Khi thương lái Trung Quốc “bỏ bom”

Trồng chuối bán cho… dê, bò, heo

TP - Không chỉ dưa hấu, thanh long, vải thiều... những ngày gần đây, câu chuyện chuối ế nóng hơn bao giờ hết. Nguyên nhân cũng xuất phát từ chuyện thương lái Trung Quốc từ chối thu mua, còn nông dân vẫn chưa thoát được tâm lý làm nông nghiệp kiểu “phong trào”.
5a_EGWI.jpg

Chuối già hương xuất khẩu phải để cho lợn ăn vì rớt giá. Ảnh: Đ.M.

Lại chuyện thương lái Trung Quốc biến mất

Câu chuyện chuối rớt giá thê thảm ở huyện Trảng Bom, Thống Nhất (Đồng Nai) những ngày gần đây khiến nhiều người không khỏi xót xa về giá trị của nông sản và công sức của bà con nông dân. Nhiều người dân ở Đồng Nai bán chuối với giá chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg, song cũng chẳng ai mua. Dẫn chúng tôi vào vườn chuối già hương, ông Vòng A Sáng (xã Bàu Hàm, H.Trảng Bom) chỉ vào nhiều buồng chuối đã chín rục, rụng xếp từng lớp nằm ngổn ngang trên đất mà nghẹn giọng: “Năm trước thấy trồng chuối già hương xuất khẩu “có ăn”, tui phá bỏ vườn cà phê, mua hơn 1.000 cây giống chuối cấy mô về trồng. Có bao nhiêu tiền dành dụm, vay mượn được tui đều đổ hết vào hệ thống tưới, phân bón, chăm sóc cây đúng theo quy trình. Năm nay thời tiết, vụ mùa đều thuận lợi cho chuối trổ buồng, kết trái. Dự kiến thu hoạch được hơn 10 tấn chuối, bán giá như mọi năm là gần đủ vốn đầu tư. Thế nhưng, đùng một cái, chủ vựa thông báo không mua vì Trung Quốc không nhập hàng. Vậy là bao nhiêu ước mơ, kỳ vọng tan tành theo mây khói”.

Ông Lý Quang Hải, một hộ trồng chuối ở xã Quang Trung đã đầu tư trên 100 triệu đồng vào trồng chuối. “Lúc mới mua giống, chủ vựa đảm bảo bao tiêu hết. Nhưng nay chủ vựa “chạy làng” thì mình cũng phá sản. Việc bảo đảm bao tiêu cũng chỉ là “hợp đồng miệng” nên đành chịu” - ông Hải thở dài. Đang trò chuyện với PV, có người hỏi mua chuối về cho gia súc ăn, ông Hải chỉ thẳng ra vườn, nói: Muốn mua bao nhiêu thì chặt. Họ mua chuối về cho… dê, bò, heo ăn. Mua 1 tấn chuối với giá cao nhất chỉ 1 triệu đồng, chưa tới 1.000 đồng/kg.

Những người trồng chuối ở xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự, do thương lái bỗng dưng… biến mất. Nhiều hộ dân trồng chuối nơi đây phải chặt bỏ hoặc bán tháo để cho bò, dê ăn.

Ít quan tâm nhu cầu thị trường

Giưa năm 2015, diện tích trồng chuối của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết, khiến năng suất, sản lượng chuối sụt giảm mạnh. Thêm vào đó, trong năm 2016, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối của Philippines, do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép và thay vào đó là tăng cường nhập khẩu chuối từ Việt Nam. Dẫn đến đẩy giá chuối tăng mạnh, thậm chí có thời điểm, giá chuối lên đến 23.000 đồng/kg. Nhiều nông dân chuyển sang trồng chuối. Thậm chí, có địa phương triển khai rộng rãi mô hình trồng chuối cho nông dân, khiến diện tích trồng tăng lên nhanh chóng.

Ông Võ Quang Huy - Giám đốc Cty TNHH Huy Long An, một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chuối hàng đầu của Việt Nam, cho biết: “Trong năm 2016, khi thấy người dân một số tỉnh Đông Nam Bộ đổ xô trồng chuối, chúng tôi đã thấy không ổn rồi. Thực tế, từ đầu năm nay, ở Trung Quốc, sản xuất chuối đã được phục hồi và đang là mùa thu hoạch chuối ở thị trường này nên hạn chế nhập của Việt Nam cũng là dễ hiểu. Đó cũng là lý do giá chuối trong nước bắt đầu rớt thê thảm như hiện nay”.

TS Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, phải thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp từ khâu dự báo thị trường, quy hoạch đến sản xuất mới giải quyết được tình trạng dư thừa nông sản. “Lâu nay nền nông nghiệp của Việt Nam sản xuất không theo nhu cầu thị trường, nông dân thấy giá cao là đổ xô vào nuôi, trồng mà ít quan tâm đến nhu cầu thị trường như thế nào, bán đi đâu. Nếu không thay đổi được điều này thì vẫn mãi loay hoay trong vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, dội chợ - TS Mai nói.

Ông Lê Văn Bảnh - Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Bộ NN&PTNT, nói: Chẳng có đất nước nào như Việt Nam có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm nông nghiệp, nhưng lại chỉ trông chờ vào việc bán sản phẩm chủ yếu ở dạng thô. Nông dân cũng còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy bán mà không liên minh, liên kết thì làm sao làm ăn lớn được? Đó là chưa kể hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, đặc biệt nhiều sản phẩm phải bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu, theo ông Bảnh cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu thông qua việc quảng bá nông sản, phát triển hệ thống phân phối ở các cửa hàng để giới thiệu tới tay người dùng.

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối Việt Nam

Ngày 1/3, trao đổi với PV Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Kiểm dịch thực vật vùng VII (Cục Bảo vệ Thực vật) cho biết, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối xanh từ Việt Nam qua cửa khẩu ở Lạng Sơn. Trước đây, mỗi ngày có khoảng hơn 10 xe chuối xanh (chuối tiêu và chuối tây), mỗi xe khoảng 20 tấn. Tuy nhiên, hơn một năm nay, chuối xuất đi Trung Quốc rất ít, mỗi ngày chỉ khoảng một hai xe chuối tây. “Hiện nhiều vùng ở Trung Quốc đã trồng chuối, đặc biệt là chuối tiêu. Sản phẩm trong nước họ rất nhiều, nên không nhập của Việt Nam nữa. Việc giảm nhập là do thị trường điều tiết, chứ không liên quan đến chuyện đóng hay mở cửa biên giới vì hoạt động giao thương vẫn diễn ra bình thường”- bà Hà nói.

Nam Khánh
Nguồn: Tiền Phong
 


Toàn là đỗ lỗi cho nông dân, chẳng có quan tâm đến chút nào. Nếu trồng và nuôi bán được gí thì nhà nước thu thuế ăn. Còn bán không được thì đỗ lỗi là nông dân thế này thế nọ. Vô trách nhiệm ngu dốt, tham lam, không biết mua bán vì cả, tự nông dân làm tự bán. Nếu không có Trung Quốc thì thôi. Chứ không có bán được ở đâu cả, khi thế giới đang cần.
Ở quê tôi 1 lũ đi học chung với con tôi. Đứa học giỏi đậu đại học , không có chân to mặt bự quen biết thì đi làm cho các công ty tư nhân. Còn lại 1 lũ ngu dốt thi rớt về làm cán bộ ....Có băng chứng thực tế rỏ ràng, vì thế nên mới có ngu dốt 1 lũ có bè phái , làm hại người dân
Có ai dám đương đầu ra , bảo nông dân trồng và nuôi con gì, và bao tiêu sản phẩm không?
Tiến sĩ dỏm 1 bây, cử nhân mua 1 lũ, ... Mà sao không làm được gì cả
 
Toàn là đỗ lỗi cho nông dân, chẳng có quan tâm đến chút nào. Nếu trồng và nuôi bán được gí thì nhà nước thu thuế ăn. Còn bán không được thì đỗ lỗi là nông dân thế này thế nọ. Vô trách nhiệm ngu dốt, tham lam, không biết mua bán vì cả, tự nông dân làm tự bán. Nếu không có Trung Quốc thì thôi. Chứ không có bán được ở đâu cả, khi thế giới đang cần.
Ở quê tôi 1 lũ đi học chung với con tôi. Đứa học giỏi đậu đại học , không có chân to mặt bự quen biết thì đi làm cho các công ty tư nhân. Còn lại 1 lũ ngu dốt thi rớt về làm cán bộ ....Có băng chứng thực tế rỏ ràng, vì thế nên mới có ngu dốt 1 lũ có bè phái , làm hại người dân
Có ai dám đương đầu ra , bảo nông dân trồng và nuôi con gì, và bao tiêu sản phẩm không?
Tiến sĩ dỏm 1 bây, cử nhân mua 1 lũ, ... Mà sao không làm được gì cả
bạn nói hay đó,nếu có ăn hay liếm lám đc thì cả lũ nhảy vào. tối ngày chỉ lên mặt nói dốc thì giỏi chứ thật sự ngu dốt thôi. hội nghị này hội nghị kia có 1 nói 10. đi dự hội nghị xong nghe báo đài nói lại mà thấy nhục
 
không đọc hết nội dung
nhưng thú thật, làm việc với nông dân - khiếp lắm - còn hơn đánh bạc ấy
Cau noi chuan nhung hoi voi quy chup roi. Tinh canh gia nong san nhu vay la do cach lam khong theo tieu chuan nao ca, khi ban thi cu cho tra cao ma ban, khong them quan tam gia co on dinh hay khong. Van chieu bai: ho bo it von bat dau mua sp A, gia 1₫, mai tang gia, vai hom nua tang gia...khi gia sp A len 2₫. Ho lai dem sp A ban lai cho nguoi di gom hang de chot loi qua cac kenh khac nhau. Va chung ta mat tien bac, thoi gian vo ich di lam nhung thu cha biet nhu cau thi truong can nhu the nao> bo di> thiet hai kinh te
 
Các anh,chị có biết là TQ có 1 khu Bảo tàng chuối, họ thu thập hơn 80% các giống chuối Vn về bảo tồn và nhân giống ở Quảng Tây.
Nếu muốn bán nông sản cho TQ thì bạn phải trồng những loại nào thu hoạch vào mùa Đông, vì TQ mùa nông là nông nghiệp đóng băng, 1,3 tỷ dân cần nhu cầu thực phẩm trong 3 tháng Đông quá lớn, không thể trữ đủ, họ sẽ qua Vn vào các nước lân cận nhập khẩu nông sản.
Đây là quy luật kinh doanh theo chu kì.

Tôi đồng ý với anh Nguyen Van Khanh, nông dân bây giờ kinh lắm, nếu đầu tư phân bón hoặc bán cho họ thì nguy cơ nợ xấu cao. Khi họ thiếu tiền ở đại lý hay Cty của bạn nhiều, họ sẽ chuyển sang mua nợ chỗ khác. Thực trạng hiện nay là vậy, tôi cũng đang bị nợ xấu từ nông dân hiện tại khá nhiều. Tôi rút ra kinh nghiệm: Đừng bao giờ tin vào lời hứa Nông dân, họ không bao giờ đúng hẹn, Nhất là về Tài chính.
Cảm ơn.
 
Định không nói nữa, nhưng nói thêm tí...
Tờ trình 182 của Ngân hàng nhà nước đã đẩy các đơn vị xuất nhập khẩu biên giới vào thế " nguy hiểm ". Trong khi đó quyết định số 52/2015 của Thủ Tướng lại chưa bắt kịp hiện nay.
Ban Chỉ đạo thương mại biên giới Trung ương vẫn chưa làm tốt.
 

Không bình luận gì về việc thương lái TQ nữa các bác ạ, nông dân quan điểm vẫn thế, KHÔNG THỂ thay đổi được, thấy năm nay được giá thì sang năm tự khắc biết hàng đó rẻ mà cứ lao vào, làm ăn như kiểu đi chợ làng đây, toàn hứa tiền MẶT, xong xuôi đổ bể chả thấy MẶT tiền đâu cả...
 
Toàn là đỗ lỗi cho nông dân, chẳng có quan tâm đến chút nào. Nếu trồng và nuôi bán được gí thì nhà nước thu thuế ăn. Còn bán không được thì đỗ lỗi là nông dân thế này thế nọ. Vô trách nhiệm ngu dốt, tham lam, không biết mua bán vì cả, tự nông dân làm tự bán. Nếu không có Trung Quốc thì thôi. Chứ không có bán được ở đâu cả, khi thế giới đang cần.
Ở quê tôi 1 lũ đi học chung với con tôi. Đứa học giỏi đậu đại học , không có chân to mặt bự quen biết thì đi làm cho các công ty tư nhân. Còn lại 1 lũ ngu dốt thi rớt về làm cán bộ ....Có băng chứng thực tế rỏ ràng, vì thế nên mới có ngu dốt 1 lũ có bè phái , làm hại người dân
Có ai dám đương đầu ra , bảo nông dân trồng và nuôi con gì, và bao tiêu sản phẩm không?
Tiến sĩ dỏm 1 bây, cử nhân mua 1 lũ, ... Mà sao không làm được gì cả
Vẫn like nhưng thật sự thì lỗi ở nông dân trước hết, làm nông mà không biết vtc16 là kênh truyền hình gì, thấy loại này giá cao thì phá bỏ tất cả những gì mình đã và đang có để làm. "Tham thì thâm", nếu chỉ trồng xen thì đâu đến nỗi. Về phía Nhà nước thì báo, đài, táo quân nói nhiều rồi, không tiện bàn thêm.
 
Các anh,chị có biết là TQ có 1 khu Bảo tàng chuối, họ thu thập hơn 80% các giống chuối Vn về bảo tồn và nhân giống ở Quảng Tây.
Nếu muốn bán nông sản cho TQ thì bạn phải trồng những loại nào thu hoạch vào mùa Đông, vì TQ mùa nông là nông nghiệp đóng băng, 1,3 tỷ dân cần nhu cầu thực phẩm trong 3 tháng Đông quá lớn, không thể trữ đủ, họ sẽ qua Vn vào các nước lân cận nhập khẩu nông sản.
Đây là quy luật kinh doanh theo chu kì.

Tôi đồng ý với anh Nguyen Van Khanh, nông dân bây giờ kinh lắm, nếu đầu tư phân bón hoặc bán cho họ thì nguy cơ nợ xấu cao. Khi họ thiếu tiền ở đại lý hay Cty của bạn nhiều, họ sẽ chuyển sang mua nợ chỗ khác. Thực trạng hiện nay là vậy, tôi cũng đang bị nợ xấu từ nông dân hiện tại khá nhiều. Tôi rút ra kinh nghiệm: Đừng bao giờ tin vào lời hứa Nông dân, họ không bao giờ đúng hẹn, Nhất là về Tài chính.
Cảm ơn.
 
Vậy thì cứ nhắm thứ gì đang rẽ thì cứ đầu tư vào..tôi chẳng hỉu biết nhìu về thị trường kinh tế vn và tg..nhưng tôi hỉu tâm lí của những ng nông dân..làm nông cứ như đánh bạc đấy các bác..hên thì hốt đậm ..mà xui thì nợ nần..rồi cứ loay hay chẳng khá nổi..quanh năm cặm cụi ngoài đồng án..mà các bác biết lí do nào để họ ra sức lau từng giọt mồ hôi muối từng ngày mà vẫn cố gắng ko..là vì ho hi vọng..đặt niềm tin vào sự đâu tư của mình..càng hi vọng nhìu đến đâu thì sự đau khỗ nhìu bấy nhiu khi giá thành rớt giá..mà làm nông thì phụ thuộc tất vào cái mà họ đầu tư ...giá thành rẽ thì sao trả lãi nhà nước.sao lo cơm áo gạo tiền hằng ngày..đâm ra ko thể duy trì típ sự lựa trọn của mình mà quay sang trồng cây này nui con khác để bù đắp những gì đã mất..nếu các bác thực sự là một nông dân chân lắm tay bùn thì sẽ hỉu cảm giác thê thảm khi trồng cây gì nui con gì cũng bán ko trôi..đìu tôi mong đợi chỉ có thể là hạ lãi xuất ngân hàng...vì mỗi tháng fải trã lãi ngân hàng wá cao đem sinh ra nợ nóng bên ngoài..thứ hai giảm bớt những tiến sĩ sách vỡ...mà hãy đưa tận tay kĩ thuật đến tận tay nông dân...thứ ba là hạn chế những bài báo tâng bốc và hạ giá nông sản..làm ảnh hưởng đến tâm lí nông dân..thứ tư là nên ưu ái với những doanh nghiệp thu mua và fân fối nông sản ra nước ngoài...thứ năm là vấn đề khó nhất fụ thuộc vào tư duy của mỗi người nông dân..hãy tự định hình lại bản thân của một ng nông dân chất chất thật thà..ko chạy đua với lợi nhuận mà bất chấp tất cả..kinh tế vn fát triển hay ko đều fụ thuộc nhìu vào "cách làm" của mỗi ng ...
 
vậy giải pháp là thế nào hả các anh/chị. Em thấy nếu nông dân được chính quyền định hướng phát triển theo hướng hợp tác xã quy mô lớn như anh Huy Long An và một hợp tác xã trồng chuối xuất khẩu ở Cần Thơ thì cơ hội của Việt Nam sẽ tốt hơn. Thị trường của chuối đâu chỉ ở mỗi Trung Quốc
 
Ông Út Huy tức là Quốc Huy, chẳng có hợp tác xã, chẳng có nhà nước, chính quyền gì cả. Ông ta tự bươi chảy, tự tìm cây con, tự tím chỗ bán. Nhưng Ông Huy tiền vốn khó có ai bằng
Đối với nông dân nghèo hoặc trung bình thì chỉ xin vào làm thuê cho ông Huy mà thôi.
Chứ đừng có mơ như ông ta
 
Ông Út Huy tức là Quốc Huy, chẳng có hợp tác xã, chẳng có nhà nước, chính quyền gì cả. Ông ta tự bươi chảy, tự tìm cây con, tự tím chỗ bán. Nhưng Ông Huy tiền vốn khó có ai bằng
Đối với nông dân nghèo hoặc trung bình thì chỉ xin vào làm thuê cho ông Huy mà thôi.
Chứ đừng có mơ như ông ta
Vậy là ông Út Huy làm gì có tiền vốn đó vậy bác, do làm nông nghiệp hay làm gì trước đó
 
nông dân thì tham, bộ máy nhà nc thì yếu kém. túm lại cứ kiểu này thì... mãi cũng chỉ nvay thôi!
 
Đừng có hơi chút kêu nhà nước. NN chỉ là cơ quan quản lý hành chính, có ở đâu đi cầm tay chỉ việc? Làm kinh tế thì phải theo cơ chế thị trường, lời ăn lỗ chịu. Quy luật tất yếu là người kém phải đi làm thuê cho người giỏi mà. Chọn được ô chủ giỏi mà làm thuê cũng tốt chứ, tội gì cứ làm cò con chạy theo phong trào
 
Các anh,chị có biết là TQ có 1 khu Bảo tàng chuối, họ thu thập hơn 80% các giống chuối Vn về bảo tồn và nhân giống ở Quảng Tây.
Nếu muốn bán nông sản cho TQ thì bạn phải trồng những loại nào thu hoạch vào mùa Đông, vì TQ mùa nông là nông nghiệp đóng băng, 1,3 tỷ dân cần nhu cầu thực phẩm trong 3 tháng Đông quá lớn, không thể trữ đủ, họ sẽ qua Vn vào các nước lân cận nhập khẩu nông sản.
Đây là quy luật kinh doanh theo chu kì.

Tôi đồng ý với anh Nguyen Van Khanh, nông dân bây giờ kinh lắm, nếu đầu tư phân bón hoặc bán cho họ thì nguy cơ nợ xấu cao. Khi họ thiếu tiền ở đại lý hay Cty của bạn nhiều, họ sẽ chuyển sang mua nợ chỗ khác. Thực trạng hiện nay là vậy, tôi cũng đang bị nợ xấu từ nông dân hiện tại khá nhiều. Tôi rút ra kinh nghiệm: Đừng bao giờ tin vào lời hứa Nông dân, họ không bao giờ đúng hẹn, Nhất là về Tài chính.
Cảm ơn.

Thực ra anh cần nói rõ hơn là nếu đầu tư phân bón cho nông dân. Có 2 khả năng
1. Họ được mùa, thì tiền họ trả sòng phẳng, nhưng vụ sau lại mua nợ tiếp của đại lý mình.
2. Họ mất mùa, họ chuyển sang mua nợ tiếp ... của đại lý khác.
 
nói thật chứ nhà mình cũng làm nông. mà cả năm mới thấy cán bộ nông nghiệp
về thôn 1 lần, mà về cũng không làm gi, chỉ đi loanh quanh rồi về, thử hỏi như thế nông dân làm sao biết được tình hình chứ, nông dân ngày nào cũng phải đi làm kiếm tiền, lấy thời gian đâu ra mà đi tìm hiểu thị trường, tình hình nông nghiệp các vùng. nên họ thấy cái gì có lợi họ phải làm để kiếm thêm thu nhập
 


Back
Top