Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
Bác Mục cho em hỏi điều này:
cơn mưa đầu tiên sau những ngày nắng hạn mình có nên tưới rửa lá cho cây không ? vì những cơn mưa đầu tiên này trong nước mưa có chứa nhiều axit độc hại...Sau cơn mưa em thấy cây cối phát triển rất tốt .

Nếu bác thích thì bác cứ làm theo ý mình...nhưng tánh tôi vốn cẩn thận.. dù đâu phải trận mưa đầu mùa nào cũng có acid..
Nhưng phải biết đề phòng những trận mưa acid hủy diệt cây cối

...Phát hiện tại Đức năm 1984 cho thấy, hơn một nửa các cánh rừng của miền Tây nước này đã và đang ở vào thời kỳ bị phá hủy với những mức độ khác nhau và sản lượng gỗ bị hủy ước tính khoảng 800 triệu đôla. Hay như ở Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (chiếm 14% diện tích rừng), trong khi đó ở Hà Lan diện tích rừng bị phá hủy lên đến 40%. Sở dĩ mưa axit "giết hại" các khu rừng, vì chúng rửa trôi toàn bộ chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi, làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, khiến cây dễ bị mắc bệnh do nhiễm kí sinh trùng. Lá cây gặp mưa axit bị "cháy" lấm chấm, mầm chết khô… Thông là loài cây đặc biệt nhạy cảm với mưa axit

Không những thế, mưa axit còn ảnh hưởng xấu tới ao, hồ. Lượng mưa axit đổ vào ao, hồ làm độ pH ở đây bị giảm, các sinh vật sống trong đó bị suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hậu quả, hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Cơn mưa axit đầu tiên được phát hiện tại Na - Uy vào những năm 50 thế kỉ 20 bởi hiện tượng nhiều loài cá trong các hồ của Na - Uy bị thoái hóa, cũng trong năm đó Thụy Điển phát hiện 4.000 hồ không có cá; 9.000 hồ bị mất một phần lớn các loài cá đang sinh sống, 20.000 hồ khác bị biến đổi môi trường nước.

Mưa axit không chỉ gây ra những ảnh hưởng trước mắt, mà còn để lại hậu quả lâu dài...

... Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit có thể làm hỏng các tòa nhà, di tích lịch sử, và những bức tượng, đặc biệt là những người làm bằng đá, như đá vôi và đá cẩm thạch, có chứa một lượng lớn canxi cacbonat. Axit trong mưa phản ứng với các hợp chất canxi trong đá để tạo ra thạch cao...
acidrain2a_0278a.jpg

Chỉ cần chịu khó 1 chút..phun rửa lá và tưới đẫm cho chảy bớt nước mưa trong chậu đi..cây mai sẽ an toàn..
Tiếc nuối nước của cơn mưa đầu mùa làm gì ? ngộ lỡ cây chết lúc đó còn tiếc hơn
 


Last edited:
Mưa đầu mùa hay cuối mùa đều có acid, chỉ ít hay nhiều. Bằng chứng nước mưa làm rỉ sét kim lọai nhanh hơn nước máy.
Nếu nước mưa không có tính acid làm phân bón thì nước mưa cũng như nước máy, nói nước mưa giữa hay cuối mùa không có acid là sai.
 
...tưới chco cá em mai trước và sau mưa

Chỉ có cơn mưa đầu mùa hoặc sau 1 thời gian nắng nhiều ngày bất chợt 1 cơn mưa ngắn đến thì hãy cẩn thận.. nhất là khi bạn ở thành phố hay gần 1 khu công ngiệp
Khói nhà máy khói của xe cộ thải ra được mưa cuốn xuống đất thì thật là khó lường...nhất là khi cơn mưa đó ngắn..

Nếu mưa to và mưa dầm dề thì không đáng ngại...vì các cơn mưa sau sạch sẽ hơn sẽ làm loãng các độc hại của cơn mưa đầu tiên...và kéo trôi đi
acidrain2a_0278a.jpg


Nhìn trong thang của bảng trên..sẽ thấy
Khi PH là 1..2 chỉ có ở cục pin acid .. hay acid của acquy

chỉ gọi là mưa acid khi PH là 3 hoặc 4
5 hoặc 6 là nước thường
7 là nước nguyên chất..

Nếu bạn dùng giấy quỳ cho vào super lân ẩm sẽ thấy giấy đỏ ra độ PH là 3 hoặc 2..Ngĩa là acid cao lắm đấy...vì thực sự lân chỉ hòa tan dễ dàng trong môi trường acid..do đó luyện quặng lân người ta phải dùng acid để lân tan ra và hòa tan được trong nước..

Nhưng khi dùng super lân để bón...người ta pha loãng super lân với nước hoặc trộn đều trong đất.....do ít nên acid trong super lân loãng không còn tai hại nữa

( super lân cho vào khâu làm đất từ 1 đến 3% trộn đều với đất sau đó để 1 tuần...rồi mới trồng cây )
-----------------------------------------------

Một nửa trận mưa tại Việt Nam là mưa axit
Tags: Hà Nội, Việt Nam, Viện Khoa, tình trạng ô nhiễm không khí, khí tượng thủy văn, không tránh khỏi, mưa axit, ảnh hưởng, nghiên cứu, trận mưa, lắng đọng, môi trường, nước, lớn, quan

55265849-1259284608_mua-1.jpg

Mưa axit gây tác hại lớn cho con người.
Đứng trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, Hà Nội không tránh khỏi những trận mưa axit. Tuy vậy, lượng mưa axit ở Hà Nội được đánh giá là chưa cao bằng nhiều nơi khác.
"Bản đồ" mưa axit ở Việt Nam


Trong cả nước, mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa. Những nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây Ninh và Huế. Tính riêng khu vực Hà Nội, tần suất xuất hiện mưa axit là 11%. Theo số liệu quan trắc, Hà Nội và TP.HCM có tần suất mưa axit thấp hơn các vùng khác.

55265849-1259284111-mua-axit-1.jpg


Sơ đồ tạo mưa axit

Mặc dù vậy, trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...

Hà Nội và các thành phố lớn là nơi lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc… có giá trị quan trọng của cả nước. Do vậy, việc bảo tồn và giữ gìn các công trình này khỏi ảnh hưởng của thiên nhiên là cả bài toán lớn.

Ông Dương Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) khẳng định: “Còn nhiều công trình và hiện vật lịch sử đặt ngoài trời nên ảnh hưởng của mưa axit tới các công trình này là không tránh khỏi. Nhưng để đo được mức ảnh hưởng, mức thiệt hại ra sao thì rất khó".

Quá ít nghiên cứu

Tuy nhiên, đây là vấn đề còn rất ít được nghiên cứu. Theo ông ông Dương Hồng Sơn: “Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của mưa axit chưa được tiến hành không hẳn do thiếu kinh phí hay thiếu nhân tố con người. Mà thực tế cho thấy, ảnh hưởng của mưa axit chưa được nhìn nhận sâu sắc. Khi nói về ô nhiễm không khí, hiện tại người ta chỉ quan tâm tới bụi. Còn đối với các nhà hoạch định chính sách trên thế giới hiện nay, vấn đề nổi bật và được ưu tiên hơn hết là ô nhiễm nước nên số 1 chưa phải là ô nhiễm không khí.”

Ông Sơn khẳng định: “Mưa axit gây tác hại lớn cho con người, vật nuôi, cây trồng cũng như các cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, những nghiên cứu về những ảnh hưởng của mưa axit hầu như chưa có và còn khá mới mẻ ở Việt Nam".

55265849-1259284111-tram-do-mua.jpg

Trạm đo lượng mưa tại Hà Nội


Ông Sơn cho rằng: “ Mưa axit xảy ra ở ngoài trời, trong nước mưa có lẫn axit nên việc tách bạch rõ ràng thiệt hại nào do mưa, ảnh hưởng nào do axit, ảnh hưởng nào do yếu tố khác gần như không làm được. Chỉ có thể kiểm định được nồng độ, tần suất của mưa axit cũng như số liệu quan trắc thông qua thí nghiệm trong phòng với mẫu nước mưa".

“Việc thuyết phục các nhà hoạch định chính sách trong Mạng lưới Giám sát Lắng đọng Axit Đông Á (EANET) thống kê về tỷ lệ gây hại do mưa axit cũng không đơn giản. Bởi hiện tại, chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về tác động của mưa axit, ngay cả những nước tiên tiến cũng rất hiếm. Ở Việt Nam hầu như là chưa có đề tài nào. Duy nhất, vào năm 2005, có nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của mưa axit lên rau cải và tôm sú của ThS.Nguyễn Thị Kim Lan (Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam)”.

Ô nhiễm xuyên quốc gia

Nhận định về tính chất của mưa axit, ông Dương Hồng Sơn cho rằng: “Mưa axit là do ô nhiễm không khí, mà ô nhiễm không khí thì không có biên giới. Cho nên ô nhiễm xảy ra ở các quốc gia khác nhưng cũng có thể ảnh hưởng sang tận Việt Nam. Trong một đề tài nghiên cứu gần đây, tôi thấy rằng, có tới 30-50% lượng lưu huỳnh lắng đọng – chất gây ô nhiễm không khí và tạo mưa axit tại miền Bắc Việt Nam có xuất xứ từ các quốc gia lân cận. Bởi thế, ô nhiễm không khí nói chung và mưa axit nói riêng đều mang tính xuyên quốc gia".

Một kết luận gây bất ngờ của Viện Khoa học Khí tượng và Thủy văn nói rằng, tần suất mưa axit tại các khu công nghiệp hay đô thị lớn chưa chắc đã lớn hơn. Lắng đọng axit mang tính lan truyền và phụ thuộc vào các phản ứng hóa học trong khí quyển nên cả khu đó và khu lân cận đều hứng chịu.

Hiện tại, Việt Nam có trên 20 trạm quan sát nhưng hoạt động theo 3 quy trình khác nhau. Trong đó, Hà Nội có một trạm Khí tượng do hai đơn vị cùng giám sát về mưa axit. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quan trắc về nước mưa hóa nói chung còn Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tập trung nghiên cứu lắng đọng axit (lắng đọng ướt hay còn gọi là mưa axit và lắng đọng khô).

Theo nguồn tin từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, EANET đồng ý cho Việt Nam đặt thêm 2 trạm Khí tượng giám sát mưa axit tại Đà Nẵng và TP.HCM trong thời gian tới.

http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Mot-nua-tran-mua-tai-Viet-Nam-la-mua-axit/55265849/412/
 
xin chào bác Mục và mọi người.ở các trang trước em có nghe bác Mục nói về tác dụng của việc quét vôi lên gốc cây để ngừa nấm.Bác Mục và các bác cho em hỏi là em có thể quét vôi lên toàn bộ thân cây(gốc và nhánh) để ngừa nấm dc k?vôi có thể diệt luôn cả nấm đang sinh sôi dc k bác
 
xin chào bác Mục và mọi người.ở các trang trước em có nghe bác Mục nói về tác dụng của việc quét vôi lên gốc cây để ngừa nấm.Bác Mục và các bác cho em hỏi là em có thể quét vôi lên toàn bộ thân cây(gốc và nhánh) để ngừa nấm dc k?vôi có thể diệt luôn cả nấm đang sinh sôi dc k bác

Cây xanh trồng đườn phố và công viên có bao giờ được phun thuốc ngừa trị nấm đâu..họ chỉ có cách duy nhất là quét vôi lên gốc...vừa để ngừa nấm đi từ đất lên và để gốc phản quang cho xe khỏi tông vào..

Mai trong năm là cây cảnh để trang trí..đến tết là cây hoa đón xuân mới...quét vôi lên gốc trắng xóa sẽ làm xấu cây đi..

Để ngùa nấm cho mai...bác nên vệ sinh tẩy rửa gốc thân 1 năm vài lần.. mỗi lần phun thuốc ngừa trị nấm phun luôn cho cả gốc thân..

Nếu không muốn dùng hóa chất..thì cách hay nhất là dùng nấm đối kháng.. cho trichroderma vào trong đất và nhân giống trichro thành nấm tươi sau đó phun lên lá thân cành.. bác đọc ở đây :

http://agriviet.com/threads/thoi-trai-ot.144094/page-2
 
Dạ.con cám ơn bác Mục.hihi con cũng thấy quét vôi lên cây mai rồi nhìn nó cũng kỳ quá.Cây của con lúc trước bị nấm hồng.con cắt bỏ nhánh và xit topsin (lúc đó cửa hàng k co coc85) 7 ngày/lần.con thấy cũng gần hết.gần đây có vài nhánh bị héo héo rồi vài ngày sau con thấy nó khô nhựa từ từ rồi đi luôn.con thấy k có dấu vết nấm hồng mà nó bị thúi võ cây,võ cây đen,còn ướt ướt ở phần gốc cành.Huhu bác Mục ui.bệnh này làm nấm tricoderma tươi để xịt và tưới lên chắc sẽ hết phải k bác?
hihi con sẽ thử làm nấm tricoderma tươi theo hướng dẫn ở link bác gởi rồi con báo kết quả cho bác nhé.con cám ơn bác rất nhiều.con đã đọc chủ đề này từ trước tết tới giờ.con thấy chủ đề này cực kỳ bổ ích.con cám ơn mọi người và đặc biệt là bác Mục đã nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm quý báu cho các thành viên non kém hihi
 

....vài nhánh bị héo héo rồi vài ngày sau con thấy nó khô nhựa từ từ rồi đi luôn.con thấy k có dấu vết nấm hồng mà nó bị thúi võ cây,võ cây đen,còn ướt ướt ở phần gốc cành.Huhu bác Mục ui.bệnh này làm nấm tricoderma tươi để xịt và tưới lên chắc sẽ hết phải k bác?

Cái loại nấm này tàn phá ghê lắm..dễ nhận thấy và nhanh nhất là quan sát cây sứ thái khi bị thúi cành..bác phải cắt thật sâu..cắt chừng nào không thấy 1 dấu vết nào của màu đen hay xám..
Ngĩa là cắt khoét cho đến gỗ tươi..sau đó quét appencard lên..cây sẽ khỏi
Nếu chỉ còn lại 1 chút xíu màu đen hay xám của vết bịnh..sẽ tiếp tục ..thúi tiếp tục

Cành mai cũng vậy...bác phải đục khoét cho đến phần gỗ tươi rói lành mạnh..không còn 1 chút dấu vết nào của màu đen, hay xám ..sau đó quét aliette lên...chờ khô quét keo liền thẹo
Cành sẽ khỏi bịnh..
Chỉ có cách đó là khỏi thôi..

vậy phun thuốc làm sao khỏi ? khi nấm bịnh đã ăn sâu vào mạch gỗ và tàn phá trong đó ?
Trichroderma chỉ có thể ngừa bịnh..nó không diệt được bịnh
Có trichro...nấm bịnh không thể xâm nhập được...
ngĩa là bác phải .. "phẫu thuật" và chữa cho mai hoàn toàn khỏi bịnh sau đó phun trichro..mai sẽ không bị nấm phá nữa (theo lí thuyết )
 
huhu kiểu này chắc sắp có 1 nhánh mai ma con nâng niu chuẩn bị ra đi theo anh e của nó nữa rồi.nếu con cắt thật sâu đến phần chỉ còn da tươi và gỗ tười thì cái nhánh này còn lại be xíu luôn huhu
 
Bác Mục và a e trên diễn đàn cho mình hỏi có sự khác nhau giữa phân trùng quế và phân trùng huyết cho mai không vậy, tại đa phần mình thấy các Bác hướng dẫn đắp phân trùng quế cho mai mà hiện tại chỗ mình người ta chỉ sản xuất phân trùng huyết. Cảm ơn các Bác!
 
Bác Mục và a e trên diễn đàn cho mình hỏi có sự khác nhau giữa phân trùng quế và phân trùng huyết cho mai không vậy, tại đa phần mình thấy các Bác hướng dẫn đắp phân trùng quế cho mai mà hiện tại chỗ mình người ta chỉ sản xuất phân trùng huyết. Cảm ơn các Bác!

Bác hỏi xem phân trùng đó đã trộn chưa ? nếu đã trộn rồi thì bác lấy ra trồng rau lên...rau xanh tốt là trồng mai tốt
Nếu chưa trộn vẫn là phân nguyên chất..thì cho vào từ 15 đến 20% trong chất trồng...
Giống như phân chuồng ủ cho vào đất vậy
Địa phương mình có cái gì nhiều thì ngiên cứu sài cái đó là tiện lợi nhất đấy
Ngỡ sáng nay nắng to như mọi hôm, sáng sớm con xách kali đem tưới, ngờ đâu bây giờ lại mưa, như vậy có sao không thưa Bác Mục?

nếu là cơn mưa sau nhiều ngày nắng...thì sau mưa nên phun rửa lá và tưới thêm vào gốc..cho trôi bớt nước mưa đi..
mai bây giờ tàn lá to và rậm rạp rồi..đâu có sợ mưa dầm dề nữa..vì chỉ cần ngưng mưa 1 ngày là hôm sau đất chậu khô luôn
sáng sớm con xách kali đem tưới, ngờ đâu bây giờ lại mưa,

nước mưa và nước tưới sẽ làm trôi đi 2 thứ quan trọng mà ít khi người ta thêm vào : Vôi và kali..
nhưng phải là mưa dầm đề và mưa nhiều tháng
 
Thưa Bác, như vậy là con chỉ cần lấy nước tưới cho sạch nước mưa, còn kali thì không cần thêm vào nữa phải không ạ?
 
Thưa Bác, như vậy là con chỉ cần lấy nước tưới cho sạch nước mưa, còn kali thì không cần thêm vào nữa phải không ạ?

Đúng rồi..vì chất mùn trong phân hữu cơ giữ kali rất tốt.. bạn tưới hay bón kali vào là nó thấm vào chất mùn liền....vả lại trong phân hữu cơ cũng có kali..các chất sơ ..tro trấu..v.v cũng rất nhiều kali..chỉ khi nào chất trồng cũ...nó mới mất kali

Clorua kali nên ngâm vài ngày cho clo bay hơi đi hết rồi tưới cho mai .. không nên rải hay chôn trực tiếp vào đất chậu..vì clo là chất hủy diệt rễ rất mạnh
 
Đúng rồi..vì chất mùn trong phân hữu cơ giữ kali rất tốt.. bạn tưới hay bón kali vào là nó thấm vào chất mùn liền....vả lại trong phân hữu cơ cũng có kali..các chất sơ ..tro trấu..v.v cũng rất nhiều kali..chỉ khi nào chất trồng cũ...nó mới mất kali

Clorua kali nên ngâm vài ngày cho clo bay hơi đi hết rồi tưới cho mai .. không nên rải hay chôn trực tiếp vào đất chậu..vì clo là chất hủy diệt rễ rất mạnh
Dạ con cảm ơn bác :)
 
bác mục cho con hỏi?con đang tính thay đất một số cây mai,nhưng bây giơ những cây này phóng đọt và lá non nhiều{ chắc là lần đầu được thưởng thức phân loãng} bây giờ bình dương bắt đầu vào muà mưa rồi,nếu bây giờ con thay đất thì phải cắt hết những chồi non mới ra đợt này thì thấy uổng qúa,lá và chồi còn đỏ au nguyên cây.bác và mọi người cho con vài lời góp ý.
 
( Cần cấp cứu )
Tâm thư gởi bác Mục !
Chào bác mục . Hôm nay là lần đầu tiên cháu tham gia vào diễn đàn , nhưng lại mang đến diễn đàn một tình huống " cam go " và kính nhờ bác Mục cùng toàn thể anh em trên diễn đàn giúp đỡ . Mặc dù lần đầu tiên tham gia nhưng cháu đã xem những bài viết của bác và anh em , cháu cũng hiểu topnic này bác lập ra để giúp mọi người chăm sóc những cây mai khoẻ ngày càng khỏe hơn chứ không phải để chữa trị bệnh cho mai vàng . Nhưng bác ơi kính xin bác phá lệ một lần mà giúp đỡ cho cháu với , bằng vào kinh nghiệm và tình yêu với mai vàng bác cho cháu lời khuyên nên làm gì để có thể giúp lão mai này qua cơn nguy kịch . Cũng như cháu sẽ cố gắng hết sức " còn nước còn tát " . Rồi sau đó kết quả như thế nào cháu cũng thấy mãn nguyện vì dù sao cháu cũng đã cố gắng hết sức mình , có như vậy cháu mới không cảm thấy ray rứt dù lỗi không phải do cháu mà đối với mai vàng cháu chỉ có tình yêu . Cháu rất thích chơi mai nhưng vì điều kiện gia cảnh còn nhiều khó khăn nên chỉ dám ngắm nhìn rồi ao ước sau này mình cũng sẽ có vài chậu mai đẹp để chăm sóc ,
Rồi tình cờ mấy hôm trước bên nhà hàng xóm cháu phát hiện có một gốc mai đang trồng trong chậu với đường kính chậu 80cm , tình trạng vô cùng nguy kịch do chủ nó không biết cách chăm sóc, ( cái này là do cháu nhận xét vì cháu không có cây mai nào để tham gia vào diễn đàn của bác nhưng cháu yêu mai và luôn tìm hiểu về mai vàng trên mạng và đặc biệt là những bài viết của bác cùng mọi người ) nên cháu nhận xét nó rất nguy kịch . Cháu đã cố gắng nài nỉ chủ nhà để lại cho cháu vì cứ tình trạng này cây sẽ chết . Họ đã đồng ý để lại và cháu cũng hiểu vào tay cháu một người không có kinh nghiệm và chưa một lần chăm sóc mai , chưa chắc gì kết quả đã khác mà còn có nguy cơ mất trắng , thú thật cháu đắng đo rất nhiều vì số tiền không nhỏ nhưng ngược lại cho cháu nhìn thấy được gốc mai này thì biết đâu là duyên với cháu , cháu không thể bỏ mặt và hơn nữa cháu còn có mọi người và bác Mục là cháu còn có hy vọng .
Dạ thưa bác cháu đã hỏi thăm và biết được hoàn cảnh của cụ mai này , bây giờ cháu sẽ trình bày cho bác biết . Những ngày cuối năm vừa qua có một người nào đó đào gốc mai này về từ vùng đất cát nên không thể giữ được bầu cộng với đào cạn và cắt rể gần nên rất ít rể cám . Sau đó đêm về trồng trên đất và ra tết hết tiền nên bán lại cho nhà hàng xóm của cháu , khi đào lên đem về thì người này trồng lại vào chậu với đất cát pha cộng với tro trấu và tưới kích thích rể n3m , từ hôm mùng 6 tết , đến thời điểm hiện tại đã ra chồi non khá nhiều nhưng tất cả chồi ra đều bị cháy đầu , lá ra rất chậm và quắn lá lại khó phát triển , mỗi ngày một yếu đi . cháu đem về và cho ra nắng dưới giàn giảm nắng , phun thuốc diệt bọ trỉ .Nay cháu gởi bài vào diễn đàn cùng hình ảnh mong bác Mục cùng mọi người cho cháu lời khuyên nên làm gì trong lúc này để có được khả quan còn không như cháu đã nói dù không cứu được cháu cũng thấy được mãn nguyện . Cháu xin chân thành cảm ơn
26738946172_e822202dbf_o.jpg

26559959270_6ecc82c7f4_o.jpg

26765122761_1269b1263b_o.jpg

26228108953_f7a49fabd6_o.jpg

26798453306_931a7511f5_o.jpg

26798493186_c78782a830_o.jpg
 


Back
Top