Kỹ Thuật trồng Keo dậu làm thức ăn chăn nuôi

caykeodau.png

Do nhu cầu sữ dụng củng như là nhiều bạn hỏi mình về vấn đề trồng keo dậu làm thức ăn cho dê nên hôm nay mình mạo muội mở một bài chia sẻ cách trồng keo dậu dựa trên kinh nghiệm và đi tham quan thực tế củng như là cách trồng ở địa phương, trên đây hoàn toàn ko có chuyện sao chép copy tài liệu của người khác. Nếu có gì thiếu sót mong anh em góp ý thêm để cho bài viết hoàn thiện hơn

1. Đặc điểm

Keo dậu tên khoa học là Leucaena leucocephala còn có tên khác là keo giậu, táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun.

Keo dậu thuộc họ đậu. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất dẽ thoát nước. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt.

Có thể dùng làm hàng rào, chắn gió, tạo bóng mát cho cây trồng, dùng làm nọc tiêu, thâm canh năng suất cao cho gia súc gia cầm ăn.

Tùy vào điều kiện đất đai và nhu cầu sử dụng để quyết định trồng thâm canh hay xen canh.

2. Kỹ thuật trồng

- Thời gian trồng : Tốt nhất là đầu mùa mưa

- Xử lý hạt ( ĐÁNH THỨC TRẠNG THÁI NGỦ CỦA HẠT): Khâu này rất quan trọng, vì hạt keo dậu rất cứng, nếu ko đánh thức trạng thái nhủ của nó thì hạt sẻ nãy mầm ko đều. Nên trước khi trồng ta cần xử lý như sau: Ngâm hạt ở nhiệt độ nước 80-90 Độ C trong 5 phút, sau đó vớt ra ngâm lại bằng nước lạnh 1 đêm ( khoảng 8 tiếng) vớt những hạt nỗi ( hạt ko đạt) ra sau đó để ráo rồi đem gieo vào luống rạch sẵn( nếu thâm canh, hoặc trồng hàng rào) , gieo vào bầu nếu trồng xen canh hoặc trồng làm nọc tiêu.

- lượng hạt khô cần cho mỗi ha khoảng 20 kg

A. THÂM CANH: Phù hợp với diện tích đất nhỏ, có nước tưới và bón phân hàng năm để đạt năng suất cao nhất.

- Chuẩn bị đất:

Cày bừa đất, rạch hàng xâu 20cm, hàng cách hàng 80cm.

- Phân bón :

Sau khi rạch hàng thì bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục và lấp đất chừa lại khoảng 10cm.

- Cách trồng và chăm sóc :

Gieo hạt theo hàng rạch được bón lót sẵn(hàng cách hàng 80cm ban đầu), hạt cách hạt khoảng 5cm vì cần trừ hao, lấp đất sâu khoảng 5 cm.

Sau khi gieo hạt cần tưới giữ ẩm hàng ngày nếu trời ko mưa.

B. TRỒNG XEN CANH ( Thích hợp làm nọc tiêu, xen canh tạo tán cho những cây trồng ưa bóng râm, làm nọc tiêu, hàng rào…) hoặc điều kiện ít nước tưới và ko bón phân hàng năm.

Chuẩn bị bịch ươm loại (0.5kg), đất được sàn nhỏ, trộn với 1 ít phân chuồng cho vào bịch, gieo mỗi bịch 2 hạt. Sau đó tưới ẩm hàng ngày. Sau 1 tuần kiểm tra xem hạt nãy mầm đều ko? Nếu ko đều ta cần gieo dặm lại.

Khi cây được 45-50 cm thì đem ra trồng vào đất được làm sẵn.

- Chuẩn bị đất:

Sau khi cây ươm trong bịch đạt kích thước phù hợp thì ta chuẩn bị đất như sau, đào hố sâu/rộng/ngang 20cmX20cmX20cm.

Hàng cách hàng tối thiểu 2m, cây cách cây tối thiểu 1m.

- Phân bón :

Bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục như trồng thâm canh nhưng chỉ cần cho 1 lượng đất ít xuống hố đảo đều cùng phân đả bón lót ban đầu.

- Cách trồng và chăm sóc :

Dùng dao cắt đít bọc ươm ( Ko nên xé hẵn, đây là yếu tố quan trọng để tạo bộ rễ sau này và cây khỏi bị chết sau khi trồng) thả xuống hố được đào và bón phân sẵn và lấp đất nén chặt, và sau đó cắm 1 cây tre khoảng 1m, buộc thân cây keo dậu vào, giúp cây lên thẳng, chống xô ngã khi gặp gió hoặc mưa lớn….

- Tưới nước thường xuyên trong giai đoạn đầu nếu ko mưa, khi cây lớn thì có thể ko cần tưới.



3. Thu hoạch và sử dụng

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.

Sau khi trồng cây cao khoảng 1.5m thì ta thu hoạch lứa đầu.

Cắt ngang từ mặt đất lên khoảng 80cm, sau khi thu hoạch cần tưới thường xuyên vài ngày đầu cho keo dậu đâm chồi mới, nếu chăm sóc kỹ thì sau 45 ngày thu hoạch lứa tiếp theo, thu hoạch lứa tiếp theo cần chừa lại 5cm cành mới cho keo dậu tái sinh chồi mới. Một năm cần bón phân chuồng hoai mục 1 lần vào đầu mùa mưa.

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.



Sau khi trồng, khi cây đạt 3-4m thì ta có thể thu hoạch, ko nên thu hoạch sớm quá làm cây còi cọc chậm lớn. Nếu có tưới nước hoặc mùa mưa thì 45 ngày có thể thu hoạch lại, nếu mùa khô thì trên 60 ngày thì mới thu hoạch lại được.

Nếu làm nọc tiêu thì khi đường kính cây từ 7cm trở lên mới có thể trồng tiêu vào được.



Chúc các anh chị em thành công!

Nguồn: HOÀNG KAKA Post 14/04/2014
Hội Chăn Nuôi Dê Việt Nam - Vinagoat
https://www.facebook.com/groups/hoichannuoidevietnam/
 


Ắt hẳn tôi là anh hùng bàn phím rồi.
Người hùng này chẳng cần ai phục cả,
mà chỉ mong bà con đừng nhẹ dạ cả tin
mà theo những người tự xưng là người
tốt.

Đừng nghe những điều người ta nói, mà
hãy coi những điều người ta đã lầm được
gì.

Nếu bạn phê phán tôi, mong bạn hãy làm
được một người hùng bàn phím đã. Nếu
không hạ gục được tôi về mặt lý luận,
đừng hòng có bà con nào nghe bạn xúi
dại đâu. Thử hỏi, bàn phím nào xui bà
con bỏ 1 héc ta đất ra trồng keo giậu?

Bà con cũng dè chừng những ai muốn nói
xấu tôi, mà không có lý do gì cả. Tôi
là người hùng bàn phím, không bao giờ
nói xấu một ai. Tôi chỉ bình luận những
lý lẽ thôi. Muốn được bà con không cho
là người xấu, đừng dại mà chọc tôi. Hãy
cố gắng đưa ra những lý luận tốt đi.
Cho dù rủ nhau bè phái hàng chục người
nói xấu, cũng không bằng đưa ra một lý
lẽ nghe được.
 
Chào cả nhà!
Các bác có thể cho e biết là hạt cây này người có ăn đc kg?
Cám ơn trước ah!
ăn đc, ngày xưa mẹ bắt ăn trái này để xổ lãi đó. nó mọc đầy ngay ngoài quê, lâu lâu chặt làm củi
 
Nói về dinh dưỡng, các lá cây giàu đạm đến đâu
cũng thua hạt đậu tương (đậu nành, yellow bean).
Vì thế, người ta không trồng keo giậu lấy lá
chăn nuôi, mà mua hạt đậu tương, xay ra cám,
để chăn nuôi. Năm vừa rồi, giá đậu tương thế giới
sụt thê thảm, vì Mỹ được mùa đậu tương, mà Mỹ vốn
là một nước cung cấp đậu tương quan trọng của thế
giới.

Nói về năng suất, keo giậu là một cây rất kém năng
suất. Có thể nói cách hình tượng cho dễ hiểu rằng,
Cỏ, rau muống, rau ngót, keo giậu xếp hạng từ cao
nhất đến thấp nhất về năng suất. Keo giậu chậm lớn
hơn rau ngót, vì thân cành của nó to hơn, nhiều gỗ
hơn. Rau ngót chậm lớn hơn rau muống vì nó cũng có
thân và cành, còn rau muống thì không. Rau muống
chậm lớn hơn cỏ thì ai cũng biết rồi.

Thực tế xưa nay, cho dù ai nói ngả nói nghiêng rằng
keo giậu là cây làm thức ăn chăn nuôi tốt nhất trái
đất, chưa có nông trại nào bỏ ra một héc ta mà trồng
keo giậu cả. Bà con ai có gan bỏ ra 1 héc ta trồng
keo giậu, ắt được đẳng cấp anh hùng lao động.
tiền đâu mà mua đậu cho chúng ăn
Hiện nay nó được coi như là một nguồn cung cấp than củi và năng lượng (tương đương 1 triệu thùng dầu hàng năm từ diện tích 120 km²) hay thuốc trừ giunSumatra, Indonesia. Trong tiếng Indonesia nó được gọi là petai cina và trong tiếng Java là lamtoro hay lamotorogung. Nó được coi là một cỗ máy sản xuất sinh khối, do sản lượng lá của nó tương đương với khối lượng khô khoảng 2-20 tấn/ha trong một năm và củi khoảng 30–40 m³/ha trong một năm, với sản lượng có thể gấp đôi trong những khu vực có khí hậu thích hợp. Nó cũng là loài cây rất hiệu quả trong việccố định đạm, với khối lượng lớn hơn 500 kg/ha mỗi năm.

Quả và lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn phụ cho gia súc. Do khả năng sinh thái có thể tái sinh hạt rất tốt nên người ta thường sử dụng keo dậu làm 1 loài cây tiên phong phục hồi rừng. Hạt keo dậu sẽ được gieo vãi trên đất mất tính chất đất rừng, keo dậu nảy mầm và sẽ cải tạo dần tính chất đất ở đây, tạo hoàn cảnh cho các loài cây gỗ khác có thể sinh trưởng.

Tại Việt Nam, cây keo dậu còn có tên gọi khác là bình linh (Nam Bộ), táo nhơn (Trung Bộ) hay bọ chít v.v. Keo dậu phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng nhiều ở nam Trung Bộ, như ở Khánh Hòa. Keo dậu sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo dậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non.

Bột keo dậu là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và gia súc non. Lượng protein trong lá keo dậu khá cao (270 - 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và hàm lượng caroten khá cao (200 mg). Keo dậu có chứa độc tố mimosin nên chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối với lợn và dưới 5% đối với gia cầm. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là loại thực vật xâm hại.
wikipedia
 
Các nước lạc hậu thì nuôi lợn bằng thân cây chuối,
vì người cơm không có ăn, thì tiền đâu mua đậu cho
chăn nuôi?

Các nước tiên tiến mua đậu, mua bột cá cho ăn, vì
họ lấy tiền bán lợn gà bò mà mua thức ăn chăn nuôi.

Vấn đề là người nông dân muốn quay lại thời đồ đá
hay tiến lên với các nước khác?

Keo giậu hay cây bất kỳ không tên tuổi nào, cứ đánh
bóng thì đều hay lắm, nhưng vấn đề đặt ra là, cái
thằng nói láo thì chẳng bao giờ làm được cái gì cả,
còn người nào dại thì mới nghe nó nói thôi. Cho đến
nay, trên mảnh đất chữ S, chưa có ai dám bỏ tiền bỏ
công ra trồng keo giậu cả. Cứ hỏi bất cứ ai sắp lên
kế hoạch trồng hay nuôi, chẳng ai trồng keo giậu.
 
Cây này chỉ làm thức ăn cho dê thôi....trâu bò ăn ko wá ba bốn cành thì ko ăn nửa....tôi thấy đến mùa khô khi đi bẻ keo về cho bò ăn thì thấy trên lá có rệt sống trên đó..nó tiết ra một lượng đường rất nhìu...cầm vào rít cả tay...liếm vào thấy rất ngọt đấy bà con...nên nó còn bổ sung thêm lượng đường co dê nữa...hehe
 
Ắt hẳn tôi là anh hùng bàn phím rồi.
Người hùng này chẳng cần ai phục cả,
mà chỉ mong bà con đừng nhẹ dạ cả tin
mà theo những người tự xưng là người
tốt.

Đừng nghe những điều người ta nói, mà
hãy coi những điều người ta đã lầm được
gì.

Nếu bạn phê phán tôi, mong bạn hãy làm
được một người hùng bàn phím đã. Nếu
không hạ gục được tôi về mặt lý luận,
đừng hòng có bà con nào nghe bạn xúi
dại đâu. Thử hỏi, bàn phím nào xui bà
con bỏ 1 héc ta đất ra trồng keo giậu?

Bà con cũng dè chừng những ai muốn nói
xấu tôi, mà không có lý do gì cả. Tôi
là người hùng bàn phím, không bao giờ
nói xấu một ai. Tôi chỉ bình luận những
lý lẽ thôi. Muốn được bà con không cho
là người xấu, đừng dại mà chọc tôi. Hãy
cố gắng đưa ra những lý luận tốt đi.
Cho dù rủ nhau bè phái hàng chục người
nói xấu, cũng không bằng đưa ra một lý
lẽ nghe được.
Không ai bỏ ra 1 ha đất để trồng keo đậu cho mỗi dê bò ăn. Nhưng họ có thể bỏ ra nhiều hơn 1 ha (nếu có dk) để trồng keo đậu để trồng tiêu, và kết hợp nuôi dê đúng không bạn. Khi phản bác người khác bạn hãy xem thực tế đa có ai làm chưa. Phương thức tôi nói trên thì hàng ngàn nông dân đã làm rồi bạn ạ.
Bạn nói hơi quá. Ở đây ta bàn một số góc cạnh của cuộc sống thôi, và mỗi mô hình nó chỉ phù hợp với một số ít người thôi. Ở đây hầu hết mọi người chưa đủ kinh nghiệm, tiền tài để xây dựng một mô hình phát triển nông nghiệp như bầu Đức đâu bạn ơi.
 

Các nước lạc hậu thì nuôi lợn bằng thân cây chuối,
vì người cơm không có ăn, thì tiền đâu mua đậu cho
chăn nuôi?

Các nước tiên tiến mua đậu, mua bột cá cho ăn, vì
họ lấy tiền bán lợn gà bò mà mua thức ăn chăn nuôi.

Vấn đề là người nông dân muốn quay lại thời đồ đá
hay tiến lên với các nước khác?

Keo giậu hay cây bất kỳ không tên tuổi nào, cứ đánh
bóng thì đều hay lắm, nhưng vấn đề đặt ra là, cái
thằng nói láo thì chẳng bao giờ làm được cái gì cả,
còn người nào dại thì mới nghe nó nói thôi. Cho đến
nay, trên mảnh đất chữ S, chưa có ai dám bỏ tiền bỏ
công ra trồng keo giậu cả. Cứ hỏi bất cứ ai sắp lên
kế hoạch trồng hay nuôi, chẳng ai trồng keo giậu.
Ở đây tui chia sẻ cho anh em nào cần thông tin và cách trồng, và nói điều gì thì nên đọc kỹ đả nhé!
Tui chẳng có bán hạt giống hay chia sẻ bài này với mục đích vụ lợi cá nhân, nên ông có chướng tai gai mắt thì lượn dùm....
Ông củng lớn tuổi rồi, nên nói như thế nào để lớp con cháu nó nễ!
Thân!
 
Các bạn ơi, không có câu trả lời đơn giản cho việc nên hay không nên trồng cây keo dậu trong chăn nuôi. Mình đã dẫn nguồn thông tin ở trên rồi, cá bạn có thể đọc để áp dụng vào trường hợp của mình thay vì sa đà vào những vấn đề ngoài luồng. Ai cũng có quyền nêu lên quan điểm của mình miễn đúng nội quy và chúng ta nên tôn trọng.

Cây keo dậu có hàm lượng đạm rất cao 7% (trọng lượng tươi), mình thấy chỉ thua mỗi cỏ linh lăng alfalfa thôi nhưng không phải con nào cũng xơi được nó vô tư đâu. Mình quan tâm đến chăn nuôi gà, nhưng tất cả những báo cáo khoa học liên quan đến việc dùng keo dậu nuôi gà đều tiêu cực, vậy nên mình sẽ tìm cây khác. Các báo cáo trên dê cho kết quả tích cực vậy nên trồng cây này cho dê ăn là phù hợp.
 
. Mình quan tâm đến chăn nuôi gà, nhưng tất cả những báo cáo khoa học liên quan đến việc dùng keo dậu nuôi gà đều tiêu cực, vậy nên mình sẽ tìm cây khác. Các báo cáo trên dê cho kết quả tích cực vậy nên trồng cây này cho dê ăn là phù hợp.
Đang bàn về cây keo đậu, bạn không nên làm lạc đề. COn gà của bạn k hạp ....OK, nuôi con khác đi cho hạp với topic đi, kkakak
Còn nêu1 chung thủy vs con gà, mời mở toppic cây râu muốn :D
 
caykeodau.png

Do nhu cầu sữ dụng củng như là nhiều bạn hỏi mình về vấn đề trồng keo dậu làm thức ăn cho dê nên hôm nay mình mạo muội mở một bài chia sẻ cách trồng keo dậu dựa trên kinh nghiệm và đi tham quan thực tế củng như là cách trồng ở địa phương, trên đây hoàn toàn ko có chuyện sao chép copy tài liệu của người khác. Nếu có gì thiếu sót mong anh em góp ý thêm để cho bài viết hoàn thiện hơn

1. Đặc điểm

Keo dậu tên khoa học là Leucaena leucocephala còn có tên khác là keo giậu, táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun.

Keo dậu thuộc họ đậu. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất dẽ thoát nước. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt.

Có thể dùng làm hàng rào, chắn gió, tạo bóng mát cho cây trồng, dùng làm nọc tiêu, thâm canh năng suất cao cho gia súc gia cầm ăn.

Tùy vào điều kiện đất đai và nhu cầu sử dụng để quyết định trồng thâm canh hay xen canh.

2. Kỹ thuật trồng

- Thời gian trồng : Tốt nhất là đầu mùa mưa

- Xử lý hạt ( ĐÁNH THỨC TRẠNG THÁI NGỦ CỦA HẠT): Khâu này rất quan trọng, vì hạt keo dậu rất cứng, nếu ko đánh thức trạng thái nhủ của nó thì hạt sẻ nãy mầm ko đều. Nên trước khi trồng ta cần xử lý như sau: Ngâm hạt ở nhiệt độ nước 80-90 Độ C trong 5 phút, sau đó vớt ra ngâm lại bằng nước lạnh 1 đêm ( khoảng 8 tiếng) vớt những hạt nỗi ( hạt ko đạt) ra sau đó để ráo rồi đem gieo vào luống rạch sẵn( nếu thâm canh, hoặc trồng hàng rào) , gieo vào bầu nếu trồng xen canh hoặc trồng làm nọc tiêu.

- lượng hạt khô cần cho mỗi ha khoảng 20 kg

A. THÂM CANH: Phù hợp với diện tích đất nhỏ, có nước tưới và bón phân hàng năm để đạt năng suất cao nhất.

- Chuẩn bị đất:

Cày bừa đất, rạch hàng xâu 20cm, hàng cách hàng 80cm.

- Phân bón :

Sau khi rạch hàng thì bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục và lấp đất chừa lại khoảng 10cm.

- Cách trồng và chăm sóc :

Gieo hạt theo hàng rạch được bón lót sẵn(hàng cách hàng 80cm ban đầu), hạt cách hạt khoảng 5cm vì cần trừ hao, lấp đất sâu khoảng 5 cm.

Sau khi gieo hạt cần tưới giữ ẩm hàng ngày nếu trời ko mưa.

B. TRỒNG XEN CANH ( Thích hợp làm nọc tiêu, xen canh tạo tán cho những cây trồng ưa bóng râm, làm nọc tiêu, hàng rào…) hoặc điều kiện ít nước tưới và ko bón phân hàng năm.

Chuẩn bị bịch ươm loại (0.5kg), đất được sàn nhỏ, trộn với 1 ít phân chuồng cho vào bịch, gieo mỗi bịch 2 hạt. Sau đó tưới ẩm hàng ngày. Sau 1 tuần kiểm tra xem hạt nãy mầm đều ko? Nếu ko đều ta cần gieo dặm lại.

Khi cây được 45-50 cm thì đem ra trồng vào đất được làm sẵn.

- Chuẩn bị đất:

Sau khi cây ươm trong bịch đạt kích thước phù hợp thì ta chuẩn bị đất như sau, đào hố sâu/rộng/ngang 20cmX20cmX20cm.

Hàng cách hàng tối thiểu 2m, cây cách cây tối thiểu 1m.

- Phân bón :

Bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục như trồng thâm canh nhưng chỉ cần cho 1 lượng đất ít xuống hố đảo đều cùng phân đả bón lót ban đầu.

- Cách trồng và chăm sóc :

Dùng dao cắt đít bọc ươm ( Ko nên xé hẵn, đây là yếu tố quan trọng để tạo bộ rễ sau này và cây khỏi bị chết sau khi trồng) thả xuống hố được đào và bón phân sẵn và lấp đất nén chặt, và sau đó cắm 1 cây tre khoảng 1m, buộc thân cây keo dậu vào, giúp cây lên thẳng, chống xô ngã khi gặp gió hoặc mưa lớn….

- Tưới nước thường xuyên trong giai đoạn đầu nếu ko mưa, khi cây lớn thì có thể ko cần tưới.



3. Thu hoạch và sử dụng

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.

Sau khi trồng cây cao khoảng 1.5m thì ta thu hoạch lứa đầu.

Cắt ngang từ mặt đất lên khoảng 80cm, sau khi thu hoạch cần tưới thường xuyên vài ngày đầu cho keo dậu đâm chồi mới, nếu chăm sóc kỹ thì sau 45 ngày thu hoạch lứa tiếp theo, thu hoạch lứa tiếp theo cần chừa lại 5cm cành mới cho keo dậu tái sinh chồi mới. Một năm cần bón phân chuồng hoai mục 1 lần vào đầu mùa mưa.

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.



Sau khi trồng, khi cây đạt 3-4m thì ta có thể thu hoạch, ko nên thu hoạch sớm quá làm cây còi cọc chậm lớn. Nếu có tưới nước hoặc mùa mưa thì 45 ngày có thể thu hoạch lại, nếu mùa khô thì trên 60 ngày thì mới thu hoạch lại được.

Nếu làm nọc tiêu thì khi đường kính cây từ 7cm trở lên mới có thể trồng tiêu vào được.



Chúc các anh chị em thành công!

Nguồn: HOÀNG KAKA Post 14/04/2014
Hội Chăn Nuôi Dê Việt Nam - Vinagoat
https://www.facebook.com/groups/hoichannuoidevietnam/
liên hệ 0966 44 45 46 ( gặp a nguyên) để mua hạt giống keo dậu lai chất lượng cao
 
Trồng keo giậu làm thức ăn chăn nuôi là một hạ sách.
Cùng một diện tích đất thì rồng cỏ là thượng sách.

Có 2 lý do để giải thích:
1- Năng suất hấp thu ánh sáng mặt trời của cỏ cao hơn
hẳn keo giậu.
2- Tỷ số lá cho chăn nuôi ở cỏ là 100%, ở keo giậu
chỉ 60% thôi, vì 40% kia là cành và cuộng không ăn được
Đúng như bác nói, nhưng chưa đủ.

Mùa khô ở miền Tây Nam Bộ ao cạn nước, đồng ruộng khô nứt nẻ, cỏ chết cháy không mọc nổi, chỉ loại này được trồng nhiều cho dê ăn, nhà nào cũng trồng, tuy chậm nhưng chịu được khô hạn, còn hơn không có gì cho dê ăn.
 
Bài viết hay đó bạn, mình cũng tính chuyển nuôi dê, đang phân vân về thức ăn, vì đã nghe và thấy là dê rất ít ăn cỏ, không như con bò, nó chuyên về ăn lá thì thì phải, mà chỗ mình thì chỉ có cây keo đậu này, chỗ mình kêu cây bình linh, ngoài ra con dê nó còn ăn loại lá nào dễ tìm nữa không bạn?
Trồng keo giậu làm thức ăn chăn nuôi là một hạ sách.
Cùng một diện tích đất thì rồng cỏ là thượng sách.

Có 2 lý do để giải thích:
1- Năng suất hấp thu ánh sáng mặt trời của cỏ cao hơn
hẳn keo giậu.
2- Tỷ số lá cho chăn nuôi ở cỏ là 100%, ở keo giậu
chỉ 60% thôi, vì 40% kia là cành và cuộng không ăn được
không bít hạ hay thượng sách chứ t chấm cho nó 1 điểm về tính chịu hạn ăn đứt các giống cỏ hiện nay rồi.
 
Cỏ là giống rễ ăn rất nông, không chịu được hạn.
Muốn trồng cây chịu hạn, phải trồng cây rế ăn
sâu. Ngoài Keo Giậu, còn Dâm Bụt, và nghe nói
có giống Chè gì đó nữa. Dù sao, các cây rễ ăn
sâu, có thân và cành gỗ thì năng suất rất thấp,
lúc có nước thì không tận dụng được diện tích.

Những nơi đó không nên chăn nuôi động vật ăn
cỏ, mà nên nuôi động vật ăn tạp, như Heo, Gà,
có thể mua thóc ngô và bột cá mà cho ăn.

Nghề nông cũng phải suy tính như kinh doanh:
tìm nuôi con gì cùng một đồng vốn mà lời lãi
nhiều nhất. Không vì nơi cỏ tốt người ta nuôi
dê, mà mình cỏ không mọc tốt cũng đua nuôi dê,
làm giá dê hạ thấp, cả hội nuôi dê ôm nhau khóc.
 
Ở đây tui chia sẻ cho anh em nào cần thông tin và cách trồng, và nói điều gì thì nên đọc kỹ đả nhé!
Tui chẳng có bán hạt giống hay chia sẻ bài này với mục đích vụ lợi cá nhân, nên ông có chướng tai gai mắt thì lượn dùm....
Ông củng lớn tuổi rồi, nên nói như thế nào để lớp con cháu nó nễ!
Thân!
Em thấy dưới miền Tây họ trồng toàn cây so đũa làm thức ăn cho dê, diện tích 200m2 trồng 60-80 cây nuôi được đàn dê 6 - 8 con rồi.

Cây này:
12-chot-da1f7.jpg


Không biết trên bác có trồng ko? hiệu quả ra sao?
 
Tui thấy bạn hoangha nói cũng đúng đấy chứ trồng làm nọc tiêu rất tốt, tận dụng được lá chăn nuôi luôn. Tẩy giun sán luôn, tiết kiệm được một lượng lớn đạm bón cho đất đấy chứ đâu có nhỏ. Tui nghỉ hiệu quả hay ko là do cách ta áp dụng thôi chứ đừng phản bác hoàn toàn như thế bác....
 
Em thấy dưới miền Tây họ trồng toàn cây so đũa làm thức ăn cho dê, diện tích 200m2 trồng 60-80 cây nuôi được đàn dê 6 - 8 con rồi.

Cây này:
12-chot-da1f7.jpg


Không biết trên bác có trồng ko? hiệu quả ra sao?
thấy hay đó, nhưng 200 m2 mà nuôi được 6-8 thì tôi nghi ngờ
 
thấy hay đó, nhưng 200 m2 mà nuôi được 6-8 thì tôi nghi ngờ
Cũng thấy bình thường mà, trồng dày đặc như vậy cho 6-8 con dê ăn tôi nghĩ là đủ chứ cũng không thấy bà con cho ăn loại khác. Vì mùa này không có cây gì có thể phát triển tốt bằng so đũa cả.
 


Back
Top