Thảo luận CÓ PHẢI MẬT ONG THẬT THÌ KIẾN KHÔNG BU?

Em chào cả nhà Agriviet. Trong quá trình bán hàng em gặp phải nhiều câu hỏi như:
- Tại sao mật ong thật mà kiến vẫn bu ?
- Tại sao mật lại bị đóng đường?
- Tại sao mật lại có đợt thì loãng đợt thì đậm đặc hơn?
- Có cách nào phân biệt mật ong thật và mật ong giả?
- Có nên để mật ong trong ngăn đá tủ lạnh?
.................................................
Bằng hiểu biết chút ít của em, em có giải thích nhưng thiếu minh chứng. Có bác nào có tài liệu và minh chứng khoa học về mật ong cho em xin với ạ. Rất mong ý kiến thảo luận ạ. Thanks
 


Em chào cả nhà Agriviet. Trong quá trình bán hàng em gặp phải nhiều câu hỏi như:
- Tại sao mật ong thật mà kiến vẫn bu ?
- Tại sao mật lại bị đóng đường?
- Tại sao mật lại có đợt thì loãng đợt thì đậm đặc hơn?
- Có cách nào phân biệt mật ong thật và mật ong giả?
- Có nên để mật ong trong ngăn đá tủ lạnh?
.................................................
Bằng hiểu biết chút ít của em, em có giải thích nhưng thiếu minh chứng. Có bác nào có tài liệu và minh chứng khoa học về mật ong cho em xin với ạ. Rất mong ý kiến thảo luận ạ. Thanks
mật ong thật thì kiến vẫn tới ăn như thường,về phần đóng đường thì mật nhà nuôi hay mật rừng đều bị nhưng đó chỉ là mật ong kết tinh lại chứ kông phải đường mà tùy từng tháng hoặc mùa hoa khác nhau mới kết tinh chứ kông phải cứ để lâu là kết tinh.mật loãng hay đặc thì do mật chín hay mật non,mật chín là loại ong đã vít nắp lỗ tổ vì loại đó đã đạt tiêu chuẩn của chúng để cất dự trữ nên mật đó rất đặc,còn mật non là mật chưa vít nắp nên còn lẫn nhiều nước nên bảo quản nhanh hỏng và loãng,còn một yếu tố nữa là tùy từng loại hoa hoặc mật nào mà khai thác đầu vụ thì rất đặc vì còn lẫn cả mật của ong dự trữ ăn mùa đông chưa hết nên rất đặc.như mình đã nói ở trên thì mật đã đạt tiêu chuẩn thì kông cần để tủ lạnh,chỉ cần bảo quản trong chai và để nơi thoáng mát thì để dc thời gian dài rồi.có khi tới vài năm cũng chưa hỏng.mình hay đi bắt ong rừng về bán mật và cũng có vài đàn nuôi chơi thì so sánh như vậy,vài dòng góp ý với chủ thớt.
 
Theo tôi thiết nghĩ thì cho đến bây giờ nhiều người còn ngộ nhận "mật ong nuôi" với " mật ong giả"
Trước tiên thì tôi xin nói sơ về cụm từ "mật ong giả": Mật ong giả có thể là loại mật nào đó không phải do con Ong tiết ra (VD mật mía hay mật đường ...).
Như vậy nếu mật được khai thác từ tổ Ong do các con Ong tạo ra mật thì tất cả đấy đều được gọi là mật Ong. Trong chuyên môn người ta chỉ phân biệt 1 chút ít sự khác nhau (tương đối nhỏ) giữa mật ong rừng (khai thác tự nhiên) và mật ong nuôi.
- Mật ong tự nhiên là do các con ong đi hút mật từ nhiều loại hoa khác nhau, (mật ong nuôi cũng có đặc tính này nhưng thường để đạt năng suất cao thì người nuôi có phần chủ động hơn) chính vì vậy mà mật Ong Rừng thường có vị thơm đặc biệt, để chống trọi với thiên nhiên thì ong rừng cũng có tính chăm chỉ hơn nên mật có độ sánh đặc nhiều hơn, Độ ngọt cao hơn.
- Về Ong nuôi thì tùy mùa và tùy Loại VD ở miền Tây thì có Mật Ong Nhãn thơm, ngọt, nhưng mật có màu vàng nhạt, đễ kết tinh mật. Mật Ong tràm thì màu Vàng sẫm, thơm, nhưng ít ngọt hơn, Mật Ong Xoài hay mật ong Lúa thì có vị lạt và chua nhẹ, vàng vàng nhạt (không hấp dẫn), Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên có mật ong Cao Su, Mật ong Cafe, ... Nghề nuôi ong thật vất vả cho nên vào các tháng nghịch vụ (hoa ít) họ thường phải di chuyển các thùng ong để đảm bảo chúng có thức ăn,.. thì loại mật này tuy nuôi nhưng cũng chất lượng (mùi hương thì có thể tùy vào từng loại hoa chuyên biệt)
- Ngoài ra, còn 1 vài nông dân khác để đảm bảo năng suất mật và đạt lợi nhuận cao (giảm chi phí vận chuyển) thì người nuôi thường hay bổ sung thức ăn cho Ong là mật đường hay nước đường.... Mật này cũng do Ong tạo ra, nhưng không lấy từ Hoa. Nên mật này kém nhất.
--------------------
Vậy trả lời ý kiến của bạn
-- Mật Ong "thật" hay "giả" cũng đều bị kiến bu.
-- Độ loãng hay đặc cũng tùy thuộc vào mùa và thời điểm khai thác
-- Mật Ong cũng thường hay kết tinh mật và bị tách nước.
-- Mật ong rất dễ bị Oxy hóa (mật sẽ biến màu sậm hơn, có vị đắng nhẹ).
Phân biệt mật và bảo quản
-- dùng giấy thuốc rê (giấy hút thuốc quấn của người xưa), lấy chiếc đũa chấm vào mật và nhiễu lên giấy, thấy mật không lan nước thì mật đậm đặc sẽ tốt hơn.
-- Nên chia nhỏ các ra các lọ, sử dụng từng lọ, tránh tiếp xúc nhiều với không khí. Chỉ cần bảo quản ở ddieuf kiện thoáng mát bình thường là được.
 
Em cũng bán mật ong, nhưng là mật ong rừng nguyên chất, mới đầu khách cũng có các câu hỏi tương tự như bác vậy, em cũng trả lời.... qua thời gian sử dụng gọi điện khen mật, rồi đặt mua cả mấy Lít, mắc dù em bán 1tr/1lit vẫn khan hàng, vì mật ong rừng theo mùa, mà rừng càng ngày càng thu hẹp :(
 
Em cũng bán mật ong, nhưng là mật ong rừng nguyên chất, mới đầu khách cũng có các câu hỏi tương tự như bác vậy, em cũng trả lời.... qua thời gian sử dụng gọi điện khen mật, rồi đặt mua cả mấy Lít, mắc dù em bán 1tr/1lit vẫn khan hàng, vì mật ong rừng theo mùa, mà rừng càng ngày càng thu hẹp :(
để cho mình 3 lít được không bạn? cám ơn
 
Không cần nhỏ mật lên giấy đâu. Cách đó không chính xác.
Cứ cân 1 lít mật lên. Trên 1 ký 3 là mật đặc. Dưới 1 ký 2 là mật loãng.

Mật giả và mật thật khác nhau ở chỗ đường Gluco (mật ong) hay đường Sacaro (đường mía) và Fructo (mật mía, trái cây). Trong phòng thí nghiệm thì có thể biết được, nhưng chúng ta dân thường thì không biết. Fructo rất ngọt, và có hại cho sức khỏe, cũng có trong mật ong. Vì vậy, mật ong mà ngọt thì có hại hơn là mật ong nhạt.
Fehling's reagent.

Đó là một chất lỏng màu xanh, được pha bằng 2 chất lỏng khác nhau (sun phát đồng và muối Kali).
Sau đó nhỏ giọt mật ong pha vào. Nếu là nước đường (mật ong giả) thì vẫn là màu xanh, nhưng nếu là mật ong thật thì màu xanh bị đổi sang màu đỏ:

fehlingsolution.jpeg


Đây là nguồn bằng tiếng Anh:

http://chemdemos.uoregon.edu/demos/Fehling-Test
 
để cho mình 3 lít được không bạn? cám ơn
Hiện em còn 1,5 lít để dùng, nếu bác muốn em để lại cho bác 1 lít :) , bác có thể test thoải mái đủ thứ cách, thấy mật ok thì lấy còn ko thì trả em để dùng dần cũng chẳng sao :). Em ở HCM nha bác.
 

Không cần nhỏ mật lên giấy đâu. Cách đó không chính xác.
Cứ cân 1 lít mật lên. Trên 1 ký 3 là mật đặc. Dưới 1 ký 2 là mật loãng.

Mật giả và mật thật khác nhau ở chỗ đường Gluco (mật ong) hay đường Sacaro (đường mía) và Fructo (mật mía, trái cây). Trong phòng thí nghiệm thì có thể biết được, nhưng chúng ta dân thường thì không biết. Fructo rất ngọt, và có hại cho sức khỏe, cũng có trong mật ong. Vì vậy, mật ong mà ngọt thì có hại hơn là mật ong nhạt.
Fehling's reagent.

Đó là một chất lỏng màu xanh, được pha bằng 2 chất lỏng khác nhau (sun phát đồng và muối Kali).
Sau đó nhỏ giọt mật ong pha vào. Nếu là nước đường (mật ong giả) thì vẫn là màu xanh, nhưng nếu là mật ong thật thì màu xanh bị đổi sang màu đỏ:

fehlingsolution.jpeg


Đây là nguồn bằng tiếng Anh:

http://chemdemos.uoregon.edu/demos/Fehling-Test
Cảm ơn bác. Cuối cùng cũng có người nói về phòng thí nghiệm,dùng khoa học để chứng minh. Thật ra để phân biệt mật ong thật và giả chỉ cần đem kiểm nghiệm là biết thôi. Như bác nói có thể xác định đường glucose bằng thuốc thử fehling pha giữa Fehling A và Fehling B. Ngoài ra còn có thể xác định thêm đường tổng số, xác định vi khuẩn nấm men - nấm mốc, hàm lượng nước ...Tuy nhiên những nhà bán lẻ và cả người tiêu dùng đều ít quan tâm đến vấn đề kiểm nghiệm thực phẩm nên các sản phẩm cứ bán tràn lan mà không có sự kiểm soát. Thật giả lẫn lộn không biết tin vào ai. Thiết nghĩ bao giờ nhà nước ta mới có sự quản lí chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả những sản phẩm bán ra đều có nguồn gốc rõ ràng và luôn được kiểm soát? tuy là khó nhưng mong rằng nó sẽ là xu hướng tất yếu trong một vài năm tới.
 
Tôi cho rằng nhà nước không nên làm chuyện kiểm nghiệm mặt hàng, và người dân chúng ta không nên mong chờ hay đòi hỏi ấy.

Vì sao? Vì có hàng tỷ tỷ mặt hàng. Sức nhà nước chỉ kiểm nghiệm từng con heo (lợn) không bị dịch thôi. Kiểm nghiệm từng chai mật ong thì đội giá thành lên, làm gì có ai mua nổi mật ong nữa? Từng lít nước mắm? Vân vân. Vậy cơ quan kiểm nghiệm cả nước phải cả triệu người, nhiều hơn cả người mua?
 
Em chào cả nhà Agriviet. Trong quá trình bán hàng em gặp phải nhiều câu hỏi như:
- Tại sao mật ong thật mà kiến vẫn bu ? --> Thành phần của mật ong có đường, nên mật ong nào chả hấp dẫn kiến
- Tại sao mật lại bị đóng đường? --> Do nhiệt độ, tuy nhiên có một vài loại mật mà sẽ không bị đóng đường (hình như là mật keo, cái này mình nghe một người nuôi ong chia sẻ nên không nhớ rõ lắm)
- Tại sao mật lại có đợt thì loãng đợt thì đậm đặc hơn? --> Do ảnh hưởng của thời tiết hoặc đầu mùa hoặc cuối mùa
- Có cách nào phân biệt mật ong thật và mật ong giả? --> mình thấy hầu như ai cũng hỏi câu này. Mà mình nghĩ phải sữa lại thành "Mật ong rừng" và "Mật ong nuôi". Chứ sản lượng mật ong nuôi hàng năm của Việt Nam cả hàng mấy chục ngàn tấn, mình chưa hiểu làm giả để làm gì (số liệu bạn search trang web bộ công thương)
- Có nên để mật ong trong ngăn đá tủ lạnh? --> Để nhiệt độ mát thôi

Mình cũng đang kinh doanh Mật ong rừng nên có vài chia sẻ với bạn
.................................................
- Tại sao mật ong thật mà kiến vẫn bu ?
--> Thành phần của mật ong có đường, nên mật ong nào chả hấp dẫn kiến

- Tại sao mật lại bị đóng đường?
--> Do nhiệt độ, tuy nhiên có một vài loại mật mà sẽ không bị đóng đường (hình như là mật keo, cái này mình nghe một người nuôi ong chia sẻ nên không nhớ rõ lắm)

- Tại sao mật lại có đợt thì loãng đợt thì đậm đặc hơn? --> Do ảnh hưởng của thời tiết hoặc đầu mùa hoặc cuối mùa

- Có cách nào phân biệt mật ong thật và mật ong giả? --> mình thấy hầu như ai cũng hỏi câu này. Mà mình nghĩ phải sữa lại thành "Mật ong rừng" và "Mật ong nuôi". Chứ sản lượng mật ong nuôi hàng năm của Việt Nam cả hàng mấy chục ngàn tấn, mình chưa hiểu làm giả để làm gì (số liệu bạn search trang web bộ công thương). Thêm nữa nếu mật ong pha đường vô thì vài bữa mật sẽ hư ngay.

- Có nên để mật ong trong ngăn đá tủ lạnh? --> Để nhiệt độ mát thôi

Mình cũng đang kinh doanh Mật ong rừng nên có vài chia sẻ với bạn
 
Mật ong thật thì kiến vẫn bù mà còn mật đặc hay loãng thì có nhiều nguyên nhân như quay mật ong mà mật còn non mật sẽ bị loàng, và vào mùa hè mật loãng hơn mùa đông, mật quay tháng 10, 11 thường vài tháng sau có hiện tượng đóng đường, mình thấy mật ong ruồi là chuân nhất ngon ngọn không gắt, mật của ông mật (ong Nuôi) cho nhiều mật mật cũng khá khác nhưng hơi khe khé, còn mật ong khoái thì loãng hơn và chua hơn ai không biết thì hay bảo mật đểu mật bị pha, Ông Mật thường trong tự nhiên ít phần lơn là nuôi, còn ong ruồi và ong khoái mình chưa thấy ai nuôi cả, tổ ong ruồi thường rất nhỏ đượng khoảng 0.5 lít mật còn tổ ong Khoái thì còn tùy có những tổ rất to có thể lên đến 50 đến 60 lít mất. còn nói về Sữa ong chúa em giờ mới nghe mà chả biết gì về cái này vì em chỉ biêt mỗi trong tổ ông bọn em đi bắt nó chỉ có 3 thứ Sáp Ong, Mật Ong, Phân Hoa, sáp ông thì một số người hay để ngâm rượu còn bọn em toàn bỏ đi. Phấn hoa cũng bỏ vì ăn cái này lép nhép có người còn bị dị ứng hihi .... em biết đến đâu nói đến đó có gì sai các bác chém thỏa mái
còn mật ong mà để vào chai các bác đừng có nắm quá kín có ngày vỡ chao vì trong mất ong nó có cái khí gì đó mình cũng không biết, tốt nhất các bác đậy nắp chai mật bằng cái vỏ đựng thạch trẻ con hay ăn ý Kiên không vào được mà để mật đảm bảo
 
Last edited:
Cảm ơn các bác đã góp ý ạ. Theo kinh nghiệm của các bác bán mật ong thì giữa mật ong rừng và mật ong nuôi khác nhau ở điều gì mà người tiêu dùng cần quan tâm ạ? Rất mong sự góp ý của cả nhà ạ.
 
Last edited:


Back
Top