Thị trường thức ăn chăn nuôi: Cửa hẹp cho doanh nghiệp Việt

Trước hàng loạt sự kiện khởi công hoặc khai trương nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới, với công suất hàng trăm nghìn tấn/năm của các doanh nghiệp nước ngoài, cho thấy Việt Nam vẫn là thị trường rất giàu tiềm năng. Tuy nhiên, xu hướng này càng thu hẹp thị phần của doanh nghiệp nội.

Không thâu tóm cũng tự chết
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn Nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong vòng 20 năm qua ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng khá cao ở mức 6-8%, đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đóng góp vào thành công này phải kể đến sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với mức tăng trưởng từ 10-13%/năm đã đưa Việt Nam thành nước đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (khoảng 17 triệu tấn năm 2013).

"Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi, phải chuẩn bị nguồn vốn, có chiến lược dài hạn. Nhưng quan trọng hơn phải có niềm đam mê, phải “ăn ngủ và sống” với nghề và khắc phục những điểm yếu của mình." Ông Bùi Đức Huyên
Các chuyên gia dự báo, năm 2014 cùng với những diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh gia tăng, thêm vào đó, sức mua của thị trường yếu, chi phí đầu vào ngày càng gia tăng khiến ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Thế nhưng liên tiếp trong nhiều tháng gần đây, hàng loạt các công ty thức ăn chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài khởi công hoặc khai trương các nhà máy sản xuất. Con số này dường như vẫn chưa dừng lại, cho thấy Việt Nam là một thị trường béo bở. Đại diện của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Gold Coin Việt Nam có trụ sở tại Hải Dương cho biết: năng lực sản xuất của nhà máy chỉ đạt 100.000 tấn/năm, trong khi đó sản lượng tiêu thụ đạt 200.000 tấn/năm. Vì thế công ty đã phải thuê các doanh nghiệp trong nước gia công cho mình mới đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thống kê chưa đầy đủ, hiện số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ngoại tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% số lượng nhưng nắm giữ tới 60% thị trường. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhiều khả năng sản lượng và thị phần sẽ còn tăng thêm nữa. Các nhà máy nội địa sẽ gặp muôn vàn thách thức, kể cả trong trường hợp không bị thâu tóm cũng sẽ tự chết.
Phải tìm lối đi riêng
Ông Hà Văn Minh -Tổng giám đốc Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Gold Coin Việt Nam cho rằng: Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, xét về năng lực sản xuất, DN Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Nhưng thực tế rất khó cạnh tranh với DN ngoại bởi ba yếu tố là nguồn lực tài chính, công nghệ đồng bộ; năng lực và kinh nghiệm quản lý.
Còn ông Bùi Đức Huyên - Tổng giám đốc công ty Việt Tín lại có quan điểm khác, không thừa nhận việc "thua trên sân nhà" mà cho rằng, DN nước ngoài có lối đi của họ. “Doanh nghiệp Việt phải tự lượng sức mình để tìm lối đi riêng”- ông Huyên bày tỏ. Thực tế, Việt Tín đã thành công do lựa chọn đối tượng khách hàng vừa và hộ chăn nuôi nhỏ Bản thân DN nước ngoài như Gold Coin không coi Việt Tín là đối thủ và Việt Tín cũng không coi họ là đối thủ, mặc dù chính ông đã trưởng thành từ Gold Coin.
Nói về điểm yếu của DN sản xuất trong nước, ông Huyên cho rằng, những DN bị khó khăn là do thiếu chiến lược dài hạn, thiếu niềm đam mê, tính kiên trì và sự sáng tạo, ngoài ra phải thay đổi tư duy, không nên làm ăn chụp giật mà luôn giữ uy tín với khách hàng. Thêm vào đó, trên 90% doanh nghiệp Việt không đủ hệ số tín nhiệm để các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay vốn, hoặc cho vay không đủ nhu cầu nên đã khó lại càng thêm khó. Nếu xét về lợi thế, chắc chắn DN nội sẽ am hiểu thị trường hơn, hiểu tâm lý, văn hóa, được người tiêu dùng ủng hộ nếu làm tốt. Chỉ sợ không có ý tưởng sáng tạo và không hành động.
Hoa Lê/ Báo Công Thương
 


ngoài tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp sản xuất TACN ,công nghệ kém đã đành,nhưng mình nghĩ còn vấn đề không kém phần quan trọng để cho họ hạ đo ván mình trên sân nhà,là chất lượng sãn phẫm mình làm ra không đạt yêu cầu,giá cã không phù hợp khiến cho ngừơi nông dân quay lưng lại với doanh nghiệp việt,nông dân mà thêm 1$ tăng 1kg là lãi rồi,nếu dn làm tốt người việt không bõ nguời việt đâu
 
Bài báo phỏng vấn 2 cty là AF vs Việt Tín, À thì bình thường nhất trong các loại cám còn Việt Tín thì 2013 tý đóng cửa. Chất lượng thì quá bình thường nếu hok mún nói là xấu. Tháng 4/2013 sản lượng còn hơn 1000 tấn/ tháng. Thì có 1 tay đại lý bán đc 300t rồi :(. Khách quan nên phỏng vấn Cp, Cargill, Con Cò đại diện cho nước ngoài. Trong nước thì Dabaco or Hoàng Hà
 
Tuy 1 số cty sản xuất TACN trong nước tự sản xuất được nhưng hầu như phải nhập 1 số nguyên liệu của nước ngoài.
Vì vậy giá TACN trong nước củng cao như thường
 
nói chung nguyên liệu đều nhập ngoại cả,bột cá, bột ngô,bột sắn,v v.họ nhập họ làm được,mình nhập sao mình không làm được như họ,nguyên liệu trong nước mình không thiếu,cũng có nhiều nhà máy sản xuất bột cá cho chăn nuôi ở vũng tàu ,kiên giang. rạch giá,minh hãi,.....tàu nhập cãng cam ranh chỡ sắn lát ,ngô hạt đi đâu ?không lẽ đem ra biễn đổ chở đi rồi lại chở về,cộng vào 5,,,10% thuế xuất nguyên liệu ngoại nhập,ai chiệu.....cuối cùng cũng là nông dân
nhà máy chế biến,độn nhiều bã vào,hàm lượng đạm thấp xuống, cám mất chất lượng ,nông dân quay mặt .doanh nghiệp phá sãn,thế thôi
 
nói chung nguyên liệu đều nhập ngoại cả,bột cá, bột ngô,bột sắn,v v.họ nhập họ làm được,mình nhập sao mình không làm được như họ,nguyên liệu trong nước mình không thiếu,cũng có nhiều nhà máy sản xuất bột cá cho chăn nuôi ở vũng tàu ,kiên giang. rạch giá,minh hãi,.....tàu nhập cãng cam ranh chỡ sắn lát ,ngô hạt đi đâu ?không lẽ đem ra biễn đổ chở đi rồi lại chở về,cộng vào 5,,,10% thuế xuất nguyên liệu ngoại nhập,ai chiệu.....cuối cùng cũng là nông dân
nhà máy chế biến,độn nhiều bã vào,hàm lượng đạm thấp xuống, cám mất chất lượng ,nông dân quay mặt .doanh nghiệp phá sãn,thế thôi
Không đơn giản như bác nghĩ đâu, như ngô, khoai, sắn , bột cá...thì ở mình củng có, còn các thành phần khoáng, Vit, Enz...thì củng phải nhập rồi mấy cái bí kíp của mổi anh nữa....
 
nói chung nguyên liệu đều nhập ngoại cả,bột cá, bột ngô,bột sắn,v v.họ nhập họ làm được,mình nhập sao mình không làm được như họ,nguyên liệu trong nước mình không thiếu,cũng có nhiều nhà máy sản xuất bột cá cho chăn nuôi ở vũng tàu ,kiên giang. rạch giá,minh hãi,.....tàu nhập cãng cam ranh chỡ sắn lát ,ngô hạt đi đâu ?không lẽ đem ra biễn đổ chở đi rồi lại chở về,cộng vào 5,,,10% thuế xuất nguyên liệu ngoại nhập,ai chiệu.....cuối cùng cũng là nông dân
nhà máy chế biến,độn nhiều bã vào,hàm lượng đạm thấp xuống, cám mất chất lượng ,nông dân quay mặt .doanh nghiệp phá sãn,thế thôi
Nguyên liệu nhập có hàm lượng đạm cao hơn so với của nội và giá thành thấp hơn. CÒn mình hok làm đc như họ là bởi vì mình chỉ có công thức chứ hok có bí quyết. Và hệ thống sản xuất cũng như quản lý của mình kém hơn. Hiện tại thì cả Cp, Cargill, Green, EH,.... đều phải độn chất khác giá thành cực thấp để giảm chi phí. Những mẻ đó cho lợn gà ăn hay bị đi ngoài, da xỉn, lông dựng....1 tháng cty ít cũng 1 lần nhiều vài ba lần.
 



Back
Top