Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
tết xong vừa rồi có tranh thủ dùng dây nhôm uốn lại giống như các loại cây khác, lặt lá, cây đẹp theo ý mình.
Mới đầu tháng giêng tược đang ra mà anh đã dùng dây để uốn ngặt làm sao mà tược phát triển tiếp? Bình thường người ta thả nhưng phải thường xuyên bấm đọt phân nhánh đến tháng 5-6AL mới vô kẽm định hình lại hình dáng bộ tàn! Anh vô kẽm sớm là làm hư cả quy trình chỉ dẫn rồi.
cũng đánh giá cái đẹp, mấy anh e con có câu này :
"gái một con trông mòn con mắt
Gái một mắt nhìn có một con"
zui xíu nha bác.
Cho em ké câu này
"Vẻ đẹp không nằm trên đôi má hồng của người thiếu nữ....mà nằm trong con mắt của kẻ chụp hình"
 


Dạ em biết rồi. Ma em o chỗ bán phân thuốc bvtv người ta nói chỉ có bao 14 kg. Người bán họ nói voi này nóng lắm không bỏ vào cây trong chậu được. Em có nói là voi nông nghiệp.

Vôi nóng là vôi sống...vôi chưa tả...chưa thành vôi chết

Bác lấy vôi này...để ra ngoài không khí chỗ nhiều hơi ẩm 1 tháng gặp hơi nước vôi sẽ phát nhiệt..sau đó hết nóng
Hoặc phun nước vào vôi sẽ đóng cục... chờ 1 tuần đập nhỏ gọi là vôi chết

Vôi chết là vôi dùng để bón cho cây ..vôi chết đóng cục đập nhỏ bón cho cây là tốt nhất...vì can xi bị đóng cục nên được giải phóng rất chậm để ổn định PH đất..và vì nó đóng cục nên không bị nước cuốn trôi đi

Vôi bột đã tả... không tốt bằng vôi chết đóng cục

Bác cứ mua 14 kg về "tôi" nó thành vôi chết.. rồi đóng bao để dành bao nhiêu năm cũng được

Tuyệt đối không được dùng vôi quét tường đóng hộp sẵn..vì trong vôi đó có trộn sẵn adao và muối mặn
 
Last edited:
Chân thành cảm ơn bác. Con đang đọc cham soc mai trong của bác. Moi ngay con đọc 1 ít hi vọng con sẽ không làm bác thất vọng.
Con muốn hỏi bác thêm một câu nữa là tết xong con thay đất thì bao lâu con mới dùng agrostim được vay bác
 
Dạ em biết rồi. Ma em o chỗ bán phân thuốc bvtv người ta nói chỉ có bao 14 kg. Người bán họ nói voi này nóng lắm không bỏ vào cây trong chậu được. Em có nói là voi nông nghiệp.
lại tiệm bán thức ăn thuỷ sản mua
lúc trước con có cây mai lá rất tốt, năm nào cũng cho hoa đúng dịp tết, tuy ko nhiều nhưng cũng đẹp, chỉ có tàn là ko tròn trịa. tết xong vừa rồi có tranh thủ dùng dây nhôm uốn lại giống như các loại cây khác, lặt lá, cây đẹp theo ý mình>>>> tết lèo tèo mấy bông, nụ chai hết (Thấy là lạ)>>>> ra tết bấm cành, các lá đầu tiên ra bình thường, đợt lá thứ hai bắt đầu quéo lại, hơi vàng. xem hình trên diễn đàn, nghĩ cây bị bọ trĩ với nấm hồng, phun liên tục>>>ko hết, thêm cháy rìa các lá già lại tưởng chết rễ, tưới kích rễ tùm lum cũng không hết. cuối cùng để ý kỹ lại, quan sát cây: "cứ bung tược ở thân liên tục từ lúc uốn dây nhôm + phần cành bị uốn không phát được">>>>chắt do uốn dây bị thắt chặt lâu mà chưa gỡ ra>>>tháo dây, sau một tháng, câu ra lá to, sung bình thường, hên quá. vài dòng chia sẻ mong bác với anh em góp ý thêm để rút kinh nghiệm.
đúng r, tượt còn non mà bạn uốn ngặt nó sẽ làm chậm phát triển.bạn chỉ nên dùng dây nhỏ nhẹ kéo cành về hướng nào nhẹ thui, vài tháng kéo 1 ít thui
 
Last edited by a moderator:
Mình thì thích học cách bấm tỉa ,chưa có ai huong dẫn ??!!!chỉ biết đơn giản,khi lá non bấm thì ra nhiều tược .khi lá trưởng thành thì ra ít tược..!!!..còn lá vàng bấm..có lẻ ra lá xanh ??!!hihi mong chỉ giáo !!??
 
Last edited:
Bác ơi. Tết xong con muốn xả bầu đất cũ vì bầu đất cũ toàn là mụn xơ dừa không. Nên con thay đất mới thì trong đất mới mình có cho phân hữu co vào không bác. Và bao lâu thì mình mới sài agrostim được vậy bac
 

Đi học thì có tính hay quên,nên đọc xong nhớ vài nguyên tắc rồi áp dụng,quan niệm cái đẹp cũng đơn giản ..da trắng đẹp hơn da đen,cao đẹp hơn thấp ,trẻ đẹp đơn già...đại loại là như vậy !!?? Bác Mục chê chưa có lối đi riêng!!hii con thích đi có gì chung chung cho vui !!! Hihi
 
Đây cũng là kinh nghiệm cho anh em chơi mai, vì uốn dây nhôm không đúng thời điểm và không uốn tất cả các cành 1 lúc => nên cây chỉ dồn nhựa cho các cành tự do, còn các cành uốn bị vỡ mạch nhựa phát triển kém dẫn đến bị " chai" và kém phát triển.....

Nguyên văn bởi Bình-Minh
""""Uốn mầm phải được uốn ngay sau khi mầm mới nhú ra khoàng 2cm..uốn mầm phải uốn vào buổi chiều...mầm dẻo không bị gãy
Vì buổi sáng mầm căng nước non và rẩt giòn uốn sẽ bị gãy
Uốn mầm nên uốn đồng loạt..(sau xả tàn toàn bộ lúc sau tết)
Vì nếu chỉ uốn 1.. 2 mầm..mà các mầm khác không uốn...mầm bị uốn có thể sẽ thui chột luôn

Uốn mầm chỉ dùng cho mai ngệ thuật, vì rất công phu ( giống như mai B Đ) ngĩa là phải có 1 bản vẽ trước..
cũng có khi uốn tùy hứng tùy bố cục sẵn có của chi cành cây mai lúc đó mà ứng biến cho hài hòa

Để uốn mầm cho dễ người ta dùng dây đồng nhỏ hơn cây tăm 1 chút...đốt trên ngọn lửa cho đồng cháy đỏ lên..sau đó để nguội
Dây đồng sẽ rất mềm rất dễ quấn vào mầm và rất dễ uốn uốn đâu là nằm ngay đó không bật trở lại dù chỉ 1 chút. """

Mình xin mượn bài hướng dẫn cách uốn kẽm cho cây mai của bác Mục bên diendancaycanh cho anh em nào quan tâm tham khảo nha
Bác ơi. Tết xong con muốn xả bầu đất cũ vì bầu đất cũ toàn là mụn xơ dừa không. Nên con thay đất mới thì trong đất mới mình có cho phân hữu co vào không bác. Và bao lâu thì mình mới sài agrostim được vậy bac
Bác nên đọc lại bài : Tóm tắt chăm sóc cây mai trồng chậu" của bác Mục đi, đọc và nghiền ngẫm sẽ "ngộ" ra chơi mai và chăm sóc mai rất đơn giản
http://agriviet.com/threads/tom-tat-cham-soc-cay-mai-trong-chau.159734/
 
Đi học thì có tính hay quên,nên đọc xong nhớ vài nguyên tắc rồi áp dụng,quan niệm cái đẹp cũng đơn giản ..da trắng đẹp hơn da đen,cao đẹp hơn thấp ,trẻ đẹp đơn già...đại loại là như vậy !!?? Bác Mục chê chưa có lối đi riêng!!hii con thích đi có gì chung chung cho vui !!! Hihi

Hồi đó đọc báo thời cây sanh có giá khủng...có 1 cặp sanh lâu đời của 1 làng nọ ..thương lái đến xin mua với giá 2 tỉ

Các bô lão họp và tính toán rằng...2 tỉ vừa đủ để làm con đường của làng đang lầy lội..rộng ra và trải beton nhựa kiên cố
Cây sanh của tiền nhân... thôi thì hôm nay ra đi để cho con cháu có con đường rộng sạch sẽ đi học đi làm...tiện lợi
Nhưng các cụ kì kèo với giá 2 tỉ rưỡi...thương lài ì xèo chưa chịu

Không may đêm đó giông tố nổi lên thổi gãy mất tàng ngọn 1 cây sanh

Hóa ra cặp sanh thành khập khiễng

Thương lái đến và nói rằng..sanh giá trị cao phải là 1 cặp
Bây giờ giá trị 1 cặp đã hết chỉ còn cách bán lẻ....cây còn lại giá chỉ còn 750 triệu
Cây gãy tàng ngọn giá trị thẩm mỹ mất giá còn 500 triệu
Cộng chung 1tỉ 250 triệu...các cụ không bán con xin thua và xin cáo lui

Tính tới tính lui các cụ ngậm ngùi bán vì nếu cù cưa ... tối hôm nay giông tới thổi gãy tàng ngọn cây còn lại...thì còn thiệt nữa
và trách thầm nhau..phải chi hôm qua đừng cù cưa...thì hôm qua đã gom được 2 tỉ làm đường rồi.. đâu mất đi 750 triệu như hôm nay oan uổng thế

Thương lái trả tiền xong cho bứng cây gãy ngọn trước...

Cây thứ 2 họ leo lên cưa bỏ mất tàng ngọn cho giống cây kia rồi mới bứng... 2 cây vẫn là 1 cặp đẹp cân đối không thua trước

Nếu 1 cây của bác lỡ chết 1 chi...thì cây thứ 2 bác cưa bỏ 1 chi cho giống cây trước
Vậy là thành 1 cặp không còn khập khiễng nữa...2 cô gái mỗi cô đều có 1 cái răng khểnh
 
Last edited:
Bác ơi. Tết xong con muốn xả bầu đất cũ vì bầu đất cũ toàn là mụn xơ dừa không. Nên con thay đất mới thì trong đất mới mình có cho phân hữu co vào không bác. Và bao lâu thì mình mới sài agrostim được vậy bac

Dùng trấu hun để thay đất cho cây đang trồng trong chậu, dứt khoát phải có phân chuồng ủ tỉ lệ bao nhiêu là tùy tình trạng của cây

Nếu đó là 1 cây ít tàng.. ít lá thì chỉ nên khoảng 5%...vì phân ủ giữ nhiều nước..cây ít lá mà cho nhiều phân ủ sẽ có triệu chứng thừa nước ..rất khó chăm sóc do không đủ lá để bốc hơi nước
Khi nào cây mạnh ,lá nhiều lúc đó cho thêm phân chuồng ủ cũng không muộn

Với cây mạnh... tàng lá to thì phân chuồng ủ cho nhiều hơn có thể đến 15 hoặc 20%...vì nếu ít phân chuồng ủ quá..trong 1 ngày nắng to cây sẽ thiếu nước và lá có thể héo khi chiều tối chưa đến

Argrostim là phân sinh học..trong đó có chất điều hòa sinh trưởng và nhiều vi khoáng để tăng lực cho cây
Với cây mạnh mẽ thì không cần dùng...nhưng với cây yếu thì rất nên dùng
Chủ yếu là phun qua lá do đó chỉ nên dùng khi cây đã có nhiều lá
Chỉ Dùng để tưới cho đất khi cây có dấu hiệu bịnh và phải ngưng bón phân gốc

Ngĩa là khi dùng nó thì không được tưới bón phân loãng vì sẽ thành thừa có hại cho rễ và agrostim sẽ không phát huy được tác dụng

Ngay cả khi phun qua lá bình phun cũng phải súc rửa rất sạch sẽ...nước để pha vào phải là nước mưa hoặc nước máy sạch đã để thoáng lâu ngày
 
Hồi đó đọc báo thời cây sanh có giá khủng...có 1 cặp sanh lâu đời của 1 làng nọ ..thương lái đến xin mua với giá 2 tỉ

Các bô lão họp và tính toán rằng...2 tỉ vừa đủ để làm con đường của làng đang lầy lội..rộng ra và trải beton nhựa kiên cố
Cây sanh của tiền nhân... thôi thì hôm nay ra đi để cho con cháu có con đường rộng sạch sẽ đi học đi làm...tiện lợi
Nhưng các cụ kì kèo với giá 2 tỉ rưỡi...thương lài ì xèo chưa chịu

Không may đêm đó giông tố nổi lên thổi gãy mất tàng ngọn 1 cây sanh

Hóa ra cặp sanh thành khập khiễng

Thương lái đến và nói rằng..sanh giá trị cao phải là 1 cặp
Bây giờ giá trị 1 cặp đã hết chỉ còn cách bán lẻ....cây còn lại giá chỉ còn 750 triệu
Cây gãy tàng ngọn giá trị thẩm mỹ mất giá còn 500 triệu
Cộng chung 1tỉ 250 triệu...các cụ không bán con xin thua và xin cáo lui

Tính tới tính lui các cụ ngậm ngùi bán vì nếu cù cưa ... tối hôm nay giông tới thổi gãy tàng ngọn cây còn lại...thì còn thiệt nữa
và trách thầm nhau..phải chi hôm qua đừng cù cưa...thì hôm qua đã gom được 2 tỉ làm đường rồi.. đâu mất đi 750 triệu như hôm nay oan uổng thế

Thương lái trả tiền xong cho bứng cây gãy ngọn trước...

Cây thứ 2 họ leo lên cưa bỏ mất tàng ngọn cho giống cây kia rồi mới bứng... 2 cây vẫn là 1 cặp đẹp cân đối không thua trước

Nếu 1 cây của bác lỡ chết 1 chi...thì cây thứ 2 bác cưa bỏ 1 chi cho giống cây trước
Vậy là thành 1 cặp không còn khập khiễng nữa...2 cô gái mỗi cô đều có 1 cái răng khểnh
hi. bài viết bác mục hay quá, ám chỉ mún nói nếu ng nào đó k may bị gãy 1 tay thì hãy bẻ lun tay còn lại
 
Chào các ae trên diễn đàn!
Mình nghĩ ae mới nuôi mai, nuôi 1 thời gian thì cây mai của họ k vấn đề này cũng vấn đề khác k bệnh này cũng bệnh khác (dù đã nghiên cứu trên diễn đàn). Nguyên nhân đầu tiên là do sự nôn nóng của người chăm sóc mai, muốn mai của họ xanh tốt tết nhiều hoa và cứ thế phun...phun...bón...bón... . K biết ae nào có bài thuốc chữa bệnh nôn nóng này k? Vì đây là vấn đề ai cũng mắc phải khi mới trồng mai.
 
Chào các ae trên diễn đàn!
Mình nghĩ ae mới nuôi mai, nuôi 1 thời gian thì cây mai của họ k vấn đề này cũng vấn đề khác k bệnh này cũng bệnh khác (dù đã nghiên cứu trên diễn đàn). Nguyên nhân đầu tiên là do sự nôn nóng của người chăm sóc mai, muốn mai của họ xanh tốt tết nhiều hoa và cứ thế phun...phun...bón...bón... . K biết ae nào có bài thuốc chữa bệnh nôn nóng này k? Vì đây là vấn đề ai cũng mắc phải khi mới trồng mai.
bón loãng 1/2 lần ,!!thân
 
Mình thì thích học cách bấm tỉa ,chưa có ai huong dẫn ??!!!chỉ biết đơn giản,khi lá non bấm thì ra nhiều tược .khi lá trưởng thành thì ra ít tược..!!!..còn lá vàng bấm..có lẻ ra lá xanh ??!!hihi mong chỉ giáo !!??
Hướng dẫn của bác Toại Nguyện


 
Chào các ae trên diễn đàn!
Mình nghĩ ae mới nuôi mai, nuôi 1 thời gian thì cây mai của họ k vấn đề này cũng vấn đề khác k bệnh này cũng bệnh khác (dù đã nghiên cứu trên diễn đàn). Nguyên nhân đầu tiên là do sự nôn nóng của người chăm sóc mai, muốn mai của họ xanh tốt tết nhiều hoa và cứ thế phun...phun...bón...bón... . K biết ae nào có bài thuốc chữa bệnh nôn nóng này k? Vì đây là vấn đề ai cũng mắc phải khi mới trồng mai.
quá chính xác, mình là người trải nghiệm rồi, nôn nóng, phân thì đủ loại, bón rồi chưa thấy xanh đen, nghĩ tại phân, mua cái khác bón tiếp, thấy chưa như ý, bón thêm------cháy rễ. cây bị bệnh, hư lá, mua thuốc xịt, xịt liên tục chưa thấy hết, đổi thuốc xịt tiếp, xịt bón lá đủ loại, tăng trưởng, kích thích.....nói chung đọc thấy hay mua làm liền. cây rối loạn nhặng xị, có cây tháng 6 lá vàng chóe, nụ tùm lum. rồi đọc lại lần nữa hướng dẫn ------mình sai, sai vì muốn nó theo ý mình, ko tôn trọng quy luật tự nhiên, chưa hiểu gì cái cây mà mình chăm sóc. mỗi cây mỗi khác, sinh trưởng khác nhau, tự nhiên nó đã đấu tranh để tồn tại rồi, mình chỉ tác động theo tự nhiên hướng có lợi cho sức khỏe của cây thôi. hiểu cây là điều đầu tiên mình rút kinh nghiệm, cách dùng, công dụng của từng loại phân bón là thứ hai. toàn bộ trên diễn đàn đã có bác mục chia sẽ.
 
Last edited:


Back
Top