Công nghệ sấy nông sản bằng hơi nước.

  • Thread starter ngovantruong
  • Ngày gửi
Gởi tất cả mọi người, hôm rồi trên topic của tôi nói về nỗi cơ cực của người làm cá ( Vừa sản xuất vừa nhìn mặt Ông Trời ) , mọi người có tranh luận về việc sấy bằng hơi nước hay sấy bằng nước nóng tốt hơn. Hôm nay tôi xin mở một topic để nói rõ hơn về công nghệ sấy bằng hơi nước.

Trước hết sấy là phương pháp làm khô sản phẩm ( làm khô chứ không phải làm nóng ) thay cho phơi nắng bằng cách dùng nhiệt và để có nhiệt chúng ta có nhiều cách, có thể đốt trực tiếp bằng than, bằng củi, bằng trấu …



Ngoài ra để cho sản phẩm không bị nhiễm khói người thường dùng các biện pháp cấp nhiệt gián tiếp, có nghĩa là đốt một nơi, sấy một nơi. Trong phương pháp cấp nhiệt gián tiếp này cũng có nhiều cách như dầu truyền nhiệt, khí truyền nhiệt hay là hơi nước truyền nhiệt.

Có nghĩa là người ta sẽ đốt nóng các thứ ấy lên ( dầu, không khí, nước ) ở một nơi khác và dẫn đi theo đường ống vào buồng sấy và làm nóng buồng sấy. sau khi làm nóng buồng sấy các thứ ấy sẽ bị nguội đi và quay về buồng đốt và được làm nóng trở lại, sau đó lại đưa đi sấy tiếp.

Ở đây tôi xin nói sâu về phương pháp dùng nước truyền nhiệt. Nghĩa là người ta đun nước lên và sau đấy dùng ống dẫn đi, nếu nhiệt độ cần sấy thấp người ta sẽ đun ít còn nhiệt độ cần sấy cao người ta sẽ đun nhiều và khi đun ít thì nước chưa bốc hơi gọi là nước, còn nếu đun nhiều thì nước bốc hơi và trở thành hơi nước.

Hơi nước hay nước lúc này sẽ được dẫn đi trong ống, khi đến buồng sấy nó chỉ tỏa nhiệt ra buồng sấy theo kiểu két nước của xe cơ giới chứ không phải là hơi nước được xả vào buồng sấy vì nếu xả như thế thì sẽ làm cho sản phẩm sấy bị ẩm thêm chứ làm sao mà khô được ?

Có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn một chút ở chỗ này là do mọi người nhìn thấy buồng sấy gỗ có lúc hơi nước mù mịt trong đấy thực chất đó là trong công nghệ sấy gỗ người ta sấy khô gỗ một lúc lại phải bơm hơi nước vào một lúc cho gỗ ẩm trở lại rồi lại sấy, vì nếu sấy gỗ mà khô nhanh quá sẽ làm cho gỗ bị nứt. Cái này người ta gọi là hồi ẩm ( theo kiểu ông bà ta phơi bánh phở sau khi phơi phải đem vào ủ cho bánh dai trở lại )

Quay về công nghệ sấy bằng hơi nước, như vậy sấy bằng hơi nước hay bằng nước là như nhau là vì nước sau khi nấu nóng lên và truyền đi sấy, sau khi sấy bị nguội đi thì lại quay về; vấn đề là ở chỗ nếu đun ở nhiệt độ thấp thì là nước còn nếu đun ở nhiệt độ cao thì thành hơi nước. Và nước hay hơi nước sau khi đem đi sấy sẽ đều quay về nguyên vẹn chứ chả mất đi đâu tý nào. Tất nhiên nói là không mất thì không đúng vì ít nhiều trên đường ống cũng có chỗ hở dù to hay nhỏ thì lâu ngày cũng phải bổ sung thêm ( như kiểu lâu lâu ta phải thêm nước cho két nước vậy )

Tuy nhiên trên thực tế thường thì hệ thống sấy sẽ dùng là hơi nước vì ít thì nhiệt độ buồng sấy cũng phải là 70 – 80oC vì thế nhiệt độ của nước trong ống cũng phải trên 100oC thì mới tỏa ra buồng sấy được 70 – 80oC, và nếu nước trong ống mà trên 100oC thì nước ấy thành hơi nước mất rồi. Và sau khi truyền hết nhiệt vào buồng sấy thì hơi nước ấy thường trở thành nước ( không phải 100%, nhưng cũng phần lớn là nước )


Trên đây là những gì tôi biết về công nghệ sấy bằng hơi nước chia sẻ cùng mọi người, Bên tôi cung cấp hệ thống sấy nhưng không phải sấy bằng nước cũng không phải bằng hơi nước vì vậy không phải tôi viết bài này để quảng cáo. Ở diễn đàn này có bác @noihoidonganh chuyên cung cấp thiết bị sấy bằng hơi nước, Bác xem hộ em viết thế đã đúng chưa ? và nếu mọi người cần máy sấy hơi nước thì cứ gặp bác ấy nhé !

Cái ảnh trên đây là em chèn vào cho vui mắt thôi nhá các bác !

Xem thêm : Sấy nông sản dùng khí truyền nhiệt, công nghệ đốt gián tiếp.
 


Last edited by a moderator:
Cả 2 ông đều sai, người nhiều người ít!
Công nghệ hơi nước này VN lấy từ nước ngoài vào chứ không phải do người VN làm ra đâu.

Cái sai cơ bản ở đây cả 2 đều nhầm lẫn đó là hiểu rằng: người ta nâng áp suất lên để làm sôi nước... điều này sai toét bởi lý thuyết cơ bản: người ta đun sôi nước trong 1 hệ thống kín có van, khi mà hơi sinh ra đủ làm van xả hơi vào ống dẫn đi thì hơi đó gọi là hơi bão hoà hay hơi quá nhiệt!

Nhiệt độ của hơi này khoảng 150oC được dẫn bởi ống có bảo ôn đi đến giàn calorife để sấy hoặc dùng chính hơi đó để hấp... Việc đầu tư nồi hơi này mang rủi ro tiềm ẩn, cho nên người ta phải bảo dưỡng định kỳ nhằm tránh việc nổ nồi hơi bởi các van bị hỏng (trong thực tế nhiều tai nạn đã xảy ra).

Cái ý của anh Anhmytran bảo rằng dùng nước tốt hơn dùng hơi cũng sai nốt, nước thì 100oC đã bốc hơi đi nhiều nếu mở nắp thì việc bay hơi này sẽ làm cho nước cạn dần... Vả lại, muốn dẫn nước đi xa để vào các hệ thống sấy thì phải dùng bơm... thất sách!
Trong khi đó, áp suất hơi nước kia người ta quy đổi ra Pa (Bar) và có phép tính riêng bởi cách đo bằng tấn/h. Người ta đã quốc tế hoá quy trình này cho nên không phải bàn cãi làm gì nữa cho mệt.

P/S: Lâu lâu đào mộ lên cho vui nhé!


Chào bạn, mình có đọc qua comment của bạn tuy nhiên mình không đồng ý với những điểm sau:
- Thứ nhất: công nghệ từ đâu không quan trọng, chúng ta dùng nó và ứng dụng, không nhất thiết phải nghiên cứu cái đinh vít để chế tạo ô tô.
- Thứ hai: nhiệt độ của hơi nước thì không có " khoảng "được cái này phụ thuộc áp suất, có thể bác biết, tuy nhiên phải nói rõ lại để người khác không nghĩ lầm.
- Thứ ba: Nồi hơi không có gì là nguy hiểm cả mức độ nguy hiểm chỉ ngang với bình bơm hơi ngoài đường thôi, 99% lò nổ là do con người chứ không phải do nó. Có chăng là mình không đầu tư vì nó đắt. ( Chi phí đầu tư so với quy mô sản xuất thôi - ở qui mô lớn thì họ đầu tư nồi hơi để sấy là bình thường)
- Thứ tư: cái này theo mình nghĩ bạn chưa nên đáng giá vội. Chính xác là lưu chất lỏng sẽ truyền nhiệt tốt hơn khí ( hơi ), tuy nhiên cách hiểu và cách sử dụng tùy vào thực tế.
- Thứ năm: quốc tế cũng năm bảy loại quốc tế. đem mấy đơn vị này qua Mĩ hoặc Anh nó không hiểu đâu.
Theo mình để sấy có hiệu quả thì cần cho biết thông số rõ ràng, yêu cầu,.. mọi người có khả năng thì đóng góp ý kiến chứ không nên nặng lời nhau.
 


" Cái sai cơ bản ở đây cả 2 đều nhầm lẫn đó là hiểu rằng: người ta nâng áp suất lên để làm sôi nước... điều này sai toét bởi lý thuyết cơ bản: người ta đun sôi nước trong 1 hệ thống kín có van, khi mà hơi sinh ra đủ làm van xả hơi vào ống dẫn đi thì hơi đó gọi là hơi bão hoà hay hơi quá nhiệt! "

Bác Nhiệt Mặt Trời ơi, cái ngữ này bác đào ở đâu ra thế ? Cơ mà có đc cái công nghệ nâng áp suất lên để làm sôi nước chắc là bán đc nhiều tiền lắm nhể ? - Sai thì có thể nhưng sai mà toét thì em chịu bác rồi :p
 
Chào bạn, mình có đọc qua comment của bạn tuy nhiên mình không đồng ý với những điểm sau:
- Thứ nhất: công nghệ từ đâu không quan trọng, chúng ta dùng nó và ứng dụng, không nhất thiết phải nghiên cứu cái đinh vít để chế tạo ô tô.
- Thứ hai: nhiệt độ của hơi nước thì không có " khoảng "được cái này phụ thuộc áp suất, có thể bác biết, tuy nhiên phải nói rõ lại để người khác không nghĩ lầm.
- Thứ ba: Nồi hơi không có gì là nguy hiểm cả mức độ nguy hiểm chỉ ngang với bình bơm hơi ngoài đường thôi, 99% lò nổ là do con người chứ không phải do nó. Có chăng là mình không đầu tư vì nó đắt. ( Chi phí đầu tư so với quy mô sản xuất thôi - ở qui mô lớn thì họ đầu tư nồi hơi để sấy là bình thường)
- Thứ tư: cái này theo mình nghĩ bạn chưa nên đáng giá vội. Chính xác là lưu chất lỏng sẽ truyền nhiệt tốt hơn khí ( hơi ), tuy nhiên cách hiểu và cách sử dụng tùy vào thực tế.
- Thứ năm: quốc tế cũng năm bảy loại quốc tế. đem mấy đơn vị này qua Mĩ hoặc Anh nó không hiểu đâu.
Theo mình để sấy có hiệu quả thì cần cho biết thông số rõ ràng, yêu cầu,.. mọi người có khả năng thì đóng góp ý kiến chứ không nên nặng lời nhau.
Tôi trả lời cho bạn:
1. Lý do là cái ông anhmytran cứ bảo là không học của nước ngoài cho nên tôi nói cho rõ.
2. Bạn vừa bảo không có "khoảng" thì ngay sau lại nói là tuỳ áp suất?
3. Nồi hơi không nguy hiểm tại sao phải bảo trì định kỳ, cần có giấy kiểm định? Tất cả tai nạn hầu hết đều do con người mà ra cả.
4. Điều này bạn còn chưa biết rõ cho nên không dám khẳng định, còn tôi lại khẳng định cho bạn 100% là hơi nóng hơn nước đơn giản vì hơi luôn có áp suất bên trong cho nên nhiệt cao hơn và sẽ đều hơn.
5. Vô bổ.
" Cái sai cơ bản ở đây cả 2 đều nhầm lẫn đó là hiểu rằng: người ta nâng áp suất lên để làm sôi nước... điều này sai toét bởi lý thuyết cơ bản: người ta đun sôi nước trong 1 hệ thống kín có van, khi mà hơi sinh ra đủ làm van xả hơi vào ống dẫn đi thì hơi đó gọi là hơi bão hoà hay hơi quá nhiệt! "

Bác Nhiệt Mặt Trời ơi, cái ngữ này bác đào ở đâu ra thế ? Cơ mà có đc cái công nghệ nâng áp suất lên để làm sôi nước chắc là bán đc nhiều tiền lắm nhể ? - Sai thì có thể nhưng sai mà toét thì em chịu bác rồi :p
Đào đâu ra thì hỏi làm gì?
Cãi nhau suốt mấy cải nhiệt độ sôi chán rồi quay qua nâng áp suất lên để sôi 150 độ?
...Theo đồ thị này, ở áp suất không khí, nước sôi
ở 100 độ. Muốn sôi ở 150 độ, áp suất phải không
dưới 4,83 ký/centimet. Muốn sôi ở 200 độ, áp suất
phải không dưới 15,5 ký. Ở áp suất 10 ký, nước
sôi ở 180 độ...


Đấy, cãi nhau chi cho mệt?
Ngày trước xưng là Vua Sấy anh nói cần hiểu về lò hơi cơ mà... bây giờ cãi nhau?
 
Tôi trả lời cho bạn:
1. Lý do là cái ông anhmytran cứ bảo là không học của nước ngoài cho nên tôi nói cho rõ.
2. Bạn vừa bảo không có "khoảng" thì ngay sau lại nói là tuỳ áp suất?
3. Nồi hơi không nguy hiểm tại sao phải bảo trì định kỳ, cần có giấy kiểm định? Tất cả tai nạn hầu hết đều do con người mà ra cả.
4. Điều này bạn còn chưa biết rõ cho nên không dám khẳng định, còn tôi lại khẳng định cho bạn 100% là hơi nóng hơn nước đơn giản vì hơi luôn có áp suất bên trong cho nên nhiệt cao hơn và sẽ đều hơn.
5. Vô bổ.

Đào đâu ra thì hỏi làm gì?
Cãi nhau suốt mấy cải nhiệt độ sôi chán rồi quay qua nâng áp suất lên để sôi 150 độ?
...Theo đồ thị này, ở áp suất không khí, nước sôi
ở 100 độ. Muốn sôi ở 150 độ, áp suất phải không
dưới 4,83 ký/centimet. Muốn sôi ở 200 độ, áp suất
phải không dưới 15,5 ký. Ở áp suất 10 ký, nước
sôi ở 180 độ...


Đấy, cãi nhau chi cho mệt?
Ngày trước xưng là Vua Sấy anh nói cần hiểu về lò hơi cơ mà... bây giờ cãi nhau?
anh ơi, đọc cho kỹ rồi hãy phát biểu. Xin lỗi anh em học tám chương về nồi hơi rồi chỉ mỗi anh là ko hiểu hết các khái niệm và quá trình của nó mà cứ phát biểu linh tinh.

Thế trong cái nồi áp suất thì nó sôi ở bao nhiêu độ ? cái áp suất trong đấy là bao nhiêu ? mà họ có phải nâng hay ko hay chỉ cần giữ?

Các bác to tuổi rồi nhưng lên diễn đàn cũng nên tôn trọng người khác và tôn trọng kiến thức một tý, cái gì chưa hiểu thì cứ nhắn tin em giải thích riêng cho đừng nghĩ rằng cái gì mình cũng hiểu rồi khuyên người này học lại người kia tìm hiểu thêm.
Bác Nhiệt mặt trời ngẫm thật kỹ câu này đi nhé : " cả 2 đều nhầm lẫn đó là hiểu rằng: người ta nâng áp suất lên để làm sôi nước... "
 
Last edited by a moderator:
anh ơi, đọc cho kỹ rồi hãy phát biểu. Xin lỗi anh em học tám chương về nồi hơi rồi chỉ mỗi anh là ko hiểu hết các khái niệm và quá trình của nó mà cứ phát biểu linh tinh.

Thế trong cái nồi áp suất thì nó sôi ở bao nhiêu độ ? cái áp suất trong đấy là bao nhiêu ? mà họ có phải nâng hay ko hay chỉ cần giữ?

Các bác to tuổi rồi nhưng lên diễn đàn cũng nên tôn trọng người khác và tôn trọng kiến thức một tý, cái gì chưa hiểu thì cứ nhắn tin em giải thích riêng cho đừng nghĩ rằng cái gì mình cũng hiểu rồi khuyên người này học lại người kia tìm hiểu thêm.
Bác Nhiệt mặt trời ngẫm thật kỹ câu này đi nhé : " cả 2 đều nhầm lẫn đó là hiểu rằng: người ta nâng áp suất lên để làm sôi nước... "
Vấn đề ở đây là 2 ông cãi nhau hăng quá dẫn đến lạc đề... khi chuyển sang nước sôi ở nhiệt độ nào?
Cái nồi áp suất trong nhà vẫn sử dụng thì ai cũng biết, nếu đóng kín mà không có van xả hơi thì... bùm như bom còn gì?

Em đọc 8 chương hay 80 chương chưa chắc đã bằng thực tế, chỉ là tự ái dâng trào?
 
Vấn đề ở đây là 2 ông cãi nhau hăng quá dẫn đến lạc đề... khi chuyển sang nước sôi ở nhiệt độ nào?
Cái nồi áp suất trong nhà vẫn sử dụng thì ai cũng biết, nếu đóng kín mà không có van xả hơi thì... bùm như bom còn gì?

Em đọc 8 chương hay 80 chương chưa chắc đã bằng thực tế, chỉ là tự ái dâng trào?

Em chả lạc đề từ nào cả, chỉ muốn nhắc anh cũng như từng nhắc bác anhmytran thôi, có những cái các bác ko hiểu nhưng cứ nghĩ ai cũng ko hiểu như mình.
Vấn đề ở đây là 2 ông cãi nhau hăng quá dẫn đến lạc đề... khi chuyển sang nước sôi ở nhiệt độ nào?
Cái nồi áp suất trong nhà vẫn sử dụng thì ai cũng biết, nếu đóng kín mà không có van xả hơi thì... bùm như bom còn gì?

Em đọc 8 chương hay 80 chương chưa chắc đã bằng thực tế, chỉ là tự ái dâng trào?

Theo bác thì vì sao mà ninh trong nồi áp suất thì thị mau nhừ hơn ? chắc là do áp suất cao làm cho phân tử thị bị nhũn ra àh ?
 
hì, hai bác cãi nhau chỉ vì từ ngữ
trong hệ kín thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn (bởi vì khi nước nóng lên giãn nở sẽ tạo ra áp suất cao hơn ngoài tự nhiên) chứ không phải là : nâng áp suất cho nước sôi,
chứ bây giờ tự nhiên bác Nhiệt Mặt Trời nâng áp suất lên xem nước có sôi không nào
Ko phải cãi nhau về từ ngữ mà cãi nhau vì sự xem thường người khác. :p
Ko phải cãi nhau về từ ngữ mà cãi nhau vì sự xem thường người khác. :p
Nếu bạn nói đúng thì mình cũng đã nói đúng như vậy, chứ tại sao lại bảo là mình sai toét ?
 
hì, hai bác cãi nhau chỉ vì từ ngữ
trong hệ kín thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn (bởi vì khi nước nóng lên giãn nở sẽ tạo ra áp suất cao hơn ngoài tự nhiên) chứ không phải là : nâng áp suất cho nước sôi,
chứ bây giờ tự nhiên bác Nhiệt Mặt Trời nâng áp suất lên xem nước có sôi không nào
Tôi nói điều hai người cãi nhau rốt cuộc là lạc đề!
Tôi nói nâng áp suất lên hồi nào?
Tôi nói điều đơn giản người ta đun sôi nước để tăng áp suất hơi và nhiệt độ thu được cao hơn, trong khi 2 người đó cãi nhau là nước sôi ở áp suất này áp suất nọ!

Ko phải cãi nhau về từ ngữ mà cãi nhau vì sự xem thường người khác. :p

Nếu bạn nói đúng thì mình cũng đã nói đúng như vậy, chứ tại sao lại bảo là mình sai toét ?

Tôi không xem thường ai cả, chỉ thấy cãi nhau chí choé dẫn đến lạc đề thôi... lôi lên cho vui (đã viết ngay từ đâu) còn nếu cảm thấy tôi xem thường thì đừng trả lời làm gì cả.
- Thứ ba: Nồi hơi không có gì là nguy hiểm cả mức độ nguy hiểm chỉ ngang với bình bơm hơi ngoài đường thôi, 99% lò nổ là do con người chứ không phải do nó. Có chăng là mình không đầu tư vì nó đắt. ( Chi phí đầu tư so với quy mô sản xuất thôi - ở qui mô lớn thì họ đầu tư nồi hơi để sấy là bình thường)

Không nguy hiểm à? Đọc đi nhé:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...o-no-binh-hoi-3133847.html?commentid=10137360
 
Tôi nói điều hai người cãi nhau rốt cuộc là lạc đề!
Tôi nói nâng áp suất lên hồi nào?
Tôi nói điều đơn giản người ta đun sôi nước để tăng áp suất hơi và nhiệt độ thu được cao hơn, trong khi 2 người đó cãi nhau là nước sôi ở áp suất này áp suất nọ!



Tôi không xem thường ai cả, chỉ thấy cãi nhau chí choé dẫn đến lạc đề thôi... lôi lên cho vui (đã viết ngay từ đâu) còn nếu cảm thấy tôi xem thường thì đừng trả lời làm gì cả.


Không nguy hiểm à? Đọc đi nhé:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...o-no-binh-hoi-3133847.html?commentid=10137360
Mình từng quản lý và vận hành nồi hơi để sinh hơi chạy tuabin phát điện.
Trong quy trình thiết kế thì nồi hơi phải được kiểm tra rất chặt chẻ, khắc khe, quy chuẩn vvv... có nhiều cấp bảo vệ. Tuy nhiên lỗi gây hậu quả nghiêm trọng đối với các nồi hơi được thiết kế đàng hoàng, chuyên nghiệp thì 100% là do con người gây ra. Đối với nồi hơi kg chuyên nghiệp, thì hậu quả cũng 100% do con người gây ra.
Và hậu quả thì thật là thảm khốc, "may quá mình vẫn còn sống vì đã chuyển nghề'.
 
Chào các bác.
Bên em chuyên làm về hệ thống sấy gỗ bằng hơi nước như các bác nói trên
Về nguyên lý thì bác Trường nói nôm na thì cũng đúng nhưng một số cái cơ bản, khác biết thì bác chưa nói rõ.
Lò hơi thì có nhiều loại. Loại đốt than, củi, trấu, mùn cưa, dầu... . Nhưng thường thì dùng than củi chi phí rẻ nhất mà tận dụng ở xưỡng gỗ luôn.
Loại lò hơi ống lữa, ống nước, đặt nằm đặt đứng .... .
Khi đốt lò hơi tùy vào loại lò, kích thước, nhiệt độ nước bốc lên dẫn vào các thiết bị sấy nhiệt độ là 138 độ, 183 độ ... . Lưu ý ở đây là hơi nước bão hòa có nhiệt độ cao, k có nước như bác nói. Sau một quá trình tuần hoàn trong dàn sấy, được quạt tuần hoàn thổi nhiệt toàn bộ phòng sấy thì hơi bảo hòa ngưng tụ 1 ít qua hệ thống van tách nước quay lại bể nước cấp cho lò hơi ( tận dụng nước này vì nó nóng, tinh khiết, để giảm thiểu nguyên liệu, nâng cao tuổi thọ lò hơi).
Trong quá trình sấy gỗ thì gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thì sã hơi bảo hòa trực tiếp vào phòng sấy ( gọi là luộc gỗ) để diệt sâu bệnh mối mọt, cân bằng độ ẩm của gỗ, để khi sấy gỗ sấy đều, quá trình này thì mới có hơi, sương mù mịt trong phòng thôi.
Bác nào có nhu cầu hỏi thêm gì cứ pm vào mail: noihoidonganhth@gmail.com, dt 0948 413 649 e giải đáp thêm

Gởi tất cả mọi người, hôm rồi trên topic của tôi nói về nỗi cơ cực của người làm cá ( Vừa sản xuất vừa nhìn mặt Ông Trời ) , mọi người có tranh luận về việc sấy bằng hơi nước hay sấy bằng nước nóng tốt hơn. Hôm nay tôi xin mở một topic để nói rõ hơn về công nghệ sấy bằng hơi nước.

Trước hết sấy là phương pháp làm khô sản phẩm ( làm khô chứ không phải làm nóng ) thay cho phơi nắng bằng cách dùng nhiệt và để có nhiệt chúng ta có nhiều cách, có thể đốt trực tiếp bằng than, bằng củi, bằng trấu …



Ngoài ra để cho sản phẩm không bị nhiễm khói người thường dùng các biện pháp cấp nhiệt gián tiếp, có nghĩa là đốt một nơi, sấy một nơi. Trong phương pháp cấp nhiệt gián tiếp này cũng có nhiều cách như dầu truyền nhiệt, khí truyền nhiệt hay là hơi nước truyền nhiệt.

Có nghĩa là người ta sẽ đốt nóng các thứ ấy lên ( dầu, không khí, nước ) ở một nơi khác và dẫn đi theo đường ống vào buồng sấy và làm nóng buồng sấy. sau khi làm nóng buồng sấy các thứ ấy sẽ bị nguội đi và quay về buồng đốt và được làm nóng trở lại, sau đó lại đưa đi sấy tiếp.

Ở đây tôi xin nói sâu về phương pháp dùng nước truyền nhiệt. Nghĩa là người ta đun nước lên và sau đấy dùng ống dẫn đi, nếu nhiệt độ cần sấy thấp người ta sẽ đun ít còn nhiệt độ cần sấy cao người ta sẽ đun nhiều và khi đun ít thì nước chưa bốc hơi gọi là nước, còn nếu đun nhiều thì nước bốc hơi và trở thành hơi nước.

Hơi nước hay nước lúc này sẽ được dẫn đi trong ống, khi đến buồng sấy nó chỉ tỏa nhiệt ra buồng sấy theo kiểu két nước của xe cơ giới chứ không phải là hơi nước được xả vào buồng sấy vì nếu xả như thế thì sẽ làm cho sản phẩm sấy bị ẩm thêm chứ làm sao mà khô được ?

Có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn một chút ở chỗ này là do mọi người nhìn thấy buồng sấy gỗ có lúc hơi nước mù mịt trong đấy thực chất đó là trong công nghệ sấy gỗ người ta sấy khô gỗ một lúc lại phải bơm hơi nước vào một lúc cho gỗ ẩm trở lại rồi lại sấy, vì nếu sấy gỗ mà khô nhanh quá sẽ làm cho gỗ bị nứt. Cái này người ta gọi là hồi ẩm ( theo kiểu ông bà ta phơi bánh phở sau khi phơi phải đem vào ủ cho bánh dai trở lại )

Quay về công nghệ sấy bằng hơi nước, như vậy sấy bằng hơi nước hay bằng nước là như nhau là vì nước sau khi nấu nóng lên và truyền đi sấy, sau khi sấy bị nguội đi thì lại quay về; vấn đề là ở chỗ nếu đun ở nhiệt độ thấp thì là nước còn nếu đun ở nhiệt độ cao thì thành hơi nước. Và nước hay hơi nước sau khi đem đi sấy sẽ đều quay về nguyên vẹn chứ chả mất đi đâu tý nào. Tất nhiên nói là không mất thì không đúng vì ít nhiều trên đường ống cũng có chỗ hở dù to hay nhỏ thì lâu ngày cũng phải bổ sung thêm ( như kiểu lâu lâu ta phải thêm nước cho két nước vậy )

Tuy nhiên trên thực tế thường thì hệ thống sấy sẽ dùng là hơi nước vì ít thì nhiệt độ buồng sấy cũng phải là 70 – 80oC vì thế nhiệt độ của nước trong ống cũng phải trên 100oC thì mới tỏa ra buồng sấy được 70 – 80oC, và nếu nước trong ống mà trên 100oC thì nước ấy thành hơi nước mất rồi. Và sau khi truyền hết nhiệt vào buồng sấy thì hơi nước ấy thường trở thành nước ( không phải 100%, nhưng cũng phần lớn là nước )


Trên đây là những gì tôi biết về công nghệ sấy bằng hơi nước chia sẻ cùng mọi người, Bên tôi cung cấp hệ thống sấy nhưng không phải sấy bằng nước cũng không phải bằng hơi nước vì vậy không phải tôi viết bài này để quảng cáo. Ở diễn đàn này có bác @noihoidonganh chuyên cung cấp thiết bị sấy bằng hơi nước, Bác xem hộ em viết thế đã đúng chưa ? và nếu mọi người cần máy sấy hơi nước thì cứ gặp bác ấy nhé !

Cái ảnh trên đây là em chèn vào cho vui mắt thôi nhá các bác !

Xem thêm : Sấy nông sản dùng khí truyền nhiệt, công nghệ đốt gián tiếp.
 
Hàng nông sản khô của ta thường bị thương lái nước ngoài ép giá thê thảm, chủ yếu vì vẻ ngoài không đẹp do sấy bằng nắng bằng hơi nước.
Các bác thử nghiên cứu phương pháp sấy bằng sóng cao tần HF trong chân không xem nào. Nước là vật liệu lưỡng điện (dielectric) trong môi trường điện cực đảo cực liên tục sẽ dao động, nóng lên và bay hơi. Do chân không nước sẽ bay hơi ở 52ºC, do đó sẽ làm khô nhưng giữ nguyên vẻ tươi sống của cá.
Một HF generator công suất 20 KW có thể dùng được với một bồn chân không 2-3 m3.
Theo mình áng chừng giá khoảng vài trăm triệu, đắt hơn lò hơi tí xíu, nhưng năng suất sấy đạt được cao hơn gấp nhiều lần. Vẻ ngoài cá khô, mít khô, chuối khô, ... qua sấy cao tần chân không đẹp tuyệt vời, giữ nguyên hương vị, không mất vitamin, mà mỗi mẻ sấy chỉ kéo dài tối đa đôi ba tiếng đồng hồ.
 
Last edited by a moderator:
giới thiệu đến tất cả các đối tác công nghệ sấy thảo mộc liên tục, nhà máy đã hoạt động từ 2014.

25941027653_78eabdf628_o.jpg

26543948965_c8b8009415_o.jpg

26543879375_fdf637fdbc_o.jpg

26543881295_f6fb669132_o.jpg

25938898674_d2dec79be2_o.jpg

25938950634_1e6da0737e_o.jpg

26451554212_9762dfec79_o.jpg

26543941395_fdc842d470_o.jpg

26451559362_435a54eccb_o.jpg

26517972536_846220e74b_o.jpg

26271086310_230eec4ffc_o.jpg
 
Nói tóm lại, hệ thống sấy bằng ống nước hơn hẳn
hệ thống sấy bằng hơi nước ở cùng một nhiệt độ,
và ở áp suất khí trời, không xài nồi áp suất.
Bạn cho dù bảo thủ đến đâu, thì sản phẩm lò sấy
hơi nước của bạn cũng khó bán hơn lò sấy ống nước
của Hai Lúa chỉ cần biết đọc biết viết thôi.

Em thấy bác chỉ dùng yếu tố dẫn truyền nhiệt tốt hay xấu để đánh giá một hệ sấy là một việc làm quá ngớ ngẩn! Còn quá nhiều yếu tố khác phải bổ sung vào như giá thành chế tạo, chi phí bảo dưỡng, chi phí vận hành, độ an toàn...và đặc biệt là chất lượng của sản phẩm sấy tốt hay xấu cần phải nghiên cứu đánh giá. Nói chung bác nghiên cứu đi rồi hãy phán và em dám cá là bác sẽ thay đổi phát biểu.
 
Chào các bác,

Em đi lang thang qua diễn đàn, thấy có vụ tranh cãi về cái hệ thống sấy dùng khí, hơi, và nước nóng. Em không có kiến thức thực tế nhưng có thể thấy trên internet người ta vẫn dùng cả 3 hệ thống này cho sấy gỗ.

Quan điểm của em rằng dùng gì thì dùng nhưng cái nào hợp lý với điều kiện kinh doanh của chủ cơ sở thì họ dùng. Tuy nhiên, em thấy sấy gỗ thì có nhiều công ty sản xuất lò sấy hơi nước hơn là nước nóng. Một trong những lý giải của nhà sản xuất và các bài báo là:Enthalpy của Hơi nước bão hòa trong dàn ngưng (dàn tỏa nhiệt) là ~2700 kJ/kg, còn nước nóng thì chỉ có ~700kJ/kg ở cùng áp suất ý (cái nầy có bảng tria hẳn hoi). Vậy, nếu xét về hiệu quả tỏa nhiệt thì hơi nước ngon hơn rồi. Hơn thế nữa, năng lượng lớn khi khối lượng môi chất qua dàn trao đổi lớn, cái này không kể nước nóng hay hơi nước. Tuy nhiên, nước nóng khó bơm khi nhiệt độ cao còn hơi nước thì dễ dàng di chuyển khi có chênh lệch áp suất hay nói cách khác là nó tự chạy. Còn để đối lưu tự nhiên như nóng lên trên, lạnh xuống dưới thì em e rằng nó hơi chậm hoặc hệ thống ống dẫn rất to. Kết luận của phương tây là dùng hơi nước là môi chất là tối ưu.

Cái vụ sấy bằng khí nóng thì em thấy họ hay dùng để sấy dăm hơn là sấy gỗ thịt.
Trên đây là những gì em đọc được, hy vọng phương tây họ không lừa mình. Và lại, cái gì cũng phải phù hợp với điều kiện của cơ sở kinh doanh thôi.
 
Sấy hơi nước, thì Phải đun sôi, hay quá sôi,
phải không? Bạn không nói đun ấm nước lên để
có hơi nước nóng đấy chứ?

Vậy thì đun nước ấm, và đun nước sôi, thì hệ
thống nào chịu nhiệt hơn, và chịu áp suất hơn?
Đương nhiên là hệ thống sấy bằng hơi. Nó phải
chắc chắn hơn, và đắt tiền gấp mấy hệ thống
nước nóng.

Điều thứ hai, sấy bằng nước nóng, thì nước chảy
theo một chiều, làm nên một vòng kép kín, trong
đó nước nóng nhất đi lên để sấy, rồi nước nguội
bớt đi chảy về nồi. Nhiệt chứa trong nó ngoài
việc để sấy, thì không mất đi đâu. Ví dụ nước từ
nồi nấu đi ra là 80 độ, còn lâu mới sôi, và nước
sau giàn sấy thì còn 60 độ. Cũng có thể nước từ
nồi ra là 99 độ, gần sôi, và nước trở về là 70 độ.
Nồi nấu chỉ nâng nước lên 20 độ thôi, và giàn sấy
làm nước nguội bớt đi 20 độ.

Sấy bằng hơi nước, thì hơi nước nóng đi lên để
sấy, rồi nguội đi, thì đi về đâu? Có 2 cách giải
quyết. Một là cho nó bay mất vào ống khói, lãng
phí tất cả số nhiệt chứa trong nó. Hai là cho nó
ngưng tụ lại trở về nồi nấu nước. Lúc ấy, nó tụ
lại là nước ấm, gỡ lại được một chút nhiệt chứ
không phải nấu nước lạnh. Thế nhưng bộ ngưng tụ
cũng phiền hà chứ không chắc đã tiết kiệm hơn
để hơi nước bay luôn đi cho nó nhàn. Ví dụ, nhiệt
độ hơi bốc ra khỏi nồi nấu là 110 độ - không phải
nồi áp suất, nhưng bị vướng giàn sấy nên áp suất
tăng lên, làm nhiệt độ sôi cao hơn 100 độ, và
nhiệt độ hơi sau khi qua khỏi giàn sấy là 40 độ.
Cứ coi đó là mùa hè, nhiệt độ nước đưa vào nồi
là 30 độ, phải nâng lên 80 độ nữa mới sôi được
ở nhiệt độ 110 độ. Coi ở trên kia, thì nồi nước
chỉ nâng thêm lên 20 độ thôi, bằng 1/4 cách sấy
bằng hơi.
 
Sấy hơi nước, thì Phải đun sôi, hay quá sôi,
phải không? Bạn không nói đun ấm nước lên để
có hơi nước nóng đấy chứ?

Vậy thì đun nước ấm, và đun nước sôi, thì hệ
thống nào chịu nhiệt hơn, và chịu áp suất hơn?
Đương nhiên là hệ thống sấy bằng hơi. Nó phải
chắc chắn hơn, và đắt tiền gấp mấy hệ thống
nước nóng.

Điều thứ hai, sấy bằng nước nóng, thì nước chảy
theo một chiều, làm nên một vòng kép kín, trong
đó nước nóng nhất đi lên để sấy, rồi nước nguội
bớt đi chảy về nồi. Nhiệt chứa trong nó ngoài
việc để sấy, thì không mất đi đâu. Ví dụ nước từ
nồi nấu đi ra là 80 độ, còn lâu mới sôi, và nước
sau giàn sấy thì còn 60 độ. Cũng có thể nước từ
nồi ra là 99 độ, gần sôi, và nước trở về là 70 độ.
Nồi nấu chỉ nâng nước lên 20 độ thôi, và giàn sấy
làm nước nguội bớt đi 20 độ.

Sấy bằng hơi nước, thì hơi nước nóng đi lên để
sấy, rồi nguội đi, thì đi về đâu? Có 2 cách giải
quyết. Một là cho nó bay mất vào ống khói, lãng
phí tất cả số nhiệt chứa trong nó. Hai là cho nó
ngưng tụ lại trở về nồi nấu nước. Lúc ấy, nó tụ
lại là nước ấm, gỡ lại được một chút nhiệt chứ
không phải nấu nước lạnh. Thế nhưng bộ ngưng tụ
cũng phiền hà chứ không chắc đã tiết kiệm hơn
để hơi nước bay luôn đi cho nó nhàn. Ví dụ, nhiệt
độ hơi bốc ra khỏi nồi nấu là 110 độ - không phải
nồi áp suất, nhưng bị vướng giàn sấy nên áp suất
tăng lên, làm nhiệt độ sôi cao hơn 100 độ, và
nhiệt độ hơi sau khi qua khỏi giàn sấy là 40 độ.
Cứ coi đó là mùa hè, nhiệt độ nước đưa vào nồi
là 30 độ, phải nâng lên 80 độ nữa mới sôi được
ở nhiệt độ 110 độ. Coi ở trên kia, thì nồi nước
chỉ nâng thêm lên 20 độ thôi, bằng 1/4 cách sấy
bằng hơi.

Cảm ơn bác đã góp ý, vậy bác chia sẻ cho mọi người một mô hình lò sấy gỗ để mọi người học hỏi nhé:

Lò sấy được 40m3 gỗ thì cần nồi đun nước và hệ thống như thế nào vậy bác?

Chờ bác hồi âm
 


Back
Top