Thực phẩm bẩn là thủ phạm số một gây bệnh ung thư

Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000, các chuyên gia cho rằng thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, chiếm khoảng 35%.

thuc-pham-ban-5795-1458986343.png

Thuốc siêu nạc được sử dụng trong chăn nuôi heo tồn dư ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: NHM.

Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 và trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới. Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền chỉ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.

Tổ chức Người tiêu dùng thế giới cảnh báo vấn nạn thực phẩm bẩn đã và đang trực tiếp hủy hoại sức khỏe con người, gây ra những căn bệnh cấp tính và mạn tính, đặc biệt là ung thư. Một vấn nạn nhức nhối hiện nay là tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi trồng. Người ta ước tính 50% thuốc kháng sinh trên thế giới đã được dùng trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Việc dùng thuốc kháng sinh phổ biến đã làm xuất hiện những chủng vi khuẩn có tính năng chống kháng sinh cao hơn. Về lâu dài, chúng sẽ vô hiệu hóa tất cả thuốc kháng sinh đang dùng cho người, đẩy nhân loại vào những dịch bệnh thảm khốc.

Tại hội thảo "Vì thị trường thực phẩm an toàn" sáng 26/3, ông Đỗ Ngọc Chính, đại diện Văn phòng phía Nam của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt nam (Vinastas) nêu lên vấn nạn mang tính quốc gia ở nước ta là việc sử dụng các loại thuốc tăng trọng trong chăn nuôi heo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng. Từ tháng 5/2011 Vinastas khảo sát thị trường thức ăn chăn nuôi heo và gà ở TP HCM phát hiện nhiều loại chứa các chất tăng trọng thuộc nhóm Beta-agonist, trong đó phổ biến nhất là salbutamol và clenburetol, vốn đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.

Theo ông Chính, Beta-agonist là nhóm thuốc dùng trong điều trị các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản ở người với lượng rất nhỏ nhằm khai thông đường thở bằng cách làm dãn cơ bao quanh đường thở. Nó cũng gây ra tác dụng phụ như kích động, co giật, rối loạn nhịp tim, giảm kali trong máu. Thuốc đã được chứng minh gây quái thai ở động vật. Trong chăn nuôi, salbutamol và clenburetol được dùng nhằm kích thích tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc của vật nuôi. Người tiêu dùng ăn phải thịt có tồn dư các chất trên có thể dẫn đến ngộ độc, bệnh mạn tính, ung thư, thậm chí tử vong.

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng đã khảo sát thực trạng tồn dư chất Beta-agonist trong thịt heo tại TP HCM kéo dài suốt 4 tháng cuối năm 2011 phát hiện 10/30 mẫu thịt có tồn dư Beta-agonist, chiếm 33%. Năm 2015, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai kiểm tra 356 mẫu phát hiện 47 mẫu dương tính salbutamol, tương đương 13,2%. Trong 3 tháng đầu năm nay, kiểm tra 50 mẫu, phát hiện 8 mẫu dương tính với salbutamol, tương đương 16%.

Ông Chính lên án hành vi của một số nhà sản xuất làm trắng các sản phẩm từ bột gạo bằng chất làm trắng huỳnh quang (tinopal). Theo ông, đây là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.

Tháng 6/2013 Vinastas đã khảo sát và lấy 30 mẫu các loại bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt để kiểm tra. Kết quả cho thấy 24/30 mẫu có sự hiện diện của chất làm trắng quang học, chiếm tỷ lệ 80%. Đại diện Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo: "Người ăn bún, phở chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe".

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM cũng dẫn nhiều vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian như dùng nhớt thải tưới rau muống, trái cây và rau củ dư lượng chất bảo vệ thực vật, dùng hóa chất tạo màu vàng cho gà, "phù phép" thịt heo nái thành thịt bò... Theo bà, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này một phần là sự yếu kém của cơ quan chức năng trong kiểm soát nông sản thực phẩm và giết mổ gia súc, gia cầm, tình hình gia tăng nạn vận chuyển sản phẩm động vật bẩn, trái phép vào các thành phố lớn, ý thức của người tiêu dùng chưa cao...

Để hạn chế tình trạng này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị các cơ quan chức năng tăng cường xử phạt các hành vi gian lận thương mại, sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó cần kêu gọi các doanh nghiệp chung tay tích cực tạo ra thực phẩm an toàn. "Điều quan trọng là mỗi người hãy trở thành người tiêu dùng thông thái, tỏ thái độ rõ ràng trong việc lựa chọn thực phẩm, tẩy chay những sản phẩm không đạt chuẩn", ông nói.
Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương bắt quả tang các công nhân của một cơ sở chăn nuôi đang tiêm thuốc an thần và bơm nước vào miệng heo. Chủ cơ sở khaimua heo từ Bến Tre rồi đưa về để bơm nước nhằm tăng trọng. Heo bị tiêm thuốc an thần sẽ dễ bơm nước và yên ổn trong quá trình chuyển đến lò giết mổ ở TP HCM. Mỗi ngày có gần 300 con heo được bơm nước và tiêm thuốc. Tại hiện trường, công an thu giữ bơm tiêm, 32 xô nước có gắn vòi, 48 chai thuốc an thần nhãn hiệu prozil fort. Đây là loại thuốc cấm sử dụng cho heo chuẩn bị giết thịt. Theo quy định, heo bị tiêm thuốc phải để sau 7 ngày mới được giết mổ. Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng thường xuyên ăn thịt này có nguy cơ bị mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu.
Trần Ngoan
tranngoan@vnexpress.net
Nguồn: VNN
 


Vẫn biết thực phẩm bẩn là thủ phạm số một gây bệnh ung thư nhưng làm sao biết đâu là bẩn đâu là sạch để phòng tránh ở thời buổi lợi nhuận thật giả lẫn lộn này. Mình nghĩ tốt nhất mỗi nguời nên có 1 cách riêng để phòng chống bệnh tật và nên tìm hiểu sâu hơn về bệnh ung thư, cách phòng và điều trị. Mọi bí quyết đều được tóm gọn, cô đọng trong http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/4685 các bạn nhé!
 
Không ăn thì chết nhanh, ăn thì chết từ từ, chết trong đau đớn.
Nghĩ mãi không ra, tại sao cái đất nước bằng cái bàn tay mà toàn cái tiêu cực, cái xấu xa, cái nguy hiểm luôn đứng nhất Thế giới.
Đất nước thì nhỏ, mà cái bộ máy chính quyền thì to cồng kềnh, người dân phải còng lưng ra đóng thuế để nuôi bọn này. Vậy nhưng công việc làm lại như mèo mửa, thằng to nhất ngồi trên đưa ra chỉ thị thì nóng lắm, nhưng xuống thằng Bộ trưởng thì nguội dần và xuống mấy thằng cấp cơ sở thì nguội hẳn.
Nhiều cái bức xúc, nói ra thì bảo phản động.
Bây giờ chỉ ước là có được cái phép tàng hình, tay cầm cái dép tổ ong mà vả vào mặt từng thằng cho nó rụng hết răng đi thôi.
 
Đối với người tiêu dùng nỗi mong muốn lớn nhất là không mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Vậy mà mong muốn đó thật khó để đạt được khi quản lý của nhà nước còn quá lỏng lẻo. Thực phẩm không rõ nguồn gốc ngang nhiên trà trộn cả vào trong siêu thị. Vì nỗi lo ấy mà nhiều gia đình có điều kiện đã mua Máy đo an toàn thực phẩm để chọn được thực phẩm phần nào an toàn cho bữa ăn nhà mình. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để bỏ ra 5 triệu mua máy kiểm tra thực phẩm Nga. Ai phải chịu trách nhiệm trước Thực phẩm bẩn lộng hành?

Lên tiếng tại QH ngày 1-4, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Lê Thị Nga lo ngại: "Không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy".
ba-le-thi-nga-khong-an-thi-chet-an-thi-benh.jpg

Đại biểu Lê Thị Nga một lần phát biểu tại hội trường Quốc hội
Đó là lo lắng của đại biểu (ĐB) Quốc hội Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) khi phát biểu trước Quốc hội sáng 1-4 về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

ĐB Lê Thị Nga nêu thẳng nỗi lo lắng của mỗi người dân hiện nay: "Không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy".

Theo bà Nga, nếu chúng ta không ngăn chặn được vấn nạn thực phẩm bẩnthì không thể đảm bảo quyền tiếp cận thực phẩm sạch của người dân (một quyền phát sinh từ quyền sống, quyền được bảo vệ sức khỏe con người theo Hiến pháp), không có một nền nông nghiệp sạch và sẽ thua ngay trên sân nhà trước các sản phẩm sạch ngoại nhập.

Cũng theo ĐB Nga, pháp lý trong lĩnh vực này đã đầy đủ nhưng vi phạm vẫn ngày càng nhiều, nguyên nhân bao trùm là việc tổ chức thực thi luật còn nhiều yếu kém. Về quản lý nhà nước, nhiều bộ ngành, nhiều cấp không thực thi đầy đủ nhiệm vụ; buông lỏng quản lý; cá biệt có trường hợp tiếp tay, làm ngơ cho sai phạm nhưng lại không bị phát hiện, xử lý.

Vị ĐB là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng sự chia cắt và thiếu phối hợp trong quản lý dẫn đến tình trạng khi có vụ việc xảy ra, ai cũng khẳng định mình làm đúng quy trình và cuối cùng không quy được trách nhiệm. “Đơn cử, Salbutamol - chất có tác hại lớn đối với con người khi dùng làm thức ăn chăn nuôi, nhưng lại có tác dụng sản xuất thuốc chữa bệnh, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm nhập, nhưng được Bộ Y tế cho phép nhập. Với số lượng lớn (hơn 9 tấn trong 2 năm), sau khi vào được nội địa, cơ quan chức năng đã không kiểm soát được đường đi của chất này, hiện chưa ai trả lời được: có bao nhiêu tấn được dùng vào sản xuất thuốc, có bao nhiêu bị sử dụng sai mục đích, tuồn ra thị trường làm chất tạo nạc?” - bà Nga dẫn chứng.
tuyen-chien-voi-toi-ac-dau-doc-nguoi-dan-bang-thuc-pham-ban.jpg

Cơ quan chức năng kiểm tra thực phẩm bẩn vượt ngưỡng nguy hiểm bằng Máy đo thực phẩm Soeks (Ảnh minh họa)


Về phía người sản xuất, kinh doanh, bà Nga nhìn nhận không ít người hoặc do thiếu hiểu biết hoặc chạy theo lợi nhuận mà bất chấp hậu quả đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng; vô cảm, thậm chí tàn ác khi trục lợi trên sự sống, chết của đồng bào mình.

“Đạo đức xuống cấp và pháp luật không nghiêm đã dung dưỡng cho họ. Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng có tâm lý buông xuôi, chưa kiên quyết nói không với thực phẩm bẩn. Tuy nhiên, đối với hàng triệu người thu nhập trung bình và thấp thì việc chọn thực phẩm sạch với giá cao là điều quá xa vời” - ĐB Nga kết luận.

Bà kiến nghị Quốc hội giám sát tối cao việc chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm ngay tại kỳ họp thứ 2 QH khóa XIV. Trước mắt, cần yêu cầu CP tổ chức thực hiện đúng 10 nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 34/2009.

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ tổ chức ngay một phiên họp chuyên đề trong tháng tới để đánh giá chính xác thực trạng, mức độ mất an toàn thực phẩm hiện nay và có giải pháp chặn đứng tình hình.

Đồng thời, để chuẩn bị áp dụng Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm với mức phạt tiền cao nhất là 500 triệu đồng, phạt tù cao nhất là 20 năm, ĐB Nga đề nghị Chính phủ sớm rà soát, bổ sung, quy định rõ ràng, minh bạch hơn về danh mục chất cấm, quy chuẩn ngưỡng cho phép tồn dư hóa chất, kháng sinh, phương thức giám định xác định tỉ lệ tổn hại sức khỏe do thực phẩm bẩn gây nên để vừa xử lý nghiêm minh nhưng cũng tránh oan sai và hình sự hóa các vi phạm hành chính.

Th.Dũng - Th.Dương
Nguồn: Báo Người lao động
 
Các Tiến sỹ, bác sỹ gì gì đó rồi đến các giới được xem là thượng lưu mãi miết bàn thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch, tác hại của thực phẩm bẩn v,v và v.v. Nhưng có ai chịu bàn với đồng lương của công nhân hiện nay làm cách nào để có thực phẩm sạch để ăn đây. Công nhân chúng tôi, thôi thì cứ cái gì rẽ, ăn vô không chết liền thì cứ mua mà ăn thôi. Thôi nhé đừng bàn thêm nữa.
 
Không ăn chết nhanh hơn, nên vẫn phải ăn,sạch thì tự trồng,tự nuôi vậy
 

Nghiên cứu chỉ là nghiên cứu. Ung thư có rất nhiều nguyên nhân. Ăn ở sạch cũng vẫn bị thôi
 
Mỗi sáng trước khi đi làm là mình cứ phải suy nghĩ xem mua gì và mua ở đâu để ăn sáng. Tiện và dễ ăn nhất phải kể đến là món bánh mì kẹp thịt. Tuy nhiên, tình trạng rất chung là người bán vừa đếm tiền bắng tay không vừa dùng tay ấy để xử lý bánh. Chưa biết nhân bánh "sạch" tới đâu, nhưng chắc chắn rằng lượng vi khuẩn từ tay người bán bánh tiếp xúc với tiền (đặc biệt là tiền lẻ) để truyền qua bánh thì thôi rồi. Điều này không chỉ có ở những xe bánh ven đường mà ngay cả quán chả giò nổi tiếng ở đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM cũng y vậy. Thèm thì vẫn phải mua rồi về lấy quẹt ga phà lửa quanh cái bánh rồi ăn cho đỡ gớm. Chuỗi bánh mì Tuấn Mập thì không biết mỗi cửa hàng bán được bao nhiêu nhưng thấy thịt, chả xắt ra cả đống, hong bụi cả ngày và ruồi, nhặng (nhặng xanh) bu vào thấy lợm, có lần lỡ mua rồi nhưng phải đem vứt.

Đành rằng mình phải biết tự bảo vệ mình (theo kiểu: "hãy trở thành người tiêu dùng thông minh"), nhưng nếu đồng thời luật pháp có những chế tài hiệu quả để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia vào chuỗi cung cấp, chế biến, buôn bán thực phẩm thì hay quá ! Việc này chắc phải có lộ trình, nhưng sẽ dài lắm đây !!!!
 
Ung thư giờ nhan nhản ra. Người Việt mình giờ toàn tự hại lẫn nhau. Nhà nước thì quản lý lỏng lẻo . Thế hệ sau này không biết sẽ ra sao đây!
 
Nghiên cứu chỉ là nghiên cứu. Ung thư có rất nhiều nguyên nhân. Ăn ở sạch cũng vẫn bị thôi
Nguyên nhân chính là thực phẩm và môi trường sống nhe bạn. Nhà mình có 3 ng bị nè.tránh được ở đâu thì nên tránh. Sức khỏe là vàng mà. Tự mình cứu lấy mình thôi, chờ đợi biết bao giờ
 


Back
Top