Hợp tác làm nông nghiệp cần những gì?

Sau một thời gian qua làm nông dân, với tinh thần tự chủ tự cường từ SX đến KD. Đến nay tôi đã thu được những thành quả nhất định. Qua kinh nghiệm bản thân tôi rút ra một số vấn đề về hợp tác nông nghiệp.
Phần 1: Hợp tác thế nào
Các tình huống hợp tác thông thường là:
1. Một bên có đất, có một số tiền đầu tư (thường là nhà đầu tư). Một bên có kinh nghiệm sản xuất.
2. Một bên có đất, có sức lao động( thường là nông dân). Một bên có kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất.
Với hai tình huống trên nếu đi đến thống nhất hợp tác thì sẽ hình thành một dự án. Sẽ có một kế hoạch sản xuất được vẽ ra. Đại loại trồng cây gì, nuôi con gì sản lượng bao nhiêu, dự kiến giá bán....và cuối cùng tỷ lệ ăn chia, đóng góp.
Và thế là bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền ra làm. Đến ngày thu hoạch thì không có ai bán hàng mặc dù sản phẩm rất tốt. Cả hai tình huống đều dẫn đến: ai bỏ ra cái gì thì mất cái đó: nhà đầu tư bỏ tiền ra thì mất tiền, anh nông dân bỏ ra sức thì mất công, tôi vừa bỏ tiền vừa bỏ sức thì mất cả hai. :Botay:. Càng đầu tư lớn càng chết lớn, đến đại gia cũng phải chào thua.
Mấu chốt ở đây là anh nào cũng nghĩ bán hàng dễ lắm. Thị trường rau sạch thì có, nên chỉ cần có sản phẩm tốt thì không thiếu người mua.
Vậy nên kết luận: có đất, có người làm, có kỹ thuật thì mới chỉ đủ để làm ra sản phẩm, chưa thể ra tiền được. Để ra tiền cần có người biết bán đống sản phẩm kia. Vậy ai là người bán hàng? Bán hàng như thế nào?
Xin chờ phần sau!!!!
23991365034_ca3697b42e_o.jpg
 


Sau một thời gian qua làm nông dân, với tinh thần tự chủ tự cường từ SX đến KD. Đến nay tôi đã thu được những thành quả nhất định. Qua kinh nghiệm bản thân tôi rút ra một số vấn đề về hợp tác nông nghiệp.
Phần 1: Hợp tác thế nào
Các tình huống hợp tác thông thường là:
1. Một bên có đất, có một số tiền đầu tư (thường là nhà đầu tư). Một bên có kinh nghiệm sản xuất.
2. Một bên có đất, có sức lao động( thường là nông dân). Một bên có kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất.
Với hai tình huống trên nếu đi đến thống nhất hợp tác thì sẽ hình thành một dự án. Sẽ có một kế hoạch sản xuất được vẽ ra. Đại loại trồng cây gì, nuôi con gì sản lượng bao nhiêu, dự kiến giá bán....và cuối cùng tỷ lệ ăn chia, đóng góp.
Và thế là bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền ra làm. Đến ngày thu hoạch thì không có ai bán hàng mặc dù sản phẩm rất tốt. Cả hai tình huống đều dẫn đến: ai bỏ ra cái gì thì mất cái đó: nhà đầu tư bỏ tiền ra thì mất tiền, anh nông dân bỏ ra sức thì mất công, tôi vừa bỏ tiền vừa bỏ sức thì mất cả hai. :Botay:. Càng đầu tư lớn càng chết lớn, đến đại gia cũng phải chào thua.
Mấu chốt ở đây là anh nào cũng nghĩ bán hàng dễ lắm. Thị trường rau sạch thì có, nên chỉ cần có sản phẩm tốt thì không thiếu người mua.
Vậy nên kết luận: có đất, có người làm, có kỹ thuật thì mới chỉ đủ để làm ra sản phẩm, chưa thể ra tiền được. Để ra tiền cần có người biết bán đống sản phẩm kia. Vậy ai là người bán hàng? Bán hàng như thế nào?
Xin chờ phần sau!!!!
23991365034_ca3697b42e_o.jpg
Bạn có thể cho tôi xin SĐT của bạn đc ko? Email của tôi: haiduong.le@gmail.com
 
hay quá bạn ơi.sáng tạo,kiên trì,có ý chí...đọc bài của bạn mình thấy "ĐÃ" quá!..chúc bạn năm mới nhiều sức khỏe và thành công
 
Phần 3: Vậy hợp tác nông nghiệp cần những gì.

Để hợp tác nông nghiệp thành công theo tôi cần các yếu tố sau:
1. Đất; tất nhiên là phải có đất để làm nông nghiệp, nếu không có thì nó chỉ là kinh doanh. Nhưng có đất không vẫn chưa đủ. Cần phải có đất phù hợp với loại cây mình định trồng và các điều kiện khác như điện, nước, đường xá và an ninh bảo vệ. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến diện tích có đủ để sản xuất hàng hóa hay không.
2. Người làm. Có đất rồi thì cần phải có người cày cuốc. Lao động ở đây bao gồm kỹ thuật, lao động phổ thông, quản lý.
3. Tiền đầu tư: tiền để thuê đất, trả tiền công, chi phí sản xuất và bán hàng.
4. Kênh bán hàng. Có đất, có người, có tiền để sản xuất rồi thì có thể làm ra được cái gì đó rồi. Nhưng nhớ là đó mới là sản xuất ra được một lô sản phẩm. Để biến nó thành tiền thì cần phải có kênh bán hàng. Người bán hàng tốt thì có thể bán hàng trước khi sản xuất ra. Người bán hàng kém thì bán khi đã sản xuất ra. Đa số bà con nông dân đều bán kiểu này.
Như vậy tóm lại để hợp tác nông nghiệp thành công cần có: đất-người (quản lý và kỹ thuật)-tiền-bán hàng. Người ta hay nói mô hình 4 nhà: nhà nông-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp- nhà nước. Thật sự với mô hình này thì anh nọ chờ anh kia. Anh nhà nước thì ngồi im. Nhà khoa học thì phi thực tế, lúc nào cũng kêu tiền đầu tư, có tiền thì phung phí. Nhà nông thì thụ động bất hợp tác, lúc nào cũng ngóng vào túi tiền của người khác. Nhà doanh nghiệp được trông chờ mang tiền vào, lo đầu ra, trả tiền cho mấy nhà khoa học. Nhìn đã thấy oải, chỉ thấy ra không thấy vào thì doanh nghiệp nào dám làm?
(còn nữa)
 
Suy nghĩ mãi cuối cùng đi đến quyết định: xếp lịch giao hàng theo khu vực, mỗi tuần chỉ giao một lần, khách ăn cả tuần luôn. Và tiếp nữa là giao hàng đến một điểm trung gian, khách hàng lựa chọn điểm nào thấy tiện với mình nhất.
Bác AQ101 có thể chia sẻ thêm 1 chút về " giao hàng đến 1 điểm trung gian " được không ? " Điểm trung gian " đó là 1 địa điểm như chợ hay là nhà của 1 khách hàng của bác hay sao?
Cám ơn bác trước !
 
Bác AQ101 có thể chia sẻ thêm 1 chút về " giao hàng đến 1 điểm trung gian " được không ? " Điểm trung gian " đó là 1 địa điểm như chợ hay là nhà của 1 khách hàng của bác hay sao?
Cám ơn bác trước !
Điểm trung gian là bất cứ địa điểm nào mà người ta sẵn sàng nhận giữ và giao hàng cho mình. Đó là tiệm tạp hóa, quán cafe, bốt bảo vệ...Chỉ cần chỗ đó thuận tiện, lúc nào cũng có người thế là đủ. Có người thì giúp miễn phí, có người thì trả một chút phí.
 

Điểm trung gian là bất cứ địa điểm nào mà người ta sẵn sàng nhận giữ và giao hàng cho mình. Đó là tiệm tạp hóa, quán cafe, bốt bảo vệ...Chỉ cần chỗ đó thuận tiện, lúc nào cũng có người thế là đủ. Có người thì giúp miễn phí, có người thì trả một chút phí.
Tks bác AQ101 ! Mô hình của bác rất hay !
Bác cho em hỏi thêm về vấn đề bảo quan rau ở các điểm trung gian đó. VD như tìm đc 1 tiệm tạp hóa , mình ký gửi ở đó 10kg rau, chờ các khách hàng đến lấy . Giả sử như có 1 vài khách hàng dự định chiều đi làm về ghé lấy but có thể lu bu wa nên quên, chiều h.sau mới lấy. Vậy phải có cách bảo quản rau cho tốt để tránh mất nước, dập, bụi bặm.v.v....
 
Không có bảo quản gì, chỉ để chỗ thoáng mát thôi. Rau hữu cơ được cái là không bị héo quắt vì mất nước và bị úa. Có khách quên tận 2 ngày đến lấy rau về ăn vẫn ngon :)
 
Không có bảo quản gì, chỉ để chỗ thoáng mát thôi. Rau hữu cơ được cái là không bị héo quắt vì mất nước và bị úa. Có khách quên tận 2 ngày đến lấy rau về ăn vẫn ngon :)
Thật tuyệt vời, bác mà trong Nam chắc em liên hệ mua rau của bác rồi. Em cũng nghe nói rau hữu cơ là rau sạch rồi, mà do kiến thức cũng còn hạn chế nên cũng chưa hiểu lắm về rau hữu cơ , cách trồng, bón phân sao cho sạch...nay may mắn gặp chuyên gia. mong bác cho em chút kiến thức về rau hữu cơ .
Tks bác nhiều !
 
Phần 2: Bán hàng (tiếp)

Vụ chia đất phân lô làm dịch vụ tỏ ra có hiệu quả rõ rệt. Thay vì trước đây thi thoảng nổi hứng lên mới chụp được một vài kiểu ảnh giới thiệu SP thì bây giờ tôi có cả chục người làm việc này thay mình một cách nhiệt tình. Tôi chỉ chọn những người tích cực đến vườn và có ảnh hưởng để giao đất. Chỉ sau 1 tháng thay vì hỏi câu hỏi cũ rích : "liệu rau này có sạch không?" thì người ta quan tâm là "còn lô đất nào không?"
Để đảm bảo nhu cầu rau cho các gia đình tôi dành hẳn một lô đất riêng đẻ làm backup. Rau cho các nhà thừa mứa, ăn không hết họ phải mang cho. Nhìn vào có vẻ mình thua thiệt nhưng hiệu quả tiếp thị trông thấy. Sau 3 tháng thì những người chậm chân không thể có đất bắt đầu sốt ruột. Câu hỏi bây giờ là "bao giờ thì anh mở rộng mô hình để đến lượt bọn em?".
Nhận thấy như cầu khách hàng tăng cao, đồng thời có những bất cập trong mô hình vườn dịch vụ. Sau 5 tháng tôi quyết định bỏ mô hình này, chuyển sang hình thức đặt mua sản phẩm theo tháng. Hầu hết khách hàng thuê đất chuyển sang hình thức này, kéo theo một lô khách hàng đã được họ tiếp thị hộ nữa.
Tại sao phải bỏ mô hình cho thuê đất và làm dịch vụ? Xin thưa là nó có mấy vấn đề sau:
1. Yêu cầu khách hàng rất đa dạng về sản phẩm. Không chiều cũng dở mà chiều thì còn dở hơn. Vì vậy trong một diện tích nhỏ có đến vài chục loại rau. Mỗi loại lại được một vài m2. Việc này kéo theo mất rất nhiều công sưc và công việc lắt nhắt người làm không bao hết được==>chất lượng kém.
2. Việc phân mảnh==>phá vỡ quy hoạch tổng thể làm vườn rất xấu==>mất đi hình ảnh đẹp đẽ ban đầu.
3. Khách hàng thường xuyên bận việc nên trễ nải việc thu hoạch==>rau già, quá lứa. Tuy nhiên cũng không thể tự tiện thu hoạch. Đến khi khách đến thì rau già==>bù từ vườn nhà sang. Khách vẫn có rau ăn nhưng cảm giác mất sướng.
4. Việc phân mảnh dẫn đến không quy hoạch khu vực trồng tập trung được nên dẫn đến không trồng được một số loại rau. Ví dụ không thể trồng một đám bí, dưa leo ở giữa vườn, xung quanh trông rau muống dc.
Với các bất cập trên thì chủ chán và khách cũng mất dần hứng thú. Vì vậy tôi chuyển sang bước tiếp theo: đặt hàng rau theo tháng.
(còn nữa)
Cái khó của bán rau sạch là xây dựng được niềm tin cho khách hàng. Vẫn bết phải dựa trên chất lượng rau. Nhưng đôi khi ở lúc ban đầu chất lượng thôi chưa đủ mà cần có chiến lược PR đúng đắn và hiêu quả. Có dc niền tin của khách hàng là bạn đã có 85% thành công của trồng rau sạch.
Chúc mừng bác đã có thành công ban đầu. Thừa thắng xông lên thôi. Rồi bài toán mở rộng đầu tư, và vận chuyển, bảo quản sẽ làm bác đau đầu đấy...
Chúc bác thành công
 
Tổng kết lại trên cơ sở 4 thành phần trên thì mọi người tự rút ra được mình có cái gì, mình thiếu cái gì. Như vậy chúng ta biết đối tượng hợp tác của chúng ta là ai. Con người Việt Nam có máu tham kỳ lạ về đất nên nhiều lúc cứ nghe ai có đất đẹp là muốn hợp tác. Để hợp tác thành công cần phải có niềm tin. Nhưng niềm tin cũng phải có cơ sở, không thể cứ nghe hứa hẹn mà làm bừa được. Lúc tôi mới mở rộng sản xuất. Đầu tiên tôi kiếm một người có đất phù hợp với dự định của mình hiện tại và tương lai gần( khoảng 5 năm). Tiền thì tôi tự có, thêm của ông chủ đất đầu tư một phần nữa coi như là tạm đủ. Kỹ thuât thì tôi có cũng tạm đủ dùng. Vậy là phải đi kiếm một chú bán hàng lo đầu ra. Có chú đã từng bán hàng thực phẩm, gạo, rau nhận lo vụ này. Mục tiêu đặt ra là sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu sản xuất thì sản xuất và tiêu thụ 1 tấn sản phẩm/ngày. Là người cẩn thận nên tôi chỉ làm chừng 1/3 số đó. Đến khi có sản phẩm thì quả đúng như tôi dự đoán hệ thống KD không thể tiêu thụ nổi mỗi ngày 100kg chứ đừng nói là 1 tấn mỗi ngày. Vì sao? Vì nếu có khách mua 1 tấn mỗi ngày thì vẫn phải đầu tư hệ thống vận tải và giao nhận đủ đáp ứng yêu cầu. Cứ giả sử mỗi khách mua 5kg đi thì mỗi ngày có trung bình 200 khách. Mỗi khách một tuần mua một lần tức là phải có tối thiểu 1400 khách đặt mua. Khi làm việc với phụ trách kinh doanh thấy đưa ra một con số ước đoán 3000 khách hàng tôi đã biết trước khả năng này nên rất chủ động khâu tiêu thụ.
 
Không có bảo quản gì, chỉ để chỗ thoáng mát thôi. Rau hữu cơ được cái là không bị héo quắt vì mất nước và bị úa. Có khách quên tận 2 ngày đến lấy rau về ăn vẫn ngon :)
bác làm trại sản xuất ở đâu vậy?
em lên tham quan vào cuối tuần được không bác
 
Phàn 4: Làm thế nào để lớn mạnh?
Đẩy mạnh đầu tư, tất nhiên rồi. Nhưng để có thể tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD cần phải có nhiều tiền. Mà nhiều tiền chỉ có mấy đại gia, nhưng các đại gia lại quen kiếm tiền nhiều kiểu dễ hơn nhiều nên chả mấy ai quan tâm đến NN. Vậy chúng ta cần phải làm thế nào? Câu trả lời là hợp tác và chỉ có hợp tác mới lớn mạnh được.
Thế thì phải hợp tác thôi còn chờ gì nữa?
Nhưng phải nhớ là mục đích của nó là gì. Hơp tác sản xuất hay hợp tác kinh doanh, hợp tác cùng đầu tư để chia sẻ chi phí, hay hợp tác để nhân rộng mô hình.
Cụ thể thế nào thì ai quan tâm thực sự hãy coi cái link này
http://agriviet.com/threads/hop-mat-dau-nam-anh-em-ai-thich-thi-tham-gia.246693/
 
B
Phàn 4: Làm thế nào để lớn mạnh?
Đẩy mạnh đầu tư, tất nhiên rồi. Nhưng để có thể tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD cần phải có nhiều tiền. Mà nhiều tiền chỉ có mấy đại gia, nhưng các đại gia lại quen kiếm tiền nhiều kiểu dễ hơn nhiều nên chả mấy ai quan tâm đến NN. Vậy chúng ta cần phải làm thế nào? Câu trả lời là hợp tác và chỉ có hợp tác mới lớn mạnh được.
Thế thì phải hợp tác thôi còn chờ gì nữa?
Nhưng phải nhớ là mục đích của nó là gì. Hơp tác sản xuất hay hợp tác kinh doanh, hợp tác cùng đầu tư để chia sẻ chi phí, hay hợp tác để nhân rộng mô hình.
Cụ thể thế nào thì ai quan tâm thực sự hãy coi cái link này
http://agriviet.com/threads/hop-mat-dau-nam-anh-em-ai-thich-thi-tham-gia.246693/
Bác tổ chức cho em tham gia với.
 
Phàn 4: Làm thế nào để lớn mạnh?
Đẩy mạnh đầu tư, tất nhiên rồi. Nhưng để có thể tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD cần phải có nhiều tiền. Mà nhiều tiền chỉ có mấy đại gia, nhưng các đại gia lại quen kiếm tiền nhiều kiểu dễ hơn nhiều nên chả mấy ai quan tâm đến NN. Vậy chúng ta cần phải làm thế nào? Câu trả lời là hợp tác và chỉ có hợp tác mới lớn mạnh được.
Thế thì phải hợp tác thôi còn chờ gì nữa?
Nhưng phải nhớ là mục đích của nó là gì. Hơp tác sản xuất hay hợp tác kinh doanh, hợp tác cùng đầu tư để chia sẻ chi phí, hay hợp tác để nhân rộng mô hình.
Cụ thể thế nào thì ai quan tâm thực sự hãy coi cái link này
http://agriviet.com/threads/hop-mat-dau-nam-anh-em-ai-thich-thi-tham-gia.246693/
Bác AQ101 phân tích rất hay. Đúng cần cả 4 khâu đó,nhưng nếu hợp tác đầu tư chỉ cần 3 yếu tố, còn khâu tiêu thụ đó lại là hình thức kinh doanh. nếu hợp tác cả khâu đó cần cả một hệ thống nhà phân phối, khó kham nổi. Nên sau khi hợp tác cần phải liên kết với các nhà bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm làm ra. Dù sao thì phân tích của Bac là một kinh nghiệm quý cho bà con sản xuất theo nhu cầu thị trường, tránh tự phát, có định hướng trước
 
Phần 3: Vậy hợp tác nông nghiệp cần những gì.

Để hợp tác nông nghiệp thành công theo tôi cần các yếu tố sau:
1. Đất; tất nhiên là phải có đất để làm nông nghiệp, nếu không có thì nó chỉ là kinh doanh. Nhưng có đất không vẫn chưa đủ. Cần phải có đất phù hợp với loại cây mình định trồng và các điều kiện khác như điện, nước, đường xá và an ninh bảo vệ. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến diện tích có đủ để sản xuất hàng hóa hay không.
2. Người làm. Có đất rồi thì cần phải có người cày cuốc. Lao động ở đây bao gồm kỹ thuật, lao động phổ thông, quản lý.
3. Tiền đầu tư: tiền để thuê đất, trả tiền công, chi phí sản xuất và bán hàng.
4. Kênh bán hàng. Có đất, có người, có tiền để sản xuất rồi thì có thể làm ra được cái gì đó rồi. Nhưng nhớ là đó mới là sản xuất ra được một lô sản phẩm. Để biến nó thành tiền thì cần phải có kênh bán hàng. Người bán hàng tốt thì có thể bán hàng trước khi sản xuất ra. Người bán hàng kém thì bán khi đã sản xuất ra. Đa số bà con nông dân đều bán kiểu này.
Như vậy tóm lại để hợp tác nông nghiệp thành công cần có: đất-người (quản lý và kỹ thuật)-tiền-bán hàng. Người ta hay nói mô hình 4 nhà: nhà nông-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp- nhà nước. Thật sự với mô hình này thì anh nọ chờ anh kia. Anh nhà nước thì ngồi im. Nhà khoa học thì phi thực tế, lúc nào cũng kêu tiền đầu tư, có tiền thì phung phí. Nhà nông thì thụ động bất hợp tác, lúc nào cũng ngóng vào túi tiền của người khác. Nhà doanh nghiệp được trông chờ mang tiền vào, lo đầu ra, trả tiền cho mấy nhà khoa học. Nhìn đã thấy oải, chỉ thấy ra không thấy vào thì doanh nghiệp nào dám làm?
(còn nữa)
Không gọi là nhiều, nhưng ít nhất, tôi và các cộng sự đã biết đến vài ngàn nông dân trong fam của tôi, vài chục DN gọi là thu mua, và một số nhà khoa học. Nhưng tôi chưa từng chứng kiến một sự liên kết đáng để quan tâm ngoài chương trình tivi gặp gỡ mà chủ yếu phục vụ cho việc bán thuốc BVTV hoặc phân bón.
Tôi tin rằng, bằng lăng kính giải thích sự vận động của xã hội của ông Max, ông đã lý giải sự tồn tại của 2 hiện tượng kinh tế và hiện tượng chính trị; hơn nữa thì học thuyết giải thích về sự ra đời, tồn tại, suy vong của hai hiện tượng xã hội nhà nước và hiện tượng pháp luật, mỗi người sẽ có một suy luận riêng để trồng trọt sao cho có lợi cho mình nhất.
 
Không gọi là nhiều, nhưng ít nhất, tôi và các cộng sự đã biết đến vài ngàn nông dân trong fam của tôi, vài chục DN gọi là thu mua, và một số nhà khoa học. Nhưng tôi chưa từng chứng kiến một sự liên kết đáng để quan tâm ngoài chương trình tivi gặp gỡ mà chủ yếu phục vụ cho việc bán thuốc BVTV hoặc phân bón.
Tôi tin rằng, bằng lăng kính giải thích sự vận động của xã hội của ông Max, ông đã lý giải sự tồn tại của 2 hiện tượng kinh tế và hiện tượng chính trị; hơn nữa thì học thuyết giải thích về sự ra đời, tồn tại, suy vong của hai hiện tượng xã hội nhà nước và hiện tượng pháp luật, mỗi người sẽ có một suy luận riêng để trồng trọt sao cho có lợi cho mình nhất.
Lý luận của bác nghe nó lằng nhằng quá :) Tôi thì nghĩ đơn giản: không hợp tác thì không thể lớn được. Đấy là con đường cho tất cả những ai muốn khởi nghiệp nghề nông với khả năng hạn chế. Trừ trường hợp nhiều tiền như Vincom thì tóm cả lũ đấy vào một giỏ bắt chúng nó phải hợp tác với nhau.
 
Lý luận của bác nghe nó lằng nhằng quá :) Tôi thì nghĩ đơn giản: không hợp tác thì không thể lớn được. Đấy là con đường cho tất cả những ai muốn khởi nghiệp nghề nông với khả năng hạn chế. Trừ trường hợp nhiều tiền như Vincom thì tóm cả lũ đấy vào một giỏ bắt chúng nó phải hợp tác với nhau.
Vâng anh.
Phải hợp tác, tìm quan hệ đối tác, đa phương hóa, đa diện hóa thì mới phát triển.
Ý của tôi muốn diễn đạt là đừng đi theo lối cổ xúy cho cái 4 nhà để phụng sự cho lợi ích của 1 nhà bán phân thuốc thôi.
 


Back
Top