Thảo luận Có nên mở lò rượu ở đất Sài Gòn?

Các anh các bác có kinh nghiệm nấu rượu cho e hỏi nấu rượu có lời hay không? Nên nấu rượu nếp hay rượu gạo? Mọi người cho em 1 lời khuyên với.
 


="Thị Hiên,
Nói như vậy tôi đoán bác cũng cao tuổi, xin hỏi bác là U mấy mươi, còn tôi U 50
Vậy là hồ sơ của Chị khai sai rồi.
Mà Chị có chi nhánh nào ở TP HCM không vậy ?
 


Vậy là hồ sơ của Chị khai sai rồi.
Mà Chị có chi nhánh nào ở TP HCM không vậy ?
Thật ra tôi đâu biết làm hồ sơ, tôi muốn trao đổi cùng các bạn quá nên nhờ con tôi đăng ký thành viên cho tôi chứ tôi đâu biết nhiều về máy tính. Tôi chẳng có chi nhánh nào cả bạn ạ. Rượu chủ đạo của tôi bây giờ là rượu chuối sim, tôi cũng rất muốn mở rộng thành thương hiệu " RƯỢU CHUỐI SIM RỪNG U MINH THƯỢNG" để giới thiệu đến cho khách du lịch quê tôi, vì tôi nghĩ nếu khách đã muốn tìm về đồng quê thì tất nhiên cũng muốn được thưởng thức những sản vật đồng quê, nhưng tôi chỉ có một mình nên lực bất tòng tâm, không thể nào làm nổi. Một ngày tôi chỉ nấu nổi khoảng 5-7 chục lít cũng chỉ đủ tiêu thụ ở quê, thậm chí tết đên nhiều quán tiệm đến nhận rượu tôi cũng không có. Tôi nấu là nấu thủ công, tuân thủ nguyên tắc truyền thống, nen kg thể nhanh được. cái khó nhất của tôi là chất đốt, tôi nấu bằng trấu, nấu 2 bếp, vừa cơm vừa rượu, canh lửa từ 2h sáng đến 11h trưa. nỗi vất vả là như vậy, ở thành phố nấu nhàn hơn, có nguồn than đá qua lửa, vừa rẻ vừa nhàn.
Dạ em cám ơn chị!
Đây là sdt của em 01264311083
Còn đây là email của em hinhnong@gmail.com
Em rất mong nhận được lời chỉ dạy của chị
Nêu em mong muốn học nghề mà thấy tay nghề chị được thì chị hứa sẽ tận tình hướng dẫn cho em những gì chị biết. Hướng dẫn hoàn toàn miễn phí, không vụ lợi. Thậm chí miễn phí mẫu rượu, em ở đâu chị sẽ gởi rượu mẫu cho em, nếu em thấy kết rượu chị nấu và muốn học theo cách nấu của chị thì chị sẽ cho em số dt và hướng dẫn chi tiết.
1kg gạo mà được 2 lít rượu thành phẫm đúng là sư phụ rồi
tôi nấu 1=1 cái này cần phải học đây
Bạn xem lại nồng độ của rượu. 1k gạo= 1l rượu thì bán thao giá 1 gạo 1 rượu, ở đây tôi nấu 2 gạo cho một lít rượu cũng có và tôi bán theo giá 2 gạo 1 rượu. đâu cũng vào đấy thôi. Một gạo 2 rượu là mức trung bình của tôi, có những quán người ta còn đặt hàng tôi pha nhẹ nữa, vì rượu nhẹ độ khách uống lâu say, họ bán được nhiều rượu nhiều mồi. Còn tại sao rượu nhẹ độ như vậy mà khách hàng vẫn ngưỡng mộ thì đó là bí quyết nấu của tôi. Còn bạn nếu nấu 1=1 mà độ chỉ có như tôi 1=2 thì tôi nghĩ nghề này kg thích hợp với bạn, nấu như vậy là phí cả gạo.
Tôi về hưu được một năm rồi. Theo luật lệ Mỹ
đàn ông 65 tuổi mới được về hưu. Vậy bây giờ
tôi 66 tuổi. Lúc tôi nấu rượu, chỉ hơn 3 chục
tuổi đầu. Sau đó là thời gian vượt biên, lưu
lạc ở Mỹ.

Nghề nấu rượu, tôi chỉ là người đi làm thuê
thôi, không thể nấu rượu ngon được. Có điều đi
làm thuê thấy người chủ phải chăm chút theo dõi
từ Gạo, Men, rồi từng ngày, nên mới biết không
phải dễ dàng. Đến khi đi làm thuê cho người kinh
doanh, họ trông cậy vào mình, thì mới biết cái
tài của mình còn chưa vào đâu. Tôi hoàn toàn bỏ
nghề, từ khi đến Mỹ, uống rượu của cả thế giới.

Tôi cũng đã mấy lần mua nho, mua nước nho, và mua
nước nho làm rượu bán sẵn, để làm rượu, nhưng mình
làm ra thì vừa đắt, vừa không ngon bằng mua ở tiệm.
Đó là lý do tôi không muốn làm nghề nấu rượu nữa.
Bác được uống rượu của cả thế giới là hạnh phúc quá rồi. Tôi cũng có nghe nói rượu nho là ngon lắm, có chai giá cả một hai ngàn đô. Người lao động nghèo chúng tôi kg thể nào biết tới được, thôi thì "ta về ta tắm ao ta".
 
Ngày mình mới vào nghề cũng được các tiền bối cảnh báo như thế, nào là 6 tháng được, 6 tháng thất, rượu chua rượu khét. Vì mưu sinh nên mình phải làm, làm rồi học hỏi, rút kinh nghiệm. Đến nay chẳng bao giờ rượu bi chua hay khét. Đúng là bỏ mối rượu thì phải gối đầu, tuy có rủi ro nhưng rất thấp, 10 quán, 20 quán thì chỉ có 1 vài quán là gặp sự cố về tiền, nhưng củng chỉ vài ba can là mình ngưng. Cái cần quan tâm nhất là rượu của em phải thật ngon, rượu của em ngon thì không quán nào dám quỵt tiền. Vì chị đã gặp trường hợp này, người chủ quán đã thừa nhận với chị là khách đến quán yêu cầu phải có loại rượu của chị thì mới uống.
Chị sẵn sàng hướng dẫn cho em khi nào chị thấy em cũng sẵn sàng bước vào nghề. khi đó chị sẽ cho em số dt.
lâu rồi mới thấy một thành viên thật lòng đấy rất cảm ơn nếu tôi về sài gòn thì tôi củng nấu rượu mình dân bình chánh mà rượu gò đen có lạ gì với mình đâu . nhà mình nấu rượu chuyên nghiệp lắm tuổi trẻ mình từng ngồi chăm từng giọt nước mắt quê hương đấy .
 
lâu rồi mới thấy một thành viên thật lòng đấy rất cảm ơn nếu tôi về sài gòn thì tôi củng nấu rượu mình dân bình chánh mà rượu gò đen có lạ gì với mình đâu . nhà mình nấu rượu chuyên nghiệp lắm tuổi trẻ mình từng ngồi chăm từng giọt nước mắt quê hương đấy .
Người đã từng ngồi canh từng giọt rượu mới hiểu người như vậy. mình nghĩ nâu rượu ở SG sẽ được lắm, dân SG nhiều tiền hơn ơ quê, nên món rượu chuối sim của mình ở quê bán chỉ 12 n/l thì ở SG phải bán được 30n/l. Gia đình mình mỗi khi có việc, họ hàng trên SG xuống là yêu cầu phải có món tuyệt vời ( rượu ), từ chối tất cả quà cáp khác, chỉ nhận mỗi rượu đem về thôi.
 
Ở Mỹ có rượu vài ngàn đô, nhưng tôi chẳng bao
giờ được uống. Nói là uống rượu cả thế giới,
nhưng đó chỉ có nghĩa là có thể ra quầy bán rượu
mà ngó. Thực ra, tôi đã uống rượu hơn 1 trăm đô
thôi. Chưa có tiền thử rượu ngon hơn. Cái lưỡi
của mình có cho uống thử rượu mấy chục nghìn đô
cũng chưa được huấn luyện để biết nó ngon ra sao.

Về kỹ thuật nấu rượu, tôi nâu 1 ký cũng chỉ được
1 chai. Bạn nói đúng. Nấu ra nhiều chai thì kém
ngon đi. Tay nghề mình kém, nên không thể nấu được
nhiều chai mà có nhiều khách hàng chung thủy. Người
Mỹ có thể có rượu rất thấp độ mà vẫn ngon. Có lần
đi đám cưới đứa cháu họ lấy chồng làm chủ tiệm rượu,
tôi uống một lúc mấy cốc rượu liền, mà cốc nào cũng
rất ngon. Nếu độ rượu cao, tôi đã đổ vật ra liền,
chứ làm sao khen ngon được? Một chai rượu của Mỹ
chỉ bán có 7 đôla thôi, còn thấp hơn giá nước nho
tôi mua về làm rượu, còn chưa tính cái vỏ chai thủy
tinh và nhãn hiệu rất đẹp nữa. Kỹ sư, tiến sỹ hóa
học rất nhiều, nhưng đâu có thể làm ra được một loại
rượu để đặt lên quầy cùng với các hiệu rượu khác?

Về kinh doanh, bạn nấu rượu bán ra không đủ cho
khách, thì nên mở rộng kinh doanh.
 
Thật ra tôi đâu biết làm hồ sơ, tôi muốn trao đổi cùng các bạn quá nên nhờ con tôi đăng ký thành viên cho tôi chứ tôi đâu biết nhiều về máy tính. Tôi chẳng có chi nhánh nào cả bạn ạ. Rượu chủ đạo của tôi bây giờ là rượu chuối sim, tôi cũng rất muốn mở rộng thành thương hiệu " RƯỢU CHUỐI SIM RỪNG U MINH THƯỢNG" để giới thiệu đến cho khách du lịch quê tôi, vì tôi nghĩ nếu khách đã muốn tìm về đồng quê thì tất nhiên cũng muốn được thưởng thức những sản vật đồng quê, nhưng tôi chỉ có một mình nên lực bất tòng tâm, không thể nào làm nổi. Một ngày tôi chỉ nấu nổi khoảng 5-7 chục lít cũng chỉ đủ tiêu thụ ở quê, thậm chí tết đên nhiều quán tiệm đến nhận rượu tôi cũng không có. Tôi nấu là nấu thủ công, tuân thủ nguyên tắc truyền thống, nen kg thể nhanh được. cái khó nhất của tôi là chất đốt, tôi nấu bằng trấu, nấu 2 bếp, vừa cơm vừa rượu, canh lửa từ 2h sáng đến 11h trưa. nỗi vất vả là như vậy, ở thành phố nấu nhàn hơn, có nguồn than đá qua lửa, vừa rẻ vừa nhàn.

Nêu em mong muốn học nghề mà thấy tay nghề chị được thì chị hứa sẽ tận tình hướng dẫn cho em những gì chị biết. Hướng dẫn hoàn toàn miễn phí, không vụ lợi. Thậm chí miễn phí mẫu rượu, em ở đâu chị sẽ gởi rượu mẫu cho em, nếu em thấy kết rượu chị nấu và muốn học theo cách nấu của chị thì chị sẽ cho em số dt và hướng dẫn chi tiết.

Bạn xem lại nồng độ của rượu. 1k gạo= 1l rượu thì bán thao giá 1 gạo 1 rượu, ở đây tôi nấu 2 gạo cho một lít rượu cũng có và tôi bán theo giá 2 gạo 1 rượu. đâu cũng vào đấy thôi. Một gạo 2 rượu là mức trung bình của tôi, có những quán người ta còn đặt hàng tôi pha nhẹ nữa, vì rượu nhẹ độ khách uống lâu say, họ bán được nhiều rượu nhiều mồi. Còn tại sao rượu nhẹ độ như vậy mà khách hàng vẫn ngưỡng mộ thì đó là bí quyết nấu của tôi. Còn bạn nếu nấu 1=1 mà độ chỉ có như tôi 1=2 thì tôi nghĩ nghề này kg thích hợp với bạn, nấu như vậy là phí cả gạo.

Bác được uống rượu của cả thế giới là hạnh phúc quá rồi. Tôi cũng có nghe nói rượu nho là ngon lắm, có chai giá cả một hai ngàn đô. Người lao động nghèo chúng tôi kg thể nào biết tới được, thôi thì "ta về ta tắm ao ta".
Dạ em ở Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn.
Chị cho em sdt được ko? Chị nhấn tin qua sdt cho em biết là được rồi chị
 
Ở Mỹ có rượu vài ngàn đô, nhưng tôi chẳng bao
giờ được uống. Nói là uống rượu cả thế giới,
nhưng đó chỉ có nghĩa là có thể ra quầy bán rượu
mà ngó. Thực ra, tôi đã uống rượu hơn 1 trăm đô
thôi. Chưa có tiền thử rượu ngon hơn. Cái lưỡi
của mình có cho uống thử rượu mấy chục nghìn đô
cũng chưa được huấn luyện để biết nó ngon ra sao.

Về kỹ thuật nấu rượu, tôi nâu 1 ký cũng chỉ được
1 chai. Bạn nói đúng. Nấu ra nhiều chai thì kém
ngon đi. Tay nghề mình kém, nên không thể nấu được
nhiều chai mà có nhiều khách hàng chung thủy. Người
Mỹ có thể có rượu rất thấp độ mà vẫn ngon. Có lần
đi đám cưới đứa cháu họ lấy chồng làm chủ tiệm rượu,
tôi uống một lúc mấy cốc rượu liền, mà cốc nào cũng
rất ngon. Nếu độ rượu cao, tôi đã đổ vật ra liền,
chứ làm sao khen ngon được? Một chai rượu của Mỹ
chỉ bán có 7 đôla thôi, còn thấp hơn giá nước nho
tôi mua về làm rượu, còn chưa tính cái vỏ chai thủy
tinh và nhãn hiệu rất đẹp nữa. Kỹ sư, tiến sỹ hóa
học rất nhiều, nhưng đâu có thể làm ra được một loại
rượu để đặt lên quầy cùng với các hiệu rượu khác?

Về kinh doanh, bạn nấu rượu bán ra không đủ cho
khách, thì nên mở rộng kinh doanh.
Ngày xưa bác nấu 1=1 kg phải là kỹ thật bác kém mà theo tôi nghĩ là do men, men bây giờ có nhiều cải tiến tạo ra những chủng men rất tốt ,bắt vào hạt cơm nhanh và triệt để, tạo ra rượu được nhiều hơn, ngon hơn ( là nông dân tôi ch3 biết giải thích như vậy, chứ kg biết giải thích theo kiểu hóa học của các bác ), còn bây giờ hầu như men đã được cải tiến hết, mà nấu 1=1 thì mới dở. Rượu cao độ bán giá tiền cao là thông thường, nhưng rượu nhẹ độ mới là rượu cực ngon, tôi có một sản phẩm chỉ từ 12 - 15 độ nhưng tôi bán với giá cao ngất chốn thôn quê, rượu 30 bán chỉ 10k, còn rượu 15 bán với giá 200k. Nhưng loại này tôi kg làm được nhiều vì kỳ công lắm, thông báo có rượu là bán hết ngay. Còn việc mở rộng có lẽ tôi kg thể. Trời đất trớ trêu ở rừng nhưng kg có củi, ít thì có chứ nhiều ở đâu ra, tôi phải nấu trấu , nấu trấu như ngoài bắc bác nấu rơm, cả 10 tiếng đồng hồ ngồi canh lửa kg ngơi nghĩ. Tôi cố giắng vài năm nữa cho các con tôi học xong rồi nghỉ, tôi cũng có ý định của riêng mình:
Chân bước nhẹ lên thềm cao cửa Phật
Lòng từ bi nao nức bỗng dâng trào
Nhìn khói hương nghi ngút tận bàn cao
Thầm khấn nguyện kiếp sau đời bớt khổ.
Dạ em ở Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn.
Chị cho em sdt được ko? Chị nhấn tin qua sdt cho em biết là được rồi chị
Chị đã cho em số đt rồi, có gì em cứ gọi cho chị. Chị nghĩ hiện nay em đang tìm cho mình một hướng đi, một công việc, một nghề nghiệp nào đó để lo cho tương lai của mình. Là một nam thanh niên trẻ tuổi mà có suy nghĩ như vậy là đáng khen lắm. Là người đi trước có thể nói chị có nhiều kinh nghiệm sống hơn em. chị có lời khuyên với em: Đường đi ngay dưới chân mình, con đường đó đủ để cho em đi hết cả đời, đi từng bước từng bước vững chắc, nhìn trước ngó sau, nhưng đừng nhìn ngó quá mà mất đi cơ hội cho người khác vượt qua mình.
Vấn đề nấu rượu, kỹ thật chị có thể giúp em bước đầu. còn đầu ra em phải tìm hiểu quán tiệm, trước tiên là mình đề nghị được gởi họ bán, nếu bán được mình mới lấy tiền và đưa rượu tiếp, còn kg bán được mình lấy rượu về. đó là cách phải làm khi mới bước vào nghề. có quán người ta từ chốt thẳng, có quán vui vẻ nhận. từ từ bán được nhiều lên. Rồi em học hỏi thêm.
 

Last edited by a moderator:
Em sẽ thành công ngay mẻ đầu tiên, người thưởng thức sẽ gật gù và nói: tại sao có một loại rượu ngon như vậy?đã làm là làm thật chứ kg làm thử, nếu có tự tin bước vào nghề thì tiến hành, đặt ra mục tiêu một ngày bán bao nhiêu lít rượu, vì nó còn liên quan tới nhiều thứ, vì những cái này khó thay đổi như xây lò, ví như em làm thử, làm ít em xây lò nhỏ nồi bé, khi phát triển được em đập lò xây lại hay sao? vậy nên em phải đặt mục tiêu, ví như mục tiêu của em là 100l/ngày thì em phải có nồi 50kg và lò nấu vừa với nồi. Những ngày đầu bán chưa được như vậy thì ba ngày nấu một nồi, 5 ngày nấu một nồi, khi bán đươc nhiều thì mỗi ngày mỗi nấu, và một ngày náu 2-3 nồi. chị lấy men của một sư phụ mỗi ngày nấu 2 tấn đó. Điều thứ 2 em cần quan tâm là chất đốt, đây là vấn đề then chốt nhất. em có tất cả nhưng kg có chất đốt là thua. Hãy cho chị biết chất dốt của em và tìm cho chị loại gạo thơm xuất khẩu, nhưng giá chỉ từ 6.000đ-7.500đ/kg. Tính nấu rượu mà chưa biết nấu bằng gì và nguyên liệu giá bao nhiêu thì kg được. kết quả ra sao báo cho chị biết, rồi bàn tiếp. có bạn nào trợ giúp cho nong dan lai vung kg?

Tôi phải mất đến 2 năm mới có được rượu ổ định đấy, giờ thì thời tiết nào cũng tốt cả, men thì men của Việt nam sản xuất , men có nhãn hiệu xuất xứ rõ ràng, được nhà nước cho phép, gạo thì cố gắng tìm loại ngon giá thấp nhất, nếu kg có thì loại bình thường cũng được. Người nấu cần có cái tâm, cái tâm làm cẩn thận đúng kỷ thuật thì chất và lượng rượu ổn định, làm kg cẩn thận thì kg được rượu, lãi ít, mà muốn lãi nhiều thì pha thuốc pha cồn vào như vậy thì kg thể nào bền vững được. Nghề này nó kg phụ người cần mẫn đâu, tôi đã nuôi 2 con ăn học từ nghề này đó.
Thấy chị trao đổi nhiệt tình tôi phải đăng đàn thảo luận với chị. Tôi đã trên 40, mới được bà nhạc truyền cho cái nghề này nấu được và bán cho người ta uống đều khen ngon hơn những loại đang bán ở đây. Nhưng khổ một điều là tôi nấu không được đều, mẻ ngon cực kỳ, mẻ dở không uống nổi. Thực tình tôi cũng không biết do đâu nữa, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm được không? Và trong việc nấu rượu thì gạo, men, nước, thời gian ủ, lửa lúc nấu, cái nào quyết định lơn cho chất lượng của rượu mình nấu ra, chị có thể sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất được không? Hy vọng nhận được sự chia sẻ của chị!
 
Có thể cách nấu ngày xưa khác bây giờ. Thực sự là có khi quanh năm tôi kg bị hư nồi nào cả, nếu có thì chỉ là kém chất lượng, phát hiện ra là tôi sử lý ngay.Ước gì có dịp tôi được mời bạn một ly rượu trái giác rừng do tự tay tôi ủ để bạn cho tôi biết chất lượng ra sao, vì tôi chẳng được nếm rượu nào khác ngoài rượu của tôi. Những lúc làm việc mệt mỏi là tôi lại rót cho mình một ly rượu ướp lạnh và nhấm nháp một mình để cảm nhận hương vị chua chua ngọt ngọt rất đậm đà lẫn cay nồng của rượu, thật sự là ngon lắm, tôi kg biết diễn tả ra sao
Tôi rất muốn mời bạn những ly rượu do tôi biến tấu ra từ cây nhà lá vườn. Cây ổi quanh vườn ra trái chín vàng ươm tôi cũng cho ra bình rượu thơm lừng mùi ổi, trái chuối trái mít cũng cho ra những ly rượu sóng sánh như mật ong, nếu có đánh đổ ra tay thì cứ thoang thoảng thơm hoài, rồi rượu sầu đâu, loại rượu nó đắng, uống miếng thứ nhất nó đắng đến tê tái, uống miếng thứ hai đắng đến mất cảm giác , kg còn thấy đắng nữa, mà chỉ thấy ngọt là ngọt, ngọt cho đến lúc tiệc tàn....
Chị viết cái đoạn này cứ y như là nhà văn viết truyện hay tiểu thuyết vậy
 
Ngày mình mới vào nghề cũng được các tiền bối cảnh báo như thế, nào là 6 tháng được, 6 tháng thất, rượu chua rượu khét. Vì mưu sinh nên mình phải làm, làm rồi học hỏi, rút kinh nghiệm. Đến nay chẳng bao giờ rượu bi chua hay khét. Đúng là bỏ mối rượu thì phải gối đầu, tuy có rủi ro nhưng rất thấp, 10 quán, 20 quán thì chỉ có 1 vài quán là gặp sự cố về tiền, nhưng củng chỉ vài ba can là mình ngưng. Cái cần quan tâm nhất là rượu của em phải thật ngon, rượu của em ngon thì không quán nào dám quỵt tiền. Vì chị đã gặp trường hợp này, người chủ quán đã thừa nhận với chị là khách đến quán yêu cầu phải có loại rượu của chị thì mới uống.
Chị sẵn sàng hướng dẫn cho em khi nào chị thấy em cũng sẵn sàng bước vào nghề. khi đó chị sẽ cho em số dt.
Nhà em cũng nấu rượu nhưng chỉ nấu uống và bán lai rai. 3 ngày mới nấu 20l mà hay bị chua khê lắm. Chị giúp e dc ko
 
Thấy chị trao đổi nhiệt tình tôi phải đăng đàn thảo luận với chị. Tôi đã trên 40, mới được bà nhạc truyền cho cái nghề này nấu được và bán cho người ta uống đều khen ngon hơn những loại đang bán ở đây. Nhưng khổ một điều là tôi nấu không được đều, mẻ ngon cực kỳ, mẻ dở không uống nổi. Thực tình tôi cũng không biết do đâu nữa, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm được không? Và trong việc nấu rượu thì gạo, men, nước, thời gian ủ, lửa lúc nấu, cái nào quyết định lơn cho chất lượng của rượu mình nấu ra, chị có thể sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất được không? Hy vọng nhận được sự chia sẻ của chị!
Đã rất lâu không thấy ai đăng đàn chủ đề này nữa, tôi tưởng đã kết thúc.Không ngờ lại được có dịp trải lòng về rượu. Tôi xin nói ra những suy nghĩ của tôi, nếu có gì không phải mong ace góp ý thêm. Theo tôi để có được rượu ngon và ổn định thì trước hết là men, ủ, lửa, dụng cụ, vệ sinh, sau đó mơi là gạo và nước. Men là men phải nắm rõ nguồn gốc, người sản xuất ra nó có tin tưởng dược kg? tôi nấu có khi một loạt kém chất lượng, truy ra là do mẻ men đó người ta ủ kg chât lượng( người làm men đã thừa nhận với tôi như vậy), người ta sẽ hướng dẫn cho mình cách khắc phục. Tiếp đến là cách ủ, lửa phải đều, sao cho rượu xuống sờ vào can hứng rượu hơi ấm một chút, nóng quá thì mất rượu, lạnh quá thì rượu kg thơm. dụng cụ thì tôi ủ bằng khạp chứ kg bằng thùng nhựa, nồi nấu phải nhôm dày 32ly. dụng cụ ủ, nấu, bếp phải thật sạch sẽ, vệ sinh tránh ô nhiễm, đảm bảo cho con men phát tán ở môi trường xung quanh lúc nao cũng khỏe mạnh, bắt men tốt, có như vậy mới chuyển hóa hết chất bột đường trong hat cơm thành rượu được.Gạo ngon, nước ngọt cách mấy mà men kg tốt, ủ kg tốt thì cũng sẽ kg có được rượu ngon. Sau này nếu bạn quan tâm tôi sẽ chia sẻ với bạn cách chữa rượu dở thành rượu ngon để tránh mất vốn mà tuyệt nhiên kg sử dụng 1 loại thuốc hay hóa chất nào. chào bạn.
 
Nhà em cũng nấu rượu nhưng chỉ nấu uống và bán lai rai. 3 ngày mới nấu 20l mà hay bị chua khê lắm. Chị giúp e dc ko
Rượu của bạn nấu hay bị chua và khê bạn xem lại men và bạn nấu cơm như thế nào, nếu bạn xôi cơm kg chín kỹ, ủ cơm kg tốt thì hay gặp sự cố này lắm.
Nhà em cũng nấu rượu nhưng chỉ nấu uống và bán lai rai. 3 ngày mới nấu 20l mà hay bị chua khê lắm. Chị giúp e dc ko
Chị Hiên
Rượu của Chị đã giao lên Long An chưa? Em đang cần rượu để bán cho công nhân...
Cho Em xin số điện thoại để tiện trao đổi nhé( vui lòng gửi tin nhắn riêng )
Như tôi đã nói ở diễn đàn này, nhà tôi ở vùng U Minh Thượng, KG. Tôi rất muốn phát triển nghề nhưng lực bất tòng tâm. Cảm ơn bạn.
 
Rượu của bạn nấu hay bị chua và khê bạn xem lại men và bạn nấu cơm như thế nào, nếu bạn xôi cơm kg chín kỹ, ủ cơm kg tốt thì hay gặp sự cố này lắm.


Như tôi đã nói ở diễn đàn này, nhà tôi ở vùng U Minh Thượng, KG. Tôi rất muốn phát triển nghề nhưng lực bất tòng tâm. Cảm ơn bạn.
À ko biết xưng hô thế nào cho tiện nhưng chắc xưng chị em cho tiện nếu chị ko phiền.
Em thì cực ghét rượu bia nhưng đi qua thấy có topic vô đọc thử thì em thực sự nể phục chị vì cái tâm qua những dòng chia sẻ.
Em luôn muốn làm điều gì đó cho bà con nông dân mình bớt khổ và đưa nền nông nghiệp lên 1 tầm cao mới có thể cạnh tranh với các quốc gia khác.
Em biết có 1 số nhà máy ép rơm chấu và tạo ra nhiệt lượng tốt. Chị có tâm thì chị thử nghiên cứu tìm tòi xem sao. Mình có thể cải tiến để tạo ra thành tích mà. Đừng để cái khó cái cơ cực bám đuổi người nông Việt. Đừng để cái nghèo gắn trên đất Việt Nam chị à. Em hy vọng chi sẽ tìm ra cách cải tiến công nghệ làm giàu cho chính bản thân chị rồi người xung quanh và người Việt. Chúc chị và mọi người luôn khỏe mạnh tìm ra các cải tiến mới luôn tìm tòi học hỏi cùng tiến bộ. Vì một nền nông nghiệp xanh bền vững cho nước nhà
 
Đã rất lâu không thấy ai đăng đàn chủ đề này nữa, tôi tưởng đã kết thúc.Không ngờ lại được có dịp trải lòng về rượu. Tôi xin nói ra những suy nghĩ của tôi, nếu có gì không phải mong ace góp ý thêm. Theo tôi để có được rượu ngon và ổn định thì trước hết là men, ủ, lửa, dụng cụ, vệ sinh, sau đó mơi là gạo và nước. Men là men phải nắm rõ nguồn gốc, người sản xuất ra nó có tin tưởng dược kg? tôi nấu có khi một loạt kém chất lượng, truy ra là do mẻ men đó người ta ủ kg chât lượng( người làm men đã thừa nhận với tôi như vậy), người ta sẽ hướng dẫn cho mình cách khắc phục. Tiếp đến là cách ủ, lửa phải đều, sao cho rượu xuống sờ vào can hứng rượu hơi ấm một chút, nóng quá thì mất rượu, lạnh quá thì rượu kg thơm. dụng cụ thì tôi ủ bằng khạp chứ kg bằng thùng nhựa, nồi nấu phải nhôm dày 32ly. dụng cụ ủ, nấu, bếp phải thật sạch sẽ, vệ sinh tránh ô nhiễm, đảm bảo cho con men phát tán ở môi trường xung quanh lúc nao cũng khỏe mạnh, bắt men tốt, có như vậy mới chuyển hóa hết chất bột đường trong hat cơm thành rượu được.Gạo ngon, nước ngọt cách mấy mà men kg tốt, ủ kg tốt thì cũng sẽ kg có được rượu ngon. Sau này nếu bạn quan tâm tôi sẽ chia sẻ với bạn cách chữa rượu dở thành rượu ngon để tránh mất vốn mà tuyệt nhiên kg sử dụng 1 loại thuốc hay hóa chất nào. chào bạn.
E còn ko biết mua nồi kiểu nào cho tiện. Chỗ e ít ng bán hàng này lắm. A giới thiệu hay chụp hình nồi của a cho e xem dc ko a. E nấu phải bỏ vào túi cho nó khỏi khê
 
À ko biết xưng hô thế nào cho tiện nhưng chắc xưng chị em cho tiện nếu chị ko phiền.
Em thì cực ghét rượu bia nhưng đi qua thấy có topic vô đọc thử thì em thực sự nể phục chị vì cái tâm qua những dòng chia sẻ.
Em luôn muốn làm điều gì đó cho bà con nông dân mình bớt khổ và đưa nền nông nghiệp lên 1 tầm cao mới có thể cạnh tranh với các quốc gia khác.
Em biết có 1 số nhà máy ép rơm chấu và tạo ra nhiệt lượng tốt. Chị có tâm thì chị thử nghiên cứu tìm tòi xem sao. Mình có thể cải tiến để tạo ra thành tích mà. Đừng để cái khó cái cơ cực bám đuổi người nông Việt. Đừng để cái nghèo gắn trên đất Việt Nam chị à. Em hy vọng chi sẽ tìm ra cách cải tiến công nghệ làm giàu cho chính bản thân chị rồi người xung quanh và người Việt. Chúc chị và mọi người luôn khỏe mạnh tìm ra các cải tiến mới luôn tìm tòi học hỏi cùng tiến bộ. Vì một nền nông nghiệp xanh bền vững cho nước nhà
Bạn muốn làm điều gì đó cho bà con nông dân mình bớt khổ và đưa nền nông nghiệp nước mình lên tầm cao để cạnh tranh với các nước khác. Tôi rất hoan nghênh và nhìn xem bạn sẽ làm được điều gì.
Vấn đề củi rơm, củi trấu hay củi mùn cưa tôi đều có nghe nói, nhưng vấn đề là nhà máy sản xuất đó ở đâu? Vận chuyển đến nơi tôi ở là cả một đoạn đường dài, phí vận chuyển cao lắm, kg khả thi. Còn vấn đề làm giàu thì kg phải cứ muốn là làm giàu được.cản ơn sự quan tâm của bạn.
E còn ko biết mua nồi kiểu nào cho tiện. Chỗ e ít ng bán hàng này lắm. A giới thiệu hay chụp hình nồi của a cho e xem dc ko a. E nấu phải bỏ vào túi cho nó khỏi khê
Sao lại bỏ vào túi cho khỏi khê? đặt hàng ở cơ sở làm nồi nhôm, ví dụ mình đặt nồi nấu 20kg hay 30kg người làm họ sẽ tự biết làm cho mình nồi kích cỡ bao nhiêu và sẽ kèm cho mình một vỉ để xôi cơm, nhớ xôi cơm cho chín cẩn thận, nếu hột sống hột chín là men kg bắt hết được, dễ bị khê lắm.
 
Bạn muốn làm điều gì đó cho bà con nông dân mình bớt khổ và đưa nền nông nghiệp nước mình lên tầm cao để cạnh tranh với các nước khác. Tôi rất hoan nghênh và nhìn xem bạn sẽ làm được điều gì.
Vấn đề củi rơm, củi trấu hay củi mùn cưa tôi đều có nghe nói, nhưng vấn đề là nhà máy sản xuất đó ở đâu? Vận chuyển đến nơi tôi ở là cả một đoạn đường dài, phí vận chuyển cao lắm, kg khả thi. Còn vấn đề làm giàu thì kg phải cứ muốn là làm giàu được.cản ơn sự quan tâm của bạn.

Sao lại bỏ vào túi cho khỏi khê? đặt hàng ở cơ sở làm nồi nhôm, ví dụ mình đặt nồi nấu 20kg hay 30kg người làm họ sẽ tự biết làm cho mình nồi kích cỡ bao nhiêu và sẽ kèm cho mình một vỉ để xôi cơm, nhớ xôi cơm cho chín cẩn thận, nếu hột sống hột chín là men kg bắt hết được, dễ bị khê lắm.
Dạ chuyện chị đưa ra giống như 1 hạt cát thôi. Ko khó để giải quyết câu hỏi của chị. Mà khó là ở câu hỏi công nghệ thế nào cho đạt. Những câu hỏi dễ trước mắt chị đừng đặt ra như thế.
Theo em chị nên tìm hiểu định hướng suy ngẫm khi nào ko thể giải thì mới tìm lời khuyên chị à. Cơ hội làm giàu cho nông dân rất nhiều có điều có chịu dùng khối óc kết hợp đôi tay hay ko thôi.
 
Bỏ vào túi cho khỏi khê. Đó là một mánh
khóe để chữa khê. Tuy nhiên, cách đó không
thành công đâu. Tôi đã bị rồi, và đã biết.

Rượu nấu mà bị khê, thì đó là cái rượu đã
bị hỏng. Hỏng là nó không ra rượu, mà ra
chất khác. Ví dụ 1 ký gạo ra 1 lít 40 độ,
nhưng cái rượu bị hỏng, thì chỉ có một
chén rượu cỡ đốt ngón tay ở trong đó thôi.
Cho dù bỏ vào túi mà cất, cũng chỉ ra được
vài giọt rượu, không đủ tiền chất đốt. Đã
vậy, rượu có mùi hôi và hắc, không ai uống.

Vì sao rượu khê? Vì cái rượu bét nhè như
cháo, không rời từng hạt nổi lều phều trên
mặt nước, mà dính chặt dưới đáy nồi. Cho dù
bỏ vào túi vải, bã rượu vẫn tan ra và bám
xuống đáy nồi, cuối cùng cháy đen đít nồi.

Nguyên nhân cái rượu bị hỏng? Vì nhiệt độ
lúc ủ đã lên quá cao, giết chết men rượu,
chỉ có men chua còn sống thôi. Vì thế, cái
rượu rất chua.

Làm sao phòng chống? Ngày xưa, thì không thể
phòng chống được. Chỉ biết trời nóng thì mẻ
rượu vứt đi, lợn cũng không ăn nổi vì vị
chua và mùi thối. Ngày nay, phải có máy lạnh
để giữ cho buồng ủ men không nóng quá. Nhiệt
độ nên ở 25 độ thôi.
 
Bỏ vào túi cho khỏi khê. Đó là một mánh
khóe để chữa khê. Tuy nhiên, cách đó không
thành công đâu. Tôi đã bị rồi, và đã biết.

Rượu nấu mà bị khê, thì đó là cái rượu đã
bị hỏng. Hỏng là nó không ra rượu, mà ra
chất khác. Ví dụ 1 ký gạo ra 1 lít 40 độ,
nhưng cái rượu bị hỏng, thì chỉ có một
chén rượu cỡ đốt ngón tay ở trong đó thôi.
Cho dù bỏ vào túi mà cất, cũng chỉ ra được
vài giọt rượu, không đủ tiền chất đốt. Đã
vậy, rượu có mùi hôi và hắc, không ai uống.

Vì sao rượu khê? Vì cái rượu bét nhè như
cháo, không rời từng hạt nổi lều phều trên
mặt nước, mà dính chặt dưới đáy nồi. Cho dù
bỏ vào túi vải, bã rượu vẫn tan ra và bám
xuống đáy nồi, cuối cùng cháy đen đít nồi.

Nguyên nhân cái rượu bị hỏng? Vì nhiệt độ
lúc ủ đã lên quá cao, giết chết men rượu,
chỉ có men chua còn sống thôi. Vì thế, cái
rượu rất chua.

Làm sao phòng chống? Ngày xưa, thì không thể
phòng chống được. Chỉ biết trời nóng thì mẻ
rượu vứt đi, lợn cũng không ăn nổi vì vị
chua và mùi thối. Ngày nay, phải có máy lạnh
để giữ cho buồng ủ men không nóng quá. Nhiệt
độ nên ở 25 độ thôi.
A nói đúng quá. Khi đã hư thì độ rất thấp và mùi hắc. Nhà e nấu ít nên chắc ko đầu tư máy lạnh dc. Chắc tìm cách che chắn thôi. Cảm ơn a. Nhờ a mà e hiểu tại sao rồi
 


Back
Top