Thảo luận Có nên mở lò rượu ở đất Sài Gòn?

Các anh các bác có kinh nghiệm nấu rượu cho e hỏi nấu rượu có lời hay không? Nên nấu rượu nếp hay rượu gạo? Mọi người cho em 1 lời khuyên với.
 


Theo như cháu tìm tòi vấn đề về vi khuẩn . Thì vi khuẩn cũng giống như động vật vậy. Thì men là do vi khuẩn tạo thành trong đó có vi khuẩn lợi tạo men chất lượng tốt và ngược lại. cháu thấy rất có bài về phần vi khuẩn lên men. Thì mọi người nên đọc nghiên cứu về chủng vi khuẩn này nuôi sao cho hiệu quả. Cái gì có ưu tất có khuyết, mình ko tốn tiền mua con giống tốt thì sẽ có những con ko mong muốn đính kèm. Nhiệm vụ người làm là làm sao nuôi đúng kỹ thuật cho khuẩn tốt phát triển mạnh nhất.
Mọi gốc rễ của bệnh dịch đều do 3 loại gây nên đó là vi khuẩn , nấm và virus. Tất cả các bệnh do cùng 1 loại vi khuẩn gây nên sẽ có triệu chứng giống hệt nhau trên tất cả động thực vật. Nên hiểu sâu rộng về các chủng này thì sẽ ko có dịch bệnh. Và phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có 1 số loài thực vật động vật có khả năng tiêu diệt các tác động bất lợi bên ngoài. Thì đây là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp xanh sạch cháu muốn thấy hướng tới cũng của mọi người mong muốn ( trừ các công ty hóa chất).
Nhưng đòi hỏi phải sâu rộng và lâu dài. Đến nay theo cháu biết người Mỹ còn ko thể làm đc trên toàn quốc.
 


Các Bác cho hỏi chút: Rượu nấu theo kiểu truyền thống thì có nhất thiết phải khử andehit không ? Tại sao có rượu trong, rượu đục (không đề cập đến trường hợp cho thuốc trừ sâu để làm rượu trong nhé) ? Thường thì thấy rượu đế Long An đục và hơi lạt, còn rượu đế vùng Củ Chi, Hốc môn thì khá trong, còn Bàu đá thì trong thấy ớn !
 
Cái nghề làm men rượu, và các loại men,
được các nhà khoa học, đầu tiên là châu
Âu nghiên cứu và truyền bá khắp các trường
đại học ngày nay. Nguyên lý của nó là:

1- Nuôi cấy phát triển ưu tiên các giống
men năng suất cao.

2- Hạn chế tới mức tối thiểu các giống vi
khuẩn có hại.

Vì sao phải làm 2 việc này? Vì nguồn men
lấy trong tự nhiên, mà trong tự nhiên thì
luôn luôn có hàg triệu giống vi khuẩn, trong
đó có men tốt, và vi khuẩn có hại.

Dân ta tuy không có học điều đó, nhưng
những người làm men rất hiểu điều đó. Để
làm men, họ phải cho thuốc vào để ưu tiên
giống men tốt, và triệt hại vi khuẩn xấu.
Ai làm tốt 2 điều này, thì men của họ tốt,
có nhiều khách hàng mua men. Ngày xưa, tôi
không biết làm men, mặc dù mua men tốt về
làm giống, nhưng khi làm men, thì chất lượng
men rất thấp, có nhiều vi khuẩn hại bỗng
rượu. Bây giờ thông thương dễ dàng, nên
thử các giống men Âu Mỹ, và các giống men
nổi tiếng trong nước, để tìm ra men nào vừa
tốt, vừa kinh tế cho mình.

Aldehyt là chất độc xảy ra ngoài ý muốn
trong quá trình lên men, chủ yếu do men
xấu, và điều kiện lên men không thích hợp.
Với điều kiện dân chúng, không phải là nhà
khoa học có phòng thí nghiệm hàng tỷ đôla,
thì không thể khử được Aldehyt. Rượu nấu
ra cứ uống thôi. Rượu có nhiều Aldehyt thì
mùi vị không ngon, và uống bị đau đầu. Thấy
thế thì đừng mua, đừng uống nữa. Nếu vì rẻ
mà cứ mua uống, thì uống ít thôi, hoặc bị
say rượu chết, hay bi ung thư, thì ráng
chịu.

Rượu trong rượu đục cũng có những lý do
tương tự, tôi cũng không rành lắm. Thế
nhưng tôi nấu rượu ra thì rất trong, mặc
dàu khi tôi nấu rượu, hoàn toàn theo chỉ
dẫn của chủ lò rượu và người bán men rượu.
Tôi hoàn toàn ngu dốt về làm men và nấu
rượu. Chỉ vì tôi là người làm thuê, không
có ý thức và ham muốn trau giồi nghề nghiệp.
Dù rượu ngon, bán chạy, thì tôi vẫn chỉ có
một đồng lương như rượu dở, rượu khê thôi.
Chỉ khi nào tôi làm chủ lò rượu, lúc ấy mới
cần đi sâu vào kỹ thuật, nâng cao tay nghề.
Về việc xài máy lạnh.

Bạn cho rằng máy lạnh tốn tiền điện?
Không đâu. Đừng chạy hết công suất,
mà chỉ chạy trong buồng nhỏ hẹp lên
men rượu mà thôi, giữ nhiệt độ dưới
30 độ, thì không tốn nhiều tiền điện.
Chẳng có cách nào cho khỏi khê rượu,
khi khí trời nóng lên 40 độ cả. Nếu
không xài máy lạnh, thì bạn phải bỏ
hết số bỗng rượu bạn đang lên men.
Số tiền đó cũng thừa trả tiền điện xài
máy lạnh rồi.

Không xài máy lạnh, cũng có thể làm
mát buồng ủ rượu bằng cách làm giàn
mưa rồi thổi gió bằng máy quạt qua
màn mưa đó. Nước mưa rớt xuống rất mát
và ở trên nóc buồng ủ rượu. Cách này
cũng tốn tiền điện không kém.
 
5uNRiTN.jpg


P2GlTG.jpg


8WwJO5s.jpg

Tôi chưa nấu nồi nào cả. Bạn có thể hướng dẫn tôi được không?
Cám ơn bạn!
Để mai e chụp hình cho a xem
Đầu tiên là nấu cơm và ủ với men(hình 3, men mua ở chỗ bán gạo và làm theo hướng dẫn, e nấu 20kg bỏ 3 bịch men nhỏ ). 7 ngày sau đổ vào nồi nấu . A nhìn hình chỗ nào ko hiểu thì hỏi e
 
Đầu tiên là nấu cơm và ủ với men(hình 3, men mua ở chỗ bán gạo và làm theo hướng dẫn, e nấu 20kg bỏ 3 bịch men nhỏ ). 7 ngày sau đổ vào nồi nấu . A nhìn hình chỗ nào ko hiểu thì hỏi e

Tôi nấu cơm, xới ra, tãi mỏng cho nguội hẳn, chỉ còn 25 độ, không còn ấm, mới rắc men. Rắc men khi cơm ấm sẽ làm chết men.

Sau khi rắc men lên mặt lớp cơm tãi mỏng, thì xếp từng miếng vào thúng hay thùng, từng lớp lên nhau, không cần trộn đều, vì từng lớp cũng đều rồi. Men là sợi dài màu trắng mọc ra, và ăn xuyên qua những lớp cơm có rắc men. Chừng 4-6 ngày thì men mọc đêu khắp cả thùng, rồi làm cơm nhũn nhão ra, xẹp xuống, như thùng cháo đặc, như bánh đúc, chứ không lồng kồng như cơm nguội ban đầu. Đó là thời gian ủ meo nấm mốc.

Sau đó đổ thêm nước lã vào, ước chừng bằng số cơm men, và để thêm 4-7 ngày nữa. Đó là thời gian ủ men.

Sau đó mới đổ vào nồi nấu rượu.

Hình chụp của bạn không rõ cách ngưng của bạn ra sao. Sau đây là sơ đồ dựa vào hình chụp của bạn.

Bên trái là thùng nấu bỗng. Hơi rượu bốc lên qua đường ống đồng chạy theo ống đồng ruột gà, tụ lại và chảy ra ngoài. Ông đồng ruột gà ngâm trong bể nước bạn xây bằng xi măng, nhưng cũng có thể chỉ là một thùng phuy lớn đựng nước cỡ 200 lít. Gần đáy bể thì có lỗ, cho ống đồng ruột gà này xuyên qua. Trong bể có một cái phễu thật dài, gần chạm đáy bể. Khi nấu ra rượu một lúc, thì nước trong bể ấm lên, ta đổ một thùng nước lạnh vào phễu. Nước lạnh này chảy xuống đáy bể, dâng mức nước lên vòi trên thành bể, và chảy ra ngoài. Ống đồng ruột gà này có thể có 4 đến 6 vòng là đủ. Thùng phuy có thể chứa vòng ống to rộng hơn trong ảnh của bạn, năng suất có thể gấp đôi của bạn. Năng suất có nghĩa là hơi rượu ra mạnh hơn, nhanh hơn, lấy được nhiều rượu hơn, và đương nhiên độ rượu thấp hơn. Muốn độ rượu cao, thì thay nước chậm thôi, để nước bể nóng hơn.

2016bd9f08ce-5949-4cb2-9aa3-e12cdefdb743.jpg
 
Tôi nấu cơm, xới ra, tãi mỏng cho nguội hẳn, chỉ còn 25 độ, không còn ấm, mới rắc men. Rắc men khi cơm ấm sẽ làm chết men.

Sau khi rắc men lên mặt lớp cơm tãi mỏng, thì xếp từng miếng vào thúng hay thùng, từng lớp lên nhau, không cần trộn đều, vì từng lớp cũng đều rồi. Men là sợi dài màu trắng mọc ra, và ăn xuyên qua những lớp cơm có rắc men. Chừng 4-6 ngày thì men mọc đêu khắp cả thùng, rồi làm cơm nhũn nhão ra, xẹp xuống, như thùng cháo đặc, như bánh đúc, chứ không lồng kồng như cơm nguội ban đầu. Đó là thời gian ủ meo nấm mốc.

Sau đó đổ thêm nước lã vào, ước chừng bằng số cơm men, và để thêm 4-7 ngày nữa. Đó là thời gian ủ men.

Sau đó mới đổ vào nồi nấu rượu.

Hình chụp của bạn không rõ cách ngưng của bạn ra sao. Sau đây là sơ đồ dựa vào hình chụp của bạn.

Bên trái là thùng nấu bỗng. Hơi rượu bốc lên qua đường ống đồng chạy theo ống đồng ruột gà, tụ lại và chảy ra ngoài. Ông đồng ruột gà ngâm trong bể nước bạn xây bằng xi măng, nhưng cũng có thể chỉ là một thùng phuy lớn đựng nước cỡ 200 lít. Gần đáy bể thì có lỗ, cho ống đồng ruột gà này xuyên qua. Trong bể có một cái phễu thật dài, gần chạm đáy bể. Khi nấu ra rượu một lúc, thì nước trong bể ấm lên, ta đổ một thùng nước lạnh vào phễu. Nước lạnh này chảy xuống đáy bể, dâng mức nước lên vòi trên thành bể, và chảy ra ngoài. Ống đồng ruột gà này có thể có 4 đến 6 vòng là đủ. Thùng phuy có thể chứa vòng ống to rộng hơn trong ảnh của bạn, năng suất có thể gấp đôi của bạn. Năng suất có nghĩa là hơi rượu ra mạnh hơn, nhanh hơn, lấy được nhiều rượu hơn, và đương nhiên độ rượu thấp hơn. Muốn độ rượu cao, thì thay nước chậm thôi, để nước bể nóng hơn.

2016bd9f08ce-5949-4cb2-9aa3-e12cdefdb743.jpg
Thì e nói anh ấy ko biết gì cứ hỏi . Còn men ủ bây giờ là bỏ thẳng cả nước vào luôn . Chỉ cần để cơm nguội rồi bỏ tất cả vào thùng . Xấp xấp nước là dc. 20kg gạo chừng 40l nước .
Ống đồng của e mua ko mua dc loại lớn nên đành chịu. Phía cuối ống của e nó ko thẳng mà vọng xuống , như nước trong bồn cầu ấy . Nên hơi rượu chưa ngưng tụ hết ko thoát ra dc. Giữ được rượu .
Vì e xây bể lớn nên ko cần châm thêm nước . Chỉ đảo nước lên thôi.
E có 1 vấn đề là cái ống đồng khi nấu nó ra rỉ đồng . Ko biết làm sao. Nên đành lấy vải lọc.
 
Last edited:
Bạn cho mình số điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ, mình qua chỗ bạn chơi được không?
0966993609
A có thể ghé chỗ nào nấu rượu gần đó xem cũng dc mà . Ko khó đâu . Chủ yếu cái nồi cho ngon sẽ được thôi . A xem Google maps . E ở xã minh tân, huyện dầu tiếng , tỉnh Bình Dương
 


Back
Top