Nuôi cá chạch lấu trong bể xi-măng...

Hiện mình đang dự định nuôi cá chạch lấu trong bể xi-măng. Mô hình của mình dự kiến sẽ nuôi với mật độ cao, có sục khí và lọc cơ học tuần hoàn. Hiện ở trại giống đã thuần được để cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, vì vậy mình có thể thuận lợi trong việc lụa chọn thức ăn. Tuy nhiên đây là mô hình khá mới ở nơi mình ở, có bác nào đã từng thử qua nuôi đối tượng này vào chia sẽ kinh nghiệm nha.
 


Mình hiểu theo bạn nói nhưng ko hiểu bạn đặt cánh quạt kiểu gì, ngăn ntn để cá ko vào, thiết kế sơ cho ae xem cụ thể hơn đi bạn.

@truongkhoi2004 ơi, bạn xài qua sỏi lọc oy vậy xem dùm mình nên xài sỏi nào thì ổn hơn vậy, vấn đề thay - rửa sỏi là ok lun oy, đang xem nên xài sỏi nào hay hơn, sỏi mình đổ cao khoảng 0,5m nha
@nghia.tstn nếu lọc này nuôi cá ổn thì có thể sử dụng 1 bể lớn, chỉ cần thêm 1 hồ dự trù lọc riêng khi 1 trong những hồ nuôi bị bệnh. Ah khi mua giống phải đặt để họ chuyển mồi hay sao, mình tính cho ăn cá xay nhiễn lun
22800181147_0f138eb6c2_o.jpg


22800181147_0f138eb6c2_o.jpg
khi bạn xây bể thì nó sẽ co thừa ra máy ô trông de ban su dung cho viec dat mo to . ban co the tuy y dat mo to co the dat theo kieu chan vit cua tau con khong ban dat ngang mo to cung dc . con viec lam the nao de ca khong chui vao thi ban co the dung luoi de lam vach ngan .
 


rắn ri voi phải hông mr Bình,
mình mới dọn vườn, vẫn chưa chọn được vật nuôi
nên không có gì để tham gia hết
hóng tiếp
Uh, nuôi qua rồi mà ko được nên giờ nuôi tiếp, hết
Hóng cùng
khi bạn xây bể thì nó sẽ co thừa ra máy ô trông de ban su dung cho viec dat mo to . ban co the tuy y dat mo to co the dat theo kieu chan vit cua tau con khong ban dat ngang mo to cung dc . con viec lam the nao de ca khong chui vao thi ban co the dung luoi de lam vach ngan .
Cho mình hỏi, bạn từng nuôi bằng bể qua lần nào chưa
 
Last edited by a moderator:
23274952436_a7907c1cf8_o.jpg

Lúc này sao oy ae, để dành ăn mừng khi thành công hoặc cỗ vũ khi thành đạt nè
Hơi nhỏ hix hix, cứ từ từ he
Mấy bữa nay bận túi bụi...nuôi con chạch trên bể này đúng là khó mọi người ạ, do tiên phong nên cũng không biết hỏi ai, chỉ biết mày mò tự rút kinh nghiệm...đúng là không có bí quyết làm giàu nào mà không trải qua gian khổ..e bắt đầu thấy những cái khó của mô hình, và đang tìm cách khắc phục đây..mọi người xúm vô nuôi đi..để có người cùng chia sẻ..hihi
 
Mấy bữa nay bận túi bụi...nuôi con chạch trên bể này đúng là khó mọi người ạ, do tiên phong nên cũng không biết hỏi ai, chỉ biết mày mò tự rút kinh nghiệm...đúng là không có bí quyết làm giàu nào mà không trải qua gian khổ..e bắt đầu thấy những cái khó của mô hình, và đang tìm cách khắc phục đây..mọi người xúm vô nuôi đi..để có người cùng chia sẻ..hihi
Thấy cái Khó thì nêu ra cho mọi người đi Nghĩa
1. Biết mà Tránh
2. Cùng nghĩ giải pháp Khắc phục
 
Thứ nhất: đã nuôi trong bể, sử dụng nước máy đã được xử lý..vậy mà vẫn bị ký sinh, vấn đề không phải là trị không được mà là chứng tỏ rằng quy trình nuôi vẫn chưa hoàn chỉnh, vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh. đã bị ký sinh rồi thì nhất định sẽ bị lại nữa, và là khởi đầu để bị các bệnh khác như nhiểm khuẩn. Vậy giải pháp là phải tìm ra nguồn gốc ký sinh từ đâu...và kiểm soát chặt chẽ lại.
Thứ hai: vẫn có lúc cá bỏ ăn mà không hiểu nguyên nhân, đang mò mẫm vấn đề này: do thời tiết, do nước trong bể, do stress, do trộn thức ăn không đúng, do bệnh...và còn nhiều thứ khác...
Thứ ba: Việc sử dụng TA công nghiệp là hợp lý, tuy nhiên độ tan vẫn nhiều, với bể 4 khối thì cho ăn mỗi buổi hiện giờ khoảng 200gr, nếu cá ăn tốt thì sáng hôm sau nước vẫn rất đục, chứng tỏ là tan khá nhiều, phần này cá không ăn được mà lại làm chất lượng nước giảm đi. Như vậy đến lúc cá lớn hơn, ăn nhiều hơn thì phải giải quyết thế nào ? Giải pháp là đang mày mò tìm cách trộn thức ăn cho thiệt dẻo, làm giảm độ tan. Tuy nhiên trong tương lai thì cần có giải pháp hiệu quả hơn. Có thể là làm hệ thống lọc như a @Bình nhỏ hay a @truongkhoi2004 ...để nâng công suất lọc nước.
Thứ tư: Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi trong bể chậm hơn trong ao đất là chắc chắn.
Mọi người vô có ý kiến nha...nhất là @17noem cũng đang nuôi nè...
 
Thứ nhất: đã nuôi trong bể, sử dụng nước máy đã được xử lý..vậy mà vẫn bị ký sinh, vấn đề không phải là trị không được mà là chứng tỏ rằng quy trình nuôi vẫn chưa hoàn chỉnh, vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh. đã bị ký sinh rồi thì nhất định sẽ bị lại nữa, và là khởi đầu để bị các bệnh khác như nhiểm khuẩn. Vậy giải pháp là phải tìm ra nguồn gốc ký sinh từ đâu...và kiểm soát chặt chẽ lại.
Thứ hai: vẫn có lúc cá bỏ ăn mà không hiểu nguyên nhân, đang mò mẫm vấn đề này: do thời tiết, do nước trong bể, do stress, do trộn thức ăn không đúng, do bệnh...và còn nhiều thứ khác...
Thứ ba: Việc sử dụng TA công nghiệp là hợp lý, tuy nhiên độ tan vẫn nhiều, với bể 4 khối thì cho ăn mỗi buổi hiện giờ khoảng 200gr, nếu cá ăn tốt thì sáng hôm sau nước vẫn rất đục, chứng tỏ là tan khá nhiều, phần này cá không ăn được mà lại làm chất lượng nước giảm đi. Như vậy đến lúc cá lớn hơn, ăn nhiều hơn thì phải giải quyết thế nào ? Giải pháp là đang mày mò tìm cách trộn thức ăn cho thiệt dẻo, làm giảm độ tan. Tuy nhiên trong tương lai thì cần có giải pháp hiệu quả hơn. Có thể là làm hệ thống lọc như a @Bình nhỏ hay a @truongkhoi2004 ...để nâng công suất lọc nước.
Thứ tư: Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi trong bể chậm hơn trong ao đất là chắc chắn.
Mọi người vô có ý kiến nha...nhất là @17noem cũng đang nuôi nè...
Vấn đề ký sinh, mình đang thử thả cá tạp nuôi bể nhà như mình từng nói, mình vẫn đang sử dụng là xoan ngâm sẵn và muối hột hòa vào nước đến nay chưa thấy cái hồ mình bị gì. Hồ ko lọc, ko oxi, 1 tuần thay nước 1 lần.

Về thức ăn, mình chưa thử nhưng mình thấy trộn bột gòn như @17noem nói có lẽ ít tan mồi, @nghia.tstn đã thử chưa, loại này có trong mồi bắt tép đồng mà chỗ mình vẫn xài (thành phần thuốc bắc, cá ủ, cám gạo ...), mình thấy đặt xuống nước cả đêm mà vẫn ko tan.

Về hệ thống lọc, mình đang phân vân, nếu đưa trực tiếp cái máy bơm lớn vô sợ cá sẽ nhát, lực hút mạnh càng ko ổn, xài máy hồ cá kiểng thì công suất nhỏ lọc ít, mình nghĩ hệ thống lọc là tối quan trọng bởi cá lớn thì chất cặn từ thức ăn, phân cá rất nhiều sẽ làm đục nước như Nghĩa nói, máy bơm lại đánh tan chất cặn nữa nên sau khi lọc qua vải (miếng lưới dày-xanh lọc hồ cá kiểng) thì mình thêm hồ lọc sỏi để giữ bùn là vậy, con cá chạch lại khó chịu nên mình phải thiết kế hệ thống lọc suôn sẻ, dễ thay - rửa mới bắt đầu nuôi, hoặc tận dụng hồ lắng thả những con nhỏ bị phân đàn luôn (rút kinh nghiệm từ Nghĩa - cá lớn nuốt cá bé hehe).
Như @truongkhoi2004 nói đặt máy trong hồ lắng thì đâu hút được cặn nên mình vẫn giữ phương án cũ nhưng đang tìm cách khắc phục nhược điểm và cũng còn vài thứ khó của hệ thống lọc cần tham khảo mà phải nói trực tiếp chứ gõ kiểu này chua quá.

Điều quan trọng nữa là hệ thống này có thể nuôi đại trà, nếu thành công chỉ cần sửa lại một chút, thiết kế thêm đường ống có thể tách nước những hồ cá bệnh riêng. Ao đất thường nhiệt độ dễ trung hòa hơn, mình nuôi trên bể, ngoài trời nên nhiệt độ ban đêm vào những ngày thời tiết lạnh đột ngột cá rất dễ bệnh (mình từng nuôi cá La Hán - ae nếu có nuôi qua sẽ hiểu mình đang nói về cái khó khi nước bị lạnh), nên mình nghĩ thêm vài cây sưởi và mở sưởi vào ban đêm sẽ hay hơn.

Về nguồn nước, nhà máy thường lấy nước ở sông hay đập, tuy nhiên những tiềm ẩn bệnh vẫn rất cao do ô nhiễm nguồn nước, những hóa chất độc hại hoặc loài vật nuôi bệnh bị bỏ bừa xuống sông, đập rất nhiều (mình chứng kiến đập gần nhà bị xe bồn xả hóa chất chết cá quá trời - đập này lớn nhất tỉnh, cung cấp nước cho cả hệ thống thủy lợi và nhà máy nước sinh hoạt). Ô nhiễm là vậy nhưng quy trình lọc nước của nhà máy nước chẳng khác nào hệ thống lọc của mình - hihi, có khác là thêm hồ lắng, lọc qua cát và khâu cuối là qua khử trùng bằng clo nên mầm bệnh hay hóa chất có khi sẽ ko hết.

Do nhiều người đã thất bại từ nó, nếu muốn nuôi nó đạt nên mình tính toán kỹ hệ thống lọc (ko cần dòng chảy nhưng phải tạo oxi), nguồn nước, thức ăn, thuốc trị bệnh, cúp điện, chỗ mình ít bán thuốc bệnh thủy sản nên mình ưu tiên cây thuốc là vậy, từ khi đọc ý tưởng của Nghĩa mình đã tìm hiểu và kết hợp kiến thức của mình từ nuôi cá kiểng, cá hồ lại, tuy vốn không lớn lắm nhưng không được thất bại ê chề (huề vốn là vui).
 
Chỗ bị kí sinh : Mình vẫn hay bị Trùng mõ neo và mấy loại Rận chủ yếu tồn tại trong bồn lắng, bồn này cực dơ và hôi. Tuy nhiên do bồn đáy bằng nên mình ko xã hết chất thảy lắng đọng được. Hiện tại đang làm lại hệ thống mình thiết kế đáy chóp cho bồn này

5657b585bac71.jpg

@Bình nhỏ : Bồn lắng -> Màn chặn phân -> Máy bơm -> Hệ thống lọc. Bồn lắng định kỳ vài ngày xã van 1 lần là ra hết chất thảy to, Phần còn lại qua cái màn chặn phân loại bỏ 1 lần nữa. Nước vào hệ thống lọc cơ bản đã sạch thì lâu lắm mới phải súc rửa vật liệu lọc
 
Chỗ bị kí sinh : Mình vẫn hay bị Trùng mõ neo và mấy loại Rận chủ yếu tồn tại trong bồn lắng, bồn này cực dơ và hôi. Tuy nhiên do bồn đáy bằng nên mình ko xã hết chất thảy lắng đọng được. Hiện tại đang làm lại hệ thống mình thiết kế đáy chóp cho bồn này

5657b585bac71.jpg

@Bình nhỏ : Bồn lắng -> Màn chặn phân -> Máy bơm -> Hệ thống lọc. Bồn lắng định kỳ vài ngày xã van 1 lần là ra hết chất thảy to, Phần còn lại qua cái màn chặn phân loại bỏ 1 lần nữa. Nước vào hệ thống lọc cơ bản đã sạch thì lâu lắm mới phải súc rửa vật liệu lọc
đó là nhược điểm của bồn lắng, mình chừa van xả cho từng bồn, dự tính thay nước thì tắt bơm xả hết nước trong bồn lắng, sát trùng sơ rồi bơm nước sạch vào chứ ko thay toàn bộ cũng như nước trong hồ nuôi, mình thấy làm vậy vừa sát trùng thường xuyên, vừa tránh sốc nước khi thay. Cái bồn bạn bằng nhựa, có thể hơ nóng rồi ấn nhẹ phía trong tạo thành một cái trũng (giống như hình nhưng ko trũng sâu lắm) mình nghĩ chắc được.
@nghia.tstn thả thử 0.5-1kg sặc rằn xem, giống này ăn cặn có thể làm sạch hồ, thả cá sặc nhỏ (cỡ ngón tay út) hơn cá chạch nên nó sẽ ko dám đến phá mồi mới, chỉ khi cá mình no thì nó mới đến ăn đồ thừa
 
Sặc rằn giờ thương lái thu mua khoản nhiêu vậy @Bình nhỏ
cũng ko biết, mình chưa hỏi, cá mình chắc qua năm mới xuất, đang mong nó lên tý, cuối năm ngoái là 37k cá tươi (bình quân là từ 45k đến 55k) - trước tết hơn 1 tháng mà giá vậy đó, vậy nên mình mới nói ae có đầu ra ổn định hãy nuôi, cái ao rô đầu vuông hôm trước mình đi tham quan đang te tua lun, bán ko được để lại cho ăn cầm chừng một ngày hết gần chục chai , oải thiệt
 
Chỗ bị kí sinh : Mình vẫn hay bị Trùng mõ neo và mấy loại Rận chủ yếu tồn tại trong bồn lắng, bồn này cực dơ và hôi. Tuy nhiên do bồn đáy bằng nên mình ko xã hết chất thảy lắng đọng được. Hiện tại đang làm lại hệ thống mình thiết kế đáy chóp cho bồn này

5657b585bac71.jpg

@Bình nhỏ : Bồn lắng -> Màn chặn phân -> Máy bơm -> Hệ thống lọc. Bồn lắng định kỳ vài ngày xã van 1 lần là ra hết chất thảy to, Phần còn lại qua cái màn chặn phân loại bỏ 1 lần nữa. Nước vào hệ thống lọc cơ bản đã sạch thì lâu lắm mới phải súc rửa vật liệu lọc
Đây là cái bồn hay cái phiễu lọc dưới đáy vậy anh ?
 
@binhnhỏ : nuôi cá cảnh bây giờ người ta còn không dám dùng sưởi vì tăng đầu vào , nuôi cá thịt mà dùng sưởi không biết còn lời không ? Ở miền nam nuôi cá lúc nào cũng lợi thế hơn ngoài bắc nhờ không có mùa đông , tuy nhiên cũng có năm nhiệt độ xuống thấp cũng chỉ ít ngày thôi , lúc này nên giảm cho ăn lại hoặc ngưng cho ăn vài ngày là ok .
 
Đây là đáy bồn anh, mình làm đáy riêng - bồn riêng
Sao bồn nhỏ vậy anh Khôi ? Em tưởng là phiểu lọc chứ !
Phần chóp anh làm gấp 4 lần phía trên luôn hả ? Em nghĩ làm phần chóp ( taluy) chỉ bẳng 1/2 hoặc 1/3 phía trên thôi cho dung tích nước được nhiều tí.... là em nghĩ vậy không biết hiệu quả không ?
 
@binhnhỏ : nuôi cá cảnh bây giờ người ta còn không dám dùng sưởi vì tăng đầu vào , nuôi cá thịt mà dùng sưởi không biết còn lời không ? Ở miền nam nuôi cá lúc nào cũng lợi thế hơn ngoài bắc nhờ không có mùa đông , tuy nhiên cũng có năm nhiệt độ xuống thấp cũng chỉ ít ngày thôi , lúc này nên giảm cho ăn lại hoặc ngưng cho ăn vài ngày là ok .
Thank nhiều, mà cho mình hỏi thêm, "tăng đầu vào" nghĩa là hao điện - tăng chi phí nuôi phải ko
 
Sao bồn nhỏ vậy anh Khôi ? Em tưởng là phiểu lọc chứ !
Phần chóp anh làm gấp 4 lần phía trên luôn hả ? Em nghĩ làm phần chóp ( taluy) chỉ bẳng 1/2 hoặc 1/3 phía trên thôi cho dung tích nước được nhiều tí.... là em nghĩ vậy không biết hiệu quả không ?
Thông thường, bồn lắng phải bằng 1/3 thể tích bồn nuôi. Do vậy giải pháp trường hợp không có diện tích lớn để làm bồn lắng thì mình sử dụng Màn chặn phân.
Bồn này kích thước là Mm do @TigonXanh nhìn không kỹ đó, phần chiều cao chóp chỉ có 20 Cm đủ để gom và dễ xã chất thải thôi
 


Back
Top