vì lúc đó ko còn nông dân trồng khoai mỳ.
Vậy có phải chúng ta còn quá hạnh phúc ko nhỉ? cơ hội của chúng ta còn quá nhiều...
Anh rất thỏa mãn và hạnh phúc về điều đó.

Ok.
Vùng đất: để xác định ý của chủ đầu tư trồng cây gì.
Số lượng xã viên: quan trọng là số xã viên có hứng thú với hạng mục đầu tư trồng cây x, chứ không phải là một tập hợp nông dân người thì nuôi dê, người thì trồng lúa, người thì trồng cỏ nuôi bò, người thì nuôi rắn. Phải có hội cụ thể "hội trồng thanh long"; khác biệt với "hội nuôi chó". ko thể chung chung như hội nông dân tỉnh X.
.... đó là bước đầu để có thể ngồi với nhau, người nuôi chó không thể ngồi chung với người nuôi chuột bạch!!!!
Trong 3 ngày, giá chanh tăng giá gấp 3 lần ae ạ.
Ngày 18/12 al: giá chanh giấy tốt tại nhà vườn - Bến lức: 6.000/ 1 Kg.
Ngày 19: 12.000/ 1 Kg.
Ngày 20: 18.000/ 1 Kg.
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các loại hình lao động khác thì nhà nước làm quá nhìu rồi anh a! Nó đã đi đến tận bản làng xa xôi . Như học may, học sửa chữa...Mô hình kinh tế thì cũng nhiều quá rồi,như cây cao su đc đưa vào nhà nước cũng hứa hẹn nếu bản làng dồn được đất ...Thì sẽ làm công nhân có lương có bảo hiểm rồi thì một vài lí do vĩ mô nào đó lại quay về làm nông dân. Mỗi nông dân khi canh tác có phòng phân tích vi sinh, phòng giám định bệnh học, phòng nuôi cấy mô, phòng sinh học phân tử...Thì có lẽ nên có HTX giáo duc trước anh nhỉ nhưng phải theo mô hình của anh. Quá trình này thực hiện được chắc cũng vài đời người...
Cũng phải chân thành cảm ơn những tâm huyết của anh trong topic . Thât ra Ari cũng đang muôn hướng tới HTX kiểu của anh ấy chứ. HTX từ quá quen thuộc sao lại một thời sao lại bị bỏ quên ...chắc lại cần người có tâm và có tầm đúng chứ anh
 
Theo dõi toppic của anh nên em cũng đã ứng dụng boocdo.
Về kỹ thuật pha chế, không biết có sự nhầm lẫn nào không?
Vì khi em xem video dưới đây để làm theo thì họ làm ngược với anh, họ đổ dung dịch đồng vào nước vôi và không được phép đổ ngược lại.
Xin bổ sung thêm: Đổ dung dịch đồng từ từ vào nước vôi, khuấy đều liên tục và nên khuấy theo chiều ngược kim đồng hồ.
 
Theo dõi toppic của anh nên em cũng đã ứng dụng boocdo.
Về kỹ thuật pha chế, không biết có sự nhầm lẫn nào không?
Vì khi em xem video dưới đây để làm theo thì họ làm ngược với anh, họ đổ dung dịch đồng vào nước vôi và không được phép đổ ngược lại.
Ok.
Cảm ơn em vừa phản hồi, và anh cũng đã seach web xem tài liệu, tất cả các tài liệu đều nêu như em nói, đổ đồng vào vôi, tuyệt đối không làm ngược lại. Kể cả giao trình công nghệ cũng nêu như vậy, và đều nói rõ "tuyệt đối không làm ngược lại".
Anh cũng vừa thí nghiệm xong. Như vậy, việc đổ đồng vào vôi là chính xác. Anh em làm theo cách đổ đồng vào vôi nhé.
Dưới góc độ khám phá thêm, mình tìm hiểu tiếp và có sự phân tích thêm, và dưới đây là hình ảnh kết quả thí nghiệm:
(Ko dán hình được, dán lại sau nhé)


Ly bên trái là kết quả đổ đồng vào vôi, ly bên phải là kết quả đổ vôi vào đồng.
Giải thích phản ứng:
(úp được hình sẽ viết tiếp nhé).
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các loại hình lao động khác thì nhà nước làm quá nhìu rồi anh a! Nó đã đi đến tận bản làng xa xôi . Như học may, học sửa chữa...Mô hình kinh tế thì cũng nhiều quá rồi,như cây cao su đc đưa vào nhà nước cũng hứa hẹn nếu bản làng dồn được đất ...Thì sẽ làm công nhân có lương có bảo hiểm rồi thì một vài lí do vĩ mô nào đó lại quay về làm nông dân. Mỗi nông dân khi canh tác có phòng phân tích vi sinh, phòng giám định bệnh học, phòng nuôi cấy mô, phòng sinh học phân tử...Thì có lẽ nên có HTX giáo duc trước anh nhỉ nhưng phải theo mô hình của anh. Quá trình này thực hiện được chắc cũng vài đời người...
Cũng phải chân thành cảm ơn những tâm huyết của anh trong topic . Thât ra Ari cũng đang muôn hướng tới HTX kiểu của anh ấy chứ. HTX từ quá quen thuộc sao lại một thời sao lại bị bỏ quên ...chắc lại cần người có tâm và có tầm đúng chứ anh
Uh.
Ở Dalat có nhiều và rất nhiều "nông dân" thuê kỹ sư CNSH, Nông học, hóa phân tích... về làm việc rồi đấy em ạ. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ luôn gắn liền với các viện nghiên cứu, các chuyên gia thực vật - vi sinh; lợi nhuận của họ không tính trên ha, mà là tính trên 1 m2. Đó là các nông dân trồng hoa chỉ để xuất khẩu chứ không phải "hoa cúc bán ngoài chợ" đâu.
Còn ở Long Xuyên đã có 1 nhà máy xay xát nhập khẩu tất cả các thiết bị chế biến gạo từ nước ngoài về với tổng số vốn trên 1.000 tỷ, nhà máy này gắp từng hạt gạo, lựa chọn từng gạt gạo để xuất khẩu gạo qua Anh với giá 50.000 đ/ 1 Kg.
Cánh đồng mẫu lớn 10.000 ha tại Đồng tháp đã đi vào sản xuất chuyên canh 1 loại gạo, chứ không phải đổ tất cả các loại lúa vào 1 ghe và xay gạo 5% tấm xuất khẩu nữa.
Tại An giang, có nhiều nông dân có diện tích trồng lúa riêng sở hữu sổ hồng với DT hàng trăm Ha.
Không phải chờ vài đời người đâu em ạ, sẽ đến ngay thôi.
Và sẽ đến càng nhanh, nhanh như một giấc ngủ sáng dậy sẽ nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình không còn như tối qua, không còn như vài chục năm trước.
Điều 1 của hiệp định thương mại việt mỹ ghi rằng "VN và hoa kỳ là hai quốc gia xúc tiến quan hệ thương mại và ghi nhận một nguyên tắc rằng, Hoa kỳ là quốc gia phát triển ở trình độ cao đang xúc tiến quan hệ thương mại với VN là quốc gia đang phát triển"; có nghĩa là VN và Hoa kỳ chưa xúc tiến quan hệ thương mại bình đẳng: Xe hơi hoa kỳ xuất khẩu vào VN phải chịu thuế 100%; còn xe hơi VN xuất khẩu vào Hòa kỳ chịu thuế 0%.v.v.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nông dân VN và nông dân hoa kỳ chơi bình đẳng với nhau? Xin thưa, chỉ trong vòng 3 ngày, giá đất nông nghiệp VN sẽ tăng rất cao do các công dân USA, việt kiều Mỹ mua hết đất của nông dân ta quy mô lớn, làm ăn lớn. Còn chúng ta sẽ về đâu với số vốn nhỏ, lẻ?
Vì sao cao su VN rớt giá? vì chúng ta chỉ biết cân Kg mủ, loại chất lượng cao su cấp thấp, không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của thị trường cao cấp Chấu Âu: mủ cao su phải có hàm lượng kim loại thấp để họ chế biến ra các sản phẩm cao cấp: ủng cách điện, kìm cách điện, vỏ dây điện... Điều gì sẽ xảy ra nếu trong các sản phẩm đỏ có các ion kim loại hoạt động? Nó phải được bắt đầu từ khâu chăm sóc, bón phân, theo dõi, phân tích các nghiệm thức... Những sản phẩm này không cần số lượng "triệu tấn"; không cần "kim ngạch xuất khẩu đạt..."; mà chỉ cần nông hộ X đã xuất khẩu 200 Kg mủ cao su.
Anh là một cá nhân nhỏ bé, người lớn không thể làm việc nhỏ, người nhỏ không thể làm việc lớn. Anh ko thể làm, và ko muốn canh tác 100 tấn dưa hấu, mỗi trái có trọng lượng 2 - 3 Kg có độ đường 7% chở ra cửa khẩu Tân Thanh; Anh đã "chế tạo" thành công trái dưa hấu có độ đường tới 13%, ăn ngọt tới miếng cuối cùng, hương vị còn lưu luyến đến vài ngày sau. SG có 4 chủ shop trái cây cao cấp (không phải chợ đầu mối nhé, anh đã cầm cho họ ăn thử và họ rất sảng khoái, và họ đã đặt hàng anh tìm loại giống riêng có mà sắc riêng, kích cỡ riêng). Anh chỉ cần sản xuất 200 Kg, mỗi trái 800 g, bán ở phân khúc cao cấp nhất - Em đồng ý chứ?
Trong chiến lược phát triển khu Tây Nam Bộ có đề cập đến việc phát triển sản phẩm riêng, độc đáo, đặc sắc. Anh sẽ đi theo hướng này.
"Khi lội trong một đầm lầy đầy cá sấu, điều duy nhất mà bạn có thể nghĩ tới là nhảy lên bờ mà bạn quên rằng mình có thể tát cạn cả đầm lầy".
Mỗi chúng ta đã quá quen thuộc với sự bao cấp, với sự quản lý của nhà nước can thiệp sâu vào tự do cá nhân, sâu đến mức mà trước khi yêu nhau, phải làm "đơn xin yêu nhau" gửi phòng tổ chức, và phòng tổ chức duyệt cho yêu mới được yêu.
Hãy mạnh mẽ vươn lên. Hãy tìm một lối đi riêng cho mình. Hãy thoát ra khỏi nền nông nghiệp trông chờ vào nhà nước. Em có đồng ý không?
 
Last edited:


Back
Top