Thảo luận Từ Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tới một nền nông nghiệp hiện đại.

  • Thread starter Thọ Th
  • Ngày gửi
Một câu chuyện làm nông nghiệp ở nước phát triển: Đức, cả một cánh đồng bằng phẳng 200-300ha người ta làm nông nghiệp thế này: Ngô đến vụ thu hoạch (họ không thu hoạch ngô già như ta, chỉ chắc hạt là thu rồi) họ đưa máy vào, máy cắt hết từ sát gốc ngô rồi đưa vào nghiền cả lá, cả thân, cả bắp phun ra một cửa, từ cửa này có một xe tải chạy song song để hứng, cứ đầy xe lại tiếp xe sau. Phía sau chiếc máy là một chiếc máy khác làm đất, trộn mùn, phân bón xới tung hết lên, máy làm đất kết hợp luôn với máy tra hạt. Họ tra rất mau, mỗi gốc ngô chỉ cách nhau 20cm thôi. Thế là một chu trình khép kín. Xem xong mà hoa hết cả mắt, máu trong người cứ sôi sùng sục, sao ta không làm được?

Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 10.6.2013 nhưng đến nay gần như tất cả các địa phương vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Mục tiêu của đề án rất rõ ràng: " Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..."
Mục đích ngắn hạn chỉ là như vậy, nhưng phía sau cuộc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp người dân sẽ được hưởng lợi tới hàng chục năm sau.
Mốc 2020 đang cận kề, chúng ta chỉ còn 5 năm nữa nhưng nếu chúng ta không chuyển mình, không bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch, lên phương án và tiến hành cải cách sâu rộng, mạnh mẽ chúng ta sẽ bị chậm lại.
Phải bắt đầu từ đâu?
Đất!
Tôi đi dọc các tỉnh phía Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc... đều nhận ra một thực trạng là các mảnh ruộng của ta tương đối hẹp và bậc thang. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể tách rời với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cũng không thể tách rời được với đất. Đất đai là gốc rễ của nông nghiệp - nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, chúng ta đã quy hoạch nhiều tuyến đường liên xã, liên tỉnh, đường cao tốc cắt ngang các cánh đồng, nó phù hợp cho mục tiêu ngắn của chúng ta nhưng lại ảnh hưởng, cản trở lâu dài cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Làm sao đưa được máy móc công nghiệp vào trong khi cánh đồng rộng chỉ vài chục ha nhưng lại bị xẻ đôi, xẻ ba, vướng đường dây điện.
Cản trở thứ hai thuộc về địa hình tự nhiên, các cánh đồng thoai thoải không nhiều, chủ yếu là bậc thang, ruộng này tiếp giáp ruộng kia chênh cao chừng 20-30cm là phổ biến. Nếu có một cuộc đại cách mạng ruộng đất thì việc cần làm là đưa các ruộng này về một độ cao với độ dốc vừa phải: 0.2% đủ để nước chảy tự nhiên. Bóc lớp đất mùn lên, san ruộng, và rải lại lớp đất mùn. Việc không làm ngày một ngày hai được mà mất cả một thế hệ nhưng ta cứ làm từng xã, từng huyện, từng tỉnh một. Dần dần cũng sẽ xong. Không phải tất cả các ruộng ta đều làm, có nơi cao quá thì chuyển sang trồng cây vùng đồi, cho làm trang trại chăn nuôi gà, trâu bò. Nơi thấp trũng thì nuôi vịt, nuôi cá. Khi có được một "bình nguyên" thì việc đưa máy móc công nghiệp vào, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào cũng vô cùng dễ dàng. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, được đảm bảo thu nhập, được đóng bảo hiểm hoặc ký hợp đồng nuôi thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Rõ ràng, nếu vấn đề đất đai chưng giải quyết được thì Việt Nam chưa thể hi vọng có một nền nông nghiệp hiện đại. Dù thiên nhiên, tự nhiên có ưu đãi đến đâu chăng nữa, sức người cũng chỉ có hạn thôi.
 


Nông nghiệp công nghệ cao.

Ước mơ chỉ thực hiện bởi các tập đoàn lớn.
Đối với người nông dân thì đấy chỉ là một giấc mơ mà thôi.
 


Một câu chuyện làm nông nghiệp ở nước phát triển: Đức, cả một cánh đồng bằng phẳng 200-300ha người ta làm nông nghiệp thế này: Ngô đến vụ thu hoạch (họ không thu hoạch ngô già như ta, chỉ chắc hạt là thu rồi) họ đưa máy vào, máy cắt hết từ sát gốc ngô rồi đưa vào nghiền cả lá, cả thân, cả bắp phun ra một cửa, từ cửa này có một xe tải chạy song song để hứng, cứ đầy xe lại tiếp xe sau. Phía sau chiếc máy là một chiếc máy khác làm đất, trộn mùn, phân bón xới tung hết lên, máy làm đất kết hợp luôn với máy tra hạt. Họ tra rất mau, mỗi gốc ngô chỉ cách nhau 20cm thôi. Thế là một chu trình khép kín. Xem xong mà hoa hết cả mắt, máu trong người cứ sôi sùng sục, sao ta không làm được?

Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 10.6.2013 nhưng đến nay gần như tất cả các địa phương vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Mục tiêu của đề án rất rõ ràng: " Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..."
Mục đích ngắn hạn chỉ là như vậy, nhưng phía sau cuộc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp người dân sẽ được hưởng lợi tới hàng chục năm sau.
Mốc 2020 đang cận kề, chúng ta chỉ còn 5 năm nữa nhưng nếu chúng ta không chuyển mình, không bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch, lên phương án và tiến hành cải cách sâu rộng, mạnh mẽ chúng ta sẽ bị chậm lại.
Phải bắt đầu từ đâu?
Đất!
Tôi đi dọc các tỉnh phía Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc... đều nhận ra một thực trạng là các mảnh ruộng của ta tương đối hẹp và bậc thang. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể tách rời với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cũng không thể tách rời được với đất. Đất đai là gốc rễ của nông nghiệp - nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, chúng ta đã quy hoạch nhiều tuyến đường liên xã, liên tỉnh, đường cao tốc cắt ngang các cánh đồng, nó phù hợp cho mục tiêu ngắn của chúng ta nhưng lại ảnh hưởng, cản trở lâu dài cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Làm sao đưa được máy móc công nghiệp vào trong khi cánh đồng rộng chỉ vài chục ha nhưng lại bị xẻ đôi, xẻ ba, vướng đường dây điện.
Cản trở thứ hai thuộc về địa hình tự nhiên, các cánh đồng thoai thoải không nhiều, chủ yếu là bậc thang, ruộng này tiếp giáp ruộng kia chênh cao chừng 20-30cm là phổ biến. Nếu có một cuộc đại cách mạng ruộng đất thì việc cần làm là đưa các ruộng này về một độ cao với độ dốc vừa phải: 0.2% đủ để nước chảy tự nhiên. Bóc lớp đất mùn lên, san ruộng, và rải lại lớp đất mùn. Việc không làm ngày một ngày hai được mà mất cả một thế hệ nhưng ta cứ làm từng xã, từng huyện, từng tỉnh một. Dần dần cũng sẽ xong. Không phải tất cả các ruộng ta đều làm, có nơi cao quá thì chuyển sang trồng cây vùng đồi, cho làm trang trại chăn nuôi gà, trâu bò. Nơi thấp trũng thì nuôi vịt, nuôi cá. Khi có được một "bình nguyên" thì việc đưa máy móc công nghiệp vào, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào cũng vô cùng dễ dàng. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, được đảm bảo thu nhập, được đóng bảo hiểm hoặc ký hợp đồng nuôi thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Rõ ràng, nếu vấn đề đất đai chưng giải quyết được thì Việt Nam chưa thể hi vọng có một nền nông nghiệp hiện đại. Dù thiên nhiên, tự nhiên có ưu đãi đến đâu chăng nữa, sức người cũng chỉ có hạn thôi.
nói phét quá cha ơi
 
Cơ cấu theo lợi thế, tính chất và khả năng của mỗi nước, chứ thấy nước khác làm mà cũng làm theo không tính đến điều kiện tính chất cụ thể của mình thì chỉ có chúa mới làm được
 
Gian nan quá.

Hay là mình bất chấp tất cả làm với nhau 1 vụ thiệt đi.
 
Nước ta còn nghèo thì không cần nói
Quan trọng la dân ta còn nghèo thì không thể làm được rồi.
Muốn làm được thì những nghị định này nọ khi ban hành ra thì dân hưởng được ngay . Chứ đường này thì biết đến khi nào.
 
Nhìn vào đức phải nhìn qua israel. công nghệ cao là phụ thuộc vào lượng chất xám đổ vào mỗi m2 đất ....làm sao cho hiệu quả cao nhất....làm sao để sản phẩm làm ra có giá trị giống như nhật ..muốn mua được nông sản phải đấu giá .....làm được như vậy sẽ thành công....
 

Muốn thay đổi dc nông nghiệp nước nhà thì phải có thật nhiều tiền. Đầu tiên là đất đai như ở đồng bằng là đẹp rồi còn vùng núi phải san núi cho thật bằng . Điều kiện thứ 2 là nước cần phải tạo được ao hồ chữa nước tưới. Thứ 3 là khí hậu phải dựng nhà lưới. Nhà kính tạo tiểu khí hậu.... Tiếp nữa là kỹ thuật thì cần phải
 
Sao lại nói phét bạn ?
ai dung ra tai co cau nn thua cac bac..do la nha nuoc,,ma cac bac nhin vao ddp dau nguoi coi..ngang bang campuchia thi tai co cau duoc khog,,cai nay chi can tai co cau dau ra trong nuoc ,,,nha nuoc co chinh sach dau ra trong nuoc thuan loi thi se ko can nhap sieu nong san nuoc ngoai vay la giam bot duoc usd do ra nuoc ngoai mua nong san,roi tu do tung buoc ap dung khoa hoc vao trong trot chan nuoi dam bao thang loi 100
 
Cảm ơn Admind đã stick chủ đề của mình. Đợt vừa rồi bận lu bù vì kiểm toán kiểm văn mà không có vào lại diễn đàn.
Những ngày gần đây rõ ràng vấn đề nông nghiệp, nông dân đang được cả xã hội nhìn nhận, đánh giá lại, nâng cao vai trò của kinh tế nông nghiệp lên rất nhiều nhưng vẫn chưa đúng với vai trò thực sự. Có một bài báo trích lời của một lãnh đạo nào đó (quên mất) có nói, Việt Nam phải trở thành vườn rau, góc bếp của thế giới! Nếu Đảng ta cũng quyết định làm như vậy thì hiện đại hóa nông nghiệp có gì không khả thi?
Nhìn lại hơn 20 năm phát triển ngành công nghiệp oto, chúng ta thu về được 3 con số O to và tròn đẹp mỹ mãn như nhau. Nếu hơn 20 năm đó, chúng ta đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, chúng ta chú trọng sản xuất máy nông nghiệp như máy làm đất, máy gieo cấy, máy thu hoạch, máy phay, máy nghiền cơ động, máy khai thác gỗ, lâm sản, máy bóc tách ngô, lạc... để nông dân nào cũng có thể tiếp cận được thì chỗ đứng ngành nông nghiệp có ở đáy như hiện nay? Tiếc lắm!
Rồi, nhìn lại thời kỳ cải cách ruộng đất. Một thời kỳ tối tăm trong lịch sử mà đến nay ta vẫn chưa dám nói thẳng, nói thật. Sự manh mún tư liệu sản xuất cũng từ thời kỳ đó mà ra. Dồn điền đổi thửơ hiện nay phải chăng đang là sửa chữa lại sai lầm quá khứ và có nên chăng, một cuộc cải cách ruộng đất lần 2?
Quay lại chủ đề này sau hơn 2 năm!
Đây là hình ảnh mới chiều nay ở Đoan Hạ, Thanh Thủy, Phú Thọ. Máy ủi, máy xúc, oto vận chuyển đất san lấp khắp cánh đồng ven sông Đà, xóa bỏ vùng ruộng trũng, hạ thấp vùng ruộng cao. Chỗ thì đào ao
https://goo.gl/photos/BfJFgwTRnuKdqX4K6
Dùng điện thoại không up được ảnh!!
 
các bạn có bao giờ đi tìm hiểu và thử xin một chính sách nào đó thực sự để phục vụ quê hương chưa.
mình làm rồi. Xin lỗi, nếu không có phong bì tới mức số tiền còn lại từ chính sách không thể làm được gì ngoài việc báo cáo láo, thì vĩnh viễn không bao giờ bạn xin được.
 
Không cần chính sách, tự mỗi địa phương đều có thể tự làm được. Khi đã có mô hình, đã có địa phương đi đầu, nó sẽ tự lan tỏa.
 
Không cần chính sách, tự mỗi địa phương đều có thể tự làm được. Khi đã có mô hình, đã có địa phương đi đầu, nó sẽ tự lan tỏa.
địa hình, cây trồng, con người mỗi chổ một khác nhau vì vậy mỗi địa phương cần có một chính sách khác nhau và cần có mô hình và chính sách khác nhau để có thể làm mô hình tại địa phương mình rồi sau đó nhân rộng mới có cơ hội thành công.
chứ mấy ông ngồi trên suốt ngày lấy tiền thuế của dân đi tham quan mô hình, thậm chí là mô hình nước ngoài rồi về có bao giờ áp dụng được không?!!!!!
 
T
Một câu chuyện làm nông nghiệp ở nước phát triển: Đức, cả một cánh đồng bằng phẳng 200-300ha người ta làm nông nghiệp thế này: Ngô đến vụ thu hoạch (họ không thu hoạch ngô già như ta, chỉ chắc hạt là thu rồi) họ đưa máy vào, máy cắt hết từ sát gốc ngô rồi đưa vào nghiền cả lá, cả thân, cả bắp phun ra một cửa, từ cửa này có một xe tải chạy song song để hứng, cứ đầy xe lại tiếp xe sau. Phía sau chiếc máy là một chiếc máy khác làm đất, trộn mùn, phân bón xới tung hết lên, máy làm đất kết hợp luôn với máy tra hạt. Họ tra rất mau, mỗi gốc ngô chỉ cách nhau 20cm thôi. Thế là một chu trình khép kín. Xem xong mà hoa hết cả mắt, máu trong người cứ sôi sùng sục, sao ta không làm được?

Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 10.6.2013 nhưng đến nay gần như tất cả các địa phương vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Mục tiêu của đề án rất rõ ràng: " Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008..."
Mục đích ngắn hạn chỉ là như vậy, nhưng phía sau cuộc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp người dân sẽ được hưởng lợi tới hàng chục năm sau.
Mốc 2020 đang cận kề, chúng ta chỉ còn 5 năm nữa nhưng nếu chúng ta không chuyển mình, không bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch, lên phương án và tiến hành cải cách sâu rộng, mạnh mẽ chúng ta sẽ bị chậm lại.
Phải bắt đầu từ đâu?
Đất!
Tôi đi dọc các tỉnh phía Bắc, từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc... đều nhận ra một thực trạng là các mảnh ruộng của ta tương đối hẹp và bậc thang. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể tách rời với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cũng không thể tách rời được với đất. Đất đai là gốc rễ của nông nghiệp - nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, chúng ta đã quy hoạch nhiều tuyến đường liên xã, liên tỉnh, đường cao tốc cắt ngang các cánh đồng, nó phù hợp cho mục tiêu ngắn của chúng ta nhưng lại ảnh hưởng, cản trở lâu dài cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Làm sao đưa được máy móc công nghiệp vào trong khi cánh đồng rộng chỉ vài chục ha nhưng lại bị xẻ đôi, xẻ ba, vướng đường dây điện.
Cản trở thứ hai thuộc về địa hình tự nhiên, các cánh đồng thoai thoải không nhiều, chủ yếu là bậc thang, ruộng này tiếp giáp ruộng kia chênh cao chừng 20-30cm là phổ biến. Nếu có một cuộc đại cách mạng ruộng đất thì việc cần làm là đưa các ruộng này về một độ cao với độ dốc vừa phải: 0.2% đủ để nước chảy tự nhiên. Bóc lớp đất mùn lên, san ruộng, và rải lại lớp đất mùn. Việc không làm ngày một ngày hai được mà mất cả một thế hệ nhưng ta cứ làm từng xã, từng huyện, từng tỉnh một. Dần dần cũng sẽ xong. Không phải tất cả các ruộng ta đều làm, có nơi cao quá thì chuyển sang trồng cây vùng đồi, cho làm trang trại chăn nuôi gà, trâu bò. Nơi thấp trũng thì nuôi vịt, nuôi cá. Khi có được một "bình nguyên" thì việc đưa máy móc công nghiệp vào, kêu gọi nước ngoài đầu tư vào cũng vô cùng dễ dàng. Nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, được đảm bảo thu nhập, được đóng bảo hiểm hoặc ký hợp đồng nuôi thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Rõ ràng, nếu vấn đề đất đai chưng giải quyết được thì Việt Nam chưa thể hi vọng có một nền nông nghiệp hiện đại. Dù thiên nhiên, tự nhiên có ưu đãi đến đâu chăng nữa, sức người cũng chỉ có hạn thôi.
Cung trung y tuong. Toi cung ap u y tuong nay lau lam roi. Nhung chua co von. Phai doi tien
 


Back
Top