Đầu tư vào dự án trồng và chăm sóc đu đủ công nghệ cao !

Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ để cảm nhận về nó như thế nào. Và sau đây, tôi sẽ chia sẽ một số cảm nhận của riêng tôi, có thể bạn có những cảm nhận khác, dù gì cũng mong bạn chia sẽ những cảm nhận của bạn trong các comment.

Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.

Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.

1. Đu đủ khó trồng:

Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.

A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.

B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.

C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.

D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.

Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".

E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.

G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.

Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".

H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.

N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.

M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.

O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"

P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.

Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.

2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.

Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.

Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.

Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.

May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.

Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".

3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".

Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.

Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !

Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.

4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?

Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.

Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.

Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.

5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?

Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.

Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.

Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.

Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.

Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !

6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.

- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.

- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.

Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..

Chúc 1 ngày tốt lành !

(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)

Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.

Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: vuongtriphu@gmail.com
2. Facebook: vựa trái cây Thảo Phương
3. Điện thoại: 0964.855.561

Haclong !
 


Last edited:
Xin lỗi chủ thớt làm loãng topic. Bạn Đức cho mình xin file của bạn vào địa chỉ tvm2010@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn!

Thuê đất là công đoạn cuối của quy trình hùn vốn trong khi nó quyết định đến số cây trồng trên một đơn vị diện tích, tức là quyết định đến hiệu quả của dự án.
Vậy tôi e rằng sẽ khó tìm được sự đồng thuận giữa các cổ đông.

Chào @hongdang !

1 hecta có thể trồng từ 2.000 đến 5.500 cây, tùy cậu chủ quyết định.

Sao lại chênh nhiều thế hả @haclong ! ? Vì điều này thực sự rất quan trọng với tôi đấy. Nếu 1ha trồng 2000 cây chắc chắn chi phí sẽ khác nhiều so với 5.500 cây. Ý tôi muốn hỏi là, theo anh thì mức chuẩn mà anh mong muốn (hoặc đang áp dụng) số lượng cây/1ha là bao nhiêu? Điều này sẽ giúp tôi đưa ra quyết định lựa chọn phương án hợp tác dựa trên số vốn hiện có của mình. Cảm ơn!

Chào @minhtv@hongdang !

Cả 2 bạn đều thắc mắc về số cây trên 1 hecta, tôi vẫn không có câu trả lời cho 2 bạn, nhưng tôi có câu trả lời cho tôi.

Tôi trồng đu đủ, đi tham quan nhiều vườn đu đủ và nhận ra rằng ở mỗi vườn thì mỗi cậu chủ đều bố trí khác nhau. Tôi tìm hiểu rất nhiều mô hình trồng đu đủ trên thế giới và nhận ra 1 điều tương tự trên. Với các kiểu thiết kế đều có những ưu điểm và nhược điểm.

Từ đó, tôi đã thiết kế 1 vườn đu đủ của tôi trong tương lai rồi, các bạn cũng nên nghiên cứu đi.

Ngoài ra, sau khi có số cổ phần cuối cùng rồi thì tôi mới đi tìm đất, việc này rất chuẩn chứ không phải có đất rồi mới đi tìm cổ phần.

Tôi là người đã từng đi tìm đất thuê và đã từng thuê được đất, nên tôi hiểu tôi cần làm gì để có đất như ý muốn với 1 cái giá tôi chấp nhận được.
không đồng thuận cũng không được...vì có "tướng đu đủ" quyết định rồi...vì nó đã nằm trong dự toán của "tướng" rồi ...và nếu bạn đã là nhà đầu tư thì bạn phải tin vào mọi quyết định của tướng...tóm lại..nếu là cổ đông và bạn không phải là 1 trong các tướng thì bạn chỉ đc phép " đầu tư >> đưa tiền.............. giám sát>>đứng nhìn,đừng ý kiến ý cò............. thu hoạch>>>đợi điếm tiền...." thắng thì vui vẻ tái đầu tư....v.v. tùy bạn...hihi nói vậy hông biết có sai hông nữa a @haclong !

Chào @mrkubota !

Bạn nói hoàn toàn chính xác. Tôi có cổ phần 9.000 cây trong tổng số cổ phần, tôi là người sáng lập, tôi nắm kỹ thuật nên tôi muốn tôi là người điều hành tất cả và kiểm soát tất cả.

Nếu ai đó nghĩ rằng mình có thể kiểm soát tất cả thay tôi thì hãy tự đi trồng đu đủ đi, người ấy sẽ không bao giờ hợp tác với tôi và tôi cũng không bao giờ hợp tác với người ấy.
Đọc qua topic của bạn tôi có vài điều muốn chia sẻ như sau:

1/Nhìn ở góc độ là người góp vốn hoặc nhà đầu tư:


-Tôi không phân tich chi tiết vào số liệu vì chắc chắn là thực tế sẽ khác xa với con số lý thuyết. Bất kỳ 1 dự án kinh doanh nào cũng đưa ra những con số "rất hấp dẫn".

-Có thể tác giả rất rành kỹ thuật trồng Đu đủ nhưng việc dự án có lãi là 1 chuyện khác. Vì nó cần phải giải quyết rất nhiều thứ và đôi khi sự thành công lại nằm ở yếu tố khách quan. Nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp cụ thể hơn là ngành trồng trọt.

-Mặt khác phương thức cổ phần theo cách bán trọn gói 1000 cây rất không hợp lý cho dù nó là 1 con số rõ ràng. Vì: Cùng diện tích có thể trồng dao động số lượng cây rất lớn.

-Yếu tố ko kém phần quan trọng là giải quyết rủi ro! Nhà đầu tư sẽ được gì và mất gì nếu đầu tư vào dự án này?
..
-Nếu tác giả cam kết được chất lượng Đu đủ ngọt, ổn định đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường. Thay vì làm nhà đầu tư tôi có thể thu mua tại vườn với giá tốt.

2/ Nhìn ở góc độ là bạn bè:
Ok! Tôi có thể giúp anh.

P/s:
Theo tôi mô hình phù hợp để làm dự án này là: Hợp tác xã. Mỗi bên sẽ góp Vốn, Đất hoặc Kỹ thuật.
Nếu dự án thành công thì mọi người cùng vui vẻ. Nếu thất bại thì mỗi người sẽ học dc thêm 1 nghề mới và tác giả sẽ không thiệt hại gì.

Chào @tanphubinh !
1. Bạn cho rằng tôi đưa ra những con số hấp dẫn để "dụ" các nhà đầu tư. Tôi không hề bất ngờ khi có ai đó nghi ngờ. Bạn không biết gì về đu đủ nên cho rằng năng suất giả định của tôi là ảo.

Bây giờ tôi mời bạn vào youtube, bạn tìm 1 video có tên: "bệnh lạ trên cây đu đủ" của đài truyền hình bình phước. Đây là 1 video rất hay và rất hữu ích cho mọi người đang tìm hiểu về đu đủ. Trong video ấy có đoạn phóng viên hỏi cậu chủ xem vườn cậu chủ có năng suất bao nhiêu, và câu trả lời là: "200 tấn/hecta".

Vậy, 120 tấn/hecta năng suất giả định của tôi là hợp lý ?
Và haclong có phải đang quăng boom ?

2. Cùng diện tích có thể giao động 1 số lượng cây rất lớn là tôi viết cho mọi người, còn tôi viết cho tôi là 1 con số rất cụ thể và hợp lý.

3. Nhà đầu tư được gì và mất gì trong thương vụ này thì bạn nên đi hỏi các nhà đầu tư và tôi sẽ đợi 1 nhà đầu tư nào đó trả lời cho bạn.

Có lẽ bạn chưa bao giờ làm nhà đầu tư và có cổ phiếu riêng. Tôi đã từng nắm 30% cổ phần của 1 công ty xây dựng.

Bạn nên đi mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai đi, rồi hỏi bầu Đức xem rằng: "tôi được cái gì và mất cái gì ?"

4. Tôi từng nghĩ đến 1 cái hợp tác xã rồi. Trong cùng 1 thời điểm tôi làm giám đốc của 2 công ty và phó giám đốc của 3 công ty, như thế tôi đủ hiểu các lợi thế của các loại mô hình doanh nghiệp.

Tôi cho rằng hợp tác xã không phù hợp cho thương vụ này. Bởi lần đầu có 15 nhà đầu tư cho vụ trồng đu đủ lần 2 của tôi, sau khi thu hồi vốn thì tôi kêu gọi đầu tư vụ trồng đu đủ lần 3, lúc này có nhiều nhà đầu tư mới và một số nhà đầu tư cũ rút lui, ôi... tùm lum hết, giấy tờ lung tung, mệt mà chả ra gì.

Vụ đu đủ lần 2 này bao nhiêu cổ đông thì chia ra, còn lần 3 thì bao nhiêu cổ đông cũng chia ra, các cổ đông lần 2 không liên quan cổ đông lần 3. Vậy là khỏe nhất !
 
Last edited:
Chào @minhtv@hongdang !

Cả 2 bạn đều thắc mắc về số cây trên 1 hecta, tôi vẫn không có câu trả lời cho 2 bạn, nhưng tôi có câu trả lời cho tôi.

Tôi trồng đu đủ, đi tham quan nhiều vườn đu đủ và nhận ra rằng ở mỗi vườn thì mỗi cậu chủ đều bố trí khác nhau. Tôi tìm hiểu rất nhiều mô hình trồng đu đủ trên thế giới và nhận ra 1 điều tương tự trên.

Từ đó, tôi đã thiết kế 1 vườn đu đủ của tôi trong tương lai rồi, các bạn cũng nên nghiên cứu đi.

Ngoài ra, sau khi có số cổ phần cuối cùng rồi thì tôi mới đi tìm đất, việc này rất chuẩn chứ không phải có đất rồi mới đi tìm cổ phần.

Tôi là người đã từnc đi tìm đất thuê và đã từng thuê được đất, nên tôi hiểu tôi cần làm gì để có đất như ý muốn với 1 cái giá tôi chấp nhận được.


Chào @mrkubota !

Bạn nói hoàn toàn chính xác. Tôi có cổ phần 9.000 cây trong tổng số cổ phần, tôi là người sáng lập, tôi nắm kỹ thuật nên tôi muốn tôi là người điều hành tất cả và kiểm soát tất cả.

Nếu ai đó nghĩ rằng mình có thể kiểm soát tất cả thay tôi thì hãy tự đi trồng đu đủ đi, người ấy sẽ không bao giờ hợp tác với tôi và tôi cũng không bao giờ hợp tác với người ấy.
Tôi không thắc mắc số cây trên một đơn vị diện tích (nhưng tôi hình dung được lý do tại sao bạn cổ phần trên đơn vị cây rồi).
Tôi cũng không định trồng đu đủ bạn ạ.
Tôi chỉ quan sát bạn trong câu chuyện đu đủ cũng như bạn Đức trong câu chuyện bơ và bạn Toàn trong câu chuyện trồng chanh với bác Lê Việt thôi.
Tôi tiếc là biết diễn đàn này hơi muộn, học được hơi ít. Cuộc đời phía trước còn ngắn quá!
Giản dị thì như Loan Nguyễn, phải được nếm đu đủ của haclong xong rồi muốn nói gì thì nói. (Đến cây đu đủ đằng sau lưng bạn còn chưa phải của bạn mà)
Còn tôi, tôi chỉ đọc và học thôi, bạn ạ!
Mong cho dự án, cho ước mơ của một người có đam mê, có cá tính được như ý!
 
Tôi không thắc mắc số cây trên một đơn vị diện tích (nhưng tôi hình dung được lý do tại sao bạn cổ phần trên đơn vị cây rồi).
Tôi cũng không định trồng đu đủ bạn ạ.
Tôi chỉ quan sát bạn trong câu chuyện đu đủ cũng như bạn Đức trong câu chuyện bơ và bạn Toàn trong câu chuyện trồng chanh với bác Lê Việt thôi.
Tôi tiếc là biết diễn đàn này hơi muộn, học được hơi ít. Cuộc đời phía trước còn ngắn quá!
Giản dị thì như Loan Nguyễn, phải được nếm đu đủ của haclong xong rồi muốn nói gì thì nói. (Đến cây đu đủ đằng sau lưng bạn còn chưa phải của bạn mà)
Còn tôi, tôi chỉ đọc và học thôi, bạn ạ!
Mong cho dự án, cho ước mơ của một người có đam mê, có cá tính được như ý!

Chào @minhtv !
Tôi tin là vườn của tôi chính là vườn của tôi, tôi khá chắc với anh điều đó. Trong trường hợp vườn của tôi mà banh thì tôi luôn banh cuối cùng, trước đó thì cả miền nam với tất cả vườn đu đủ banh trước rồi.

Nảy tôi trả lời anh xót, việc anh muốn mua nguyên vườn của tôi. Tôi khuyên anh là: "quên đi !".

Hình như anh đã đọc hàng chữ: "tối ưu hóa lợi nhuận" do tôi viết ở đâu đó rồi thì phải. Tôi đủ cá tính và đủ điên để làm 1 cái gì đó về đu đủ mà việt nam chưa ai làm được liên quan đến việc bán đu đủ nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận !
PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU TÂM KHI GÓP VỐN.

Mục này D sẽ nói cụ thể về việc kêu gọi của mr haclong, dựa trên những gì mr haclong viết trên diễn đàn này


Mr haclong có thể (có thể nhé) là một vị tướng giỏi, nhưng anh ấy cung cấp quá ít thông tin. Có thể những thông tin đầy đủ và trọn vẹn nhất thì chỉ nhà đầu tư mới biết. Nhưng trong khuôn khổ diễn đàn này, những thông tin của mr haclong là quá ít.


Những thông số cơ bản nhất của một kế hoạch kêu gọi đầu tư như tổng mức đầu tư, đầu tư cho cái gì, bao nhiêu, dòng tiền thế nào đều không có ghi rõ. Tại sao phải chi tiết tổng mức đầu tư, vì chi tiết ra thì nhà đầu tư mới biết con số đó có phù hợp hay không. Vì thế hãy chuẩn bị thật nhiều câu hỏi cho mr haclong.


Cái kế hoạch của mr haclong cũng có chút lưu tâm. Nó trải dài từ rằm tháng 9 đến rằm tháng giêng năm kế tiếp nữa, nghĩa là kéo dài trong 16 tháng (không phải 1 năm), và cái khoảng thời gian này trải qua 2 cái Tết. Mà người Việt thì biết rồi đó, nửa tháng trước Tết và nửa tháng sau Tết, người ta không làm gì cả. Coi như mất đi 2 tháng trong chuỗi 16 tháng, và tiếc thay 2 tháng này không nằm trong giai đoạn nuôi cây, mà nằm trong giai đoạn chuẩn bị và kết thúc.


Một điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu tâm, là tiến độ đóng tiền. Cam kết góp 100tr không có nghĩa là đóng 100tr ngay lập tức. Nếu 100tr là bao gồm chi phí cho tất cả các mục từ Đất, trồng, chăm sóc, mua dụng cụ…, thì cứ đến mỗi giai đoạn thì đóng 1 lần theo tiến độ công việc. Giả sử trong 100tr đó, có 20tr cho đất, thì giai đoạn ban đầu, để đi kiếm đất, chỉ cần đóng 20tr thôi. Vì giai đoạn nào cũng có rủi ro, và kế hoạch thay đổi theo thực tế công việc. Vậy nên theo nguyên tắc, cứ qua mỗi giai đoạn thì đóng tiền theo giai đoạn.


Giả sử:

Trong thời gian quy định, không kiếm được đất, và dự án phải dừng lại. Nếu ban đầu, các nhà đầu tư chỉ góp phần tiền để tìm đất (giả sử 20tr trong 100tr), không tìm được, thì trả lại, rất công bằng. Còn nếu mà các nhà đầu tư góp đủ 100tr ngay từ ban đầu, và giờ trả lại, thì sẽ có người dị nghị rằng, “thằng tướng này bày mưu để chiếm dụng vốn trong một khoảng thời gian”, người ta dị nghị cũng có lý do bởi nếu tiền đất chỉ có 20tr, thì giữ 100tr làm gì?


Đó là chưa kể trường hợp tiền đất thực tế cao hơn hoặc thấp hơn so với kế hoạch (D đoán hiện tại chưa có sẵn đất, và mọi thứ chỉ là dự tính, nếu đã có sẵn thì ko cần tới 3 tháng để tìm). Lúc đó chính xác là phải họp lại điều chỉnh tổng mức đầu tư, mà theo kinh nghiệm làm kế hoạch, thì người lập sẽ luôn dự tính mức trần, để tránh trường hợp thực tế cao hơn kế hoạch. Kêu người ta góp ít lại thì dễ, chứ kêu người ta bỏ thêm tiền thì khó.


Tương tự như đất, mỗi giai đoạn, thì tiền mới được đóng góp riêng, điều này tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Trong xây dựng người ta hay gọi là các “điểm dừng kỹ thuật”, cứ qua mỗi giai đoạn, thì sẽ góp vốn tương ứng. Tại sao phải như thế?


Vì hiểu biết của mỗi người bao gồm những thứ sau: “Biết cái mình biết”, “Biết cái mình không biết”, “Không biết cái mình không biết”, và nguy hiểm nhất “Tưởng mình biết cái mình không biết” – hay người ta còn nói là “Anh tưởng anh biết hết mọi thứ, nhưng thật sự anh không biết gì cả” (câu này của một người anh nói với D). Ví dụ cho cái nguy hiểm này chính là: Một người đam mê cá độ bóng đá, trước khi cầm nhà để cược vào 1 trận đấu, họ sẽ rất tự tin, và dựa vào phân tích trong nghề của mình, nghĩ rằng, tỉ số trận đấu nó phải thế, vì chả ai cầm nhà để cá cược cho một thứ mà mình nghĩ là mình mơ hồ cả. Tuy nhiên, thực tế thì người này chả biết gì về cái thứ mà anh ta nghĩ là anh ta biết cả.


Trở lại vấn đề, huy động vốn quá dễ dàng, dễ khiến người ta có những bước đi sai lầm, hoặc chí ít là không khôn ngoan. D đã phải trả giá đắt để cảm nhận đầy đủ điều này. Nên có backup cho mọi quyết định của mình, càng cẩn thận thì càng tránh được thất bại. Một minh chứng rất rõ cho điều này, là khi ngân hàng càng dễ cho vay, thì càng nhiều nợ xấu, không phải người vay nợ họ muốn xù ngân hàng, mà bởi tiền có được quá dễ, họ sẽ quên cân nhắc đầu tư, dẫn đến rủi ro cao hơn. Đừng để mình rơi vào tình huống thất hứa dù không muốn, bởi lực bất tòng tâm, vì những sai lầm do không cẩn thận.


Tự tin là điều cần thiết, và dám mạo hiểm cũng cần thiết, nhưng cẩn thận là điều không thừa. Cân nhắc một chút có thể tránh được khá nhiều rủi ro mất vốn vô ích. Và nếu trả giá để có kinh nghiệm, thì trả ít vẫn tốt hơn.


D rất tâm đắc câu nói: “Siêng thì khá, nhưng muốn giàu thì phải trời cho”. Đừng tự tin quá mà loại bỏ sự tác động của ông trời ở đây. Những người giàu mà D tiếp xúc, phần lớn họ đều nói nhờ trời mới giàu.


Đời là thế, nhiều khi thành công không biết tại sao, cũng đôi khi thất bại không biết tại sao luôn.


P/S: Nếu ai muốn học hỏi kinh nghiệm thất bại, thì D có thể chia sẻ. ^^. Tại chưa thành công, nên không có kinh nghiệm thành công mà chia sẻ.

Chào @lmduc13 !
Anh có 2 bài viết tôi đọc tôi thấy nó thật hay, nhưng nó dài quá làm sao tôi trả lời hết.

Làm ơn, gút gọn lại những gì cần tôi trả lời hoặc là tôi sẽ không trả lời trong trường hợp anh chỉ góp ý.
 
Chào @minhtv !
Tôi tin là vườn của tôi chính là vườn của tôi, tôi khá chắc với anh điều đó. Trong trường hợp vườn của tôi mà banh thì tôi luôn banh cuối cùng, trước đó thì cả miền nam với tất cả vườn đu đủ banh trước rồi.

Nảy tôi trả lời anh xót, việc anh muốn mua nguyên vườn của tôi. Tôi khuyên anh là: "quên đi !".

Hình như anh đã đọc hàng chữ: "tối ưu hóa lợi nhuận" do tôi viết ở đâu đó rồi thì phải. Tôi đủ cá tính và đủ điên để làm 1 cái gì đó về đu đủ mà việt nam chưa ai làm được liên quan đến việc bán đu đủ nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận !


Chào @lmduc13 !
Anh có 2 bài viết tôi đọc tôi thấy nó thật hay, nhưng nó dài quá làm sao tôi trả lời hết.

Làm ơn, gút gọn lại những gì cần tôi trả lời hoặc là tôi sẽ không trả lời trong trường hợp anh chỉ góp ý.
Chỉ góp ý thôi. Hy vọng chút thông tin đó giúp đc cho mr haclong và các nhà đầu tư.

Tại D ko có ý định đầu tư dd (hôm bữa đã nói) nên cũng ko có quyền yêu cầu thông tin chi tiết.

Nên tôn trọng luật chơi.

Chúc bạn thành công.
 
Chào @tanphubinh !
1. Bạn cho rằng tôi đưa ra những con số hấp dẫn để "dụ" các nhà đầu tư. Tôi không hề bất ngờ khi có ai đó nghi ngờ. Bạn không biết gì về đu đủ nên cho rằng năng suất giả định của tôi là ảo.

Bây giờ tôi mời bạn vào youtube, bạn tìm 1 video có tên: "bệnh lạ trên cây đu đủ" của đài truyền hình bình phước. Đây là 1 video rất hay và rất hữu ích cho mọi người đang tìm hiểu về đu đủ. Trong video ấy có đoạn phóng viên hỏi cậu chủ xem vườn cậu chủ có năng suất bao nhiêu, và câu trả lời là: "200 tấn/hecta".

Vậy, 120 tấn/hecta năng suất giả định của tôi là hợp lý ?
Và haclong có phải đang quăng boom ?

2. Cùng diện tích có thể giao động 1 số lượng cây rất lớn là tôi viết cho mọi người, còn tôi viết cho tôi là 1 con số rất cụ thể và hợp lý.

3. Nhà đầu tư được gì và mất gì trong thương vụ này thì bạn nên đi hỏi các nhà đầu tư và tôi sẽ đợi 1 nhà đầu tư nào đó trả lời cho bạn.

Có lẽ bạn chưa bao giờ làm nhà đầu tư và có cổ phiếu riêng. Tôi đã từng nắm 30% cổ phần của 1 công ty xây dựng.

Bạn nên đi mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai đi, rồi hỏi bầu Đức xem rằng: "tôi được cái gì và mất cái gì ?"

4. Tôi từng nghĩ đến 1 cái hợp tác xã rồi. Trong cùng 1 thời điểm tôi làm giám đốc của 2 công ty và phó giám đốc của 3 công ty, như thế tôi đủ hiểu các lợi thế của các loại mô hình doanh nghiệp.

Tôi cho rằng hợp tác xã không phù hợp cho thương vụ này. Bởi lần đầu có 15 nhà đầu tư cho vụ trồng đu đủ lần 2 của tôi, sau khi thu hồi vốn thì tôi kêu gọi đầu tư vụ trồng đu đủ lần 3, lúc này có nhiều nhà đầu tư mới và một số nhà đầu tư cũ rút lui, ôi... tùm lum hết, giấy tờ lung tung, mệt mà chả ra gì.

Vụ đu đủ lần 2 này bao nhiêu cổ đông thì chia ra, còn lần 3 thì bao nhiêu cổ đông cũng chia ra, các cổ đông lần 2 không liên quan cổ đông lần 3. Vậy là khỏe nhất !

Chào Mr Hac long!

1/Như đã comment ở trên thì tôi ko đi chi tiết vào số liệu. Giả sử năng suất Đu đủ là 200tấn/ha đúng thì bạn đưa ra con số thấp hơn thì có phần "khiêm tốn"
Tôi chưa nói bạn quăng bom. Tôi chỉ nói số liệu trên các dự án kinh doanh thường hấp dẫn. Nếu số liệu của 1 dự án kd ko hấp dẫn thì cũng hơi lạ!

3/Bạn so sánh 1 vd rất rất là khập khiễng.
- 1 bên là Tập đoàn với số vốn hóa hàng Trăm ngàn tỉ đồng...1 bên là "kế hoạch" vẫn chưa biết số vốn là bao nhiêu?!!
- 1 Bên là Hoạt động kinh tế hoàn chỉnh..1 bên là dạng khởi nghiệp-kêu gọi vốn đầu tư.
...
4/Bạn là chủ dự án bạn có thế đưa ra mô hình bạn cho là đúng.
Tuy nhiên nếu bạn kêu gọi đầu tư thì bạn phải chứng minh được lời nói của bạn đúng và thuyết phục nhà đầu tư.

P/s: Nếu thật sự bạn có nhà đầu tư rùi thì tôi xin chúc mừng bạn. Chúc dự án của bạn thành công để không phải vất vả cùng 1 thời điểm "điều hành" 3,4 công ty.
 
Chào Mr Hac long!

1/Như đã comment ở trên thì tôi ko đi chi tiết vào số liệu. Giả sử năng suất Đu đủ là 200tấn/ha đúng thì bạn đưa ra con số thấp hơn thì có phần "khiêm tốn"
Tôi chưa nói bạn quăng bom. Tôi chỉ nói số liệu trên các dự án kinh doanh thường hấp dẫn. Nếu số liệu của 1 dự án kd ko hấp dẫn thì cũng hơi lạ!

3/Bạn so sánh 1 vd rất rất là khập khiễng.
- 1 bên là Tập đoàn với số vốn hóa hàng Trăm ngàn tỉ đồng...1 bên là "kế hoạch" vẫn chưa biết số vốn là bao nhiêu?!!
- 1 Bên là Hoạt động kinh tế hoàn chỉnh..1 bên là dạng khởi nghiệp-kêu gọi vốn đầu tư.
...
4/Bạn là chủ dự án bạn có thế đưa ra mô hình bạn cho là đúng.
Tuy nhiên nếu bạn kêu gọi đầu tư thì bạn phải chứng minh được lời nói của bạn đúng và thuyết phục nhà đầu tư.

P/s: Nếu thật sự bạn có nhà đầu tư rùi thì tôi xin chúc mừng bạn. Chúc dự án của bạn thành công để không phải vất vả cùng 1 thời điểm "điều hành" 3,4 công ty.

Nếu là nhà đầu tư, bạn mua 10 triệu tiền cổ phiếu thì bạn là cổ đông, mua 10 tỷ tiền cổ phiếu cũng là cổ đông. Bạn mua cổ phiếu của công ty đầu tư vàng hay mua cổ phiếu của công ty đầu tư dầu thì cũng như nhau.

Không hề có chuyện khập khểng giữa công ty đầu tư vàng hay công ty đầu tư dầu, vì chả ai so sánh kiểu đó cả. Họ thường so sánh tỷ lệ doanh thu trên vốn sau khi đã hoàn thành tất cả giao dịch.

Dự án trồng và chăm sóc đu đủ của tôi thì với năng suất trung bình và giá giả định trên, các nhà đầu tư đã có hơn 200% thu nhập so với vốn bỏ ra rồi. Đây là 1 con số tuyệt vời trên sàn chứng khoán, chưa tính đến việc các cổ đông bán được giá cao hơn giá giả định vì chất lượng sản phẩm tốt.

Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn là haclong. Tôi cũng không quan trọng hóa có nhà đầu tư hay không, không có cũng đâu có chết ma nào.
Thà đại ca chưởi đệ còn hơm cứ im im cái kiểu đó nha @lecongtuananh
 

Nhân chuyện góp vốn, D cũng xin đóng góp vài ý kiến gọi là kinh nghiệm của mình. Ý kiến phân ra thành 2 phần.

Phần 1: Các nguyên tắc trong kêu gọi đầu tư (kêu gọi góp vốn).

Phần 2: Những điều cần lưu tâm khi góp vốn.


PHẦN 1: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KÊU GỌI ĐẦU TƯ (KÊU GỌI GÓP VỐN).


Đầu tiên, D khẳng định kêu gọi đầu tư là một việc quan trọng trong quá trình làm ăn, vì nguồn lực thì có hạn, cơ hội thì không phải lúc nào cũng đến, nên nếu tự mình làm thì thường không tốt bằng cùng làm, và về bản chất, muốn phát triển thì phải “cùng làm”.


Nguồn lực ở đây thì bao gồm sức người, sức của. Nhưng nhìn chung, mọi thứ đều có thể quy về sức của, vì nếu có sức của thì có thể thuê được sức người. Bởi thế mới có chuyện “Kêu gọi đầu tư”, “hợp tác làm ăn”, “hay góp vốn” đều có chung 1 nghĩa.


Để huy động vốn thì cũng có 2 dạng chính, là vốn vay, và vốn cổ phần: Vốn vay bao gồm vay ngân hàng, vay từ trái phiếu…, vốn cổ phần thì thường là cổ phiếu. Nếu một vụ làm ăn người ta chắc chắn 100% thì người ta thường vay, còn có rủi ro thì người ta muốn cổ phần, vì vay sẽ rẻ hơn, là một khoản nợ, còn cổ phần phải chia lãi, nhưng san sẻ rủi ro.


Vay thì chỉ phải trả lãi và gốc, còn lại mọi thứ do tự mình quyết định. Còn cổ phần thì chung với nhau, nên nhiều người quyết định. Và đương nhiên nguyên tắc bất di bất dịch, ai góp nhiều thì có tiếng nói lớn (ngoài trừ trường hợp cổ đông sáng lập). Và vì thế, nhiều nơi, chỉ có cổ đông sáng lập và cổ đông lớn mới có tiếng nói, còn cổ đông nhỏ lẻ thì không có quyền can dự gì vào công việc chung bởi phần của họ ít quá. Tất nhiên là cũng có những bộ luật bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, nhưng nói chung về cơ bản, bỏ tiền nhiều, có quyền. Cái đó là luật.


Thế thì trên cương vị người góp vốn, họ cần được biết họ có tiếng nói gì không trong “đại cục”. Bởi thế mới phải có cái gọi là “Tổng mức đầu tư”. Tổng mức đầu tư được xây dựng từ những phần việc cần thiết. Trong ngành Bất Động Sản như công ty D thì có khoảng 16 mục chi phí lớn để tạo thành tổng mức đầu tư. Còn như trong nông nghiệp thì D nghĩ có thể bao gồm các mục chi phí lớn như: 1. Tiền đất (thuê hoặc mua), 2. Tiền đầu tư ban đầu (làm đất, xử lý đất, cây giống, trồng), 3. Tiền chăm sóc (nhân công, phân bón, thuốc…), 4. Tiền công cụ, dụng cụ (Làm chòi, mua các loại máy móc, đầu tư hệ thống tưới, …), 5. Tiền ý tưởng và khảo sát (tiền này dành cho người tướng). Từ tổng mức đầu tư, người ta sẽ chia thành cổ phần (thường là 10k/co phần), và bán ra xem mỗi người mua bao nhiêu cổ phần, với lượng cổ phần tối thiểu bao nhiêu thì được quyền có ý kiến, nếu lượng cổ phần dưới mức đó thì coi như chỉ nghe theo, không được có ý kiến.


Bên cạch đó, cần có cái gọi là mục tiêu, kế hoạch đạt được mục tiêu đó, và chế độ báo cáo. Mỗi cổ đông dù bỏ ít bỏ nhiều, thì họ cũng cần phải được nhìn thấy một cái mục tiêu, nhìn được kế hoạch, và được nhận báo cáo theo định kỳ để biết tiền của mình đang đi đâu, về đâu.


Và cái quan trọng nhất, là mỗi nhà đầu tư cần biết được cái họ nhận được là gì. Đấy là một kế hoạch tài chính, trong đó ghi rõ tổng mức đầu tư, tổng doanh thu, dòng tiền vào, ra theo thời điểm. Người tướng có thể vẻ vời dự án cho đẹp, và nhà đầu tư khôn ngoan phải biết đánh giá mức độ chính xác của những điều người tướng vẽ nên. Nhưng điều tiên quyết, thông tin phải minh bạch, và mọi thắc mắc phải được trả lời rõ ràng. Có 2 dạng nhà đầu tư: Họ biết mọi chuyện, họ đầu tư vì cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro, đây là những NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH. Còn loại thứ 2 là đầu tư vì tin tưởng người tướng, thành công thì không sao, nhưng thất bại… thì mọi chuyện sẽ khá tệ cho mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người tướng.


Thất bại không ai muốn, nhưng nó luôn tồn tại. Bởi thế, tốt nhất nên hãy là NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH, phải ý thức được những gì mình làm, những rủi ro có thể có, và chuẩn bị cho mình những câu hỏi cần thiết để hỏi. Một khi đã bỏ tiền, nếu có thất bại thì trước tiên là do bản thân mình cân nhắc chưa đủ, thay vì trách người này người khác. Nên nhớ, người tướng giỏi thì cũng không thể TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG, và có muôn vàn điều dù họ đã có gắng cũng không thể tiên liệu hết, có lẽ bởi thế họ mới yêu cầu góp vốn, còn nếu họ có thể làm mọi thứ, chắc chắn mọi thứ, và thuyết phục được mọi thứ, thì họ đi vay sẽ tốt hơn. Có đặt niềm tin, thì chỉ đặt niềm tin vào sự chính trực, và tài năng của vị tướng. Chứ khi thất bại, vị tướng cũng mất tiền như ai, nhưng ngoài mất tiền, vị tướng còn mất niềm tin từ người khác thì tội cho họ lắm.


Chốt lại dành cho các nhà đầu tư

- Phải biết tổng mức đầu tư, để coi mình có “số má gì không”.

- Phải biết luật chơi chung.

- Phải biết tiền mình đi đâu, về đâu, bao giờ về, với số lượng bao nhiêu.

- Phải sẵn sàng có các câu hỏi cần thiết, để làm rõ những vấn đề mình chưa rõ.

- Và hãy là nhà đầu tư thông minh.
@lmduc13
Đầu tiên xin lỗi chủ Topic vì đã không Coment đúng chủ đề (vì không thấy địa chỉ Email anh "lmduc13").
Em cũng đang bon chen, học hỏi là làm kinh tế nông nghiệp. Kiến thức thực tiễn thì đang thực nghiệm và học hỏi tiền bối. Tuy nhiên phần lập kế hoạch tổng quan và chi tiết cho một dự án là đang kiếm khuyết. Việc tính toán rủi ro và lợi nhuận của 1 dự án còn chưa chi tiết được. Mong/và xin anh lmduc13 chia sẻ file [Kế hoạch trồng bơ bằng file Excel] để học hỏi. Xin chân thành cảm ơn Anh!
Địa chỉ Email của em: hungvu703@yahoo.com.
http://agriviet.com/members/lmduc13.148606/
 
Nhân chuyện góp vốn, D cũng xin đóng góp vài ý kiến gọi là kinh nghiệm của mình. Ý kiến phân ra thành 2 phần.

Phần 1: Các nguyên tắc trong kêu gọi đầu tư (kêu gọi góp vốn).

Phần 2: Những điều cần lưu tâm khi góp vốn.


PHẦN 1: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KÊU GỌI ĐẦU TƯ (KÊU GỌI GÓP VỐN).


Đầu tiên, D khẳng định kêu gọi đầu tư là một việc quan trọng trong quá trình làm ăn, vì nguồn lực thì có hạn, cơ hội thì không phải lúc nào cũng đến, nên nếu tự mình làm thì thường không tốt bằng cùng làm, và về bản chất, muốn phát triển thì phải “cùng làm”.


Nguồn lực ở đây thì bao gồm sức người, sức của. Nhưng nhìn chung, mọi thứ đều có thể quy về sức của, vì nếu có sức của thì có thể thuê được sức người. Bởi thế mới có chuyện “Kêu gọi đầu tư”, “hợp tác làm ăn”, “hay góp vốn” đều có chung 1 nghĩa.


Để huy động vốn thì cũng có 2 dạng chính, là vốn vay, và vốn cổ phần: Vốn vay bao gồm vay ngân hàng, vay từ trái phiếu…, vốn cổ phần thì thường là cổ phiếu. Nếu một vụ làm ăn người ta chắc chắn 100% thì người ta thường vay, còn có rủi ro thì người ta muốn cổ phần, vì vay sẽ rẻ hơn, là một khoản nợ, còn cổ phần phải chia lãi, nhưng san sẻ rủi ro.


Vay thì chỉ phải trả lãi và gốc, còn lại mọi thứ do tự mình quyết định. Còn cổ phần thì chung với nhau, nên nhiều người quyết định. Và đương nhiên nguyên tắc bất di bất dịch, ai góp nhiều thì có tiếng nói lớn (ngoài trừ trường hợp cổ đông sáng lập). Và vì thế, nhiều nơi, chỉ có cổ đông sáng lập và cổ đông lớn mới có tiếng nói, còn cổ đông nhỏ lẻ thì không có quyền can dự gì vào công việc chung bởi phần của họ ít quá. Tất nhiên là cũng có những bộ luật bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, nhưng nói chung về cơ bản, bỏ tiền nhiều, có quyền. Cái đó là luật.


Thế thì trên cương vị người góp vốn, họ cần được biết họ có tiếng nói gì không trong “đại cục”. Bởi thế mới phải có cái gọi là “Tổng mức đầu tư”. Tổng mức đầu tư được xây dựng từ những phần việc cần thiết. Trong ngành Bất Động Sản như công ty D thì có khoảng 16 mục chi phí lớn để tạo thành tổng mức đầu tư. Còn như trong nông nghiệp thì D nghĩ có thể bao gồm các mục chi phí lớn như: 1. Tiền đất (thuê hoặc mua), 2. Tiền đầu tư ban đầu (làm đất, xử lý đất, cây giống, trồng), 3. Tiền chăm sóc (nhân công, phân bón, thuốc…), 4. Tiền công cụ, dụng cụ (Làm chòi, mua các loại máy móc, đầu tư hệ thống tưới, …), 5. Tiền ý tưởng và khảo sát (tiền này dành cho người tướng). Từ tổng mức đầu tư, người ta sẽ chia thành cổ phần (thường là 10k/co phần), và bán ra xem mỗi người mua bao nhiêu cổ phần, với lượng cổ phần tối thiểu bao nhiêu thì được quyền có ý kiến, nếu lượng cổ phần dưới mức đó thì coi như chỉ nghe theo, không được có ý kiến.


Bên cạch đó, cần có cái gọi là mục tiêu, kế hoạch đạt được mục tiêu đó, và chế độ báo cáo. Mỗi cổ đông dù bỏ ít bỏ nhiều, thì họ cũng cần phải được nhìn thấy một cái mục tiêu, nhìn được kế hoạch, và được nhận báo cáo theo định kỳ để biết tiền của mình đang đi đâu, về đâu.


Và cái quan trọng nhất, là mỗi nhà đầu tư cần biết được cái họ nhận được là gì. Đấy là một kế hoạch tài chính, trong đó ghi rõ tổng mức đầu tư, tổng doanh thu, dòng tiền vào, ra theo thời điểm. Người tướng có thể vẻ vời dự án cho đẹp, và nhà đầu tư khôn ngoan phải biết đánh giá mức độ chính xác của những điều người tướng vẽ nên. Nhưng điều tiên quyết, thông tin phải minh bạch, và mọi thắc mắc phải được trả lời rõ ràng. Có 2 dạng nhà đầu tư: Họ biết mọi chuyện, họ đầu tư vì cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro, đây là những NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH. Còn loại thứ 2 là đầu tư vì tin tưởng người tướng, thành công thì không sao, nhưng thất bại… thì mọi chuyện sẽ khá tệ cho mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người tướng.


Thất bại không ai muốn, nhưng nó luôn tồn tại. Bởi thế, tốt nhất nên hãy là NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH, phải ý thức được những gì mình làm, những rủi ro có thể có, và chuẩn bị cho mình những câu hỏi cần thiết để hỏi. Một khi đã bỏ tiền, nếu có thất bại thì trước tiên là do bản thân mình cân nhắc chưa đủ, thay vì trách người này người khác. Nên nhớ, người tướng giỏi thì cũng không thể TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG, và có muôn vàn điều dù họ đã có gắng cũng không thể tiên liệu hết, có lẽ bởi thế họ mới yêu cầu góp vốn, còn nếu họ có thể làm mọi thứ, chắc chắn mọi thứ, và thuyết phục được mọi thứ, thì họ đi vay sẽ tốt hơn. Có đặt niềm tin, thì chỉ đặt niềm tin vào sự chính trực, và tài năng của vị tướng. Chứ khi thất bại, vị tướng cũng mất tiền như ai, nhưng ngoài mất tiền, vị tướng còn mất niềm tin từ người khác thì tội cho họ lắm.


Chốt lại dành cho các nhà đầu tư

- Phải biết tổng mức đầu tư, để coi mình có “số má gì không”.

- Phải biết luật chơi chung.

- Phải biết tiền mình đi đâu, về đâu, bao giờ về, với số lượng bao nhiêu.

- Phải sẵn sàng có các câu hỏi cần thiết, để làm rõ những vấn đề mình chưa rõ.

- Và hãy là nhà đầu tư thông minh.
"Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên", chân lý này chưa bao giờ sai. Rủi ro thì tiềm ẩn, khách quan và thường đến vào những lúc ta không chú ý đến. Tôi rất thích bài viết này của @lmduc13. Nó cho chúng ta một cái nhìn rõ về quan điểm đầu tư.

Nhân tiện xin bạn @lmduc13 cho mình 2 file của bạn vào email: dinhtrung@live.com. Chân thành cám ơn!
Chào @haclong !

Chắc có lẽ bài viết trước của tôi hơi dong dài nên không khiến bạn chú ý. Nhưng không sao, tất cả những điều đó ngoài sự thật tâm muốn gởi lời đến bạn cũng như tất cả các bạn theo nghiệp nhà nông. Những cái tôi nhìn, những cái tôi thấy và suy tư, tôi rất mong sẽ nhận được do bạn thể hiện ở những bài viết tiếp theo của bạn và trong đó có những câu hỏi. Mong bạn đọc lại, thật tình nếu bạn không trả lời cũng không sao. Nhưng những thông tin bạn đưa ra thật sự quá ít để một nhà đầu tư cân nhắc. Cũng trong một cm sau đó tôi có nói: "Có thể đây là một cơ hội cho tôi và cũng là một cơ hội cho bạn". Nhưng theo dõi đến đây thì tôi xin chúc cho cơ hội này của bạn.

Nếu muốn có được người đầu tư cùng mình, tôi hy vọng bạn trãi lòng hơn tí nữa, hãy cho họ thêm thông tin để cân nhắc, chọn lựa và quyết định bạn nhé.

Một lần nữa xin chúc bạn tự thân lập nghiệp và vững bước trên con đường mình đã chọn!
 
Chào pác "Rồng Đen" thấy 1 số anh/chị trên diễn đàn này gọi nên gọi theo. nếu có gì sai mong Anh thứ lỗi:)
Em đọc bài trên diễn đàn này cũng nhiều và thấy anh viết tham gia, bình luận chia sẽ cũng nhiều, có nhiều bài viết rất hay và em đang học hỏi. Em chỉ là 1 "nông dân bàn phím' thôi.:2cat:
Em có cảm nhận riêng của mình về dự án của anh rằng. nếu anh lặp topic kêu gọi đầu tư trên này, sẽ có rất rất ít người tham gia với anh ( còn anh muốn lặp ra để thăm dò ý kiến, bình luận, góp ý.... để lấy các ý kiến này, bổ xung hoàn chỉnh cho kế hoạch của anh, để kêu gọi các nhà đầu tư lớn thì Ok hơn). vì sau, lại ít người tham gia/
http://nld.com.vn/kinh-te/nha-vuon-khoc-rong-vi-du-du-chang-ai-mua-20150607090356834.htm
+ một số nguyên nhân có thể bắt nguồn từ đây:). người tham gia, trước khi bỏ tiền đầu tư sẽ lên hỏi pác 8 Google? và rùi hỏi ôi? Người ta chỉ nhìn thấy hiện tượng thôi,Cho dù Pác có dự án tốt thế nào người ta cũng nói - NO.
+ Pác muốn kêu gọi đầu tư thì nên kiếm 1 diễn đàn khác để kêu gọi. Còn ở đây đa số đều là " Tướng đu đủ' như pác không thì làm sau hợp tác được. Có ai chiệu làm lính đâu? và nếu như có ai trên diễn đàn này hợp tác chung với pác. sẽ xảy ra trường hợp 99% " chuyện lớn không làm, suốt ngày làm lớn chuyện".:)
+ Pác nên kiếm những người chưa làm nông nghiệp, hay những người trồng đu đủ đã thất bại. tỷ lệ họ tham gia sẽ rất cao. nếu pác có phương án tốt:). vd: 1 người đánh số đề lúc nào cũng thua, trong khi Pác đánh lúc nào cũng trúng. kêu họ theo Pác đánh 1 kèo lớn. Theo pác thì tỷ lệ họ theo bao nhiêu %?:2cat:

Hình thức đầu tư dự án này là bán quyền mua cây đu đủ. Sau pác không bán những cây pác đang trồng và vẽ ra cho họ 1 kế hoặch(?). sợ lúc đó pác không có đủ cây để bán:D. rùi pác dùng tiền bán được, lại đi thuê đất và đầu tư, rùi cây lớn và bán, rùi... bán:p...
- Nếu Pác @leviet_law mà bán Chanh kiểu này. Chắc Pác ấy không trồng kịp để bán.Có thể trong tương lai, Anh Việt sẽ làm theo mô hình này không biết được?:D

Chúc Pác " Rồng Đen" triển khai được dự án sớm:hoa:. để nông dân agriviet còn ăn khai trương dự án:)
 
Tôi im lặng khá lâu. Lý do chính là tôi ở Mỹ,
không thể đầu tư ở Việt Nam. Các cụ có câu
"Đồng tiền liền khúc ruột." Người ở Mỹ thì ruột
ở Mỹ, làm sao đầu tư ở xa được? Vì vậy tôi không
đọc kỹ bài số 4 của Rồng Đen. Không mấy hứng thú.
Vả lại, tôi đã học mấy lớp trong trường đại học
về đầu tư rồi. Không những thế, tôi đã ở Mỹ nhiều
năm, biết người ta đầu tư và cho vay thế nào.
Hoàn toàn đúng như trong trường đại học đã dạy.
Và hoàn toàn không như người Việt Nam.

Còn câu hỏi bao nhiêu cây một héc ta, thì không
mấy quan trọng. Câu hỏi quan trọng hơn là bao
nhiêu tạ trái một héc ta? Ví dụ giả tưởng cho dễ
hiểu, một héc ta trồng được 100 cây, mỗi cây 10 ký
thì cả héc ta 1 tấn trái. Ngược lại, mỗi héc ta
trồng 50 cây, mỗi cây 30 ký thì cả héc ta tấn rưỡi.
Vậy trồng ít thì năng suất hơn.

Vì sao vườn cây trái ở Mỹ thưa cây hơn Việt Nam?
Vì năng suất chỉ hơi kém một chút, nhưng chất lượng
trái ngon hơn, thu hoạch cao hơn. Ví dụ 1 héc ta
thu được 100 ký, mỗi ký bán 10 đô, thì cả héc ta
thu hoạch 1 nghìn đô. Thế nhưng trồng thưa, 1 hec
ta chỉ được 70 ký thôi, mỗi ký bán 15 đô, thì cả
hecta thu hoạch 1 nghìn 50 đô, lời hơn 50 đô, mà
lại được danh tiếng là trái ngon.

Vì 2 lẽ đó, trồng thưa năng suất cao, chất lượng
trái tốt hơn trồng dày. Vì vậy, số cây trên 1 hecta
không quan trọng. Quan trọng là số tiền thu được
trên 1 hecta. Từ đó mới tìm ra cách trồng cụ thể
bao nhiêu phân tấc 1 cây. Đừng nghĩ ngược lại.
 
Nếu là nhà đầu tư, bạn mua 10 triệu tiền cổ phiếu thì bạn là cổ đông, mua 10 tỷ tiền cổ phiếu cũng là cổ đông. Bạn mua cổ phiếu của công ty đầu tư vàng hay mua cổ phiếu của công ty đầu tư dầu thì cũng như nhau.

Không hề có chuyện khập khểng giữa công ty đầu tư vàng hay công ty đầu tư dầu, vì chả ai so sánh kiểu đó cả. Họ thường so sánh tỷ lệ doanh thu trên vốn sau khi đã hoàn thành tất cả giao dịch.

Dự án trồng và chăm sóc đu đủ của tôi thì với năng suất trung bình và giá giả định trên, các nhà đầu tư đã có hơn 200% thu nhập so với vốn bỏ ra rồi. Đây là 1 con số tuyệt vời trên sàn chứng khoán, chưa tính đến việc các cổ đông bán được giá cao hơn giá giả định vì chất lượng sản phẩm tốt.

Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn là haclong. Tôi cũng không quan trọng hóa có nhà đầu tư hay không, không có cũng đâu có chết ma nào.
Thà đại ca chưởi đệ còn hơm cứ im im cái kiểu đó nha @lecongtuananh
Tôi nghĩ bạn đã nói đến 1 chuyên ngành rất khác với Nông nghiệp mà bạn ko hiểu rõ về nó.
Nói cho cùng thì đây là dự án của bạn. Chỉ có bạn mới tính được hướng đi lợi ích nhất cho bản thân mình.
Good luck!
 
Tôi im lặng khá lâu. Lý do chính là tôi ở Mỹ,
không thể đầu tư ở Việt Nam. Các cụ có câu
"Đồng tiền liền khúc ruột." Người ở Mỹ thì ruột
ở Mỹ, làm sao đầu tư ở xa được? Vì vậy tôi không
đọc kỹ bài số 4 của Rồng Đen. Không mấy hứng thú.
Vả lại, tôi đã học mấy lớp trong trường đại học
về đầu tư rồi. Không những thế, tôi đã ở Mỹ nhiều
năm, biết người ta đầu tư và cho vay thế nào.
Hoàn toàn đúng như trong trường đại học đã dạy.
Và hoàn toàn không như người Việt Nam.

Còn câu hỏi bao nhiêu cây một héc ta, thì không
mấy quan trọng. Câu hỏi quan trọng hơn là bao
nhiêu tạ trái một héc ta? Ví dụ giả tưởng cho dễ
hiểu, một héc ta trồng được 100 cây, mỗi cây 10 ký
thì cả héc ta 1 tấn trái. Ngược lại, mỗi héc ta
trồng 50 cây, mỗi cây 30 ký thì cả héc ta tấn rưỡi.
Vậy trồng ít thì năng suất hơn.

Vì sao vườn cây trái ở Mỹ thưa cây hơn Việt Nam?
Vì năng suất chỉ hơi kém một chút, nhưng chất lượng
trái ngon hơn, thu hoạch cao hơn. Ví dụ 1 héc ta
thu được 100 ký, mỗi ký bán 10 đô, thì cả héc ta
thu hoạch 1 nghìn đô. Thế nhưng trồng thưa, 1 hec
ta chỉ được 70 ký thôi, mỗi ký bán 15 đô, thì cả
hecta thu hoạch 1 nghìn 50 đô, lời hơn 50 đô, mà
lại được danh tiếng là trái ngon.

Vì 2 lẽ đó, trồng thưa năng suất cao, chất lượng
trái tốt hơn trồng dày. Vì vậy, số cây trên 1 hecta
không quan trọng. Quan trọng là số tiền thu được
trên 1 hecta. Từ đó mới tìm ra cách trồng cụ thể
bao nhiêu phân tấc 1 cây. Đừng nghĩ ngược lại.
Riêng cái này thì em không đồng ý với amytran lắm. Bởi haclong kêu gọi vốn dựa trên đơn vị cây, trong khi đó dự báo thu nhập dựa trên đơn vị ha, thế thì phải biết rõ 1 ha trồng bao nhiêu cây. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư sao mà không quan trọng. Liệu cái gì quan trọng hơn đối với một nhà đầu tư?

Em cũng không đồng ý vụ ở Mỹ người ta trồng thưa hơn VN, cụ thể là cây bơ. Ở VN người ta khuyến cáo trồng 7x7m, trong khi ở Mỹ khuyến cáo trồng 20x20feet hoặc 20x15 feet, (cỡ 6 x 4.5m). Hôm bữa em có hỏi về chất lượng quả khi trồng dày, trồng thưa cây, vì có đọc tài liệu có 1 người Mỹ gợi ý trồng 3x3m, và thậm chí ở Chile có người trồng 1.5x1.5m.

Mr leviet_law cũng có giải thích về trồng thưa trồng dày, nhưng cái em đọc được kiểu như trồng dày thì cây có xu hướng phát triển tán, hạn chế ra trái. Chứ nói về chất lượng quả thì chưa nghe nói cụ thể.

Không biết có chuyên gia nào có thể giải thích cực rõ chyện này.

P/S: Nghe bác Trịnh Mười nói ở Israel họ trồng bơ 4x4m hay sao ấy, còn đi thăm vườn bác Trịnh Mười, hiện ổng đang trồng 3x3m một số loại bơ.
 
Khi nào AQ trồng 3.000 cây trở lên thì bạn sẽ biết và sẽ hiểu chúng tôi có tung hô hay không.

Bạn ít hiểu biết về những khó khăn khi trồng và chăm sóc đu đủ, cũng như thị trường tiêu thụ của nó nên bạn có 1 cái nhìn đơn giản là
Đọc bài chỉ thấy ABC cho bản thân. Ngoài ra chả có cái gì.
Còn công nghệ cao thì bạn quên đi nhé, hoàn toàn điên rồ 1 cách bí

Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ đ

Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.

Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.

1. Đu đủ khó trồng:

Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.

A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.

B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.

C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.

D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.

Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".

E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.

G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.

Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".

H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.

N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.

M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.

O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"

P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.

Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.

2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.

Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.

Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.

Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.

May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.

Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".

3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".

Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.

Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !

Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.

4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?

Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.

Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.

Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.

5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?

Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.

Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.

Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.

Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.

Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !

6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.

- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.

- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.

Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..

Chúc 1 ngày tốt lành !

(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)

Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.

Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: suongsamvadudu@gmail.com
2. Facebook: suongsamvadudu@gmail.com
3. Điện thoại: 0934.68.0168

Haclong !
Chào agriviet !
Chào mọi người !

Bài 1: Khai cuộc !

Xin phép bỏ qua phần tự giới thiệu vì mọi người đã biết tôi là ai và đang làm gì.

Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ để cảm nhận về nó như thế nào. Và sau đây, tôi sẽ chia sẽ một số cảm nhận của riêng tôi, có thể bạn có những cảm nhận khác, dù gì cũng mong bạn chia sẽ những cảm nhận của bạn trong các comment.

Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.

Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.

1. Đu đủ khó trồng:

Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.

A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.

B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.

C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.

D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.

Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".

E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.

G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.

Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".

H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.

N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.

M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.

O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"

P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.

Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.

2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.

Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.

Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.

Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.

May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.

Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".

3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".

Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.

Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !

Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.

4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?

Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.

Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.

Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.

5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?

Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.

Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.

Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.

Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.

Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !

6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.

- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.

- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.

Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..

Chúc 1 ngày tốt lành !

(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)

Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.

Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: suongsamvadudu@gmail.com
2. Facebook: suongsamvadudu@gmail.com
3. Điện thoại: 0934.68.0168

Haclong !
Haclong !
Haclong !
Đọc bài thấy dài .ngó qua ngó lại chả buồn ngó vào fb suongsamvadudu@gmail.com lấy vài tấm hình cho a e coi . Đay là vườn hl chăm sóc đây "sau 1 tháng ghé lại bủn rủn tay chân"
55c0c75cdaf3f.jpg

FL01g1C.jpg

55c0c77e3507b.jpg

EVbkESi.jpg

55c0c7a9ef675.jpg
 
Nếu là nhà đầu tư, bạn mua 10 triệu tiền cổ phiếu thì bạn là cổ đông, mua 10 tỷ tiền cổ phiếu cũng là cổ đông. Bạn mua cổ phiếu của công ty đầu tư vàng hay mua cổ phiếu của công ty đầu tư dầu thì cũng như nhau.

Không hề có chuyện khập khểng giữa công ty đầu tư vàng hay công ty đầu tư dầu, vì chả ai so sánh kiểu đó cả. Họ thường so sánh tỷ lệ doanh thu trên vốn sau khi đã hoàn thành tất cả giao dịch.

Dự án trồng và chăm sóc đu đủ của tôi thì với năng suất trung bình và giá giả định trên, các nhà đầu tư đã có hơn 200% thu nhập so với vốn bỏ ra rồi. Đây là 1 con số tuyệt vời trên sàn chứng khoán, chưa tính đến việc các cổ đông bán được giá cao hơn giá giả định vì chất lượng sản phẩm tốt.

Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn là haclong. Tôi cũng không quan trọng hóa có nhà đầu tư hay không, không có cũng đâu có chết ma nào.
Thà đại ca chưởi đệ còn hơm cứ im im cái kiểu đó nha @lecongtuananh
Biết gì về chứng khoán không???? Trồng mấy hecta đu đủ mà bày vẻ cổ đông huy động vốn à. Toppic này chủ thớt định tay không bắt giặc sao?
 
làm kỹ thuật mà 1 tháng ghé 1 lần:rolleyes:.20p ra bủn rủn tay chân.cây đu đủ còn 3 lá ngọn:D.thân gầy .bông rụng hết không đậu trái.Vườn bị mất diệp lục lá con trên50%.hỏi ông kỹ thuật trách triệm đặt ở đâu?.
Tôi cũng muốn trồng Đu đủ nhưng hỏi làm ăn sao với bạn dc đây?o_O
 


Back
Top