Mệt quá.

Người thờ... ma
(LĐĐS) Thanh Hà - 3:4 PM, 20/05/2013

ma%20xo.JPG
Ngôi nhà chòi đặt ngoài vườn để thờ ma phụ nữ.
Nhắc đến ma quỷ hẳn sẽ là nỗi sợ hãi của nhiều người, song với đồng bào dân tộc Thái ở xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thì đó là điều hoàn toàn ngược lại. Họ đặt tên cho từng loại ma như ma thầy cúng, ma gầm sàn… và thờ cúng một cách trang nghiêm, với mong ước được chở che, được bảo vệ. Tập tục thờ “ma xó” (hay còn gọi là ma canh nhà) cho đến nay vẫn rất ít người tường tận và ẩn chứa nhiều kỳ bí...
>> Đón đọc ấn phẩm Lao động & Đời sống số 11.
Ít thầy nhưng vẫn… nhiều ma!

Tôi đặt chân tới ngã ba Cò Nòi vào lúc 3h chiều. Nơi đây không chỉ được biết đến là mảnh đất của những tỉ phú đi lên từ hạt bắp trên rẫy, mà còn là một di tích lịch sử đã đi vào huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Như một người con nay được trở về bên vòng tay của mẹ rừng, tôi vội xách ba lô và bắt đầu chuyến hành trình khám phá tục thờ ma xó đầy kỳ bí của đồng bào Thái trên mảnh đất anh hùng này.
ma%20xo1.jpg

Ma xó được thờ dưới đất ở nhà ông Xảo.

Trời nắng bỏng, dường như sự mệt mỏi sau chuyến đi kéo dài hơn 8 tiếng khởi hành từ Hà Nội của tôi đã được đốt tan và thay vào đó là một cảm giác khoáng đạt, thoải mái đến lạ kỳ. Miền quê thanh bình hiện lên trong tiếng người buôn kẻ bán, tiếng cày cuốc trên rẫy đến tiếng lục lạc phát ra từ những chiếc mõ đeo cổ của trâu, bò… Tất cả đan xen, hòa quện trong vùng trời Tây Bắc, tạo ấn tượng đặc biệt sâu sắc, mà ít nơi nào có được. Mặt đường nhựa giờ đã khô, tuy nhiên trên con đường dẫn vào bản thì đất vẫn còn quện sau trận mưa buổi sáng.

Ngôi nhà đầu tiên tôi ghé thăm là của một thầy cúng trong bản Lạnh. Căn nhà mái bằng đơn sơ, giản dị là nơi sinh sống của 4 thế hệ gia đình. Ông Lò Văn Phong - chủ gia đình - mới ở cái tuổi 50, nhưng việc phải thường xuyên lên nương rẫy đã mang lại dáng vẻ gân guốc hơn so với tuổi của mình. Thấy người lạ, ông cảnh giác cao độ và bắt đầu dò xét vị khách không mời mà đến. Nhưng sau vài phút giới thiệu cộng với tinh thần của một người mê khám phá và đặc biệt là “cái bụng nói thật” (theo như lời ông Phong nói), tôi đã thoát khỏi “hàng rào cảnh giới” và bắt đầu được “mục sở thị” tập tục thờ ma xó nơi đây.

Theo quan niệm của người Thái thì gian giữa, góc đầu của ngôi nhà chính là vị trí quan trọng và linh thiêng nhất. Vì vậy, đây cũng chính là nơi ma xó được thờ và không phải ai cũng có thể lại gần được. Ma đàn ông, ma canh nhà hay ma giữ nhà đều là những tên gọi khác của ma xó. Tuy gọi là ma, nhưng thực chất đây lại là những người thân đã mất. Với họ, khi người trong nhà chết thì sẽ trở thành ma về trông nom nhà cửa, con cháu. Do đó, thờ ma canh nhà chính là sự thể hiện tôn kính với tổ tiên. Nhưng không biết từ khi nào và bắt nguồn từ đâu, hai từ “ma xó” đã trở thành cái tên gọi chung của tập tục này.

Ngày nay, một số phong tục đã dần mai một như tục cơm mới, tục cúng xin nước mưa…, song họ quan niệm nếu con trâu, con bò trong nhà chậm lớn hoặc bị chết do dịch bệnh thì phải cúng ma gầm sàn, để xua đuổi bệnh tật và phù hộ cho việc chăn nuôi được thuận lợi hơn. Và khi những người trong gia đình bị ốm đau, đi bói các thầy mo xem biết được là ma trong nhà về đòi ăn thì họ sẽ cúng ma xó để mong được khỏe mạnh, che chở, bảo vệ.
ma%20xo2.jpg

Bàn thờ ma xó được đặt ở trên cao góc nhà ông Phong.

Gia đình ông Phong cũng vậy, ngoài việc thờ ma canh nhà thì vì là một thầy cúng nên ở gian giữa ông cũng phải thờ vị ma thầy cúng của riêng mình. Chiếc bàn thờ nhỏ, đơn sơ được đặt ở góc bên phải của gian giữa ngôi nhà chỉ có một bát hương và chén nước cùng những sợi dây “phép” tối màu được quấn quanh, cũng chính là phương tiện chữa bệnh. Ông cho biết: “Có những người đi chữa viêm không khỏi thì về đây tôi cúng giúp. Cứ một sợi dây là để cúng cho một người, nếu chữa khỏi thì phải cúng thêm lần nữa để thông báo, tạ ơn, còn không khỏi thì thôi”.

Không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ, phù hộ con cháu mạnh khỏe, mà với người dân nơi đây ma xó còn giúp họ xua đuổi khi ma cà rồng, ma rừng về làm điều ác. Họ cho rằng lượng ma của một nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào số người chết trong gia đình.

Nhấp ngụm chè xanh thơm ngát, tôi chào tạm biệt gia đình ông thì trời cũng đã tối và lạnh. Những ngôi nhà sàn đã bắt đầu lên đèn lẩn khuất sau làn khói bếp, tiếng nói cười rộn rã của đoàn người lên rẫy trở về làm huyên náo cả một vùng bản. Đâu đó mùi xôi sắn thơm nồng trong bữa cơm chiều của nhà ai bung tỏa.

Đàn ông thờ trong nhà, phụ nữ thờ ngoài vườn

Sáng hôm sau, nhờ được mách nước, tôi đến gia đình ông Lò Văn Xảo - một già trưởng, biết và hiểu rõ về phong tục thờ ma xó này. Trải qua quãng đường đi bộ dài 2 cây số, với bùn đất bám chặt đế giày, cuối cùng tôi cũng tìm đến được nhà ông. Ngôi nhà sàn to, mộc mạc, đứng vững chãi dưới chân núi hiện ra, với cảnh chăn nuôi đàn vịt dưới gầm. Người đàn ông tuổi đã gần 60 lau nhanh giọt mồ hôi đổ dồn trên trán, vội vàng ra hiệu cho vợ làm nốt công việc để mời khách lên nhà tiếp nước.
ma%20xo3.jpg

Những chiếc nỏ, cái quạt, túi đựng của cháu trai được treo trình báo tổ tiên

Tách biệt với cái nóng bức bối ngoài trời, thì bên trong một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu ùa tới bởi kiểu thiết kế nhà sàn đặc trưng thoáng gió. Uống ngụm nước, ông Xảo chậm rãi trò chuyện: Ma xó thì có nhiều kiểu thờ khác nhau. Người Thái trắng thờ khác người Thái đen và trong dòng họ này thờ khác với dòng họ kia. Như người Thái đen, sau khi người trong nhà mất, họ làm lễ mời các cụ lên và thờ ở cái xó đó, tuy nhiên việc cúng thì không phải lúc nào cũng làm, kể cả những ngày rằm, ngày giỗ.

Ở nơi khác (trên Mai Sơn) thì người ta định một ngày trong năm để cúng một con lợn và nhiều thứ khác. Còn như bà con ở đây thì chỉ khi nào ốm đau, đi xem thầy mo bảo ma xó về đòi ăn thì mới cúng. Và lúc đó anh em họ hàng ba đời được mời hết, họ mang theo chai rượu, cân gạo đến cùng tham dự. Còn ngược lại, nếu bình thường, không xảy ra vấn đề gì thì họ chỉ cho ma xó ăn duy nhất vào mấy ngày tết bắt đầu từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 6 tháng giêng, với quan niệm có cái gì thì thờ cái đó.

Có một điều đặc biệt là không chỉ ở trong nhà, mà ngay cả ngoài vườn người ta còn lập những nhà chòi để thờ ma khác. Tuy đơn giản trong việc thờ tự, song họ đặc biệt tôn trọng truyền thống phong tục, dù được thờ trong cùng phạm vi cai quản gia đình, nhưng lại có sự phân chia rõ ràng giữa người bên nhà chồng và nhà vợ. Chỉ có người ở bên nhà trai mới được thờ trong nhà, còn với người bên họ ngoại thì không được phép, mà chỉ thờ ở nhà chòi ngoài vườn. Và có gia đình còn lập riêng hẳn nhiều nhà thờ khác nhau để phân biệt giữa con dâu và mẹ chồng.

Xin phép chủ nhà và tiến lại quan sát, trái với điều tôi mường tượng về sự cầu kỳ bản sắc dân tộc, thì lại là sự đơn sơ quá đỗi bình dị. Trong góc đầu nhà, giữa những tấm, gỗ bao quanh có một bát hương, một chai nước cùng vài cái chén được đặt dưới đất, song lại chính là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Ở một số gia đình, họ còn treo khẩu súng để thờ cùng. Trầu cau luôn là hai vật phẩm đi cùng nhau khi cúng, nhưng họ lại chỉ dùng lá trầu để thờ, còn quả cau thì thay bằng rễ trầu đập giập. Đây là một thủ tục từ xa xưa được truyền lại, song chính ông Xảo cũng không hiểu tại sao lại không dùng cau để thờ.

Thấy tôi thắc mắc tại sao lại đặt trên sàn trong khi nhiều nhà lại để ở trên cao, ông Xảo với cái cách mộc mạc, thân tình của người Tây Bắc, chỉ nhoẻn miệng cười: “Vì từ hồi xưa người ta (người đã mất - PV) cứ bảo cho ở góc nhà là ở đó…”. Dù không gian chật hẹp và chỗ ngủ chỉ cách nơi thờ chưa đầy 1 mét, nhưng vẫn không hề có bất kỳ sự xâm phạm hay hành động bất kính nào xảy ra.

Ông Lò Văn Trận -Trưởng bản Lạnh - cho biết: “Theo quan niệm dân tộc thì chỉ thờ bố đẻ mình thôi, tuy chỉ có một bát hương song vẫn thờ chung cả ba đời. Và khi cúng để phân biệt rõ thì ông nào chết sau thì được mời lên ăn trước, ông nào chết trước thì lại ăn sau”.

Dù đời sống văn hóa được nâng cao, song quan niệm “trọng nam” vẫn còn đè nặng trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt của người dân nơi đây. Nó được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới được sinh ra bằng việc trình báo tổ tiên. Sau khi chào đời được gần một tuần, thầy cúng sẽ được mời về để trình báo thêm người mới. Đứa trẻ sẽ được ghi tên và nhập khẩu báo cáo, để ma xó trông nom, bảo vệ và được mau lớn. Trên ban thờ lúc này được treo thêm những vật dụng bao gồm một chiếc nỏ, túi vừng, cái quạt và vài cái tên. Nó tượng trưng cho hành trang của đứa trẻ khi mới chào đời. Bởi họ cho rằng: Con gái sau này lớn lên đi lấy chồng thì lại trở thành con nhà khác, do đó lễ nhập họ này chỉ được làm khi gia đình sinh thêm một người con trai, còn sinh con gái thì không.

Ngay cả trong công việc lau dọn nơi thờ tự gia đình - việc tưởng chừng dành cho phụ nữ, tuy nhiên với đồng bào Thái thì đó lại là của đàn ông. Họ quan niệm chỉ có cháu trai hoặc những người đàn ông trong nhà mới được lại gần và quét dọn nơi thờ ma xó, còn con gái thì là điều cấm kỵ tuyệt đối. Tôi chợt giật mình và thấy thật may mắn khi chưa bị cái bệnh tò mò đẩy sát lại nơi “thần ma xó” ngự trị. Ngừng lại một lúc như xem có bỏ sót ý gì không, ông Xảo lại nói tiếp: Trước khi động tới thì hương dù không cần thắp, nhưng cũng phải báo cáo miệng như: Nhà bẩn, con cháu về quét dọn nhá, đừng như thế này thế nọ nhá…, còn nếu không báo cáo thì ma xó sẽ hỏi “cháu về làm cái gì đấy?”.

Giờ đây tuy mái nhà sàn đã ít nhiều được thay bằng những căn nhà xây khang trang, song những phong tục tập quán, thờ thần linh ở vùng quê yên bình này vẫn không hề thay đổi. Họ tin vào sự tác động, sức mạnh của thần linh có thể mang lại sức khỏe và thay đổi được cuộc sống con người. Điều đó đã ăn sâu trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt hằng ngày của đồng bào nơi đây.
 


Người thờ... ma
(LĐĐS) Thanh Hà - 3:4 PM, 20/05/2013
ma%20xo.JPG
Ngôi nhà chòi đặt ngoài vườn để thờ ma phụ nữ.
Nhắc đến ma quỷ hẳn sẽ là nỗi sợ hãi của nhiều người, song với đồng bào dân tộc Thái ở xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thì đó là điều hoàn toàn ngược lại. Họ đặt tên cho từng loại ma như ma thầy cúng, ma gầm sàn… và thờ cúng một cách trang nghiêm, với mong ước được chở che, được bảo vệ. Tập tục thờ “ma xó” (hay còn gọi là ma canh nhà) cho đến nay vẫn rất ít người tường tận và ẩn chứa nhiều kỳ bí...
>> Đón đọc ấn phẩm Lao động & Đời sống số 11.
Ít thầy nhưng vẫn… nhiều ma!

Tôi đặt chân tới ngã ba Cò Nòi vào lúc 3h chiều. Nơi đây không chỉ được biết đến là mảnh đất của những tỉ phú đi lên từ hạt bắp trên rẫy, mà còn là một di tích lịch sử đã đi vào huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Như một người con nay được trở về bên vòng tay của mẹ rừng, tôi vội xách ba lô và bắt đầu chuyến hành trình khám phá tục thờ ma xó đầy kỳ bí của đồng bào Thái trên mảnh đất anh hùng này.
ma%20xo1.jpg

Ma xó được thờ dưới đất ở nhà ông Xảo.

Trời nắng bỏng, dường như sự mệt mỏi sau chuyến đi kéo dài hơn 8 tiếng khởi hành từ Hà Nội của tôi đã được đốt tan và thay vào đó là một cảm giác khoáng đạt, thoải mái đến lạ kỳ. Miền quê thanh bình hiện lên trong tiếng người buôn kẻ bán, tiếng cày cuốc trên rẫy đến tiếng lục lạc phát ra từ những chiếc mõ đeo cổ của trâu, bò… Tất cả đan xen, hòa quện trong vùng trời Tây Bắc, tạo ấn tượng đặc biệt sâu sắc, mà ít nơi nào có được. Mặt đường nhựa giờ đã khô, tuy nhiên trên con đường dẫn vào bản thì đất vẫn còn quện sau trận mưa buổi sáng.

Ngôi nhà đầu tiên tôi ghé thăm là của một thầy cúng trong bản Lạnh. Căn nhà mái bằng đơn sơ, giản dị là nơi sinh sống của 4 thế hệ gia đình. Ông Lò Văn Phong - chủ gia đình - mới ở cái tuổi 50, nhưng việc phải thường xuyên lên nương rẫy đã mang lại dáng vẻ gân guốc hơn so với tuổi của mình. Thấy người lạ, ông cảnh giác cao độ và bắt đầu dò xét vị khách không mời mà đến. Nhưng sau vài phút giới thiệu cộng với tinh thần của một người mê khám phá và đặc biệt là “cái bụng nói thật” (theo như lời ông Phong nói), tôi đã thoát khỏi “hàng rào cảnh giới” và bắt đầu được “mục sở thị” tập tục thờ ma xó nơi đây.

Theo quan niệm của người Thái thì gian giữa, góc đầu của ngôi nhà chính là vị trí quan trọng và linh thiêng nhất. Vì vậy, đây cũng chính là nơi ma xó được thờ và không phải ai cũng có thể lại gần được. Ma đàn ông, ma canh nhà hay ma giữ nhà đều là những tên gọi khác của ma xó. Tuy gọi là ma, nhưng thực chất đây lại là những người thân đã mất. Với họ, khi người trong nhà chết thì sẽ trở thành ma về trông nom nhà cửa, con cháu. Do đó, thờ ma canh nhà chính là sự thể hiện tôn kính với tổ tiên. Nhưng không biết từ khi nào và bắt nguồn từ đâu, hai từ “ma xó” đã trở thành cái tên gọi chung của tập tục này.

Ngày nay, một số phong tục đã dần mai một như tục cơm mới, tục cúng xin nước mưa…, song họ quan niệm nếu con trâu, con bò trong nhà chậm lớn hoặc bị chết do dịch bệnh thì phải cúng ma gầm sàn, để xua đuổi bệnh tật và phù hộ cho việc chăn nuôi được thuận lợi hơn. Và khi những người trong gia đình bị ốm đau, đi bói các thầy mo xem biết được là ma trong nhà về đòi ăn thì họ sẽ cúng ma xó để mong được khỏe mạnh, che chở, bảo vệ.
ma%20xo2.jpg

Ban thờ ma xó được đặt ở trên cao góc nhà ông Phong.

Gia đình ông Phong cũng vậy, ngoài việc thờ ma canh nhà thì vì là một thầy cúng nên ở gian giữa ông cũng phải thờ vị ma thầy cúng của riêng mình. Chiếc ban thờ nhỏ, đơn sơ được đặt ở góc bên phải của gian giữa ngôi nhà chỉ có một bát hương và chén nước cùng những sợi dây “phép” tối màu được quấn quanh, cũng chính là phương tiện chữa bệnh. Ông cho biết: “Có những người đi chữa viêm không khỏi thì về đây tôi cúng giúp. Cứ một sợi dây là để cúng cho một người, nếu chữa khỏi thì phải cúng thêm lần nữa để thông báo, tạ ơn, còn không khỏi thì thôi”.

Không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ, phù hộ con cháu mạnh khỏe, mà với người dân nơi đây ma xó còn giúp họ xua đuổi khi ma cà rồng, ma rừng về làm điều ác. Họ cho rằng lượng ma của một nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào số người chết trong gia đình.

Nhấp ngụm chè xanh thơm ngát, tôi chào tạm biệt gia đình ông thì trời cũng đã tối và lạnh. Những ngôi nhà sàn đã bắt đầu lên đèn lẩn khuất sau làn khói bếp, tiếng nói cười rộn rã của đoàn người lên rẫy trở về làm huyên náo cả một vùng bản. Đâu đó mùi xôi sắn thơm nồng trong bữa cơm chiều của nhà ai bung tỏa.

Đàn ông thờ trong nhà, phụ nữ thờ ngoài vườn

Sáng hôm sau, nhờ được mách nước, tôi đến gia đình ông Lò Văn Xảo - một già trưởng, biết và hiểu rõ về phong tục thờ ma xó này. Trải qua quãng đường đi bộ dài 2 cây số, với bùn đất bám chặt đế giày, cuối cùng tôi cũng tìm đến được nhà ông. Ngôi nhà sàn to, mộc mạc, đứng vững chãi dưới chân núi hiện ra, với cảnh chăn nuôi đàn vịt dưới gầm. Người đàn ông tuổi đã gần 60 lau nhanh giọt mồ hôi đổ dồn trên trán, vội vàng ra hiệu cho vợ làm nốt công việc để mời khách lên nhà tiếp nước.
ma%20xo3.jpg

Những chiếc nỏ, cái quạt, túi đựng của cháu trai được treo trình báo tổ tiên

Tách biệt với cái nóng bức bối ngoài trời, thì bên trong một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu ùa tới bởi kiểu thiết kế nhà sàn đặc trưng thoáng gió. Uống ngụm nước, ông Xảo chậm rãi trò chuyện: Ma xó thì có nhiều kiểu thờ khác nhau. Người Thái trắng thờ khác người Thái đen và trong dòng họ này thờ khác với dòng họ kia. Như người Thái đen, sau khi người trong nhà mất, họ làm lễ mời các cụ lên và thờ ở cái xó đó, tuy nhiên việc cúng thì không phải lúc nào cũng làm, kể cả những ngày rằm, ngày giỗ.

Ở nơi khác (trên Mai Sơn) thì người ta định một ngày trong năm để cúng một con lợn và nhiều thứ khác. Còn như bà con ở đây thì chỉ khi nào ốm đau, đi xem thầy mo bảo ma xó về đòi ăn thì mới cúng. Và lúc đó anh em họ hàng ba đời được mời hết, họ mang theo chai rượu, cân gạo đến cùng tham dự. Còn ngược lại, nếu bình thường, không xảy ra vấn đề gì thì họ chỉ cho ma xó ăn duy nhất vào mấy ngày tết bắt đầu từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 6 tháng giêng, với quan niệm có cái gì thì thờ cái đó.

Có một điều đặc biệt là không chỉ ở trong nhà, mà ngay cả ngoài vườn người ta còn lập những nhà chòi để thờ ma khác. Tuy đơn giản trong việc thờ tự, song họ đặc biệt tôn trọng truyền thống phong tục, dù được thờ trong cùng phạm vi cai quản gia đình, nhưng lại có sự phân chia rõ ràng giữa người bên nhà chồng và nhà vợ. Chỉ có người ở bên nhà trai mới được thờ trong nhà, còn với người bên họ ngoại thì không được phép, mà chỉ thờ ở nhà chòi ngoài vườn. Và có gia đình còn lập riêng hẳn nhiều nhà thờ khác nhau để phân biệt giữa con dâu và mẹ chồng.

Xin phép chủ nhà và tiến lại quan sát, trái với điều tôi mường tượng về sự cầu kỳ bản sắc dân tộc, thì lại là sự đơn sơ quá đỗi bình dị. Trong góc đầu nhà, giữa những tấm, gỗ bao quanh có một bát hương, một chai nước cùng vài cái chén được đặt dưới đất, song lại chính là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Ở một số gia đình, họ còn treo khẩu súng để thờ cùng. Trầu cau luôn là hai vật phẩm đi cùng nhau khi cúng, nhưng họ lại chỉ dùng lá trầu để thờ, còn quả cau thì thay bằng rễ trầu đập giập. Đây là một thủ tục từ xa xưa được truyền lại, song chính ông Xảo cũng không hiểu tại sao lại không dùng cau để thờ.

Thấy tôi thắc mắc tại sao lại đặt trên sàn trong khi nhiều nhà lại để ở trên cao, ông Xảo với cái cách mộc mạc, thân tình của người Tây Bắc, chỉ nhoẻn miệng cười: “Vì từ hồi xưa người ta (người đã mất - PV) cứ bảo cho ở góc nhà là ở đó…”. Dù không gian chật hẹp và chỗ ngủ chỉ cách nơi thờ chưa đầy 1 mét, nhưng vẫn không hề có bất kỳ sự xâm phạm hay hành động bất kính nào xảy ra.

Ông Lò Văn Trận -Trưởng bản Lạnh - cho biết: “Theo quan niệm dân tộc thì chỉ thờ bố đẻ mình thôi, tuy chỉ có một bát hương song vẫn thờ chung cả ba đời. Và khi cúng để phân biệt rõ thì ông nào chết sau thì được mời lên ăn trước, ông nào chết trước thì lại ăn sau”.

Dù đời sống văn hóa được nâng cao, song quan niệm “trọng nam” vẫn còn đè nặng trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt của người dân nơi đây. Nó được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới được sinh ra bằng việc trình báo tổ tiên. Sau khi chào đời được gần một tuần, thầy cúng sẽ được mời về để trình báo thêm người mới. Đứa trẻ sẽ được ghi tên và nhập khẩu báo cáo, để ma xó trông nom, bảo vệ và được mau lớn. Trên ban thờ lúc này được treo thêm những vật dụng bao gồm một chiếc nỏ, túi vừng, cái quạt và vài cái tên. Nó tượng trưng cho hành trang của đứa trẻ khi mới chào đời. Bởi họ cho rằng: Con gái sau này lớn lên đi lấy chồng thì lại trở thành con nhà khác, do đó lễ nhập họ này chỉ được làm khi gia đình sinh thêm một người con trai, còn sinh con gái thì không.

Ngay cả trong công việc lau dọn nơi thờ tự gia đình - việc tưởng chừng dành cho phụ nữ, tuy nhiên với đồng bào Thái thì đó lại là của đàn ông. Họ quan niệm chỉ có cháu trai hoặc những người đàn ông trong nhà mới được lại gần và quét dọn nơi thờ ma xó, còn con gái thì là điều cấm kỵ tuyệt đối. Tôi chợt giật mình và thấy thật may mắn khi chưa bị cái bệnh tò mò đẩy sát lại nơi “thần ma xó” ngự trị. Ngừng lại một lúc như xem có bỏ sót ý gì không, ông Xảo lại nói tiếp: Trước khi động tới thì hương dù không cần thắp, nhưng cũng phải báo cáo miệng như: Nhà bẩn, con cháu về quét dọn nhá, đừng như thế này thế nọ nhá…, còn nếu không báo cáo thì ma xó sẽ hỏi “cháu về làm cái gì đấy?”.

Giờ đây tuy mái nhà sàn đã ít nhiều được thay bằng những căn nhà xây khang trang, song những phong tục tập quán, thờ thần linh ở vùng quê yên bình này vẫn không hề thay đổi. Họ tin vào sự tác động, sức mạnh của thần linh có thể mang lại sức khỏe và thay đổi được cuộc sống con người. Điều đó đã ăn sâu trong suy nghĩ và nếp sinh hoạt hằng ngày của đồng bào nơi đây.
Tìm cho anh chữ bàn thờ ma xem???. :D:D:Haha::Haha::Drunk::Drunk:
 
anh ui công nhận a thiệt là.Bài e post nhiều vậy mừ không chịu đọc hết nhảy ra phán liền lun á???
Cóp cho anh một đoạn đi..từ khi chưa cần xem báo anh đã dám cược với em " không có bàn thờ ma" rồi. Em chứng minh thì copy một đoạn cho anh xem đi chứ. Màu đỏ em tô anh đã xem hết như không hề có cụm từ "Bàn thờ ma" em ạ. Không phải tự nhiên anh dám cược :D:D:Haha::Haha::Drunk::Drunk::Drunk:
Doi xi e bat cai cpu len ha man.. A son buong qua di..anh chiu thua di bay keo moi go lai.. Dang muon nghe chuyen ma cua bac @lawviet..@thuy canh..@lecongtuananh..@kieuphong.. Toi qua doi mai chang thay ai viet.
Tại mấy ông ấy lòng vòng không chịu kể nên anh mới chen vào..ai dè nó thành pic ra thế này. Lỗi phải giờ này cũng muộn rồi. Chờ các bác ấy mở pic khác vậy. Đã mở thì nên vào thẳng chủ đề..lòng vòng có ma hay không có ma thì pic sẽ loãng thôi :D:D
 
Cóp cho anh một đoạn đi..từ khi chưa cần xem báo anh đã dám cược với em " không có bàn thờ ma" rồi. Em chứng minh thì copy một đoạn cho anh xem đi chứ. Màu đỏ em tô anh đã xem hết như không hề có cụm từ "Bàn thờ ma" em ạ. Không phải tự nhiên anh dám cược :D:D:Haha::Haha::Drunk::Drunk::Drunk:

Tại mấy ông ấy lòng vòng không chịu kể nên anh mới chen vào..ai dè nó thành pic ra thế này. Lỗi phải giờ này cũng muộn rồi. Chờ các bác ấy mở pic khác vậy. Đã mở thì nên vào thẳng chủ đề..lòng vòng có ma hay không có ma thì pic sẽ loãng thôi :D:D
Từ trên nà kéo xuống hình 3 nè đọc câu dưới cái hình nà.
Từ trên nà kéo xuống hình 2 nè đọc câu dưới cái hình nà.
Cóp cho anh một đoạn đi..từ khi chưa cần xem báo anh đã dám cược với em " không có bàn thờ ma" rồi. Em chứng minh thì copy một đoạn cho anh xem đi chứ. Màu đỏ em tô anh đã xem hết như không hề có cụm từ "Bàn thờ ma" em ạ. Không phải tự nhiên anh dám cược :D:D:Haha::Haha::Drunk::Drunk::Drunk:

Tại mấy ông ấy lòng vòng không chịu kể nên anh mới chen vào..ai dè nó thành pic ra thế này. Lỗi phải giờ này cũng muộn rồi. Chờ các bác ấy mở pic khác vậy. Đã mở thì nên vào thẳng chủ đề..lòng vòng có ma hay không có ma thì pic sẽ loãng thôi :D:D
Cóp cho anh một đoạn đi..từ khi chưa cần xem báo anh đã dám cược với em " không có bàn thờ ma" rồi. Em chứng minh thì copy một đoạn cho anh xem đi chứ. Màu đỏ em tô anh đã xem hết như không hề có cụm từ "Bàn thờ ma" em ạ. Không phải tự nhiên anh dám cược :D:D:Haha::Haha::Drunk::Drunk::Drunk:

Tại mấy ông ấy lòng vòng không chịu kể nên anh mới chen vào..ai dè nó thành pic ra thế này. Lỗi phải giờ này cũng muộn rồi. Chờ các bác ấy mở pic khác vậy. Đã mở thì nên vào thẳng chủ đề..lòng vòng có ma hay không có ma thì pic sẽ loãng thôi :D:D
bất cứ cái gì cũng cần đọc kỹ trước nghiền ngẫm hiểu xong mới phán chứ anh.
 
Từ trên nà kéo xuống hình 3 nè đọc câu dưới cái hình nà.



bất cứ cái gì cũng cần đọc kỹ trước nghiền ngẫm hiểu xong mới phán chứ anh.
Nguyên gốc đây em..đừng chơi sửa lời..đừng nghĩ là người ta viết thiếu dấu nhá!
ma%20xo2.jpg

Ban thờ ma xó được đặt ở trên cao góc nhà ông Phong.

Có chỗ nào có chữ " Bàn thờ ma" thì kiếm giùm anh..anh chỉ xem mỗi chỗ này khá giống như vẫn ko phải:D:D:Haha::Haha:
 

Nguyên gốc đây em..đừng chơi sửa lời..đừng nghĩ là người ta viết thiếu dấu nhá!
ma%20xo2.jpg

Ban thờ ma xó được đặt ở trên cao góc nhà ông Phong.
anh hiểu tiếng dân tộc hông anh e giải ra đó anh? a ở đâu mừ e giải nghĩa cả buổi sáng còn hông chịu hiểu bàn thờ ông thiên nữa mà.
A ơi tiếng việt người dân tộc họ dùng nói gọi là nói trớ đó anh, e ghi cho a hiểu đó.
Kêu đi ra ngoài mở mang kiến thức mừ không chịu. chữ ( mừ) là chử " mà" ngoài anh ớ. anh gọi ( bàn thờ) dận tộc gọi là ( ban thờ) có gì lạ.
 
anh hiểu tiếng dân tộc hông anh e giải ra đó anh? a ở đâu mừ e giải nghĩa cả buổi sáng còn hông chịu hiểu bàn thờ ông thiên nữa mà.
A ơi tiếng việt người dân tộc họ dùng nói gọi là nói trớ đó anh, e ghi cho a hiểu đó.
Kêu đi ra ngoài mở mang kiến thức mừ không chịu. chữ ( mừ) là chử " mà" ngoài anh ớ. anh gọi ( bàn thờ) dận tộc gọi là ( ban thờ) có gì lạ.
Giờ lại qua chuyên mục ngoại ngữ nữa à...nghỉ tại đây nhóe. Em vẫn chưa đưa ra được chữ " Bàn thờ ma" thì thua đi nhóe.
Nói cho em rõ..cái tấm váng gác lên tường như hình chỗ anh gọi là cái " tang thờ " hay " trang thờ" hơi không rõ một tý. Không ai gọi nó là cái bàn thờ. Để phân biệt với cái bàn thờ chính nhá. Và cái " trang thờ" này nó cũng nằm trong nhà luôn em ạ.
 
Giờ lại qua chuyên mục ngoại ngữ nữa à...nghỉ tại đây nhóe. Em vẫn chưa đưa ra được chữ " Bàn thờ ma" thì thua đi nhóe.
Nói cho em rõ..cái tấm váng gác lên tường như hình chỗ anh gọi là cái " tang thờ " hay " trang thờ" hơi không rõ một tý. Không ai gọi nó là cái bàn thờ. Để phân biệt với cái bàn thờ chính nhá. Và cái " trang thờ" này nó cũng nằm trong nhà luôn em ạ.
A ơi làm trai đáng mặt làm trai nha a. thua không chịu nhận, toàn cãi vô lý không hà.
Không chịu đọc kỹ bài viết e tô đỏ tí nào hết hông thấy gì à?
Cái tấm gác nhà anh có phải vị trí thờ chính trong nhà anh hông? hay bàn thờ nhà anh nằm vị trí chính?
Cái ban thờ hay gọi là bàn thờ nằm ở vị trí quan trọng và linh thiêng nhất trong nhà người Thái.
Xét về vị trí thì bàn thờ nhà anh với ban thờ nhà người Thái giống nhau hông anh?
Xét về bàn thờ nhà anh thờ tổ tiên những người thân đã mất, ban thờ người Thái tuy thờ ma nhưng thực chất là những người thân họ mất( đọc giữa 2 đoạn đỏ á a)
Vậy sao nhà anh gọi bàn thờ nhà người Thái anh nói hông phải.?
Hay nhà anh giàu có bàn thờ có hình ảnh, có lư đồng có hạc đứng hoa quả đầy đủ thì được gọi là bàn thờ, nhà người ta đơn sơ không đáng gọi.
Cái ban thờ ở vị trí trang trọng nhất trong nhà thờ ma ( hay chính là tổ tiên người ta ) anh lại phán không phải bàn thờ.
Còn chữ nghĩa mỗi vùng mỗi khác bắt bẽ làm gì ha anh.
Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn mà anh. Thua rùi nhận đi cá tiếp nha anh.
 
thế là hòa ..Đang ở trong rẩy làm chạy về nhà bật cái CPU .. hai bạn bắt tay cái nào @hoangson121vx , @LoanPhuong123 .. em chỉ chột 1 câu thôi .. ông bà , người thân mình chết thì lập bàn thờ theo phong tục của người kinh mình .. ông bà , người thân của người đồng bào chết họ thờ củng là thờ theo phong tục và quan niệm của dân tộc người ta .. So sanh 2 cái này thì chửng có gì khác nhau.. có khác là khác quan niệm và cách gọi , cách thờ .. tuy nhiên sự tôn kính và lòng tin thì không khác gì nhau .. để ngả ngủ vấn đề này thì còn dài .. thôi 2 người hòa nhé.
 
Toàn là anh hùng bàn phím, chẳng có một ai có một thực tiễn là ma thấy thật, biết thật, sợ thật, có thật.
dạ có em ạ. hic hic cơ mà cái này kể buổi tối mới ghê há anh. hẹn anh túi nay nha a.
Ai tin có ma giơ tay ạ ai không tin thì giơ chân cơ mà tối nay cùng kéo vào cầu cơ đi ạ. Giờ ra vườn chút vô quánh cái mặt đi ăn cứ con bạn kế bên. thấy tụi nó lấy chồng hết nghĩ mình tủi thân quá. ma ơi là ma giúp tui 1 chuyến đi. he he
.
Hai khứa này có nhận ra mình đang phạm một lỗi rất nặng không ?
Topis của người ta mà đi nói trên trời dưới đất - Lớn rồi nói chuyện mà chẳng nghĩ là nên hay không nên - Chỉ có cái bàn thờ ma mà kéo topis này dài thêm 6 trang - Tôi nhìn thấy sự tình buồn thế nên tôi lập topis này : http://agriviet.com/threads/ban-tho-ma.232831/#post-784831 để mấy khứa vào mà tranh đấu - Thế mà chẳng hiểu mấy khứa nghĩ gì mà kéo cái topis này dài thêm 4 trang nữa chỉ vì cái bàn thờ - Mấy khứa cũng già rồi - Xin qua topis '' Bàn thờ ma '' nói nhé , nói đến kiếp sau cũng được . Thân !
Lỗi trên chỉ là lỗi nhẹ , còn lỗi rất nặng là : Mấy khứa có nhận ra một vài âm thanh hấp hối , bối rối , cô đơn , tâm sự , trải lòng ...kiếm tìm hạnh phúc đơn sơ - Tôi nghĩ mấy khứa không nhận ra âm thanh đó nên thản nhiên la hét . Một vài câu thì có thể tạm tha thứ nhưng đằng này ...trời ơi cả một đống , một đống những câu nói dư thừa - Nó nhiều và dư thừa đến mức có thể chôn sống cả một thanh niên 17 , còn chôn sống lão già là chuyện nhỏ rồi ...hì hì .
Hai khứa à - Hãy hiểu và tôn trọng mà đi qua topis kia mà la với hét - Nơi này cần chút bình yên và sự lắng nghe - Vậy xin bớt nói đi ạ .
Thân !
dạ dạ e cứ tưởng già phải có chút " hồi xưng" cho tốt ạ. dạ dạ
 
Last edited by a moderator:
Toàn là anh hùng bàn phím, chẳng có một ai có một thực tiễn là ma thấy thật, biết thật, sợ thật, có thật.
Hì hì, thì toàn là bàn phiếm!
Chúng ta đang coi một sân-khấu "ảo, nhưng mà thật". Bởi "văn tức là người". Kéo dài tới mấy trang, giúp cho chúng ta, khán-giả, thấy ngay chân tướng của từng diễn-viên. Ở đây là hai tài-tử song-diễn. Họ diễn hay, rất hay, bởi họ đóng "vai ngược", mà diễn thì thật là... như thật! Hì hì, đó là tui nghĩ thôi. Và tui nghĩ sao? Thưa:
Hai vai chánh, người đóng vai nhỏ, đóng vai em (phái nữ), còn vai kia phái nam, lớn tuổi hơn, nên xưng anh, gọi người kia là cô em.

Mà sao lạ?

Cô em bé bỏng, lại không ru rú trong xó bếp, mà lại hết sức trãi đời, hiểu biết đáng nễ, không thua Vương Ngọc Yến của Đoàn-Dự! Điều chúng ta thấy ngay, là dù xưng em, thưa gởi phải phép, mà cung-cách trao đổi với "ông anh" lại với giọng như là một phụ-nữ lớn tuổi, trãi đời, hiểu biết sâu và đặc-biệt hết sức tự-tin! Cái tự-tin của một bà mẹ làm cô giáo dạy dỗ thằng con trai khu-khờ...
Bạn leviet_law có nghĩ vậy không?
Thân.
 
-2 trường phái ,nói mãi cũng không ra con gì chứ đừng nói con ma.Tóm gọn: ai tin có sự tồn tại của 1 thế giới vô hình nào đó (ma,qủy ,thần, phật)... thì tham gia góp phần sôi động... không tin thì miễn bàn tiếp... chứ ngồi lý giải con ma ra sao thì lại nảy ra 2 phái.. ma theo phương đông, ma theo phương tây, ma theo đạo phật, ma theo đạo chúa cho mà xem..
- định góp 1mẫu chuyện, nhưng xét thấy chưa đến thời cơ..hihi... tối tôi ghé, dẫn thêm con ma diện kiến mấy bác vậy... hẹn găp lại tối nay.
- nhớ mua vé chờ xem nhé..hen gặp lại!!
 
Đang mệt vì một ngày làm nông từ 6h đến 21h, và về chòi nằm chèo queo, không đèn, không trà, không đàn bà, không rượu trà.
Có anh em nào cùng cảnh ngộ không?
20961377501_4df44c68b2_o.jpg
Cô đơn và hiu quạnh quá, chủ nhà sống và làm việc được ở nơi này thật đáng nể :D
Thấy bóng dáng của @hoangkhoi1986 ở bài viết của chủ thớt nhỉ?! Hỏng biết có gặp ma chưa nữa :p
 
Ngày này, tháng này... năm xưa... những năm xưa...
Khi mà bóng tối bao trùm lên dương gian...
Khi mà con người chìm ngập trong những đói cực cơ hàn....
Khi mà băng giá và lạnh buốt bao trùm khắp nẻo đường, thôn xóm...
Khi mà con người không còn sống ra một con người nữa...
Và cho đếm ngày nay, những ai đã từng sống sót qua những ngày đó, không hiểu tại sao mình đã sống... không hiểu tại sao mình lại có thể vượt qua...
"...Mường tượng rằng, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ..."
Ngày này, tháng này... năm xưa...
Khi mà khắp nẻo chợ cùng quê chìm trong đói, rét, đắng cay, nước mắt, máu, cực khổ cơ hàn...
May mắn lắm, mỗi người một ngày được lưng bát cơm, được thêm nửa bát đọt khoai lang luộc... Nhìn con người không còn giống con người nữa, nỗi ai oán bao trùm lên khắp đồng quê...
Những bước chân không có dép nghuệch nghoạch bước đi trên con đường đầy bụi đất đỏ dẫn vào rừng sâu, nơi đó có măng, còn có cơ may sót lại một vài mụn măng có thể cầm lòng đỡ đói... Những bước đi nhẹ dần, nhẹ dần rồi mất dấu, bên vệ đường có 2 đứa trẻ, hai anh em có lẽ thằng anh hơn 10 tuổi và đứa em gái hơn 5 tuổi đã chết vì đói bên vệ đường. Nó không đủ sức để vào rừng, nơi có những trái sim chín mọng, nơi họa may còn lại vài mun măng cho nó cầm lòng; thằng anh cởi áo phủ lên đứa em, có lẽ đứa em đã kiệt sức trước, còn thằng anh chỉ mỗi một quần cụt nằm ôm lấy đứa em, bụng lép kẹp...
... Ông Hòe, có một thằng con trai duy nhất, nó đi bộ đội trường sơn và nhiễm cái chất độc màu da cam, da nó bợt bạt, vàng thết, vàng thoác, nó không kịp để lại di chứng cho thế hệ sau, vì nó không còn đủ sức lực để thực hiện cái 1 trong bộ tứ khoái của đàn ông (ăn, ngủ, đụ, ỉa).
Vợ nó làm dâu ở lại một mình nuôi ông, thuở đời đó, gái chết chồng không thể lấy chồng hai, mà có lấy thì cũng có trai ở đâu ra mà lấy... chết trận muốn hết rồi. Ấy thế mà không biết tại sao nó vẫn tòi ra một thằng cu tí. Nhục ở là nhục, nhục không dám đi ra khỏi nhà, và ông không dám ngước đầu đi đâu quá khỏi cái ngõ nhà ông. Dù nhà chỉ có 2, một cha chồng, và một con dâu, nhưng chắc chắn đó không phải là sản phẩm của ông, vì ông đã ngoài 50, hom hem, đi không còn nổi, gần đất xa trời rồi, mỗi khi trái gió trở trời ông rên la đến 2 quả núi còn nghe rõ... Và ông với cô con dâu thì gần như ngày nào cũng chửi nhau, chửi vì cô con dâu chửi ông ăn hại, chửi vì ông chẳng làm được gì, chửi vì vô phúc bạc phận làm dâu nhà ông, chửi có vần có điệu, chửi có bài có bản, chửi có thơ có ca, chửi có lớp có lang, chửi có chữ có nghĩa, chửi có bài có bản, chửi vì chẳng biết cái gì để chửi.
Rồi đến một ngày, nó đánh ông, nó đánh thật sự, nó đánh vì ông dám nửa đêm bắt con gà trống - tài sản lớn nhất của gia đình - đi ăn thịt. Mà ông có ăn được gì đâu, chỉ mỗi một đùi gà, ông cũng còn thấy gì nữa đâu mà làm lông gà, ông làm đại, ăn cả lông cả lá.
Làng xóm nói rằng ông gần chết rồi, người gần chết rất thèm ăn, chỉ thèm và ăn một vài miếng là chết.
Và ông chết thật.
Ông chết vào chiều hôm đó, không kèn, không trống, không một tiếng khóc than. Ông được chôn ở sau vườn, phía chân đồi, có khe nước chảy từ núi ra, lạnh lẽo hiu quạnh, thê lương...
Ở một góc trời phương Đông chìm trong bóng tối, ở một góc trời mà phía bên kia biên giới trong các trại tập trung người Khomer đang phải hát vang bài hát trước lúc ăn cơm "...có Mao Trạch Đông chỉ lối dẫn đường; Như mặt trời xua tan bóng đêm.."
Ma!
Làm gì có ma trên thế gian này!
Nhưng những oan hồn chết đói, chết rét, chết bệnh không thang thuốc, chết vì oan nghiệt đang vật vờ, vật vờ khắp nẻo làng quê.
Những oan hồn không bao giờ siêu thoát được, bước đi những bước chân xiêu vẹo vật vờ, vô định khắp dương gian, khi mà bóng tối trùm lên che phủ mặt trời.
Mã ông Hòe vẫn nằm đó, dân làng ai cũng xót thương cho ông, và những buổi chiều mưa, có nhiều người nhìn thấy ông mặc một cái áo tời, đội một cái nón kè, lội xuống suối rửa chân...
Vào một đêm không trăng, không sao, trên trời mưa đen vần vũ, những tia chớp của cơm mưa đầu mùa. Dân làng vui mừng vì đêm nay sẽ có ếch, có cá chạch sẽ lên theo nước. Những trai làng mang đuốc đi soi ếch. Xa xa, dưới cơn mưa, những ngọn đuốc đỏ quạch thoắt ẩn thoắt hiện cùng những đám ma trơi.
Càng về khuya, ếch càng hội, những trai làng xúm lại bên nhau...
Những trai làng vui mừng vì đêm nay bắt được nhiều ếch, mải mê bắt ếch, những bó đuốc rượt theo những con ếch, bắt, chụp, bỏ giỏ... rồi lại bắt, chụp...
Chụp.... chụp... chụp...
Bỗng một ngọn đuốc tắt phụt!
Một người cùng đi bắt ếch bước lên cao rồi mất hút!
Những trai làng ngỡ ngàng, tay đang cầm con ếch chụp được, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì kịp nhận ra rằng, tự nãy giờ đang chụp ếch quanh cái mã đất của ông Hòe.
Mạnh ai nấy chạy, không biết việc có thật hay không nhưng đám trai làng sau đó như người mất hồn...
Vâng, nơi đây, nơi tôi đã từng sống, nơi tuổi ấu thơ ngập chìm trong 1.001 câu chuyện ma quái bao trùm lấy tuổi thơ.
 
Ngày này, tháng này... năm xưa... những năm xưa...
Khi mà bóng tối bao trùm lên dương gian...
Khi mà con người chìm ngập trong những đói cực cơ hàn....
Khi mà băng giá và lạnh buốt bao trùm khắp nẻo đường, thôn xóm...
Khi mà con người không còn sống ra một con người nữa...
Và cho đếm ngày nay, những ai đã từng sống sót qua những ngày đó, không hiểu tại sao mình đã sống... không hiểu tại sao mình lại có thể vượt qua...
"...Mường tượng rằng, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ..."
Ngày này, tháng này... năm xưa...
Khi mà khắp nẻo chợ cùng quê chìm trong đói, rét, đắng cay, nước mắt, máu, cực khổ cơ hàn...
May mắn lắm, mỗi người một ngày được lưng bát cơm, được thêm nửa bát đọt khoai lang luộc... Nhìn con người không còn giống con người nữa, nỗi ai oán bao trùm lên khắp đồng quê...
Những bước chân không có dép nghuệch nghoạch bước đi trên con đường đầy bụi đất đỏ dẫn vào rừng sâu, nơi đó có măng, còn có cơ may sót lại một vài mụn măng có thể cầm lòng đỡ đói... Những bước đi nhẹ dần, nhẹ dần rồi mất dấu, bên vệ đường có 2 đứa trẻ, hai anh em có lẽ thằng anh hơn 10 tuổi và đứa em gái hơn 5 tuổi đã chết vì đói bên vệ đường. Nó không đủ sức để vào rừng, nơi có những trái sim chín mọng, nơi họa may còn lại vài mun măng cho nó cầm lòng; thằng anh cởi áo phủ lên đứa em, có lẽ đứa em đã kiệt sức trước, còn thằng anh chỉ mỗi một quần cụt nằm ôm lấy đứa em, bụng lép kẹp...
... Ông Hòe, có một thằng con trai duy nhất, nó đi bộ đội trường sơn và nhiễm cái chất độc màu da cam, da nó bợt bạt, vàng thết, vàng thoác, nó không kịp để lại di chứng cho thế hệ sau, vì nó không còn đủ sức lực để thực hiện cái 1 trong bộ tứ khoái của đàn ông (ăn, ngủ, đụ, ỉa).
Vợ nó làm dâu ở lại một mình nuôi ông, thuở đời đó, gái chết chồng không thể lấy chồng hai, mà có lấy thì cũng có trai ở đâu ra mà lấy... chết trận muốn hết rồi. Ấy thế mà không biết tại sao nó vẫn tòi ra một thằng cu tí. Nhục ở là nhục, nhục không dám đi ra khỏi nhà, và ông không dám ngước đầu đi đâu quá khỏi cái ngõ nhà ông. Dù nhà chỉ có 2, một cha chồng, và một con dâu, nhưng chắc chắn đó không phải là sản phẩm của ông, vì ông đã ngoài 50, hom hem, đi không còn nổi, gần đất xa trời rồi, mỗi khi trái gió trở trời ông rên la đến 2 quả núi còn nghe rõ... Và ông với cô con dâu thì gần như ngày nào cũng chửi nhau, chửi vì cô con dâu chửi ông ăn hại, chửi vì ông chẳng làm được gì, chửi vì vô phúc bạc phận làm dâu nhà ông, chửi có vần có điệu, chửi có bài có bản, chửi có thơ có ca, chửi có lớp có lang, chửi có chữ có nghĩa, chửi có bài có bản, chửi vì chẳng biết cái gì để chửi.
Rồi đến một ngày, nó đánh ông, nó đánh thật sự, nó đánh vì ông dám nửa đêm bắt con gà trống - tài sản lớn nhất của gia đình - đi ăn thịt. Mà ông có ăn được gì đâu, chỉ mỗi một đùi gà, ông cũng còn thấy gì nữa đâu mà làm lông gà, ông làm đại, ăn cả lông cả lá.
Làng xóm nói rằng ông gần chết rồi, người gần chết rất thèm ăn, chỉ thèm và ăn một vài miếng là chết.
Và ông chết thật.
Ông chết vào chiều hôm đó, không kèn, không trống, không một tiếng khóc than. Ông được chôn ở sau vườn, phía chân đồi, có khe nước chảy từ núi ra, lạnh lẽo hiu quạnh, thê lương...
Ở một góc trời phương Đông chìm trong bóng tối, ở một góc trời mà phía bên kia biên giới trong các trại tập trung người Khomer đang phải hát vang bài hát trước lúc ăn cơm "...có Mao Trạch Đông chỉ lối dẫn đường; Như mặt trời xua tan bóng đêm.."
Ma!
Làm gì có ma trên thế gian này!
Nhưng những oan hồn chết đói, chết rét, chết bệnh không thang thuốc, chết vì oan nghiệt đang vật vờ, vật vờ khắp nẻo làng quê.
Những oan hồn không bao giờ siêu thoát được, bước đi những bước chân xiêu vẹo vật vờ, vô định khắp dương gian, khi mà bóng tối trùm lên che phủ mặt trời.
Mã ông Hòe vẫn nằm đó, dân làng ai cũng xót thương cho ông, và những buổi chiều mưa, có nhiều người nhìn thấy ông mặc một cái áo tời, đội một cái nón kè, lội xuống suối rửa chân...
Vào một đêm không trăng, không sao, trên trời mưa đen vần vũ, những tia chớp của cơm mưa đầu mùa. Dân làng vui mừng vì đêm nay sẽ có ếch, có cá chạch sẽ lên theo nước. Những trai làng mang đuốc đi soi ếch. Xa xa, dưới cơn mưa, những ngọn đuốc đỏ quạch thoắt ẩn thoắt hiện cùng những đám ma trơi.
Càng về khuya, ếch càng hội, những trai làng xúm lại bên nhau...
Những trai làng vui mừng vì đêm nay bắt được nhiều ếch, mải mê bắt ếch, những bó đuốc rượt theo những con ếch, bắt, chụp, bỏ giỏ... rồi lại bắt, chụp...
Chụp.... chụp... chụp...
Bỗng một ngọn đuốc tắt phụt!
Một người cùng đi bắt ếch bước lên cao rồi mất hút!
Những trai làng ngỡ ngàng, tay đang cầm con ếch chụp được, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì kịp nhận ra rằng, tự nãy giờ đang chụp ếch quanh cái mã đất của ông Hòe.
Mạnh ai nấy chạy, không biết việc có thật hay không nhưng đám trai làng sau đó như người mất hồn...
Vâng, nơi đây, nơi tôi đã từng sống, nơi tuổi ấu thơ ngập chìm trong 1.001 câu chuyện ma quái bao trùm lấy tuổi thơ.
Ma chết lẫn ma sống... sống mà thiếu thốn mọi điều thì chẳng khác nào hồn ma vất vưỡng... tôi không sống và trãi nghiệm đc như bác vào thời kì đó.. nhưng nghe lời kể của mấy bậc cách mạng lão thành,ông,cha, chú kể lại... và bây giờ bác kể.. tôi mới thấu được phần nào. Cám ơn bác!
 


Back
Top