Chuyện buồn của nhà nông Việt Nam nữa đây

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
X

Xuan Vu

Guest
Thương lái Trung Quốc rút về nước làm cho giá vải tại Lục Ngạn “tụt dốc” thảm hại, chỉ còn 4.000 đồng/kg, mang theo nỗi buồn cho những người trồng vải vào dịp cuối vụ.
Tới Lục Ngạn vào thời điểm cuối giờ trưa, nắng gần 40 độ C nhưng xung quanh các điểm cân vải vẫn tắc, do người trồng vải lo lắng trong những ngày tới giá vải tiếp tục xuống thấp nên vẫn cố gắng xếp hàng chờ tới lượt cân để bán.

nnki1_nthd.jpg


Giá mỗi kg vải hiện tại rớt thê thảm, chỉ còn 4.000 đồng/kg
“Giá rẻ quá chú ạ, cùng thời điểm này vào cuối vụ vải năm ngoái cứ bán hôm trước thì hôm sau lại tăng thêm mấy giá, có dịp cuối vụ còn bán được tới 29.000 – 30.000 đồng/kg nhưng năm nay thì ngược lại, giảm theo từng ngày. Cách đây 3 ngày, giá cao nhất vẫn bán được 26.000 đồng/kg vải loại 1 để xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng ngày hôm nay tìm tới hầu hết các điểm cân cũng chỉ đưa ra giá cao nhất 14.000 đồng/kg. Vải loại 2 chỉ 10.000 đồng/kg và loại 3 chỉ có 4.000 đồng/1kg”, ông Trần Văn Tĩnh nhà ở phố Kim (Lục Ngạn) chua xót.

Theo ông Tĩnh, với sản lượng 10 tấn vải, gia đình ông mỗi ngày bán khoảng 3-5 tạ từ thời điểm còn được giá 18 – 20.000 đồng/kg nên đến thời điểm này chỉ còn ít, tính trung bình giá được 10.000 đồng/kg nên vẫn có doanh thu khoảng 100 triệu trong vụ vải này.

Không được may mắn như ông Tĩnh, ông Lê Văn Thìn ở xã Đông Hưng buồn rầu cho biết, gia đình ông có khoảng 8 tấn vải nhưng tới thời điểm này mới bán được 1 tấn thì giá vải lại đột ngột giảm giá “không phanh”. Nguyên nhân chính là do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc mà hiện thương lái không thu mua nên người trồng vải gặp khó khăn.

“Thời tiết thì nắng nóng, vải cũng tới thời điểm chín rộ nên không thể giữ mãi trên cây được nữa. Càng để lâu vải càng rụng xuống gốc. Mang ra chợ bán với giá hiện chỉ từ 5.000- 7.000 đồng/kg, loại xấu chỉ có 4.000 đồng/kg. Nếu tính ra công chăm bón có khi còn lỗ vốn”, ông Thìn nói.

bigj2_alwz.jpg


Nông dân Lục Ngạn xếp hàng chờ cân vải trước cái nắng gay gắt, dù giá vải giảm mạnh.


Bà Nguyễn Thị Nga là một trong những thương lái đang thu mua vải tại phố Lim (Lục Ngạn) cho biết: “Không biết lý do gì mà phía Trung Quốc từ 3 hôm nay đã về gần hết, không bán được cho đối tác nên chúng tôi chỉ cân chủ yếu vải loại bình thường về để sấy. Tùy từng loại mẫu mã, quả to hay bé tôi đang cân cho người dân cao nhất là 7.000đồng/kg và thấp nhất là 4.000 đồng/kg, tính trung bình giá khoảng 6.000 đồng/kg. Mà 4kg mới được 1kg sấy khô, vận chuyển lên tới Đồng Đăng, cả đóng gói cũng đã lên tới 40.000 đồng/kg vải khô rồi. Giờ họ không thu mua vải tươi thì chỉ còn cách sấy khô đem lên cửa khẩu chờ bán nhưng sấy rồi họ không thu mua thì cũng ế hàng. Làm hàng hoa quả cũng như “đánh bạc”, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, bà Nga nói.
***** Thật đau buồn cho nông dân Việt
 


Mấy ngày trước kêu vợ ra chợ mua vải ăn, giá 25k/kg, mà vải bị úng nhiều, mấy ngày nay hỏi vợ sao không mua vải cho mình ăn, vợ nói không có ai bán sao mà mua?!. Sao vải không chịu nam tiến mà cứ thị trường trung quốc mà xuất thế?
 
Tự do thương mại... Các bác lãnh đạo nhà nước chỉ thấy nói "Vừa là cơ hội, vừa là thử thách...". Rồi thì cơ hội có đấy còn thử thách? Biện pháp, đội ngũ kỹ thuật chất lượng cao hướng dẫn phải làm như thế nào để bài bản hóa đâu rồi? Nông dân tiếp cận dự án nhà nước quá khó, tiếp cận được thì cũng phải mất lượng "máu" kha khá rồi (Chắc cũng do đội ngũ có kỹ thuật, tâm huyết thực sự trong hệ thống nhà nước đếm trên đầu ngón tay. Muốn làm cũng không đủ sức, phần còn lại trong hệ thống này là con ông cháu cha thiếu khả năng và tâm huyết. Nông dân có kỹ thuật cao gấp bội so với các bậc cũng được gọi là chuyên gia! Ít ra cũng phải tương đương chứ :D).
Vải vừa xuất khẩu được lượng nho nhỏ sang châu Âu so với lượng xuất sang ông láng giềng xấu tính có đáng là gì (mới chỉ hẩy cái tay nông dân ta đã chao đảo) mà trên trời dưới biển, truyền hình báo chí tung hô hết lời ca tụng nhau. Vải chỉ là 1 trong 1 nghìn mặt hàng nông sản thôi mà :D.
Nông dân tự bơi, tự học hỏi lẫn nhau là phần nhiều nhưng thấy tiền thì ham quá rồi thì chẳng biết đâu là thị trường đâu là điểm dừng. Thấy người ta trồng được thì mình cũng trồng được (coppy công thức chắc là xong) cung vượt cầu dẫn đến những sự việc được gọi là đắng lòng như thế này đây.
Làm sao biết đằng trước có phải là xoáy sâu hay xuôi dòng bây giờ các bác nông dân các bác lãnh đạo ơi!
 
Chuyện bình thường thôi mà. Mấy năm nay đã thế rồi. Hết bộ trưởng công thương rồi đến BTr NN&PTNT phát biểu, toàn đùn đẩy trách nhiệm chứ có giúp nông dân được khỉ gì mô.
 


Back
Top