Nuôi rùa nước ngọt

Hiện nay đã có 1 vài nơi nuôi rùa với tầm cở rông lớn. Thường thường nghe nói đến nuôi rùa thương phẩm, thì nghĩ ngay đến con ba ba tức rùa mai mềm. Ít ai nghĩ đến nuôi rùa mai cứng, vì các loài rùa mai cứng thường nuôi làm cảnh, hoặc làm thuốc. Nhưng gần đây rùa mai cứng cũng được nuôi khá nhiều, vì giá trị của nó cũng không kém rùa mai mềm
Rùa có 2 loại là mai cứng và rùa mai mềm.
* Rùa mai mềm gồm có :
Rùa đinh: rùa đinh có nơi còn gọi là cua đinh, ba ba Nam Bộ.... Sống ở Nam Bộ theo sông rạch, ao đìa, ruộng ... Cua đinh có giá từ 500 ngàn đến 800 ngàn đồng 1 kg. Vì thế nên được nhiều người nuôi.
Ba ba gai, là loài ba ba sống ở vùng trung du, giá trị cũng ngang tầm với giá ba ba Nam Bộ, và cũng được nuôi gần đây.
Ba ba trơn; là loài ba ba thường thấy nhất, và được nuôi nhiều nhất trước đây. Giá của ba ba trơn kém hơn ba ba Nam Bộ và ba ba gai.
- Rùa mai mềm nuôi sinh sản rất dể , đẻ nhiều trứng và đẻ nhiều lần trong năm với ba ba trơn, đẻ ít lần ba ba gai, ba ba Nam bộ. Nhưng tất cả ba ba đều đẻ nhiều trứng.
Tại sau rùa mai mềm lại không được phát triển đại trà dù cho nó rất dể sinh sản.
- Chậm lớn, tốt nhiều thức ăn, hung dữ hay cắn nhau gây thương tích, không nuôi được mật độ dầy, nuôi môi trường nước dể sinh bệnh , hao hụt nhiều....
Với những lý do này nên rùa mai mềm không được ưa thích trong chăn nuôi. Dù qua đã có nhiều trang trại nuôi với số lượng hàng ngàn con. Nhưng giờ đây đã giảm dần, nhất là ba ba trơn. Còn ba ba gai và ba ba Nam Bộ vẩn còn được ưa chuộng vì giá thành cao, sinh sản cũng hơi klhó hơn, nên hạn chế số lượng con giống.
* Rùa mai cứng được chia ra làm 2 loài, rùa cạn và rùa nước.
- Rùa cạn được nuôi hiện nay là rùa núi vàng và rùa núi viền..... Hai loài rùa này chỉ nuôi làm cảnh, chưa có ai nuôi bán thịt vì giá trị thịt không cao. Rùa núi thường ăn rau quả. Nên nhiều người nói rùa núi ăn chay, nhưng thực tế nó vẩn ăn mặn . Rùa núi nuôi rất là chậm lớn, năm mười năm đạt từ 1kg đến 3kg /con. vì thế không ai chọn nuôi thương phẩm, và thịt của nó cũng không nằm vào top thịt ngon bổ, hay có vị thuốc. Rùa núi là loài rùa cạn hoàn toàn, nó sẽ chết ngạt khi bạn thả nó trong nước, nó sẽ nổi phình lên, không biết bơi lặn, và bị ngạt nước chết .
- Rùa nước: Rùa mai mềm cũng là rùa nước và sống thời gian rất nhiều dưới nước, thỉnh thoảng mới ngoi lên thở hoặc phơi nắng. Còn rùa nước mai cứng , nói là rùa nước nhưng chỉ sống lưõng cư thôi. Thời gian trong nước có khi ít hơn trên cạn. Nuôi rùa nước không nhất thiết là phải cho sông dưới nước hoàn toàn.( trừ rùa mai mềm)
- Rùa nước gồm có; Rùa răng( càng đước, sen đen), rùa đất lớn( sen vàng) , rùa đất Pulkin, sê pôn, rùa quạ, rùa 3 gờ, rùa hộp nhiều loài.... v v... . Rùa mai cứng có nhiều loài rất quí hiếm, giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu 1 kg.
Nhưng ở đây tôi chỉ nói về 1 số rùa thường gặp và được nuôi hiện nay, tuy giá cũng không cao từ vài trăm ngàn đền 1 triệu 1 kg.
- Những con rùa dưới đây hiện nay được nuôi ;
- Rùa đất lớn, có nơi còn gọi là rùa sen vàng. Rùa này hiện nay giá trên dưới 1 triệu đồng 1 kg.
- Rùa đất Pulkin giá từ 400 đến 800 ngàn 1 kg từ thời giá, tùy mùa.
- Rùa nắp, có nơi còn gọi là rùa mây, rùa hộp lưng đen.... Già tầm 400-500 ngàn 1 kg
- Rùa quạ, rùa răng, rùa vàng nước ( 3 gờ, vàng đầu to...) ...... giá không quá 500 ngàn 1 kg....
Với giá trị như trên , nên hiện nay người ta nuôi rùa mai cứng từ nuôi cảnh qua nuôi thương phẩm. Rùa nước nuôi thương phẩm thường nuôi bán cạn. Tuy là rùa nước nhưng nuôi thương phẩm người ta thường nuôi bán cạn. Trong chuồng nuôi chỉ có 1 ít nước, còn toàn bộ và cạn. rùa nước chỉ cần có nước uống và trầm mình, sau đó bò lên chố mát, nằm nghĩ ngũ. Vì thế nuôi rùa nước mai cứng rất dể nuôi, so với rùa nước mai mềm.
Rùa mai cứng rất hiền, nuôi được mật độ dầy, không cắn mổ lẩn nhau, nuôi chung nhiều giống với nhau tốt, chuồng trại dể vệ sinh, chăm sóc dể dàng, phát hiện bệnh kịp thời, ít bệnh....
Vì thế hiện nay rùa mai cứng được nuôi nhiều do những nguyên do trên .
- Thức ăn của rùa mai cứng rất đa dạng, từ rau củ quả, đến thịt cá, côn trùng, rùa mai cứng đều ăn hết.
Về kỷ thuật nuôi thì cũng rất dể , vì rùa chịu được thời tiết khắc nghiệt, có thể nhịn đói khát hàng tháng trời. Rùa nước nuôi bán cạn, 1 năm có thể tăng từ 500gram đến 1kg trên con, tùy con, tùy giống... Thức ăn dể tìm rẻ tiền, không cầu kỷ về thức ăn...
Bài dài quá tôi xin dừng tại đây. Còn về cách nuôi dưỡng, nuôi sinh sản tôi sẽ nói sau.
2b-vn.jpg
 


Tháng này xxx rồi mà tới tháng 2 mới đẻ hả, có khi nào 1 năm đẻ 02 lần.
có đó chị. rùa nắp của e năm nay đẻ 3 lần vào các tháng 4-5-6
Sao ko thấy ai nói gì về rùa 4 mắt nhỉ, mình thấy nó đẹp mà, nghe nói đang là rùa quý hiếm vì nguy cơ tuyệt chủng
Bác xuan vu cho hỏi về rùa 4 mắt ạ, con thấy nó đẹp nhưng nghe nói đang là rùa quý hiếm, vậy nhân giống có dễ ko bác, giá 1 con trưởng thành giờ khoảng bao nhiêu vậy bác.
4 mắt đẹp nhưng TQ không thu mua nên chủ yếu là hàng bán cảnh, và tăng trọng cũng không cao. con này khá khó nuôi số lượng vì dễ bị bệnh nếu nước hơi hơi dơ.
 


Có ai có kinh nghiêm ấp trứng rùa ko. Thấy trên mạng cũng có nói nhưng muốn nghe người nào có kinh nghiệm thực tế.
có đó chị. rùa nắp của e năm nay đẻ 3 lần vào các tháng 4-5-6

4 mắt đẹp nhưng TQ không thu mua nên chủ yếu là hàng bán cảnh, và tăng trọng cũng không cao. con này khá khó nuôi số lượng vì dễ bị bệnh nếu nước hơi hơi dơ.
Bạn có để ý con cái đó đẻ mỗi lần dc bao nhiêu trứng và trọng lượng của nó dc bao nhiêu ko
 
Có ai có kinh nghiêm ấp trứng rùa ko. Thấy trên mạng cũng có nói nhưng muốn nghe người nào có kinh nghiệm thực tế.

Bạn có để ý con cái đó đẻ mỗi lần dc bao nhiêu trứng và trọng lượng của nó dc bao nhiêu ko
đẻ lần 2 trứng or 1 trứng tùy con (rùa của mình nhaz) còn trọng lượng thì không để ý chắc cỡ 20 hay 20 mấy gram là cùng
 
Có người nuôi con cái hàng rừng (hlđ) 1,1kg đẻ dc 4 lần trứng. Nhưng minh muốn biết kinh nghiệm thực tế của nguoi từng nuôi.
 
Có người nuôi con cái hàng rừng (hlđ) 1,1kg đẻ dc 4 lần trứng. Nhưng minh muốn biết kinh nghiệm thực tế của nguoi từng nuôi.
thì vậy là kinh nghiệm rồi còn gì nữa. hi. còn về số lượng trứng và thời gian đẻ thì a có thể nuôi 1 cặp trước.
 

Vài năm nữa chắc nhiều rùa hộp lưng đen lắm, nhiều người bàn luận quá. Còn rùa 3g sao không thấy nhiều người đề cập tới nhỉ. Chắc không có ai đồng cảnh ngộ với mình
 
Vài năm nữa chắc nhiều rùa hộp lưng đen lắm, nhiều người bàn luận quá. Còn rùa 3g sao không thấy nhiều người đề cập tới nhỉ. Chắc không có ai đồng cảnh ngộ với mình
3G Sài Gòn SV nuôi làm kiểng nhiều lắm.
Cần Rùa baby nuôi làm kiểng liên hệ mình 0938088979 nhé
 
Biế
khó nuôi lắm chị. nuôi dễ bị thối yếm.
Biết là khó nên năm nay nghỉ đầu tư rồi, nhưng vốn đi theo con 3g cũng ở mức kha khá :(. Bây giờ chỉ nuôi kiểng cho vui, mỗi loại một vài con thôi. 2 con sepon của chị bò tới đâu rồi em.:Hello:
.
 
Biế

Biết là khó nên năm nay nghỉ đầu tư rồi, nhưng vốn đi theo con 3g cũng ở mức kha khá :(. Bây giờ chỉ nuôi kiểng cho vui, mỗi loại một vài con thôi. 2 con sepon của chị bò tới đâu rồi em.:Hello:
.
hi. có cái hồ ok nuôi vẫn được á chị. nhưng rùa phải mua từ người ta mới bắt, còn tốt nhất là rùa 3g mới nở, nhìn đáng iu lắm. hihi. cuối tuần tới chị có lên Cần Thơ được ko?
 
hi. có cái hồ ok nuôi vẫn được á chị. nhưng rùa phải mua từ người ta mới bắt, còn tốt nhất là rùa 3g mới nở, nhìn đáng iu lắm. hihi. cuối tuần tới chị có lên Cần Thơ được ko?
thế nào mới là hồ ok, chứ mấy tháng trước vớt được vài con rùa 3g mới nở bỏ vô cái hồ nhưng tới lúc thay nước thì chẳng thấy đâu:D. Khi nào đi được thì cho chị hay, căn bản cuối tuần thì rảnh. Đúng 2kg phải k, để biết mà đi vay mượn thêm nữa.
 
Rùa 3 gờ nếu chăm sóc kỹ, cũng nuôi được. Chăn sóc kỹ không phải ngày nào cũng thay nước bắt ra chà rửa đâu. Mà là cho nó sống với môi trường nước thích hợp , tót nhất là có dòng chảy nhẹ, hay nước trong sạch, có bãi phơi nắng. Nếu rùa 3 gờ bò lên phơi nắng là trên 50% con bị bệnh thúi yếm rồi đó. Các loài rùa ( rùa nước) sống với nước dơ bẩn là chuyện thường, miễn là không quá thúi. Với con 3 gờ thì không sống được như thế.
Nói chung các loài rùa nước sống dưới sạch là đúng rồi. Nhưng trong hồ nuôi phải có nơi đất, cát khô ráo , và có cỏ mọc phủ , nền đất phải khô. Để cho rùa tự trị bệnh của nó trong lúc nó chiu vào đất khô ráo , và khô mát của gốc cỏ cây...
- Thế là trị bệnh thúi yếm của rùa bằng thuốc là 1 chuyện. Tạo cho môi tốt để ngừa và cho rùa tự trị bệnh là một vấn đề quan trọng hơn
 
Rùa 3 gờ nếu chăm sóc kỹ, cũng nuôi được. Chăn sóc kỹ không phải ngày nào cũng thay nước bắt ra chà rửa đâu. Mà là cho nó sống với môi trường nước thích hợp , tót nhất là có dòng chảy nhẹ, hay nước trong sạch, có bãi phơi nắng. Nếu rùa 3 gờ bò lên phơi nắng là trên 50% con bị bệnh thúi yếm rồi đó. Các loài rùa ( rùa nước) sống với nước dơ bẩn là chuyện thường, miễn là không quá thúi. Với con 3 gờ thì không sống được như thế.
Nói chung các loài rùa nước sống dưới sạch là đúng rồi. Nhưng trong hồ nuôi phải có nơi đất, cát khô ráo , và có cỏ mọc phủ , nền đất phải khô. Để cho rùa tự trị bệnh của nó trong lúc nó chiu vào đất khô ráo , và khô mát của gốc cỏ cây...
- Thế là trị bệnh thúi yếm của rùa bằng thuốc là 1 chuyện. Tạo cho môi tốt để ngừa và cho rùa tự trị bệnh là một vấn đề quan trọng hơn
Với rùa con nuôi thì nếu lên bờ thì tỷ lệ chết đến 100%, năm rồi mua 70 con năm nay quân số còn không tới 20. :(. Có lẽ ngoài đất cát khô, thức ăn trong môi trường nuôi nhốt cũng là vấn đề. Năm 2011 thấy nuôi ghẻ lở sợ không sống nổi nên đem thả mấy con khoảng 250g, năm rồi ông hàng xóm bắt được con khoảng 900g, còn rùa non năm nay cũng thấy xuất hiện, mấy người gần nhà đặt lờ vô hoài.
 
Rùa đặt lờ không phải là rùa con, đó là rùa lứa (nhỡ). Rùa 3 gờ mua ngoài chợ loại nho nhỏ con đực rất cao. Nếu biết chọn thì mới phân biệt được.
 
Rùa đặt lờ không phải là rùa con, đó là rùa lứa (nhỡ). Rùa 3 gờ mua ngoài chợ loại nho nhỏ con đực rất cao. Nếu biết chọn thì mới phân biệt được.
Rùa nhỏ, lớn gì cũng vô hết bác ơi. Có con nhỏ chỉ cỡ ngón tay cái, mai vẫn còn mềm. Nhưng nuôi thì thua, không sống được, chẳng biết cho ăn thế nào mới đúng. Phân biệt đực cái thì từ 100g con mới biết chứ nhỏ nữa thì thua.
A Hùng ơi nhớ để mấy con rùa Fulkin đó cho em nhé, e định lên a bắt về luôn đó...
ANH mập mới đúng:Cry:, Coi lại số tuổi đi thanhtung-camau, hay lại nhờ mail của người khác đăng ký nữa.
 
A Hùng ơi nhớ để mấy con rùa Fulkin đó cho em nhé, e định lên a bắt về luôn đó...
tưởng ông mất tích luôn rồi. kaka
Rùa 3 gờ nếu chăm sóc kỹ, cũng nuôi được. Chăn sóc kỹ không phải ngày nào cũng thay nước bắt ra chà rửa đâu. Mà là cho nó sống với môi trường nước thích hợp , tót nhất là có dòng chảy nhẹ, hay nước trong sạch, có bãi phơi nắng. Nếu rùa 3 gờ bò lên phơi nắng là trên 50% con bị bệnh thúi yếm rồi đó. Các loài rùa ( rùa nước) sống với nước dơ bẩn là chuyện thường, miễn là không quá thúi. Với con 3 gờ thì không sống được như thế.
Nói chung các loài rùa nước sống dưới sạch là đúng rồi. Nhưng trong hồ nuôi phải có nơi đất, cát khô ráo , và có cỏ mọc phủ , nền đất phải khô. Để cho rùa tự trị bệnh của nó trong lúc nó chiu vào đất khô ráo , và khô mát của gốc cỏ cây...
- Thế là trị bệnh thúi yếm của rùa bằng thuốc là 1 chuyện. Tạo cho môi tốt để ngừa và cho rùa tự trị bệnh là một vấn đề quan trọng hơn
dạ mà làm được vầy là phải có một cái ao đất nuôi. chứ còn nuôi bể xi măng là thua rồi Bác ơi. yếm rùa 3G cứ như là bột thạch cao vậy
Rùa nhỏ, lớn gì cũng vô hết bác ơi. Có con nhỏ chỉ cỡ ngón tay cái, mai vẫn còn mềm. Nhưng nuôi thì thua, không sống được, chẳng biết cho ăn thế nào mới đúng. Phân biệt đực cái thì từ 100g con mới biết chứ nhỏ nữa thì thua.

ANH mập mới đúng:Cry:, Coi lại số tuổi đi thanhtung-camau, hay lại nhờ mail của người khác đăng ký nữa.
e mới 23 tuổi à chị ơi. hihi. tại trên mạng chưa biết nhau nên xưng hô tạm, nào gặp chỉnh lại. ^^ Hồi đầu e cũng kêu Bác Vũ là anh không à. ^^!
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • nuôi rùa
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • Nuôi rùa núi vàng
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • nuôi rùa sen vàng
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • Mèo Anh lông ngắn
  • Mèo Anh lông ngắn
  • NÓI VỀ CON RÙA
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • Vài ý về con rùa
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi


  • Back
    Top