TPP: 10 triệu nông dân lao đao

10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.



1.5_opt_GSLP.png
Các hộ nông dân chăn nuôi heo có thể sẽ bị thiệt hại do phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập nếu Việt Nam gia nhập TPP. Ảnh: KỲ ANH
TS Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - thậm chí phải thốt lên rằng: “Ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP” tại Hội thảo quốc tế về “Tác động của TPP và AEC lên kinh tế Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 3.8 tại Hà Nội.
Một vài phép so sánh nhỏ cho thấy, giá thịt gà, thịt lợn trong nước hiện đều đắt gấp 2-3 lần so với giá một số nước trên thế giới. Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.

Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.

TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho biết: “Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của VN, tuy nhiên nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do”.

Theo TS Thành, những khó khăn của ngành chăn nuôi của VN thể hiện ở 5 điểm chính sau: Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ không đáng tin cậy và dựa chủ yếu vào chăn nuôi hộ, sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi và không quan tâm nhiều đến các vấn đề dịch bệnh của vật nuôi; Thứ hai, lệ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu giống và thức ăn; Thứ ba, vấn đề dịch bệnh còn phổ biến dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát; Thứ tư, vệ sinh giết mổ và VSATTP còn nhiều hạn chế, đôi khi gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuối cùng, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn còn phổ biến gây hại cho sức khỏe của người lao động và các hộ gia đình xung quanh khu vực chăn nuôi.

4.4_opt_fkcx.jpeg

Việc lệ thuộc vào việc nhập khẩu giống, thức ăn khiến giá sản phẩm chăn nuôi của VN rất cao. Ảnh: KỲ ANH
Vậy làm thế nào để giảm giá thành, để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi? Theo TS Tống Xuân Chinh, hiện giá thành sản phẩm chăn nuôi đang bị đội giá ở các khâu trung gian.

Về con giống, VN bị tác động của các khâu trung gian khoảng 6-7%. Thức ăn chăn nuôi bị tác động khoảng 9-10%. Khi bán được con lợn, con gà, khâu trung gian thu mua và chi phối 8-10%. Nếu VN tổ chức sản xuất lại ngành chăn nuôi bằng hình thức HTX, tổ, đội nhóm rồi ký hợp đồng thu mua trực tiếp với DN sẽ giảm giá trên 20%.

Về mặt chính sách, hiện Bộ NNPTNT đã xây dựng nghị định về mô hình HTX nông nghiệp liên kết để tăng sức cạnh tranh.

“Nếu không cạnh tranh được về gà công nghiệp lông trắng thì VN nên tập trung phát triển chăn nuôi gà ta lông màu. Thịt lợn hơi của VN không có lợi thế cạnh tranh về giá thì chúng ta tập trung vào thịt lợn Mán, lợn cắp nách…” - TS Chinh nói.

TPP chậm ký kết, doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì?

Trả lời câu hỏi của Báo Lao Động về việc vòng đàm phán TPP thất bại tại Haiwaii có ảnh hưởng gì tới cộng đồng doanh nghiệp (DN) ở VN, đại diện của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết: “Đa phần các DN trong nước đều chỉ ở trạng thái bị động chờ TPP, chứ chưa có kế hoạch cụ thể để đón đầu TPP. Thế nên, TPP bị tạm thời trì hoãn 1 - 2 tháng không tác động quá nhiều đến các DN trong nước. Tuy nhiên, đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã đầu tư vào Việt Nam, một ngày trôi qua trong chờ đợi với họ cũng là rất quý. Họ rất sốt ruột và mong đến thời điểm TPP chính thức được ký kết. Với họ, việc TPP chậm được ký kết có thể ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam hoặc các DN sẽ dè chừng chờ đợi một thời gian nữa mới đầu tư. Đặc biệt, một số DN FDI đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may. LAN HƯƠNG

Theo TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR): Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu VN sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm giá rẻ hơn và được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn sẽ bị thiệt hại - do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào, như thịt bò từ Australia; thịt gà, lợn từ Mỹ… Cùng với đó là việc giảm mức thu từ thuế nhập khẩu, khiến cho phúc lợi ngành chăn nuôi sẽ giảm khi TPP có hiệu lực. Hiện sản phẩm gà và trứng gà VN đang phải “cõng” tới 14-17 loại thuế và phí như thuế nhập khẩu thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuế VAT, phí kiểm dịch… Nếu không có biện pháp tháo gỡ, người dân tham gia chăn nuôi khó trụ được trong bối cảnh hội nhập kinh tế. LÊ QUANG VINH
 


Nuôi gà thả vườn hay Gà CN vậy @kitchi ???
Mình nuôi gà Mầu: Gà Móng + Gà Pha Móng => Đỡ ảnh hưởng hơn gà CN.
Nhưng mà cũng không tốt mà.
Gà CN rẻ => Gà CN dành nhiều thị phần tiêu dùng => Thị phần của Gà Mầu giảm => Giá phải giảm thì mới cạnh tranh được => Chết Người Chăn Nuôi. :(
 


Nuôi gà thả vườn hay Gà CN vậy @kitchi ???
Mình nuôi gà Mầu: Gà Móng + Gà Pha Móng => Đỡ ảnh hưởng hơn gà CN.
Nhưng mà cũng không tốt mà.
Gà CN rẻ => Gà CN dành nhiều thị phần tiêu dùng => Thị phần của Gà Mầu giảm => Giá phải giảm thì mới cạnh tranh được => Chết Người Chăn Nuôi. :(


Không cần đâu bạn, lúc đó gà thả vườn sẽ trở thành đặc sản. Gà công nghiệp ăn dỡ như hạch. Bán cho mấy quán cơm, chứ ở nhà ai đâu mà thèm ăn
 
Nhà Nước ta đã có chiến lược và mục tiêu khi gia nhâp TPP rùi.
Cái quan trọng là "chưa nói ra thui".
Các bác cứ chờ phần sau sẽ có lời giải đáp!.
Bây giờ em đố các bác là gì?
Tặng ngay 10k cho người có câu trả lời hay và chuẩn nhất:)
Trốn về quê em á
Bỏ hết vườn hoa thành phố về làm nông dân giờ sao đây?. Chắc liên hệ Loan gấp thui.
Anh chẳng có gì ngoài trái tim bỏng cháy .Em có thể cho một chân không?:rolleyes:
 
ơ ơ em tưởng anh phải có cuốn sổ ghi chép lâu rồi chứ. ta lên excel bài bảng chứ ạ!
ha ha ha... tùy cái mà làm. Cái khoản đó tôi không để ý nên ướm đại vậy thôi. Tôi nuôi kiểu rải vụ tháng nào cũng cân.
Ai thích chạy đua với thời gian mà làm "nông rân" thì chịu không nổi vì chờ đợi đâu.
 
Trốn về quê em á :D:D:D

Nuôi gà thả vườn hay Gà CN vậy @kitchi ???

hhahaha Loan mới nhận email về cái TPP chắc thân chinh 1 chuyến tìm hiểu quá
Khi nào đi trốn chị nhớ gọi em nhé ... em kiếm túp lêu tranh nào cho chị trốn tạm
 
Chac gio nuoi may con dac san thi khong so bi canh tranh......chu cám thuốc công tính ra dat hon ca tien thịt thi nuoi lam gi @@
 
Xin phép được góp chút quan điểm về nông nghiệp khi hội nhập TPP:
Như các bác thảo luận, có ba con chủ yếu: con gà, con bò và con lợn sẽ là ba tiên phuông trong cuộc chiến toàn cầu hoá này.
Và cũng là ba vật hy sinh cho đại cục để Việt nam đánh đổi lấy dệt may và giày dép!
Trong đó, theo em, con gà sẽ là con vật chịu nhiều tổn thất nhất.
Tại sao?
Vì tập quán ăn uống! Người Tây sẽ không xuất cả con gà sang Việt nam mà chỉ xuất đùi, cánh, lườn, chân...những thứ mà người Viết mình thích ăn hơn ức (breast). Em không biết cảm nghĩ của CP ra sao, còn em, em sẽ chỉ nuôi vài con tự cung, tự cấp.

Con lợn thì theo em không đáng sợ lắm. Cũng do tập quán ăn uống, thế giới Hồi giáo & Ấn độ giáo không ăn thịt lợn cho nên phần còn lại của thế giới không dại gì chỉ nuôi lợn để cung cấp cho Việt nam (chẳng may dội chợ thì không biết bán cho ai). Tất nhiên, giá sẽ rẻ hơn chút, người nuôi sẽ lao đao chút, và bên sản xuất thức ăn gia súc sẽ lãnh đủ. Vậy họ sẽ người đầu tiên phản ứng với sự thay đổi của thị trường. Họ sẽ điều chỉnh giá bán!
Còn con bò thì cả diễn đàn này thảo luận chán ra rồi và kết luận rằng đường tôi, tôi cứ đi.
Các bác cứ lo quá lên. Cái thằng Mẽo & Úc nó còn xa lắm. Đưa được con gà, con bò về Việt nam mình còn tốn nhiều xiền lắm.

Cùng lắm thì 10 triệu nông dân bỏ quê lên thành phố làm công nhân dệt may, giày dép!
Hơi AQ chút, mong các bác đại xá!
 


Đây là lý do mà gà, heo, bò ở Mỹ nó rẻ. Nhưng mà nó không tốt cho sức khỏe chổ nào cả. Bà con mình cứ mê rẻ thì có mà chết. Hàng Mỹ nhưng chưa chắc đã tốt. Con gà mà nó mập đứng ko nổi. Con bò thì cho ăn toàn ngô để vỗ béo.
Mấy chú, mấy bác, anh, chị em xem đi ak. Không uổng phí đâu :)
Mh xem qua điện thoại ko đọc đc rõ. Tóm lại là nó làm sao thế bạn
 
Mh xem qua điện thoại ko đọc đc rõ. Tóm lại là nó làm sao thế bạn
Tóm lại là 30% diện tích đất nông nghiệp Mỹ chỉ để trồng ngô, nên giá ngô của nó cực rẻ..ngô giá rẻ nên chi phí thức ăn của nó rất thấp dẫn đến giá gà và lợn của Mẽo rất rẻ so với các nước còn lại.
 
Tóm lại là 30% diện tích đất nông nghiệp Mỹ chỉ để trồng ngô, nên giá ngô của nó cực rẻ..ngô giá rẻ nên chi phí thức ăn của nó rất thấp dẫn đến giá gà và lợn của Mẽo rất rẻ so với các nước còn lại.
Ko biết nó có chịu bán ngô cho mình ko nhỉ
 
Mấy ông trên bộ giờ cũng có người học bên Tây về cố vấn rồi. không sao đâu. cá tra, Tôm mà Việt Nam còn đánh cho Mỹ te tua nói gì con gà con vịt. TPP là tầm vĩ mô, chứ nông nghiệp mình vẫn phải chú trọng không có chuyện hy sinh nào ở đây cả, mấy ông tiến sỹ giấy nói sằng bậy, 2 bài học chúng ta thấm nhuần rồi. đừng thấy rẻ lao vào rồi nông dân bỏ chăn nuôi hết rồi khi đó nó nâng giá lên. giống như ta quá dễ dãi với Nhật để rồi oto nó bán đắt gấp 3 lần nó bán vào Mỹ vẫn phải mua. các bác cũng đừng nóng vội cho là nó nuôi quy mô lớn nên giá thành rẻ lại đâm đầu vào làm hàng loạt rồi dẫn đến tình trạng giống như rau củ quả miền nam xuất sang Trung Quốc vậy. Bọn Tàu khựa nó nhập hoa quả giá rẻ của mình không phải vì nó không trồng được mà vì nó nhập về cho vật nuôi ăn và xuất sang châu phi còn nông nghiệp của nó vẫn ok. Việt Nam mình chưa gì đã la làng rồi. nhập gà mỹ rẻ càng tốt về nuôi Hổ , bằm ra cho Tôm cá ăn càng ngon. im mồm đi rồi mà còn xuất sang Lào nữa. chưa gì đã là làng.
 
Gia nhập thì giá thức ăn sẽ rẻ mà :? Vẫn chưa biết được ai thắng ai:)
 
Các công nhân trong các khu công nghiệp lúc nào cũng đau đáu với câu hỏi, ''biết bao giờ lương mới đủ sống?''
Khi thịt bò,heo,gà ngoại tràn vào nước ta có lẽ câu hỏi này của công nhân sẽ giảm đi phần nào.
Có người chết,ắt sẽ có người sống thoải mái hơn.
Dù sao 1kg thịt gà Mỹ 20k thì công nhân và người lao động nghèo sẽ tiếp cận được,còn với 1kg gà ta giá gấp 7,8 lần người nghèo mấy ai được ăn.
Còn mấy ông ngồi trên lại hù dân là,''rẻ nhưng chất lượng kém''
Xin thưa là thực phẩm Việt bây giờ mới đáng lo về chất lượng,mang tiếng là rau sạch nhưng phun thuốc sâu phành phạch.
Mang tiếng là vật nuôi sạch nhưng nhìn lịch tiêm vacxin thấy ớn,rồi đến tay thương lái bơm,tiêm hóa chất vào cho tăng trọng.
Dù sao cũng nên ăn nhiều đồ ngoại cho tầm vóc của người Việt không còn lùn nữa.
 
Đệk, hoang mang quá nhỉ. Mới cuối năm rồi quyết định bỏ nhà nước về gắn bó với nông nghiệp, còn chưa làm được gì, chưa thu được gì đã dính phốt này. Số cũng đen, thi đại học thì thí điểm trắc nghiệm lý hóa, làm nông nghiệp thì gia nhập hết cái này cái nọ. Đã vượt qua 1 lần, còn lần này biết sao đây.
 
Các công nhân trong các khu công nghiệp lúc nào cũng đau đáu với câu hỏi, ''biết bao giờ lương mới đủ sống?''
Khi thịt bò,heo,gà ngoại tràn vào nước ta có lẽ câu hỏi này của công nhân sẽ giảm đi phần nào.
Có người chết,ắt sẽ có người sống thoải mái hơn.
Dù sao 1kg thịt gà Mỹ 20k thì công nhân và người lao động nghèo sẽ tiếp cận được,còn với 1kg gà ta giá gấp 7,8 lần người nghèo mấy ai được ăn.
Còn mấy ông ngồi trên lại hù dân là,''rẻ nhưng chất lượng kém''
Xin thưa là thực phẩm Việt bây giờ mới đáng lo về chất lượng,mang tiếng là rau sạch nhưng phun thuốc sâu phành phạch.
Mang tiếng là vật nuôi sạch nhưng nhìn lịch tiêm vacxin thấy ớn,rồi đến tay thương lái bơm,tiêm hóa chất vào cho tăng trọng.
Dù sao cũng nên ăn nhiều đồ ngoại cho tầm vóc của người Việt không còn lùn nữa.
Anh ơi, gà mỹ nó ko tiêm vác xin ạh, nó ko bị dịch ạh. Không biết ở bên Mỹ họ bán bao nhiêu tiền 1kg nhỉ?
 
Chúng ta mua con giống, nhập khẩu thức ăn, bán qua thương lái, tất nhiên là ko thể cạnh tranh nổi với các nước có mô hình chăn nuôi khép kín, quy mô lớn và hiện đại rồi.
 
Ngay từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh NK từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã giảm mạnh tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo đà, tháng 2/2015, giá trị XK sang Mỹ giảm tiếp 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong hoàn cảnh chịu mức thuế cao, cá tra Việt Nam lại không thể cạnh tranh nổi với cá rô phi tại thị trường Mỹ về nhu cầu và giá cả. Đồng USD tăng mạnh khiến các nhà NK dè dặt mua hàng và đòi giảm giá bán, giá XK trung bình cá tra trong quý I/2015 giảm khoảng 5 cent so với cùng kỳ năm trước. Những khó khăn về thị trường XK lớn nhất Mỹ, chiếm tới 22,2% tổng XK là một nguyên nhân lớn kéo theo giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Kể từ cuối tháng 2/2015, giá cá tra nguyên liệu giảm dần trung bình từ 300-500 đồng/tuần. Tính đến cuối tháng 5/2015, giá cá tra dao động ở mức 20.000 - 22.500 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Nếu có thể đánh thếu hàng Mỹ như trên vào việt nam:
cụ thể thịt gà thêm 10k/1kg===>30k/kg
thịt heo20k/kg===>40k/kg
làm như thế này là ép nông dân sản suất quy mô và tạo cạnh tranh cho các sản phẩm trong và ngoài.
lại thu được khoản thếu khổng lồ quay lại giúp nông dân đầu tư nông nghiệp.
Đôi lời mong đợi
 


Back
Top