Cảnh giác với ‘rau sạch’ tự xưng

Trước sự hoang mang của người tiêu dùng về thực phẩm bẩn, gần đây xuất hiện nhiều người bán rau quả tự xưng là sạch.
“Tuy nhiên, dùng từ “rau sạch” là sai bởi rau sạch không được phép tồn dư thuốc trừ sâu, cho dù trong ngưỡng cho phép. Điều này có nghĩa rau sạch là rau trồng không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV). Chỉ có thể gọi là rau an toàn (được phép có dư lượng thuốc trừ sâu trong ngưỡng cho phép), rau hữu cơ, rau VietGAP…” - bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm Chi cục BVTV TP.HCM, cho biết.

Muốn sạch là sạch?

Tại địa chỉ www.rausachvuonnha.com, trang web này quảng cáo: “Sản phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học độc hại và chất kích thích sinh trưởng. Định kỳ và bất thường lấy mẫu phân tích kiểm tra chất lượng. Kết quả được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. “Rau sạch vườn nhà” là nơi cung cấp rau sạch, củ, quả sạch hàng đầu khu vực Sài Gòn và phía Tây Nam Bộ”.

Trong vai chủ nhà hàng cần cung cấp rau số lượng lớn, PV gọi vào số điện thoại 0917116xxx. Một ông nghe máy tên là D., xưng người của “Rau sạch vườn nhà”. Ông D. cho biết rau sạch được trồng ở Củ Chi (TP.HCM), muốn mua số lượng nhiều thì đặt hàng trước một tháng. PV hỏi rau trồng có sử dụng thuốc trừ sâu không, ông D. trả lời: “Trồng rau mà không dùng thuốc trừ sâu là không nói thật. Tuy nhiên, phải dùng lúc nào, loại thuốc gì, thời gian cách ly là điều quan trọng”.

PV đặt tiếp câu hỏi: “Một khi có sử dụng thuốc trừ sâu thì làm sao đảm bảo rau sạch, cho dù dư lượng thuốc trừ sâu nằm trong giới hạn cho phép?”. “Đó là công việc của nhà sản xuất. Anh cứ dùng rồi sẽ biết” - ông D. nói.

PV tiếp tục vào trang http://rausach123.weebly.com và đọc được những lời quảng cáo có cánh: “Rau sạch được trồng và chăm sóc bằng phân hữu cơ, không dùng phân hóa học. Đất được làm và xử lý mầm mống sâu bệnh trước khi trồng. Quy trình trồng rau tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP... Bạn sẽ sung sướng thế nào khi có thể ăn một bữa rau no cho đã cơn thèm khát bấy lâu”.


Chi cục BVTV TP.HCM đang kiểm tra nguồn gốc rau, củ đang kinh doanh ở chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM). Ảnh: TRẦN NGỌC

Liên hệ số điện thoại 0977312xxx, một bà tên H. xưng là chủ cơ sở bán rau sạch qua mạng. Nghe PV hỏi thế nào là rau sạch, rau VietGAP, bà H. trả lời: “Ừ, rau sạch là rau không có sâu. Rau VietGAP là rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP”. PV hỏi tiếp: “Muốn rau không có sâu thì phải dùng thuốc trừ sâu, mà đã dùng thuốc trừ sâu thì không gọi là rau sạch nữa. Vậy sao trang web lại quảng cáo là không dùng phân hóa học, rau hoàn toàn sạch?”. “Muốn rau sạch thì là sạch, muốn rau không sạch thì là rau không sạch. Mua thì mua, không mua thì thôi, bộ nhà… báo hay sao mà hỏi nhiều quá vậy” - bà H. nói rồi cúp máy.

Rau trên mạng sẽ vào… “tầm ngắm”

Không chỉ quảng cáo bán “rau sạch” trên mạng, TP.HCM còn xuất hiện nhiều người bán rau dạo cũng tự xưng là rau sạch, trồng tại nhà.

Theo bà Thoa, Chi cục BVTV TP.HCM từng kiểm tra các cửa hàng, siêu thị có treo bảng “rau sạch”. Tuy nhiên, sau khi giải thích thì họ không thể chứng minh đó là rau sạch. “Việc quảng cáo rau sạch rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nên chúng tôi khuyến cáo các cửa hàng, siêu thị thay bảng “rau sạch” là “rau VietGAP”, “rau an toàn”, “rau hữu cơ”… cho đúng” - bà Thoa thông tin thêm.

“Chi cục BVTV TP.HCM có bộ phận giám sát việc kinh doanh rau trên mạng. Nếu có địa chỉ cụ thể, Chi cục sẽ khảo sát, sau đó kiểm tra giấy tờ, chứng nhận liên quan đến việc kinh doanh rau. Bước đầu Chi cục sẽ hướng dẫn để người kinh doanh rau trên mạng thực hiện đúng các quy định pháp luật. Sau này khi kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì Chi cục ra quyết định xử phạt. Trong đợt khảo sát gần đây, Chi cục phát hiện một trường hợp kinh doanh rau trên mạng “có vấn đề”. Tuần sau Chi cục sẽ chính thức kiểm tra trường hợp này” - bà Thoa nói.

Đối với những người bán rau dạo treo bảng “rau sạch”, bà Thoa cho biết nếu người bán không chứng minh được rau là sạch thì sẽ bị phạt. Do vậy, người bán chỉ được phép treo bảng “bán rau”. “Trong trường hợp người bán dạo ghi “rau an toàn”, “rau VietGAP” thì cũng phải có giấy tờ chứng minh để tránh bị phạt” - bà Thoa cho biết.

95% rau trồng ở TP.HCM an toàn???

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm Chi cục BVTV TP.HCM, hiện 95% nguồn rau từ TP.HCM đủ điều kiện an toàn. Các hộ nông dân trồng rau đã được đào tạo và thi để cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn. Người trồng rau còn phải trải qua kiểm tra đột xuất trên đồng ruộng nữa. Riêng 70% rau nhập từ các tỉnh vào chợ đầu mối thì kiểm tra theo quy trình tương tự các nguồn cung cấp rau TP.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục BVTV TP.HCM kiểm tra 64 vùng trồng rau ở các địa phương tại TP.HCM, Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh... Kết quả phân tích không ghi nhận tồn dư thuốc BVTV vượt mức quy định. Chi cục cũng lấy 172 mẫu rau, củ, quả của 132 vựa kinh doanh ở ba chợ đầu mối TP.HCM và phát hiện năm mẫu rau chứa hàm lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.

______________________________

Người kinh doanh thực phẩm nên tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kiểm soát như phải có hợp đồng và hóa đơn khi giao dịch với nhà cung cấp thực phẩm. Trong hợp đồng nên ghi rõ các điều khoản đảm bảo thực phẩm là an toàn. Trong trường hợp là sản phẩm tự sản xuất, tự trồng thì cũng phải đảm bảo theo Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông HUỲNH LÊ THÁI HÒA, Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm TP.HCM


TRẦN NGỌC
Nguồn tin: Baomoi
 


Nói không muốn động chạm chứ nghe mấy người phát biểu rau sạch phải là rau có mẫu mã xấu, rau bẩn thì có mẫu mã đẹp nghe sao mà quá ngu. Nói như vậy mà áp dụng lên con người khác nào thấy một người cao to khỏe mạnh thì các bạn nói người đó bị SIDA, còn thấy một người ốm nhom ốm nhách các bạn nói họ không bị AIDS. Cái vụ rau sạch có mẫu mã xấu chẳng qua một số người đi mua, phát hiện thấy mình bị lừa, xong rồi đồn ầm lên, trúng ngay cái thói tọc mạch của đa số dân ta thì nói lan truyền khắp cả nước mấy hồi. Các bạn có thấy thực phẩm Israel chưa mà phát biểu xấu đẹp, hay nói không xa tôi biết một anh ở Đà Lạt trồng rau hữu cơ xuất khẩu ra nước ngoài, cho khách vô tận vườn tham quan, hái rau ăn tại chỗ, mà mẫu rau vẫn rất đẹp, xanh mướt. Đời tôi gặp khá nhiều chuyện rồi, mắt thấy tai nghe còn chưa chắc là đúng đâu, đằng này lên mạng nghe người này người kia nói rồi lan truyền tùm lum ra.
Phải xem lại cách canh tác của mình thì đúng hơn....
Bỏ việc ngàn đô ở Singapore, về quê trồng rau sạch
16/05/2016 09:14 GMT+7
Bỏ cuộc sống sung túc bên Singapore với mức lương nghìn đô về nước trồng rau, cô gái khiến nhiều người bất ngờ.



Bỏ việc giám đốc ngân hàng, trồng rau sạch 2 tỷ đồng/tháng
Xem bài khác trên Vef.vn

Từ một biến cố gia đình, Nguyễn Thùy Linh (31 tuổi, Hà Nội) đã quyết định từ bỏ gần 10 năm sự nghiệp với công việc có mức thu nhập cao ở Singapore, về quê lập nghiệp từ đầu. Công việc khởi nghiệp mà Linh theo đuổi khiến nhiều người bất ngờ: làm nông nghiệp.

Bỏ Singapore về Việt Nam bán rau vì bố bị bệnh

Trong khi nhiều ông bố, bà mẹ nông dân, cố sức làm lụng để có tiền cho con ra Thủ đô ăn học, thoát khỏi cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì cô “tiểu thư Hà thành” lại chọn quay về với mảnh đất nông nghiệp. Khi được hỏi về quyết định “lạ đời” này, cô gái 31 tuổi cười: “Tôi về nước vì hoàn cảnh chứ đó không hẳn là sự lựa chọn”.


Nguyễn Thùy Linh, cô gái có quyết định táo bạo khiến nhiều người bất ngờ

Sở dĩ nói vậy là bởi, suốt 8 năm qua Thùy Linh vốn có cuộc sống an nhàn và bình yên tại Singapore bên người chồng cùng tuổi, với một công việc cho mức thu nhập cao (Hơn 2000 đô/tháng). Với tổng thu nhập 170 triệu VNĐ/tháng, hai vợ chồng thi thoảng có thể sắp xếp một chuyến du lịch, khám phá các nước châu Âu. Dù là người hướng nội nhưng Thùy Linh chưa từng có kế hoạch trở về Việt Nam, bởi, cô sợ sự thay đổi.

Thế nhưng, cách đây hơn 1 năm, Thùy Linh bất ngờ nghe tin bố lâm bệnh nặng. Không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, cô lập tức sắp xếp công việc, về nước chăm sóc bố. Vì căn bệnh ung thư gan đã ở giai đoạn cuối nên đã tìm mọi cách chữa trị, bố cô vẫn không thể qua khỏi.


Cửa hàng thực phẩm hữu cơ mới được khai trương của Thùy Linh

Nhìn bố từ một người khỏe mạnh bỗng chốc ốm yếu và qua đời, hơn ai hết, Thùy Linh hiểu được sức tàn phá của căn bệnh ung thư quái ác. Và một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến căn bệnh này là thực phẩm bẩn.

“Cũng từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ việc ở Singapore, ở lại chăm sóc mẹ và làm một điều gì đó để đẩy lui thực phẩm bẩn tại Việt Nam. Lúc ấy, tôi chưa biết mình sẽ làm bằng cách gì, chỉ thấy rằng, kể từ nay, người thân của tôi bằng mọi giá phải được ăn rau sạch, thịt sạch”, Thùy Linh chia sẻ.

Nói là làm, cô gái 31 tuổi chia sẻ quyết định này với chồng. Vì đã đồng hành với nhau nhiều năm nên không mất quá nhiều thời gian để Thùy Linh có được sự ủng hộ của chồng. Việc của cô chỉ là lên kế hoạch khởi nghiệp và đợi anh thu xếp công việc bên Singapore.

Nhưng mẹ và người thân của Thùy Linh thì phản đối dữ dội. Ai cũng muốn cô con gái nhỏ tiếp tục trở lại Singgapore sống cuộc sống vốn an nhàn và bình yên của mình. Mặc dù vậy, Thùy Linh vẫn không mất thêm một giờ suy nghĩ để quyết định, trở về Việt Nam sản xuất thực phẩm sạch và tạo ra giá trị cho xã hội.

Hành trình khởi nghiệp lắm gian nan

Từ việc tìm hiểu về căn bệnh ung thư của bố, Thùy Linh biết được rằng, sử dụng những sản phẩm hữu cơ, không hóa chất sẽ giúp cảm bớt nguy cơ nhiễm độc và tăng khả năng chống chọi với bệnh tật cho cơ thể con người. Và thế là, Linh chọn con đường làm ra những sản phẩm hữu cơ, bắt đầu từ thực phẩm.


Những quả cà chua không hóa chất, không phân hóa học tại cửa hàng của Thùy Linh

Thùy Linh có một người cô ruột, đã bỏ ra nhiều năm để gây dựng lên trang trại rộng 7ha, chuyên sản xuất thực phẩm sạch. Tháng 6/2015, cô quyết định xin phép về đó làm cùng rồi cùng bàn bạc tìm ra hướng đổi mới và mở rộng quy mô sản xuất.

Tôi là người không thích những chiến lược marketing màu mè. Hơn nữa, đỉnh cao của marketing là sự chân thành, bởi thế, tôi cứ chân thành với khách hàng của mình thôi. Chỉ cần họ hiểu mình, biết rằng để có rau quả thuận theo tự nhiên khó khăn đến thế nào mà thông cảm cho việc thiếu hàng, mặt hàng không đa dạng là mừng rồi.

Tôi còn mong, mỗi người có thể trồng được thực phẩm hữu cơ để bữa ăn của gia đình sạch và an toàn. Như vậy, cuộc sống của tất cả mới nhiều màu xanh được”, chị Thùy Linh chia sẻ.

“Ngay từ đầu, cô tôi đã áp dụng phương pháp nông nghiệp truyền thống của ông cha từ xa xưa, tức là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa chất và phân hóa học trong việc trồng trọt. Tôi ủng hộ và khuyến khích cô tiếp tục đi theo hướng sản xuất hữu cơ đó, dùng phân chuồng ủ mục, phân xanh, thuốc trừ sâu sinh học bằng dung dịch rượu, tỏi, ớt…

Thậm chí, đến mùa sâu bọ hoành hành, thuốc sinh học không thể diệt hết, tôi và các bác nông dân phải tự tay bắt sâu. Ngoài ra, tôi cũng góp ý thêm về việc quy hoạch lại mô hình nuôi trồng, lên ý tưởng mở cửa hàng, xây dựng thương hiệu để sản phẩm hữu cơ của mình đến gần hơn với khách hàng”, Thùy Linh chia sẻ.

Cũng từ đó mà Thùy Linh đã tạo ra được những sản phẩm thuận theo tự nhiên, hoàn toàn sạch và an toàn cho sức khỏe con người. Tuy vậy, thiên nhiên vốn “khó tính” nên hoạt động sản xuất gặp không ít khó khăn.

“Đã sản xuất theo theo hướng thuận tự nhiên thì tự nhiên cho cái gì, mình nhận cái đó, không thể đòi hỏi năng suất cao và đa dạng các loại thực phẩm được. Chưa kể, ở trang trại của mình, rau quả trái mùa là rất hiếm bởi không thể chống lại được thời tiết và sâu bọ. Không có các loại thuốc kích thích và thuốc trừ sâu nên hình thức rau quả cũng không được đẹp mắt cho lắm, đôi khi cây bắp cải để trên kệ hàng rồi mà vẫn có sâu. Chính bởi thế, nhiều lúc, bên mình không thể làm vừa ý khách hàng được”, Thùy Linh giãi bày.


Thực phẩm hữu cơ của Thùy Linh được nhiều khách hàng tin tưởng

Tốn nhiều công sức nhưng năng suất không quá cao nên không ít lần trang trại của Thùy Linh không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Cô chủ nhỏ e dè thú nhận: “Tôi hoàn toàn tự tin về thực phẩm của mình nhưng lại rất tự ti về chất lượng dịch vụ. Mong khách hàng thông cảm, cho chúng tôi thời gian cải thiện dần”.

Không ít lần tự tay xuống ruộng bắt sâu, tự mình chuyển hàng cho khách… nhưng Thùy Linh chưa hề thấy mệt mỏi với cái “nghiệp làm nông” này. Ngược lại, cô cảm thấy thanh thản, an tâm vì người thân của mình được dùng thực phẩm sạch, bản thân đang góp một phần nào đó dù nhỏ thôi cho sức khỏe xã hội và đặc biệt, mỗi khi về trang trại, cô thấy được gần với thiên nhiên hơn.

Đầu năm 2016, cửa hàng thực phẩm hữu cơ đầu tiên của Thùy Linh ra đời. Mỗi ngày, trên con đường dài 10km từ trang trại đến cửa hàng, “bà chủ nhỏ” đều cảm thấy mãn nguyện bởi hành trình đầu tiên đem thực phẩm sạch đến cho người dân đã được cô “vận hành” thuận buồm xuôi gió. Dẫu cho, suốt 1 năm miệt mài vừa qua, cô chưa được “mảnh đất nông nghiệp” trả lương cho một đồng nào.

“Nói không cần lợi nhuận là không phải vì chắc tôi không thể để chồng nuôi cả đời được. Nhưng trong bước đầu, chỉ cần tạo được niềm tin cho bản thân và những người xung quanh về thực phẩm sạch, tôi đã mãn nguyện rồi”, cô gái 31 tuổi cười tươi.

Theo Dân Việt
Nếu trồng dc rau sạch thì không lo không bán được. Rau bẩn còn bán dc nữa là rau sạch
Thấy vậy chứ tìm đầu ra khó lắm....Phải làm sao cho người ta tin rau mình là sạch, chứ không nói miệng được...
 


Nói không muốn động chạm chứ nghe mấy người phát biểu rau sạch phải là rau có mẫu mã xấu, rau bẩn thì có mẫu mã đẹp nghe sao mà quá ngu. Nói như vậy mà áp dụng lên con người khác nào thấy một người cao to khỏe mạnh thì các bạn nói người đó bị SIDA, còn thấy một người ốm nhom ốm nhách các bạn nói họ không bị AIDS. Cái vụ rau sạch có mẫu mã xấu chẳng qua một số người đi mua, phát hiện thấy mình bị lừa, xong rồi đồn ầm lên, trúng ngay cái thói tọc mạch của đa số dân ta thì nói lan truyền khắp cả nước mấy hồi. Các bạn có thấy thực phẩm Israel chưa mà phát biểu xấu đẹp, hay nói không xa tôi biết một anh ở Đà Lạt trồng rau hữu cơ xuất khẩu ra nước ngoài, cho khách vô tận vườn tham quan, hái rau ăn tại chỗ, mà mẫu rau vẫn rất đẹp, xanh mướt. Đời tôi gặp khá nhiều chuyện rồi, mắt thấy tai nghe còn chưa chắc là đúng đâu, đằng này lên mạng nghe người này người kia nói rồi lan truyền tùm lum ra, lỡ may đâu một số người họ làm ra rau sạch có mẫu mã đẹp mà dính cái tin đồn bậy bạ này thì có phải các bạn vô tình phá hoại họ hay không?
không biết anh đã qua israel chưa mà phát biểu như đã rành rỏi về nông nghiệp israel nhỉ? anh gặp nhiều chuyện bao nhiêu thì anh cũng không thể nào rành rỏi hết về tất cả các lĩnh vực, không biết anh có làm nông nghiệp không chứ xin lỗi anh chứ tôi đưa cho anh con gà không biết anh phân biệt được gà khỏe hay gà bệnh không,gà công nghiệp hay gà nuôi chăn thả, nhìn một con heo sống anh có biết được heo nào là heo ăn chất cấm hay không? còn chuyện rau sạch không sạch anh khẳng định từ " phải " là tôi không đồng ý rồi, cái chúng tôi muốn nói là đa số,nếu anh làm nông nghiệp sẽ thấy, nếu bình thường thì không nói làm gì, khi gặp sự cố thì mới phân biệt được đâu là hàng dùng thuốc đâu là hàng không dùng thuốc, còn nói nuôi trồng đại trà mà không dùng thuốc thì chỉ có các kỹ sư, các chuyên gia và số người làm được cũng rất ít, cái chúng tôi muốn nói là đại đa số người nông dân làm nông nghiệp. nếu anh muốn biết thêm tình hình làm rau sạch thế nào thì cứ lên vtc16 xem chương trình làm rau sạch của bà con nông dân, xem bà con nói gì ,kết quả thế nào đi rồi phát biểu mạnh miệng.! (đã có chương trình rồi nha bạn) thân chào!
 
Dạo này công nhận thưc phẩm bấn khiếp quá các bác ạ? Kiếm mảnh vườn, hay khu đất rộng rộng, tự tay làm mảnh vườn, đào ao nuôi cá, tự mình nuôi mình là số 1.
Mà sao các bác không zo thử trang này xem sao, đúng ý nguyện luôn đấy: http://datnhavuontphcm.blogspot.com/
 
Phải xem lại cách canh tác của mình thì đúng hơn....
Bỏ việc ngàn đô ở Singapore, về quê trồng rau sạch
16/05/2016 09:14 GMT+7
Bỏ cuộc sống sung túc bên Singapore với mức lương nghìn đô về nước trồng rau, cô gái khiến nhiều người bất ngờ.



Bỏ việc giám đốc ngân hàng, trồng rau sạch 2 tỷ đồng/tháng
Xem bài khác trên Vef.vn

Từ một biến cố gia đình, Nguyễn Thùy Linh (31 tuổi, Hà Nội) đã quyết định từ bỏ gần 10 năm sự nghiệp với công việc có mức thu nhập cao ở Singapore, về quê lập nghiệp từ đầu. Công việc khởi nghiệp mà Linh theo đuổi khiến nhiều người bất ngờ: làm nông nghiệp.

Bỏ Singapore về Việt Nam bán rau vì bố bị bệnh

Trong khi nhiều ông bố, bà mẹ nông dân, cố sức làm lụng để có tiền cho con ra Thủ đô ăn học, thoát khỏi cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì cô “tiểu thư Hà thành” lại chọn quay về với mảnh đất nông nghiệp. Khi được hỏi về quyết định “lạ đời” này, cô gái 31 tuổi cười: “Tôi về nước vì hoàn cảnh chứ đó không hẳn là sự lựa chọn”.


Nguyễn Thùy Linh, cô gái có quyết định táo bạo khiến nhiều người bất ngờ

Sở dĩ nói vậy là bởi, suốt 8 năm qua Thùy Linh vốn có cuộc sống an nhàn và bình yên tại Singapore bên người chồng cùng tuổi, với một công việc cho mức thu nhập cao (Hơn 2000 đô/tháng). Với tổng thu nhập 170 triệu VNĐ/tháng, hai vợ chồng thi thoảng có thể sắp xếp một chuyến du lịch, khám phá các nước châu Âu. Dù là người hướng nội nhưng Thùy Linh chưa từng có kế hoạch trở về Việt Nam, bởi, cô sợ sự thay đổi.

Thế nhưng, cách đây hơn 1 năm, Thùy Linh bất ngờ nghe tin bố lâm bệnh nặng. Không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, cô lập tức sắp xếp công việc, về nước chăm sóc bố. Vì căn bệnh ung thư gan đã ở giai đoạn cuối nên đã tìm mọi cách chữa trị, bố cô vẫn không thể qua khỏi.


Cửa hàng thực phẩm hữu cơ mới được khai trương của Thùy Linh

Nhìn bố từ một người khỏe mạnh bỗng chốc ốm yếu và qua đời, hơn ai hết, Thùy Linh hiểu được sức tàn phá của căn bệnh ung thư quái ác. Và một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến căn bệnh này là thực phẩm bẩn.

“Cũng từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ việc ở Singapore, ở lại chăm sóc mẹ và làm một điều gì đó để đẩy lui thực phẩm bẩn tại Việt Nam. Lúc ấy, tôi chưa biết mình sẽ làm bằng cách gì, chỉ thấy rằng, kể từ nay, người thân của tôi bằng mọi giá phải được ăn rau sạch, thịt sạch”, Thùy Linh chia sẻ.

Nói là làm, cô gái 31 tuổi chia sẻ quyết định này với chồng. Vì đã đồng hành với nhau nhiều năm nên không mất quá nhiều thời gian để Thùy Linh có được sự ủng hộ của chồng. Việc của cô chỉ là lên kế hoạch khởi nghiệp và đợi anh thu xếp công việc bên Singapore.

Nhưng mẹ và người thân của Thùy Linh thì phản đối dữ dội. Ai cũng muốn cô con gái nhỏ tiếp tục trở lại Singgapore sống cuộc sống vốn an nhàn và bình yên của mình. Mặc dù vậy, Thùy Linh vẫn không mất thêm một giờ suy nghĩ để quyết định, trở về Việt Nam sản xuất thực phẩm sạch và tạo ra giá trị cho xã hội.

Hành trình khởi nghiệp lắm gian nan

Từ việc tìm hiểu về căn bệnh ung thư của bố, Thùy Linh biết được rằng, sử dụng những sản phẩm hữu cơ, không hóa chất sẽ giúp cảm bớt nguy cơ nhiễm độc và tăng khả năng chống chọi với bệnh tật cho cơ thể con người. Và thế là, Linh chọn con đường làm ra những sản phẩm hữu cơ, bắt đầu từ thực phẩm.


Những quả cà chua không hóa chất, không phân hóa học tại cửa hàng của Thùy Linh

Thùy Linh có một người cô ruột, đã bỏ ra nhiều năm để gây dựng lên trang trại rộng 7ha, chuyên sản xuất thực phẩm sạch. Tháng 6/2015, cô quyết định xin phép về đó làm cùng rồi cùng bàn bạc tìm ra hướng đổi mới và mở rộng quy mô sản xuất.

Tôi là người không thích những chiến lược marketing màu mè. Hơn nữa, đỉnh cao của marketing là sự chân thành, bởi thế, tôi cứ chân thành với khách hàng của mình thôi. Chỉ cần họ hiểu mình, biết rằng để có rau quả thuận theo tự nhiên khó khăn đến thế nào mà thông cảm cho việc thiếu hàng, mặt hàng không đa dạng là mừng rồi.

Tôi còn mong, mỗi người có thể trồng được thực phẩm hữu cơ để bữa ăn của gia đình sạch và an toàn. Như vậy, cuộc sống của tất cả mới nhiều màu xanh được”, chị Thùy Linh chia sẻ.

“Ngay từ đầu, cô tôi đã áp dụng phương pháp nông nghiệp truyền thống của ông cha từ xa xưa, tức là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa chất và phân hóa học trong việc trồng trọt. Tôi ủng hộ và khuyến khích cô tiếp tục đi theo hướng sản xuất hữu cơ đó, dùng phân chuồng ủ mục, phân xanh, thuốc trừ sâu sinh học bằng dung dịch rượu, tỏi, ớt…

Thậm chí, đến mùa sâu bọ hoành hành, thuốc sinh học không thể diệt hết, tôi và các bác nông dân phải tự tay bắt sâu. Ngoài ra, tôi cũng góp ý thêm về việc quy hoạch lại mô hình nuôi trồng, lên ý tưởng mở cửa hàng, xây dựng thương hiệu để sản phẩm hữu cơ của mình đến gần hơn với khách hàng”, Thùy Linh chia sẻ.

Cũng từ đó mà Thùy Linh đã tạo ra được những sản phẩm thuận theo tự nhiên, hoàn toàn sạch và an toàn cho sức khỏe con người. Tuy vậy, thiên nhiên vốn “khó tính” nên hoạt động sản xuất gặp không ít khó khăn.

“Đã sản xuất theo theo hướng thuận tự nhiên thì tự nhiên cho cái gì, mình nhận cái đó, không thể đòi hỏi năng suất cao và đa dạng các loại thực phẩm được. Chưa kể, ở trang trại của mình, rau quả trái mùa là rất hiếm bởi không thể chống lại được thời tiết và sâu bọ. Không có các loại thuốc kích thích và thuốc trừ sâu nên hình thức rau quả cũng không được đẹp mắt cho lắm, đôi khi cây bắp cải để trên kệ hàng rồi mà vẫn có sâu. Chính bởi thế, nhiều lúc, bên mình không thể làm vừa ý khách hàng được”, Thùy Linh giãi bày.


Thực phẩm hữu cơ của Thùy Linh được nhiều khách hàng tin tưởng

Tốn nhiều công sức nhưng năng suất không quá cao nên không ít lần trang trại của Thùy Linh không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Cô chủ nhỏ e dè thú nhận: “Tôi hoàn toàn tự tin về thực phẩm của mình nhưng lại rất tự ti về chất lượng dịch vụ. Mong khách hàng thông cảm, cho chúng tôi thời gian cải thiện dần”.

Không ít lần tự tay xuống ruộng bắt sâu, tự mình chuyển hàng cho khách… nhưng Thùy Linh chưa hề thấy mệt mỏi với cái “nghiệp làm nông” này. Ngược lại, cô cảm thấy thanh thản, an tâm vì người thân của mình được dùng thực phẩm sạch, bản thân đang góp một phần nào đó dù nhỏ thôi cho sức khỏe xã hội và đặc biệt, mỗi khi về trang trại, cô thấy được gần với thiên nhiên hơn.

Đầu năm 2016, cửa hàng thực phẩm hữu cơ đầu tiên của Thùy Linh ra đời. Mỗi ngày, trên con đường dài 10km từ trang trại đến cửa hàng, “bà chủ nhỏ” đều cảm thấy mãn nguyện bởi hành trình đầu tiên đem thực phẩm sạch đến cho người dân đã được cô “vận hành” thuận buồm xuôi gió. Dẫu cho, suốt 1 năm miệt mài vừa qua, cô chưa được “mảnh đất nông nghiệp” trả lương cho một đồng nào.

“Nói không cần lợi nhuận là không phải vì chắc tôi không thể để chồng nuôi cả đời được. Nhưng trong bước đầu, chỉ cần tạo được niềm tin cho bản thân và những người xung quanh về thực phẩm sạch, tôi đã mãn nguyện rồi”, cô gái 31 tuổi cười tươi.

Theo Dân Việt

Thấy vậy chứ tìm đầu ra khó lắm....Phải làm sao cho người ta tin rau mình là sạch, chứ không nói miệng được...
Thời buổi này, câu chuyện PR cho thương hiệu như vầy tôi còn không tin, các bạn tin không? Vấn đề nằm ở chỗ quản lý, trách nhiệm và quyền lợi.
Quyền lợi: rất rõ ràng là nếu mọi người tin rau của anh sạch, giá bán sẽ cao, doanh số sẽ cao (dĩ nhiên gia bán của anh phải hợp lý nếu không muốn có thằng rau sạch thật khác chiếm mất thị phần) rõ ràng là xu hướng của nhà nông và xã hội cần hướng tới quyết liệt.
Trách nhiệm, đã làm ra rau sạch, ở quy nhỏ thì dễ lắm, nhưng nhỏ thì lấy đâu ra doanh số và lợi nhuận và thị phần gì ở đây, vì vậy buộc phải đầu tư làm quy mô lớn rồi, và đã làm lớn thì lại phát sinh cái khó, làm nhỏ rau bị sâu bệnh bạn chăm sóc được, cùng lắm bỏ trồng lai, quy mô lớn thì không thể nếu bạn không muốn lỗ nặng vậy thì tự đập chiêu bài rau sạch mà dùng thuốc bvtv sao? Rồi gian dối bảo rằng rau sach sao? Không muốn thế thì phải đầu tư khoa học kỹ thuật lẫn nhân sự và chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình có như vậy mới tạo được uy tin cho thương hiệu.
Quản lý: cái này thuộc về cơ chế của chính quyền, họ phải quản lý chặt chẽ thì mới được
 
Thời buổi này, câu chuyện PR cho thương hiệu như vầy tôi còn không tin, các bạn tin không? Vấn đề nằm ở chỗ quản lý, trách nhiệm và quyền lợi.
Quyền lợi: rất rõ ràng là nếu mọi người tin rau của anh sạch, giá bán sẽ cao, doanh số sẽ cao (dĩ nhiên gia bán của anh phải hợp lý nếu không muốn có thằng rau sạch thật khác chiếm mất thị phần) rõ ràng là xu hướng của nhà nông và xã hội cần hướng tới quyết liệt.
Trách nhiệm, đã làm ra rau sạch, ở quy nhỏ thì dễ lắm, nhưng nhỏ thì lấy đâu ra doanh số và lợi nhuận và thị phần gì ở đây, vì vậy buộc phải đầu tư làm quy mô lớn rồi, và đã làm lớn thì lại phát sinh cái khó, làm nhỏ rau bị sâu bệnh bạn chăm sóc được, cùng lắm bỏ trồng lai, quy mô lớn thì không thể nếu bạn không muốn lỗ nặng vậy thì tự đập chiêu bài rau sạch mà dùng thuốc bvtv sao? Rồi gian dối bảo rằng rau sach sao? Không muốn thế thì phải đầu tư khoa học kỹ thuật lẫn nhân sự và chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình có như vậy mới tạo được uy tin cho thương hiệu.
Quản lý: cái này thuộc về cơ chế của chính quyền, họ phải quản lý chặt chẽ thì mới được
tôi cũng đồng quan điểm, cá nhân mà muốn phát triển rau sạch thì phải quy mô lớn, tổ chức tìm đầu ra, mà việc tìm đầu ra đâu phải dễ, cả một quá trình dài. Còn nhỏ lẻ thì cần cơ quan, chính quyền bảo hộ thì may ra có đầu ra, mà cái này chưa chắc ổn định.
 


Back
Top