Đầu tư vào dự án trồng và chăm sóc đu đủ công nghệ cao !

Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ để cảm nhận về nó như thế nào. Và sau đây, tôi sẽ chia sẽ một số cảm nhận của riêng tôi, có thể bạn có những cảm nhận khác, dù gì cũng mong bạn chia sẽ những cảm nhận của bạn trong các comment.

Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.

Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.

1. Đu đủ khó trồng:

Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.

A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.

B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.

C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.

D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.

Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".

E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.

G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.

Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".

H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.

N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.

M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.

O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"

P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.

Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.

2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.

Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.

Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.

Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.

May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.

Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".

3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".

Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.

Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !

Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.

4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?

Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.

Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.

Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.

5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?

Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.

Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.

Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.

Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.

Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !

6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.

- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.

- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.

Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..

Chúc 1 ngày tốt lành !

(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)

Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.

Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: vuongtriphu@gmail.com
2. Facebook: vựa trái cây Thảo Phương
3. Điện thoại: 0964.855.561

Haclong !
 


Last edited:
Bài 3 như vậy thôi hả Haclong!?
Và vẫn chưa có "Bộ luật" rồi những thứ dưới luật là các Nghị định - thông tu và các văn bản hướng dẫn áp dụng luật! Híc 7 vọng tràn trề với cái gọi là bộ luật! Mới chỉ viết được phần mở bài cho bộ luật thôi thì phải. @haclong ! Mới chỉ nêu ra được sự cần thiết của việc "Giao kèo - giữa các cổ đông". Còn luật thì chưa thấy đâu. Việc này không nói thì ai mà chẳng hiểu "Tiền bạc phải phân minh- Ái tình phải dứt khoát!"
 


cái bài 1,2,3 "bộ luật trồng đu đủ" này hơi căng nhỉ...chỉ thấy toàn lý giải lí do bộ luật ra đời thoy..kaka...đang chờ đợi cái "cốt lỏi" của bộ luật...:Bash:
 
Ngoài cổ đông ra, không ai được xem bộ luật trồng đu đủ. Đây là điều thứ 13 trong bộ luật các bạn ơi, thông cảm đi..
 
Ngoài cổ đông ra, không ai được xem bộ luật trồng đu đủ. Đây là điều thứ 13 trong bộ luật các bạn ơi, thông cảm đi..
haha...vậy cái "mục nhọt" chủ yếu của @haclong ! là chỉ để kêu gọi nhà đầu tư! " bộ luật " không thông qua quốc hội rồi...thế là phim trở nên nhạt nhẽo rồi....chúc bạn thành công !
p/s: mình có vấn đề gì về vườn đu đủ 120 cây của mình cần lĩnh giáo thì nhờ @haclong ! chỉ giáo ..thì nhớ đừng giấu chiêu nhé..thanks bạn trước!!!!
 
Có nhà đầu tư nào chưa? Cho tham gia với!!!
 

Khi nào thiếu người kêu Loan tham gia nhé! Cho con gái tham gia hông đó @_@
Anh @trungdudu ơi! Nam tiến thôi. Hai anh em mình góp chung thành 1 hội được á, anh trồng em bán :hoa::hoa::hoa:
sợ @haclong ! không cho anh cổ đông vì 2 thẳng bảo nhau không thằng nào nghe, hắc long là đại tướng nhưng anh lại thích làm bố tướng sợ khó lắm @haclong ! nhỉ. :D
 
Chào mọi người !

Hôm nay tôi phải viết phần 4 của topic này, phần quan trọng nhất với 1 cái đầu trống rỗng.

Việc quá nhiều, làm mãi mà không hết việc. Bây giờ là 9 giờ đêm, mọi thứ của ngày hôm nay cũng tạm ổn, nó ổn hơn ngày hôm qua 1 xí và tôi bắt đầu suy nghĩ để viết bài.

Bài 4: Hợp tác như thế nào ?

Trên đường đi của 1 lãng tử vô tình thì có rất nhiều bóng hồng gục ngã. Còn trên đường tôi đi sẽ có rất nhiều cây đu đủ. Nếu không có những người trồng đu đủ như tôi, thì những hạt đu đủ sẽ đi về đâu ?

Chúng tôi nhặt từng hạt, chọn lựa kỹ càng, bảo quản cẩn thận và rồi đến thời điểm thích hợp chúng sẽ biến mình thành những cây đu đủ nằm ở trong bầu ươm, chúng chỉ bé bé xinh xinh, nếu bạn sờ tay để âu yếm chúng thì bạn sẽ cảm nhận chúng đang mỉm cười với bạn.

Chúng được đưa tới những nơi cần chúng, và nơi ấy sẽ là nhà của chúng. Người chủ thật sự của chúng sẽ xuất hiện, cuộc đời chúng sẽ sướng hay khổ, sẽ vui hay buồn, sẽ khỏe mạnh hay yếu ớt và sẽ sống thọ hay chết yểu đều do cậu chủ chúng quyết định.

Nếu may mắn thì chúng sẽ vào tay 1 cậu chủ có trách nhiệm với từng thành viên trong nhóm của chúng, cuộc đời chúng sẽ không thíu nước để uống, thức ăn dư thừa và các vitamin cùng khoán chất rất dồi dào được đưa đến tận miệng 1 cách công phu, công việc chúng cần làm là cho lại cậu chủ càng nhiều trái đu đủ càng tốt, xem như 1 món quà và tất cả mà chúng có thể để đền đáp lại công sức và tâm huyết của cậu chủ.

Như tôi đã từng nói, năng suất trung bình của miền nam là 120 tấn/hecta với giá giả định là 5.000 đ/kg.

Nếu theo công thức này, chúng ta dễ dàng có 1 phép tính đơn giản và dễ hiểu: 120.000 kg × 5.000 đ/kg = 600.000.000 đ/hecta doanh thu sau 12 tháng kể từ khi trồng.

Đó chỉ là thu, còn phải chi xong mới được thu, vậy con số chi phí là bao nhiêu cho 1 hecta đu đủ ?

Chi phí là 1 con số, 1 con số bí mật sẽ được bật mí khi mà nhà đầu tư gặp được người đang viết những hàng chữ này và nó không được công bố rộng rãi.

Hỏi: Khả năng của anh lấy được năng suất trên và cái giá trên là bao nhiêu % ?
Trả lời: Tôi tự tin 50% lấy được năng suất trên và 90% lấy được giá trên.

Hỏi: Khả năng thất bại bao nhiêu % ?
Trả lời: 10% !

Hỏi: Những nguyên nhân nào làm anh thất bại ?
Trả lời: Thiên tai, rủi ro về bệnh mới xuất hiện và rủi ro về việc thuê đất.

Hỏi: Thiên tai bao gồm những loại thiên tai nào ?
Trả lời: Giông, lốc và bão.

Hỏi: Bệnh mới là sao ?
Trả lời: Mỗi năm đu đủ đều có những bệnh mới xuất hiện, đây là chuyện bình thường. Ngoài ra thì các bệnh cũ kháng với các loại thuốc BVTV trước đây đã trị được chúng cũng được liệt kê vào bệnh mới.

Hỏi: Còn các bệnh cũ ?
Trả lời: Tôi không sợ.

Hỏi: Virus ?
Trả lời: Tôi cũng không sợ.

Hỏi: Vì sao anh quá tự tin đối với 1 loại bệnh hiện chưa có thuốc trị ?
Trả lời: Tôi có kỹ thuật để giữ vườn, virus sẽ rất khó đánh vào vườn của tôi. Trong trường hợp tồi tệ nhất, đó là chúng đã vào thì lúc chúng tôi sẽ kiềm chế chúng lại.

Hỏi: Rủi ro về thuê đất là những rủi ro nào ?
Trả lời: Các vấn đề liên quan đến đất đai đều có rủi ro, về quy hoạch, về tranh chấp, về bất cứ gì làm bất ổn miếng đất.

Hỏi: Anh có 50% lấy được năng suất trên + 10% thất bại, vậy còn 40% còn lại ?
Trả lời: Có 20% khả năng tôi chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình, 20% gấp đôi năng suất trung bình.

Hỏi: Anh có chắc những gì mình nói ?
Trả lời: Tôi luôn suy nghĩ trước khi phát ngôn !

Hỏi: Điều gì làm cho anh chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình ?
Trả lời: Các vấn đề khách quan như thời tiết không thuận lợi, bùng phát dịch côn trùng, sai lầm trong tính toán và các vấn đề khác.

Hỏi: Điều gì làm anh lấy được năng suất gấp đôi ?
Trả lời: Tôi có nhiều lợi thế, tôi biết cách tối ưu hóa các lợi thế của mình.

Hỏi: Vậy kế hoạch đầu tư ra sao ?
Trả lời: Nhà đầu tư tiềm năng sau khi mua cổ phần sẽ trở thành cổ đông, tôi bán cổ phần theo đơn vị tính 1.000 cây và chia cổ tức theo %.

Hỏi: Anh có thể giải thích sâu hơn ?
Trả lời: Giả sử cây đu đủ có giá bán cổ phần là 10 đ/cây, nhà đầu tư có thể mua 1.000 cây đu đủ, 2.000 cây đu đủ, hoặc nhiều hơn nhưng không mua lẻ. Trong trường hợp nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ thì chi phí đầu tư của nhà đầu tư là: 10 đ/cây × 2.000 cây = 20.000 đ (Chi phí đầu tư).

Hỏi: Vậy còn việc chia cổ tức ?
Trả lời: Giả sử nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ mà trong vườn có tổng cộng 50.000 cây đu đủ, thì nhà đầu tư sẽ có: 2.000 ÷ 50.000 × 100% = 4% cổ tức.

Hỏi: Rõ thêm nữa ?
Trả lời: Giả sử tổng thu toàn vườn là 10 tỷ, thì bạn lấy 10.000.000.000 × 4% = 400.000.000 đ tiền được chia cho nhà đầu tư ấy.

Hỏi: Với 400 triệu tiền cổ tức từ thu hoạch trên trong tay thì tôi chia cho anh bao nhiêu ?
Trả lời: Tôi đã lời ở phần chi phí đầu tư mà các nhà đầu tư đã góp vốn rồi nên phần lợi nhuận sẽ không phải chi trả cho tôi.

Hỏi: Vậy anh lời khi bán cổ phần với đơn vị tính là 1.000 cây ?
Trả lời: Đúng vậy, tôi sẽ có lợi nhuận khi các nhà đầu tư góp vốn. Ngoài ra, tôi muốn được thưởng 5% doanh thu khi tôi nâng gấp đôi mức doanh thu giả định.

Hỏi: Là sao ?
Trả lời: Mức doanh thu giả định phía trên là 600.000.000 đ/hecta, nếu tôi làm cho nó trở thành 1.200.000.000 đ/hecta hoặc nhiều hơn thì mỗi cổ đông phải thưởng cho tôi 5% doanh thu của họ.

Hỏi: Vườn sắp tới anh sẽ trồng
bao nhiêu cây ?
Trả lời: từ 9.000 đến 150.000 cây, tùy mức đầu tư mà tôi huy động được.

Hỏi: Cổ phần của riêng anh là bao nhiêu ?
Trả lời: Của riêng haclong là 9.000 cây, số còn lại phụ thuộc vào các nhà đầu tư.


Hỏi: Ai kiểm xoát giá bán ?
Trả lời: Chả ai cả, trong tất cả các cổ đông thì ai có đầu ra giá cao nhất thì sẽ bán sản phẩm cho đầu ra đó nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp không thuận lợi thì sẽ chọn giá cao thứ 2, và cứ thế, và cứ thế. Cổ đông nào cũng có quyền bán sản phẩm của nguyên vườn đu đủ nếu giá chào thầu là cao nhất và tiền bạc rõ ràng nhất.

Hỏi: Làm sao tôi kiểm xoát được sản lượng thu hoạch ?
Trả lời: Các cổ đông sẽ giám sát trực tiếp thay phiên nhau, nếu ai không tin tưởng có thể ở lại vườn 100% thời gian để giám sát.

Hỏi: Công việc của cổ đông là gì ?
Trả lời: Góp tiền đầu tư đầy đủ, đúng lúc và giám sát tất cả những gì cần giám sát.

Hỏi: Công việc của anh là gì ?
Trả lời: Tôi lo tất cả.

Hỏi: Cụ thể ?
Trả lời: Tôi lo phần thuê đất, cây giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, nhân công, tiến độ, chi phí, ... và tất cả tất cả.

Hỏi: Anh có làm nỗi không ?
Trả lời: Tôi không biết !

Cười hahaha..

Cám ơn haclong đẹp trai đã trả lời những câu hỏi của haclong, bây giờ chúng tôi phải làm gì ?

Trả lời: Lấy điện thoại ra và gọi cho haclong để hẹn 1 cuộc hẹn.

Ok, còn bạn, bạn có muốn hỏi haclong điều gì không, nếu có bạn cứ hỏi ở phần comment, nhưng bạn nhớ: "Mỗi một lần hỏi bạn chỉ được hỏi 1 câu duy nhất" và ai gọi haclong là haclong đẹp trai sẽ được ưu tiên trả lời trước.

Bạn lưu ý: Tất cả các câu hỏi của các đọc giả nếu được trả lời thì đều thuộc bài 4 của topic này.

Ê, tiện tay bấm "like" dùm cái !
 
Last edited:
Chào mọi người !

Hôm nay tôi phải viết phần 4 của topic này, phần quan trọng nhất với 1 cái đầu trống rỗng.

Việc quá nhiều, làm mãi mà không hết việc. Bây giờ là 9 giờ đêm, mọi thứ của ngày hôm nay cũng tạm ổn, nó ổn hơn ngày hôm qua 1 xí và tôi bắt đầu suy nghĩ để viết bài.

Bài 4: Hợp tác như thế nào ?

Trên đường đi của 1 lãng tử vô tình thì có rất nhiều bóng hồng gục ngã. Còn trên đường tôi đi sẽ có rất nhiều cây đu đủ. Nếu không có những người trồng đu đủ như tôi, thì những hạt đu đủ sẽ đi về đâu ?

Chúng tôi nhặt từng hạt, chọn lựa kỹ càng, bảo quản cẩn thận và rồi đến thời điểm thích hợp chúng sẽ biến mình thành những cây đu đủ nằm ở trong bầu ươm, chúng chỉ bé bé xinh xinh, nếu bạn sờ tay để âu yếm chúng thì bạn sẽ cảm nhận chúng đang mỉm cười với bạn.

Chúng được đưa tới những nơi cần chúng, và nơi ấy sẽ là nhà của chúng. Người chủ thật sự của chúng sẽ xuất hiện, cuộc đời chúng sẽ sướng hay khổ, sẽ vui hay buồn, sẽ khỏe mạnh hay yếu ớt và sẽ sống thọ hay chết yểu đều do cậu chủ chúng quyết định.

Nếu may mắn thì chúng sẽ vào tay 1 cao thủ trồng đu đủ có trách nhiệm với từng thành viên trong nhóm của chúng, cuộc đời chúng sẽ không thíu nước để uống, thức ăn dư thừa và các vitamin cùng khoán chất rất dồi dào được đưa đến tận miệng 1 cách công phu, công việc chúng cần làm là cho lại cậu chủ càng nhiều trái đu đủ càng tốt, xem như 1 món quà và tất cả mà chúng có thể để đền đáp lại công sức và tâm huyết của cậu chủ.

Như tôi đã từng nói, năng suất trung bình của miền nam là 120 tấn/hecta với giá giả định là 5.000 đ/kg.

Nếu theo công thức này, chúng ta dễ dàng có 1 phép tính đơn giản và dễ hiểu: 120.000 kg × 5.000 đ/kg = 600.000.000 đ/hecta doanh thu sau 12 tháng kể từ khi trồng.

Đó chỉ là thu, còn phải chi xong mới được thu, vậy con số chi phí là bao nhiêu cho 1 hecta đu đủ ?

Chi phí là 1 con số, 1 con số bí mật sẽ được bật mí khi mà nhà đầu tư gặp được người đang viết những hàng chữ này và nó không được công bố rộng rãi.

Hỏi: Khả năng của anh lấy được năng suất trên và cái giá trên là bao nhiêu % ?
Trả lời: Tôi tự tin 50% lấy được năng suất trên và 90% lấy được giá trên.

Hỏi: Khả năng thất bại bao nhiêu % ?
Trả lời: 10% !

Hỏi: Những nguyên nhân nào làm anh thất bại ?
Trả lời: Thiên tai, rủi ro về bệnh mới xuất hiện và rủi ro về việc thuê đất.

Hỏi: Thiên tai bao gồm những loại thiên tai nào ?
Trả lời: Giông, lốc và bão.

Hỏi: Bệnh mới là sao ?
Trả lời: Mỗi năm đu đủ đều có những bệnh mới xuất hiện, đây là chuyện bình thường. Ngoài ra thì các bệnh cũ kháng với các loại thuốc BVTV trước đây đã trị được chúng cũng được liệt kê vào bệnh mới.

Hỏi: Còn các bệnh cũ ?
Trả lời: Tôi không sợ.

Hỏi: Virus ?
Trả lời: Tôi cũng không sợ.

Hỏi: Vì sao anh quá tự tin đối với 1 loại bệnh hiện chưa có thuốc trị ?
Trả lời: Tôi có kỹ thuật để giữ vườn, virus sẽ rất khó đánh vào vườn của tôi. Trong trường hợp tồi tệ nhất, đó là chúng đã vào thì lúc chúng tôi sẽ kiềm chế chúng lại.

Hỏi: Rủi ro về thuê đất là những rủi ro nào ?
Trả lời: Các vấn đề liên quan đến đất đai đều có rủi ro, về quy hoạch, về tranh chấp, về bất cứ gì làm bất ổn miếng đất.

Hỏi: Anh có 50% lấy được năng suất trên + 10% thất bại, vậy còn 40% còn lại ?
Trả lời: Có 20% khả năng tôi chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình, 20% gấp đôi năng suất trung bình.

Hỏi: Anh có chắc những gì mình nói ?
Trả lời: Tôi luôn suy nghĩ trước khi phát ngôn !

Hỏi: Điều gì làm cho anh chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình ?
Trả lời: Các vấn đề khách quan như thời tiết không thuận lợi, bùng phát dịch côn trùng và các vấn đề khác.

Hỏi: Điều gì làm anh lấy được năng suất gấp đôi ?
Trả lời: Tôi có nhiều lợi thế, tôi biết cách tối ưu hóa các lợi thế của mình.

Hỏi: Vậy kế hoạch đầu tư ra sao ?
Trả lời: Nhà đầu tư tiềm năng sau khi mua cổ phần sẽ trở thành cổ đông, tôi bán cổ phần theo đơn vị tính 1.000 cây và chia cổ tức theo %.

Hỏi: Anh có thể giải thích sâu hơn ?
Trả lời: Giả sử cây đu đủ có giá bán cổ phần là 10 đ/cây, nhà đầu tư có thể mua 1.000 cây đu đủ, 2.000 cây đu đủ, hoặc nhiều hơn nhưng không mua lẻ. Trong trường hợp nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ thì chi phí đầu tư của nhà đầu tư là: 10 đ/cây × 2.000 cây = 20.000 đ (Chi phí đầu tư).

Hỏi: Vậy còn việc chia cổ tức ?
Trả lời: Giả sử nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ mà trong vườn có tổng cộng 50.000 cây đu đủ, thì nhà đầu tư sẽ có: 2.000 ÷ 50.000 × 100% = 4% cổ tức.

Hỏi: Rõ thêm nữa ?
Trả lời: Giả sử tổng thu toàn vườn là 10 tỷ, thì bạn lấy 10.000.000.000 × 4% = 400.000.000 đ tiền được chia cho nhà đầu tư ấy.

Hỏi: Với 400 triệu tiền cổ tức từ thu hoạch trên trong tay thì tôi chia cho anh bao nhiêu ?
Trả lời: Tôi đã lời ở phần chi phí đầu tư mà các nhà đầu tư đã góp vốn rồi nên phần lợi nhuận sẽ không phải chi trả cho tôi.

Hỏi: Vậy anh lời khi bán cổ phần với đơn vị tính là 1.000 cây ?
Trả lời: Đúng vậy, tôi sẽ có lợi nhuận khi các nhà đầu tư góp vốn.

Hỏi: Vườn sắp tới anh sẽ trồng
bao nhiêu cây ?
Trả lời: từ 9.000 đến 150.000 cây, tùy mức đầu tư mà tôi huy vọng được.

Hỏi: Cổ phần của riêng anh là bao nhiêu ?
Trả lời: Của riêng haclong là 9.000 cây, số còn lại phụ thuộc vào các nhà đầu tư.


Hỏi: Ai kiểm xoát giá bán ?
Trả lời: Chả ai cả, trong tất cả các cổ đông thì ai có đầu ra giá cao nhất thì sẽ bán sản phẩm cho đầu ra đó nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp không thuận lợi thì sẽ chọn giá cao thứ 2, và cứ thế, và cứ thế. Cổ đông nào cũng có quyền bán sản phẩm của nguyên vườn đu đủ nếu giá chào thầu là cao nhất và tiền bạc rõ ràng nhất.

Hỏi: Làm sao tôi kiểm xoát được sản lượng thu hoạch ?
Trả lời: Các cổ đông sẽ giám sát trực tiếp thay phiên nhau, nếu ai không tin tưởng có thể ở lại vườn 100% thời gian để giám sát.

Hỏi: Công việc của cổ đông là gì ?
Trả lời: Góp tiền đầu tư đầy đủ, đúng lúc và giám sát tất cả những gì cần giám sát.

Hỏi: Công việc của anh là gì ?
Trả lời: Tôi lo tất cả.

Hỏi: Cụ thể ?
Trả lời: Tôi lo phần thuê đất, cây giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, nhân công, tiến độ, chi phí, ... và tất cả tất cả.

Hỏi: Anh có làm nỗi không ?
Trả lời: Tôi không biết !

Cười hahaha..

Cám ơn haclong đẹp trai đã trả lời những câu hỏi của haclong, bây giờ chúng tôi phải làm gì ?

Trả lời: Lấy điện thoại ra và gọi cho haclong để hẹn 1 cuộc hẹn.

Ok, còn bạn, bạn có muốn hỏi haclong điều gì không, nếu có bạn cứ hỏi ở phần comment, nhưng bạn nhớ: "Mỗi một lần hỏi bạn chỉ được hỏi 1 câu duy nhất" và ai gọi haclong là haclong đẹp trai sẽ được ưu tiên trả lời trước.

Bạn lưu ý: Tất cả các câu hỏi của các đọc giả nếu được trả lời thì đều thuộc bài 4 của topic này.

Ê, tiện tay bấm "like" dùm cái !
@haclong ! Bán giống không anh đẹp giai?
 
19552249624_0d2450ed46_o.jpg
 
Chào thánh lông đen không biết có nhan sắc hay không.
Đẹp trai thì vô chừng?
Xin hỏi 1 câu nhẹ.
Tiền nhiều thì không tính. Nhưng bản thân tui có khoảng 40 triệu nếu muốn đầu tư với haclong thì sao.tui đang làm thợ xây dựng tự do.muốn làm nông. Haclong có thể báo giùm 1ooo cây mà cổ đông muốn hợp tác thì có giá khoảng bao nhiêu?
Nếu tôi muốn làm lính của bạn thì sao.tôi chỉ có thể bỏ gia đình trong khoảng 6 tháng mà thôi????
 
Anh thấy topic này như thế nào @leviet_law ?

Các anh đang suy nghĩ gì vậy @lmduc13@anhmytran ?
Topic này rất thiết thực.
Trước hết là lối suy nghĩ viết thẳng, nói thẳng, không dài dòng, không lôi thôi, không đôi co, ý định rõ ràng, ai muốn, có thiện chí thì đến gặp nói chuyện làm ăn, ở giữa đường giữa chợ thì miễn tào lao.
Sư phụ là người 40 năm kinnh nghiệm trồng đu đủ, theo tôi là đủ nỏi lên đẳng cấp của người biết trồng rồi.
Cách đây khảng 1 tháng, ngồi uống trà với một lão nông, lão già móm mém rồi, lão vừa nhấp trà, vừa nói vừa cười rằng đu đủ có 2 loại cây: một loại thu đủ một loại ĐỤ ĐỦ. Cái lão già này, rụng một nửa răng rồi mà còn nói bậy! Lão cười và nói tiếp đụ mẹ, đi ra vườn, cứ đụ hoài, đụ hoài, tới đầu vườn là chửi thề đụ mẹ, vô thăm một tí là chửi đụ mẹ, cuối vườn là đụ nữa, bực quá lấy dao chặt hết luôn thì không phải là đủ quá nhiều à, nó là ĐỤ DƯ chứ không phải là đụ đủ nữa.
Nếu sư phụ mà trồng được 40 năm mà vẫn gọi nguyên tên của nó là đu đủ thì được, còn gọi nó là cây ... DƯ thì miễn bàn nữa.
Còn cây nào mà cỗ máy khuyến nông cả nước này hô hào với trên 10.000 cái loa phát thanh, 100.000 nhà báo cỗ vũ, dễ làm giàu, dễ trồng, ai cũng trồng được thì HÔ BIẾN LẬP TỨC.
Việc sư phụ tuyển chọn giống qua 40 năm thì giống tốt cũng là đương nhiên.
Chơi đi.
 
Topic này rất thiết thực.
Trước hết là lối suy nghĩ viết thẳng, nói thẳng, không dài dòng, không lôi thôi, không đôi co, ý định rõ ràng, ai muốn, có thiện chí thì đến gặp nói chuyện làm ăn, ở giữa đường giữa chợ thì miễn tào lao.
Sư phụ là người 40 năm kinnh nghiệm trồng đu đủ, theo tôi là đủ nỏi lên đẳng cấp của người biết trồng rồi.
Cách đây khảng 1 tháng, ngồi uống trà với một lão nông, lão già móm mém rồi, lão vừa nhấp trà, vừa nói vừa cười rằng đu đủ có 2 loại cây: một loại thu đủ một loại ĐỤ ĐỦ. Cái lão già này, rụng một nửa răng rồi mà còn nói bậy! Lão cười và nói tiếp đụ mẹ, đi ra vườn, cứ đụ hoài, đụ hoài, tới đầu vườn là chửi thề đụ mẹ, vô thăm một tí là chửi đụ mẹ, cuối vườn là đụ nữa, bực quá lấy dao chặt hết luôn thì không phải là đủ quá nhiều à, nó là ĐỤ DƯ chứ không phải là đụ đủ nữa.
Nếu sư phụ mà trồng được 40 năm mà vẫn gọi nguyên tên của nó là đu đủ thì được, còn gọi nó là cây ... DƯ thì miễn bàn nữa.
Còn cây nào mà cỗ máy khuyến nông cả nước này hô hào với trên 10.000 cái loa phát thanh, 100.000 nhà báo cỗ vũ, dễ làm giàu, dễ trồng, ai cũng trồng được thì HÔ BIẾN LẬP TỨC.
Việc sư phụ tuyển chọn giống qua 40 năm thì giống tốt cũng là đương nhiên.
Chơi đi.

Cám ơn @leviet_law đã comment !
Hôm nay, cho đến giờ này tôi mới có thời gian để viết 1 cái gì đó, nhưng bây giờ tôi khá mệt, tôi chỉ muốn đi ngủ, không muốn suy nghĩ gì cả.

Mọi người thông cảm, ngày mai tôi sẽ viết bài 5 của topic này.
 
Last edited:
Cám ơn @leviet_law đã comment !
Hôm nay, cho đến giờ này tôi mới có thời gian để viết 1 cái gì đó, nhưng bây giờ tôi khá mệt, tôi chỉ muốn đi ngủ, không muốn suy nghĩ gì cả.

Mọi người thông cảm, ngày mai tôi sẽ viết bài 5 của topic này.

Hôm nay được thư giản cuối tuần trọn vẹn 1 ngày bên Gia đình nên lướt web đón đọc tập 5 của Vua đu đủ đây.
@_@ tò mò chút : "Anh @haclong ! viết ở nhà, ở quán cf hay ở dưới vườn đu đủ cạnh cái hồ nước lớn ...":Haha:
 
cho em hỏi 1 câu. vườn bác haclong để avata có phải là bác trồng không? hay là vào vườn người khác chụp rồi đem treo lên avata :)
 


Back
Top