Các bạn thảo luận cùng tôi nhé

  • Thread starter Minh271
  • Ngày gửi
TÔI CÓ MẤY VẤN ĐỀ THẮC MẮC, MONG MỌI NGƯỜI GIẢI ĐÁP GIÚP TÔI NHÉ
1. năm ngoái một loạt các ông lớn Việt Nam bắt đầu nhảy vào miếng bánh béo bở trong ngành chăn nuôi lợn. Từ Massan, cho đến Hòa Phát, chưa kể tới Dabaco... đã hoạt động từ lâu, cũng tăng đàn, mở rộng quy mô. Toàn các ông lớn, thời điểm giá lợn lao dốc cũng là thời điểm mà các ông lớn này bắt đầu ra những sản phẩm đầu tiền, câu hỏi đặt ra là nếu các ông lớn này mà thành công thì ai là người phải chịu thiệt thòi, và nếu các ông này mà bại thì ai sẽ là người mừng nhất, ai là người mong cho các ông này sẽ thất bại trong cái sự nghiệp sản xuất cám và chăn nuôi heo nhất
2. Với tình hình này duy trì, theo các bạn, các ông lớn VN này có khả năng chịu đựng được bao lâu thì phải bỏ cuộc, hay các ông này có khả năng lật lại ván cờ, có khả năng điều chỉnh được giá lợn trong phạm vi Việt nam hay ngoài VN không.
3. Giá lợn tại Việt Nam và nói chung là giá lợn tại khu vực, hay cả châu á này, có thế lực nào đủ khả năng để điều chỉnh giá không.
4. Nếu thực sự có một thế lực như câu hỏi số 3, thì tình trạng khan hang lợn năm ngoái, lieu có phải là khan ảo, đẩy giá lên làm cho nhiều người hơn nữa nhảy vào thị trường, tạo nguồn cung rất lớn, mục đích là để che đậy cái âm mưu phá giá lợn hiện nay, mà ai cũng nghĩ là do cung thừa nhưng thực chất là để ép chết những đối thủ mới mà có thể cạnh tranh trong tương lai, để độc chiếm thị trường, thêm vào đó có thêm các yếu tố rất "khách quan" như là "Cấm biên" vào đúng thời điểm này,. che đậy đánh lạc hướng
5. Nếu các đối thủ này mà phải bó tay, thì các công ty sản xuất cám với quy mô nhỏ của VN, chắc tổng không nổi 10% thị phần, còn song nổi không, vậy sau này thế lực trên không phải một mình một ngựa ah.
6. Nếu những điều trên mà đúng, thì khi nào giá lợn có thể hồi phục, chắc là phải đợi đến khi Massan, Hòa Phát... rời bỏ cuộc chơi, chắc là lâu đấy...
7. Trả lời câu hỏi, có thế lực nào đủ khả năng làm việc này không,và họ là ai. theo cá nhân tôi thì là có, còn các bạn cũng thử suy xét xem. nếu có thì HỌ LÀ AI? và lieu họ có đạt được mụ đích không, tôi và các bạn có muốn họ đạt được mục đích như vậy không?
 


Chủ thớt đưa ra hàng loạt câu hỏi nhưng tôi thấy có 2 nhóm vấn đề:
1. Việc nhiều ông lớn đầu tư mạnh vào chăn nuôi lợn: Đây là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi nước ta cần có trong tương lai. Trải qua tới 30 năm phát triển theo thị trường, nhưng hiện tại quy mô chăn nuôi của nước ta vẫn chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ, tự phát. Cuộc khủng hoảng giá lợn lần này cho thấy rất rõ những yếu kém của mô hình chăn nuôi hộ gia đình này. Việc không chủ động được đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y... đến việc không có đầu ra rõ ràng, chỉ phụ thuộc vào thương lái với thị trường trong nước hạn chế, thị trường xuất khẩu lại chủ yếu là TQ với phương thức xuất hàng không chính ngạch. Như vậy người chăn nuôi mù mờ cả về đầu vào và đầu ra. Nói riêng về thức ăn chăn nuôi, thì với giá cám hiện tại thì có bán ra giá 30.000đ/kg lợn hơi bà con mình vẫn lỗ. Nói chi nếu vài năm nữa phải mở cửa thì thịt lợn giá rẻ của nhiều nước vào chúng ta cạnh tranh ngay trong nước thế nào? Còn hạn chế nữa là hộ gia đình nhỏ lẻ nguồn lực cũng rất yếu, chỉ một lứa lợn thua lỗ là nguy cơ phá sản ngay. Nếu nhìn tổng thể cả nước thì thấy rằng làm ăn như vậy rất bấp bênh. Vậy muốn phát triển sẽ phải theo hướng quy mô lớn, hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị. Tức là chủ động từ đầu vào đến đầu ra. Cái này thì chỉ có các Cty lớn mới đủ sức làm. Sau vụ khủng hoảng lần này, nhiều nông hộ sẽ phải bỏ nghề, treo chuồng. Vậy tương lai muốn tiếp tục chăn nuôi sẽ phải theo hướng ăn theo các ông lớn, mà mô hình chăn nuôi gia công sẽ là chính (Cái vụ nuôi giá công này cần phải thảo luận ở một chủ đề khác vì còn nhiều ý kến). Tuy đợt này khủng hoảng thịt lợn, nhiều nông dân phá sản nhưng các ông lớn sẽ vẫn sống khỏe. Vì họ là các tập đoàn đa ngành, chăn nuôi, chế biến gắn với thị trường. Giá lợn hơi rẻ chứ giá thực phẩm chế biến có rẻ đâu nên họ vẫn khỏe, có chăng chỉ có mảng sx thức ăn ảnh hưởng chút.
2. Nói về thị trường thịt lợn trong nước và các nước khác. Dù chủ đề hơi rộng và cần phải có thêm nhiều thông tin nữa nhưng tôi xin đưa ra vài nhận định. Trong nước thì hiện tại chúng ta đang khủng hoảng thừa. Sức tiêu thụ thì chỉ có vậy, chúng ta chỉ có bấy nhiêu dân, trong khi tổng đàn lợn đã vượt vài triệu con so với dự kiến. Vậy nên chẳng cần ông nào thao túng giá vẫn giảm là đương nhiên. Còn nói về thị trường lớn mà lâu nay ta vẫn xuất lợn qua đó là Trung Quốc. Với dân số 1,4 tỷ dân thì đó là thị trường quá lớn, ngành chăn nuôi của họ cũng chỉ hiện đại hơn mình chút. Hơn nữa bên họ còn phải chịu mùa Đông giá rét nên họ cũng có năm khủng hoảng thiếu thịt lợn như cuối 2015 và 2016. Vì có thời gian giá lợn bên họ lên cao nên cũng nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư tăng quy mô chăn nuôi và chế biến. Sang năm nay tình hình sản xuất bên họ cũng tạm ổn. Bên cạnh đó họ cũng nhập nhiều thịt lợn từ các nước châu Âu và Bắc Mỹ với giá rất cạnh tranh. Chính vì tình hình bên họ tạm ổn nên họ cấm biên. Ở đây ta phải hiểu là họ kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập lợn sống theo đường tiểu ngạch từ các nước khác. Tức là cả lợn từ nước ta, lợn Thái Lan.... Cái này là lẽ đương nhiên vì họ phải bảo hộ ngành chăn nuôi của họ chứ, hơn nữa nhập lợn sống như vậy làm sao kiểm soát được dịch bệnh, an toàn TP... Nhiều người nói rằng họ cấm biên vì xung đột hay chơi xấu này nọ, nhưng ngay nước ta nhiều lần cũng ra quân rầm rộ lùng bắt gia cầm của họ nhập về rồi tiêu hủy đấy thôi. Và nước ta cũng có cho nước nào nhập thịt lợn hay gia cầm tươi sống như vậy đâu. Nói như vậy để thấy được muốn xuất được sản phẩm chăn nuôi đi một nước nào đó thì đòi hỏi phải có một quy trình chăn nuôi, giết mổ bảo quản hiện đại quy mô mới có thể xuất đi được. Cái này thì tương lai cũng chỉ mong chờ vào các ông lớn trong nước mà thôi
 
Last edited:
Em làm bên thức ăn chăn nuôi. Năm 2016 và mấy tháng đầu năm 2017. sản lượng các công ty thức ăn gia súc tự tăng. nguyên nhân là do số lượng đầu heo tăng. có 1 quy luật là lúc nào giá heo giảm thì sản lượng cám tăng. giá heo tăng sản lượng cám giảm. hi
 
Em làm bên thức ăn chăn nuôi. Năm 2016 và mấy tháng đầu năm 2017. sản lượng các công ty thức ăn gia súc tự tăng. nguyên nhân là do số lượng đầu heo tăng. có 1 quy luật là lúc nào giá heo giảm thì sản lượng cám tăng. giá heo tăng sản lượng cám giảm. hi
Thì nguyên nhân đợt khủng hoảng này là tăng đàn quá mà. Nếu những năm trước tổng đàn lợn trong cả nước khoảng 25-26 triệu con thì đến đầu 2017 này đã ngót 30tr con. Cứ đua nhau mở trại, tăng đàn chỉ béo Cty cám. Dân chết hết chứ các ông lớn hề hấn gì
 


Back
Top