5000m2 đất với người thành thị tập làm nông dân

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Chủ đề làm gì với vài ngàn mét vuông đất là không mới trên diễn đàn này. Tôi đã đọc qua nhiều bài viết, nhưng hầu hết đều ngưng giữa chừng, không rõ kết quả; hoặc có các dự án thì toàn là dành cho người làm nông 100%.


Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân.


1) Tình trạng cá nhân:


- Thích làm nông nhưng kinh nghiệm là 0. Cái có được duy nhất đó là sở thích.

- Đang làm việc ở Sài Gòn, thu nhập đủ nuôi gia đình và dư chút đỉnh.

- Kiếm tiền bằng máy "một động cơ", số tiền để dành có hạn (sau khi mua đất chỉ còn lại vài chục triệu), nên không dám bỏ hẳn công việc hiện tại để làm nông 100%.

- Nếu làm cả hai việc (việc hiện tại và làm nông) thì gặp vướng mắc ở khâu nhân lực. Có khảo sát qua tình hình địa phương thì thấy rằng, nếu thuê mướn nhân công địa phương:

+ Người chân thật không còn nhiều (nếu không muốn nói là tìm chưa ra). Học hỏi kinh nghiệm từ nông dân địa phương, cái được chỉ là lời nói suông, nếu nhờ vả thì chắc chắc bị mất tiền cò (cò vật liệu, cò vật tư, cò máy cày,... thậm chỉ ăn cò trên cả nhân công cuốc mướn) hoặc bị “thầu” với giá gấp đôi, gấp ba. Nếu gặp trực tiếp người lao động thì hầu hết đều thích nhận khoán với chi phí gấp đôi, không thích làm công nhật, dù rằng hứa hẹn thuê họ lâu dài.

+ Làm việc với thái độ rất là ... nông dân. Làm "lớt lớt" rồi đi uống nước, hút thuốc... câu giờ nghỉ ngơi.

+ Phương án tìm một nông hộ để liên kết lâu dài, thì bất khả thi do vấn đề kinh phí. Phải nuôi thêm một hộ nông dân là quá sức với thu nhập hiện tại.


2) Dự định làm nông:


- Dự định mua mảnh đất 5000 mét vuông tại xx (thuộc huyện Bến Lức, Long An). Đất ở đây bị phèn nặng. Cây trồng truyền thống là mía, gừng. Vài năm gần đây, người dân trồng ổi, chanh không hạt. Mảnh đất này đã được chuẩn bị chu đáo (lên liếp, xẻ mương, làm cống bọng để điều tiết nước), hiện đang được trồng ổi, sang năm sẽ thu hoạch lứa đầu (nếu chủ cũ không bán đất).


- Tôi không có kinh nghiệm và không đủ nhân lực để làm tiếp ổi lâu dài. Dự định là có bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Ý định chính là trồng dừa. Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch, mất khoảng vài năm, thì bắt đầu làm hàng rào + nhà chòi, đầu tư bằng vốn có được do thu nhập của công việc hiện tại. Song song đó thì dự định trồng chuối, vì chuối mau thu hoạch hơn dừa, lấy (hơi) ngắn để nuôi dài. Tôi tính rằng, khi chuối, dừa cho thu hoạch thì có thể thu nhập bằng với lãi suất gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc hơn chút đỉnh. Như vậy là hài lòng rồi.


Nhưng qua tham khảo với anh Việt @leviet_law thì được biết vùng này dừa có năng suất rất thấp. Còn chuối thì cung đang vượt cầu. Ổi thì được giá trong thời gian này và sau này là chanh, nhưng:

- Nếu trồng ổi thì cần phải có ít nhất 2 người làm công thường xuyên. Tôi khó mà nuôi thêm người trong cả năm trời.

- Trồng chanh thì tôi thấy chung quanh rất nhiều người đã trồng rồi. Kế bên mảnh đất tôi mua, có một mảnh khác cũng 5000m2 đã trồng sẳn chanh, chủ mới mua xong rồi bỏ hoang !

Tôi đang suy nghĩ về cây mãng cầu xiêm (loại tự thụ phấn) tháp gốc bình bát. Vùng này cũng có trồng nhưng chưa nhiều lắm, vì bà con đang tập trung vào ổi, chanh, mía là chính.


Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức.

Chân thành cảm ơn. (Ảnh kèm theo là hình chụp mảnh đất)

KFiSXV.jpg
 


Last edited by a moderator:
Trước hết cám ơn bác đã quan tâm giúp đỡ. Tôi xin trả lời thế này:

1) Việc rửa phèn:

- Toàn bộ vùng này đã được đào kinh rửa phèn từ thời Pháp. Hiện nay thì đều có đê bao (mới đắp gần đây) để ngăn lũ và triều cường. Bà con nông dân đều làm hệ thống mương dẫn nước và cống bọng để điều tiết mực nước.

- Mảnh đất 1500 thì đã có mương dẫn + cống bọng để thông trực tiếp với kinh lớn (thông thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông). Tôi nghĩ là có thể điều tiết mực nước từ - 0,7m đến +0,5m (tôi lấy mặt của mảnh đất là 0). Nên không lo việc tháu rửa phèn ở đây.

- Mảnh đất 5000 thì chỉ thông ra một con kênh nhánh. Kênh này nhỏ, không có đê bao, thủy mực thấp hơn kênh chính, được dùng chung cho cả một khu vực liền kề. Việc chủ động điều tiết nước là phải thống nhất với các chủ đất lân cận. Nên tôi cần phải suy nghĩ thêm và mong chờ thêm các ý kiến của mọi người.

- Việc lấp rãnh cũ, đào rãnh mới lần lượt - cho đến hết khu đất, tôi nghĩ là khó khả thi. Tài lực không cho phép làm điều đó. Nếu phải đào đắp nhiều, tôi đã nghĩ đến phương án rẻ tiền nhất là tự mua một chiếc xe cuốc mini để tự làm. Xe cuốc giá khoảng trên 200 triệu; hoặc mua xe cũ (nát ?) là 50 triệu. Khi dùng xong thì bán lại. Tôi tính rằng sẽ không lỗ, nếu như chỉ tính việc thuê xe/người đào đắp so với mua xe tự làm rồi bán xe. Nhưng như thế phải phát sinh thêm việc duy tu, bảo quản xe (hớ hênh là bị tháo phụ tùng bán phế liệu như chơi) ----> Chỉ phù hợp cho trang trại lớn, nhiều vốn, đã có hàng rào an ninh, người trông coi 24/24.

- Tôi nghĩ là việc cày ải, lên liếp như hiện nay là khả quan hơn cả.

2) Việc trồng cây:

- Khu vực này, ngoài những cây truyền thống trên đất phèn (mía, tràm, khóm, gừng riềng), thì người dân đã trồng thành công ổi, chanh không hạt. Dừa thì chổ tốt, chổ không (tôi nghĩ là do cách trồng và kỹ thuật cải tạo đất). Còn bưởi thì tôi chỉ nghe nói thành công, chứ chưa nhìn được tận mắt.

- Việc trồng rau thì không khả quan với đề tài đưa ra ạ. Chỉ phù hợp với người làm nông 24/24 mà thôi.

3) Việc đào ao:
- Tôi e là độ phèn cao quá nên đào ao là khó, chỉ có thể làm ao nổi mà thôi.

Cám ơn bác. Mong chờ thêm các ý kiến đóng góp của bác.

Trân trọng.
Việc đào ao là được, xử lý phèn trong ao dễ hơn xử lý phèn trên mặt đất. Nhưng bạn ko nên đào ao nuôi cá, vì mất trộm bạn sẽ không biết được khi bạn ko có mặt thường xuyên ở đây.
Còn việc trồng dừa tôi đồng ý với bạn là ở đây có trồng dừa, nhưng đúng như bạn nói, có chỗ tốt, có chỗ không. Nếu quan sát kỹ hơn tại sao lại có chỗ tốt có chỗ không bạn sẽ thấy chỗ tốt là được trồng ở bờ kênh thủy lợi lớn, đã lên kênh hàng chục, vài chục năm, bờ kênh cao, chế độ nhật triều hàng ngày cứ liên tục chục năm này tới chục năm khác đã rửa phèn ở bờ kênh; còn chỗ không tốt là trồng trong đất vườn, bờ liếp mới lên.
Tôi cung cấp thêm một thông tin cho bạn là có 1 nông trường ở vùng thổ nhưỡng này đã lên bờ líp trồng hàng chục ngàn cây dừa, xử lý mô trồng rất bài bản, 1 - 2 năm đầu khi rễ chưa ăn tới đất mới lên thì còn tốt, khi cây phát triển mạnh thì rễ ăn ra líp mới vừa lên và gặp đất phèn nên cây lụi từ từ và chết hết, cho tới giờ không còn cây nào.
Bạn là người vùng nào nhỉ? Tôi có cảm giác bạn ko phải là người miền Tây nên tất cả với bạn xa lạ quá.
Miếng đất mà bạn định mua họ đang trồng ổi, và tại địa phương này, chỉ nhìn qua cũng thấy hàng ngàn hộ gia đình đang trồng ổi và có thu nhập tốt, chẳng lẽ bạn còn băn khoăn gì nữa? Tôi ko biết tổng DT trồng ổi là bao nhiêu, nhưng tôi có 1 anh bạn bán cây giống ởi một vị trí ko được thuận lợi lắm, vậy mà hiện tại là mùa khô mà mỗi ngày anh ấy bán ít nhất là 1.000 cây giống ổi. Như vậy ổi ở đây đã hình thành vùng chuyên canh, thương lái mua bán tấp nập chứ có chuyện gì đâu?
Bạn định trồng cây này, cây kia, cây nọ... đó không phải là vấn đề lớn nếu như miếng đất đó thuộc thổ nhưỡng cách bờ sông tiền - hậu 50 Km (giáo trình thổ nhưỡng). Còn đây là vùng đất phèn nặng nên bạn thận trọng.
 


Việc đào ao là được, xử lý phèn trong ao dễ hơn xử lý phèn trên mặt đất. Nhưng bạn ko nên đào ao nuôi cá, vì mất trộm bạn sẽ không biết được khi bạn ko có mặt thường xuyên ở đây.
Còn việc trồng dừa tôi đồng ý với bạn là ở đây có trồng dừa, nhưng đúng như bạn nói, có chỗ tốt, có chỗ không. Nếu quan sát kỹ hơn tại sao lại có chỗ tốt có chỗ không bạn sẽ thấy chỗ tốt là được trồng ở bờ kênh thủy lợi lớn, đã lên kênh hàng chục, vài chục năm, bờ kênh cao, chế độ nhật triều hàng ngày cứ liên tục chục năm này tới chục năm khác đã rửa phèn ở bờ kênh; còn chỗ không tốt là trồng trong đất vườn, bờ liếp mới lên.
Tôi cung cấp thêm một thông tin cho bạn là có 1 nông trường ở vùng thổ nhưỡng này đã lên bờ líp trồng hàng chục ngàn cây dừa, xử lý mô trồng rất bài bản, 1 - 2 năm đầu khi rễ chưa ăn tới đất mới lên thì còn tốt, khi cây phát triển mạnh thì rễ ăn ra líp mới vừa lên và gặp đất phèn nên cây lụi từ từ và chết hết, cho tới giờ không còn cây nào.
Bạn là người vùng nào nhỉ? Tôi có cảm giác bạn ko phải là người miền Tây nên tất cả với bạn xa lạ quá.
Miếng đất mà bạn định mua họ đang trồng ổi, và tại địa phương này, chỉ nhìn qua cũng thấy hàng ngàn hộ gia đình đang trồng ổi và có thu nhập tốt, chẳng lẽ bạn còn băn khoăn gì nữa? Tôi ko biết tổng DT trồng ổi là bao nhiêu, nhưng tôi có 1 anh bạn bán cây giống ởi một vị trí ko được thuận lợi lắm, vậy mà hiện tại là mùa khô mà mỗi ngày anh ấy bán ít nhất là 1.000 cây giống ổi. Như vậy ổi ở đây đã hình thành vùng chuyên canh, thương lái mua bán tấp nập chứ có chuyện gì đâu?
Bạn định trồng cây này, cây kia, cây nọ... đó không phải là vấn đề lớn nếu như miếng đất đó thuộc thổ nhưỡng cách bờ sông tiền - hậu 50 Km (giáo trình thổ nhưỡng). Còn đây là vùng đất phèn nặng nên bạn thận trọng.

Thưa anh, tôi là người "gốc" miền Tây thôi ạ. Không có chút kiến thức nông nghiệp, hay kinh nghiệm gì cả (như tiêu đề đấy ạ, dân thành thị từ trong trứng nước).

- Về cây dừa, theo quan sát của tôi thì đúng như anh nói.

- Về cây ổi, tôi nghĩ sẽ theo ý anh, tiếp tục làm ổi trên mảnh 5000. Để qua Tết, tuy suy tính thêm (về tài chánh) rồi quyết định.

Cám ơn ý kiến của anh Việt.

Trân trọng.
Một số hình ảnh về vùng đất phèn Lương Hòa, Bến Lức:

Ảnh 1: một con mương hình như mới đào, lộ rõ lớp đất mặt chỉ khoảng 10cm, bên dưới là lớp phèn sắt.
5QeHhB0.jpg


Ảnh 2: Một thửa trồng gừng bên cạnh thửa trồng ổi.
zFIibs.jpg


Ảnh 3: kề bên là một thửa trồng chanh xen đu đủ. Chú ý có vài cây cao vượt trội, khoảng 5-10 mét.

54e0b2547e526.jpg
 
Last edited by a moderator:
Cây đu đủ cao là đã được mấy năm rồi.
Vậy là đất khá cao hơn mực nước ngấm.
Nếu mực nước ngấm khá cao, tầng đất
mặt khá nông, thì đu đủ không sống được
lâu. Vậy thì có lẽ trồng Bưởi, Cam, Chanh
Ổi được.
 
Đầu tiên xin mạn phép gọi bạn là anh.
Thứ tới xin mạn phép có vài lời góp ý cùng anh.
Em cũng là người SG, cũng chán việc thành thị, cũng thích làm nông. Và cuối cùng đã làm 1 miếng 2500m ở Tây Ninh để làm về vườn để tránh xa thành thị rồi sẽ tiến tới đi tu,:Drunk: khà khà khà. Trước đó em cũng đã xem 1 miếng đất 2000m vuông cũng gần khu của anh. Lúc đó em cũng đã tính phương án nếu như mình mua miếng đất này là thế này :
Thứ 1: Sử lý phèn 1 thời gian. Đào chỗ này xả nước, lấp chỗ kia rải thuốc. Dự tính khoảng 2 năm. Và cũng nghe 1 cách sử lý phèn là nuôi heo (bí quyết của ông hàng xóm và ao cá của ổng hơi bị nhiều, chắc ngày nào cũng qua câu trộm:Bop:)
Thứ 2: Khi đi khảo sát xung quanh, em thấy người ta trồng dừa cũng khá say quả. Thế dự là trồng dừa(lái không mua thì làm xe dừa bán ở TL10), em sẽ lên líp, đào 1 ao nhỏ, mua cây giống về trồng bỏ đó 3 năm sau mới có trái thì về là vừa. (Nhưng trên chỗ em mua em không thấy ai trồng dừa mà toàn trồng cao su, thôi thì mình làm chuột bạch vậy. Hàng ít là hàng hiếm mà:p)
Thứ 3: Sau khi về thì khi đó dừa cũng vừa tuổi ra quả (có tiền đóng tiền điện), em sẽ nuôi gà (cái này là cất nhà, cưới vợ đó nha), nuôi cá và trồng rau(ăn hàng ngày), cây ngắn ngày xen vào cây dừa. Và chính xác là em sẽ trồng bonsai, mai vàng và lan rừng(tết kiếm chỗ nào trống trống làm 1 khu, bán kiếm tiền xài tết).
Thứ 4: Quang trọng nhất, CƯỚI VỢ:Huh:.
Và em đã đi được nữa của bước thứ 2 rồi, chỉ còn chờ 3 năm kiếm vốn cất cái chòi để ở nữa thôi. Vì không cần sử lý phèn mà đào ao, lên líp rồi quất luôn dừa. hehehe.
Chúc anh thành công.
Thân
 
Last edited by a moderator:
Đầu tiên xin mạn phép gọi bạn là anh.
Thứ tới xin mạn phép có vài lời góp ý cùng anh.
Em cũng là người SG, cũng chán việc thành thị, cũng thích làm nông. Và cuối cùng đã làm 1 miếng 2500m ở Tây Ninh để làm về vườn để tránh xa thành thị rồi sẽ tiến tới đi tu,:Drunk: khà khà khà. Trước đó em cũng đã xem 1 miếng đất 2000m vuông cũng gần khu của anh. Lúc đó em cũng đã tính phương án nếu như mình mua miếng đất này là thế này :
Thứ 1: Sử lý phèn 1 thời gian. Đào chỗ này xả nước, lấp chỗ kia rải thuốc. Dự tính khoảng 2 năm. Và cũng nghe 1 cách sử lý phèn là nuôi heo (bí quyết của ông hàng xóm và ao cá của ổng hơi bị nhiều, chắc ngày nào cũng qua câu trộm:Bop:)
Thứ 2: Khi đi khảo sát xung quanh, em thấy người ta trồng dừa cũng khá say quả. Thế dự là trồng dừa(lái không mua thì làm xe dừa bán ở TL10), em sẽ lên líp, đào 1 ao nhỏ, mua cây giống về trồng bỏ đó 3 năm sau mới có trái thì về là vừa. (Nhưng trên chỗ em mua em không thấy ai trồng dừa mà toàn trồng cao su, thôi thì mình làm chuột bạch vậy. Hàng ít là hàng hiếm mà:p)
Thứ 3: Sau khi về thì khi đó dừa cũng vừa tuổi ra quả (có tiền đóng tiền điện), em sẽ nuôi gà (cái này là cất nhà, cưới vợ đó nha), nuôi cá và trồng rau(ăn hàng ngày), cây ngắn ngày xen vào cây dừa. Và chính xác là em sẽ trồng bonsai, mai vàng và lan rừng(tết kiếm chỗ nào trống trống làm 1 khu, bán kiếm tiền xài tết).
Thứ 4: Quang trọng nhất, CƯỚI VỢ:Huh:.
Và em đã đi được nữa của bước thứ 2 rồi, chỉ còn chờ 3 năm kiếm vốn cất cái chòi để ở nữa thôi. Vì không cần sử lý phèn mà đào ao, lên líp rồi quất luôn dừa. hehehe.
Chúc anh thành công.
Thân
Cám ơn ý kiến của bạn.
 
trước hết là góp ý bạn : với 1500 m2 đất chắc khó thành sự nghiệp, với người đang làm 2 việc như bạn. vậy nếu bạn định làm thì hãy làm với 5000 m2, chứ chỗ bé kia mà làm thì có thể mất vốn đấy.
với đất nhỏ vậy, phải người chuyên sâu và làm thâm canh may ra đủ sống, chứ khó nói làm giàu.
thứ nữa là bạn muốn làm vẫn phải có 3 yếu tố : thiên thời, địa lợi, nhân hòa. có nghĩa thiên thời là trồng cây hợp thời vụ, địa lợi là cải tạo đất tốt, và có thêm thuận lợi khác như giao thông, điện, thủy lợi ..., còn nhân hòa là phải có nhân công tốt, không phải dân bản xứ thì đưa người chỗ khác tới, chứ kiểu nhân công vừa làm vừa phá thì tiền núi cũng hết.
vậy nên bài toán của bạn phải giải từ chính bạn.
bạn phải tìm hiểu để chọn và thạo cách trồng loại cây nào có lãi, biết cách cải tạo đất, và phải sống thế nào để có thể có nhiều người cùng làm với mình chứ không phá mình .... mà 1 điều cơ bản là kiến thức sâu của cuộc sống phải trả giá đấy, bằng tiền nhưng bằng cả mồ hôi, nước mắt nữa, chứ cái cách ngại nọ kia chỉ là biểu hiện lười và cả dốt nữa, ắt dẫn người ta đến chỗ bó tay, hoặc mất sạch. đầu năm nói thẳng, không có ý gì đâu, chúc bạn thành công.
 
trước hết là góp ý bạn : với 1500 m2 đất chắc khó thành sự nghiệp, với người đang làm 2 việc như bạn. vậy nếu bạn định làm thì hãy làm với 5000 m2, chứ chỗ bé kia mà làm thì có thể mất vốn đấy.
với đất nhỏ vậy, phải người chuyên sâu và làm thâm canh may ra đủ sống, chứ khó nói làm giàu.
thứ nữa là bạn muốn làm vẫn phải có 3 yếu tố : thiên thời, địa lợi, nhân hòa. có nghĩa thiên thời là trồng cây hợp thời vụ, địa lợi là cải tạo đất tốt, và có thêm thuận lợi khác như giao thông, điện, thủy lợi ..., còn nhân hòa là phải có nhân công tốt, không phải dân bản xứ thì đưa người chỗ khác tới, chứ kiểu nhân công vừa làm vừa phá thì tiền núi cũng hết.
vậy nên bài toán của bạn phải giải từ chính bạn.
bạn phải tìm hiểu để chọn và thạo cách trồng loại cây nào có lãi, biết cách cải tạo đất, và phải sống thế nào để có thể có nhiều người cùng làm với mình chứ không phá mình .... mà 1 điều cơ bản là kiến thức sâu của cuộc sống phải trả giá đấy, bằng tiền nhưng bằng cả mồ hôi, nước mắt nữa, chứ cái cách ngại nọ kia chỉ là biểu hiện lười và cả dốt nữa, ắt dẫn người ta đến chỗ bó tay, hoặc mất sạch. đầu năm nói thẳng, không có ý gì đâu, chúc bạn thành công.

Cám ơn góp ý chân thành của bạn.
 

Em chả phải là nông dân nhưng cho em chõ mỏ vô tý nhá.Em thấy dưới tiền giang người ta trồng rau bán cho chợ đầu mối cụ thể là gò công đông em thấy thu nhập cũng khá.Theo em anh nên tìm hiểu cách rửa phèn chua rồi mới tính tiếp
Sau khi rửa phèn thì anh phải tính anh muốn trồng cái gì,chất đất ở đấy có hợp với cây đó không,cây đó thường bị những bệnh gì,thời tiết ở đó như thế nào,vốn anh bỏ ra bao nhiêu(theo em nên bỏ ít ít thôi mới làm lần đầu nên dễ toi lắm,làm lấy kinh nghiệm là chính)cái quan trọng nhất là nhân công quản lý.1 tuần anh về đấy được bao nhiêu lần nếu thuê người thì anh sẽ quản lý như thế nào(ý thức người việt mình còn kém nên cái đó là khâu quan trọng).Tý nữa quên tìm đầu ra không có đầu ra có mà chết.Em chỉ nói thôi còn anh làm nên phải chú ý
 
Chủ đề làm gì với vài ngàn mét vuông đất là không mới trên diễn đàn này. Tôi đã đọc qua nhiều bài viết, nhưng hầu hết đều ngưng giữa chừng, không rõ kết quả; hoặc có các dự án thì toàn là dành cho người làm nông 100%.


Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân.


1) Tình trạng cá nhân:


- Thích làm nông nhưng kinh nghiệm là 0. Cái có được duy nhất đó là sở thích.

- Đang làm việc ở Sài Gòn, thu nhập đủ nuôi gia đình và dư chút đỉnh (năm nào tốt thì dư ra 50 triệu, nhờ vậy mới có chút tiền mua đất).

- Kiếm tiền bằng máy "một động cơ", số tiền để dành có hạn (sau khi mua đất chỉ còn lại vài chục triệu), nên không dám bỏ hẳn công việc hiện tại để làm nông 100%.

- Nếu làm cả hai việc (việc hiện tại và làm nông) thì gặp vướng mắc ở khâu nhân lực. Có khảo sát qua tình hình địa phương thì thấy rằng, nếu thuê mướn nhân công địa phương:

+ Người chân thật không còn nhiều (nếu không muốn nói là tìm chưa ra). Học hỏi kinh nghiệm từ nông dân địa phương, cái được chỉ là lời nói suông, nếu nhờ vả thì chắc chắc bị mất tiền cò (cò vật liệu, cò vật tư, cò máy cày,... thậm chỉ ăn cò trên cả nhân công cuốc mướn) hoặc bị “thầu” với giá gấp đôi, gấp ba. Nếu gặp trực tiếp người lao động thì hầu hết đều thích nhận khoán với chi phí gấp đôi, không thích làm công nhật, dù rằng hứa hẹn thuê họ lâu dài.

+ Làm việc với thái độ rất là ... nông dân. Làm "lớt lớt" rồi đi uống nước, hút thuốc... câu giờ nghỉ ngơi.

+ Phương án tìm một nông hộ để liên kết lâu dài, thì bất khả thi do vấn đề kinh phí. Phải nuôi thêm một hộ nông dân là quá sức với thu nhập hiện tại.


2) Dự định làm nông:


- Dự định mua mảnh đất 5000 mét vuông tại Lương Bình (Lương Hòa tách ra, thuộc huyện Bến Lức, Long An). Đất ở đây bị phèn nặng. Cây trồng truyền thống là mía, gừng. Vài năm gần đây, người dân trồng ổi, chanh không hạt. Mảnh đất này đã được chuẩn bị chu đáo (lên liếp, xẻ mương, làm cống bọng để điều tiết nước), hiện đang được trồng ổi, sang năm sẽ thu hoạch lứa đầu (nếu chủ cũ không bán đất).


- Tôi không có kinh nghiệm và không đủ nhân lực để làm tiếp ổi lâu dài. Dự định là có bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Ý định chính là trồng dừa. Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch, mất khoảng vài năm, thì bắt đầu làm hàng rào + nhà chòi, đầu tư bằng vốn có được do thu nhập của công việc hiện tại. Song song đó thì dự định trồng chuối, vì chuối mau thu hoạch hơn dừa, lấy (hơi) ngắn để nuôi dài. Tôi tính rằng, khi chuối, dừa cho thu hoạch thì có thể thu nhập bằng với lãi suất gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc hơn chút đỉnh. Như vậy là hài lòng rồi.


Nhưng qua tham khảo với anh Việt @leviet_law thì được biết vùng này dừa có năng suất rất thấp. Còn chuối thì cung đang vượt cầu. Ổi thì được giá trong thời gian này và sau này là chanh, nhưng:

- Nếu trồng ổi thì cần phải có ít nhất 2 người làm công thường xuyên. Tôi khó mà nuôi thêm người trong cả năm trời.

- Trồng chanh thì tôi thấy chung quanh rất nhiều người đã trồng rồi. Kế bên mảnh đất tôi mua, có một mảnh khác cũng 5000m2 đã trồng sẳn chanh, chủ mới mua xong rồi bỏ hoang !

Tôi đang suy nghĩ về cây mãng cầu xiêm (loại tự thụ phấn) tháp gốc bình bát. Vùng này cũng có trồng nhưng chưa nhiều lắm, vì bà con đang tập trung vào ổi, chanh, mía là chính.


Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức.

Chân thành cảm ơn. (Ảnh kèm theo là hình chụp mảnh đất)

KFiSXV.jpg
Chào anh ! Anh đưa ra bài toán khá hay nhiều vấn đề nhưng cũng cực kì chi tiết. Em và anh tuy ở hai miền khác nhau thổ nhưỡng khí hậu khác nhau nhưng cũng chung một điều kiện một bài toán ( có lẽ nhiu anh, em cũng đang giải bài toán như vậy anh à). Qua topic em nghĩ anh là người khá cẩn thận anh cũng đã tính được bước tiến bước lui. Anh thu nhập đủ nuôi vợ con kaij dư 50t / năm thế là hơn em rất nhiều . Anh hơn em mua được đất con em đang thuê đất. Em hơn anh là đã từng làm ( lần đầu đã phải trả giá rùi anh ạ, chính là vấn đề nhân hòa em làm chung ) em đang làm lần hai vấn đề nhân lực tam ổn , qua lần đầu cũng rút được chút kinh nghiệm. Theo em con đường nào cũng dài cả khi mà mình chỉ bước đứng nhìn chỉ khi mình đi mới biết nó ngắn, nó ngắn tới đâu còn do nhịp bước mình đi nữa. Em vào công chức được vài năm cũng muốn đi con đường khác nhưng chỉ nhìn nhiều hơn đi nên thấy nó mãi dài.
Với kiến thức nhà nông và điều kiện hiên tại như anh và em thì nhân lực là bài toán khó nhất. Anh thử coi người lam công của minh như hàng xóm như bạn bè thử cùng nhau vài bữa cơm chén rượu đủ say, đủ tâm sự ...Lúc họ khó khăn nhất anh là người đầu tiên có mặt, anh có làm được ko ? Em có vài ý kiến nho nhỏ đóng góp, vì điều kiện vùng miền khác nhau nhiều quá nên em ko thể đóng góp gì nhiều về mảnh đất của anh đc. Chỉ mong anh tự tin , có nhiều sức lực để thực hiện đúng kế hoạch. Anh đừng chờ đợi nhân hòa, anh tạo ra nó đi biện pháp lấy nhân công nuôi nhân công là biện pháp em đang hướng tới
 
Em chả phải là nông dân nhưng cho em chõ mỏ vô tý nhá.Em thấy dưới tiền giang người ta trồng rau bán cho chợ đầu mối cụ thể là gò công đông em thấy thu nhập cũng khá.Theo em anh nên tìm hiểu cách rửa phèn chua rồi mới tính tiếp
Sau khi rửa phèn thì anh phải tính anh muốn trồng cái gì,chất đất ở đấy có hợp với cây đó không,cây đó thường bị những bệnh gì,thời tiết ở đó như thế nào,vốn anh bỏ ra bao nhiêu(theo em nên bỏ ít ít thôi mới làm lần đầu nên dễ toi lắm,làm lấy kinh nghiệm là chính)cái quan trọng nhất là nhân công quản lý.1 tuần anh về đấy được bao nhiêu lần nếu thuê người thì anh sẽ quản lý như thế nào(ý thức người việt mình còn kém nên cái đó là khâu quan trọng).Tý nữa quên tìm đầu ra không có đầu ra có mà chết.Em chỉ nói thôi còn anh làm nên phải chú ý
Vâng, nhiều cái để tính lắm bạn à. Xử lý đất, chọn giống, tìm đầu ra cho sp...

Cám ơn ý kiến của bạn.

Trân trọng.

Chào anh ! Anh đưa ra bài toán khá hay nhiều vấn đề nhưng cũng cực kì chi tiết. Em và anh tuy ở hai miền khác nhau thổ nhưỡng khí hậu khác nhau nhưng cũng chung một điều kiện một bài toán ( có lẽ nhiu anh, em cũng đang giải bài toán như vậy anh à). Qua topic em nghĩ anh là người khá cẩn thận anh cũng đã tính được bước tiến bước lui. Anh thu nhập đủ nuôi vợ con kaij dư 50t / năm thế là hơn em rất nhiều . Anh hơn em mua được đất con em đang thuê đất. Em hơn anh là đã từng làm ( lần đầu đã phải trả giá rùi anh ạ, chính là vấn đề nhân hòa em làm chung ) em đang làm lần hai vấn đề nhân lực tam ổn , qua lần đầu cũng rút được chút kinh nghiệm. Theo em con đường nào cũng dài cả khi mà mình chỉ bước đứng nhìn chỉ khi mình đi mới biết nó ngắn, nó ngắn tới đâu còn do nhịp bước mình đi nữa. Em vào công chức được vài năm cũng muốn đi con đường khác nhưng chỉ nhìn nhiều hơn đi nên thấy nó mãi dài.
Với kiến thức nhà nông và điều kiện hiên tại như anh và em thì nhân lực là bài toán khó nhất. Anh thử coi người lam công của minh như hàng xóm như bạn bè thử cùng nhau vài bữa cơm chén rượu đủ say, đủ tâm sự ...Lúc họ khó khăn nhất anh là người đầu tiên có mặt, anh có làm được ko ? Em có vài ý kiến nho nhỏ đóng góp, vì điều kiện vùng miền khác nhau nhiều quá nên em ko thể đóng góp gì nhiều về mảnh đất của anh đc. Chỉ mong anh tự tin , có nhiều sức lực để thực hiện đúng kế hoạch. Anh đừng chờ đợi nhân hòa, anh tạo ra nó đi biện pháp lấy nhân công nuôi nhân công là biện pháp em đang hướng tới
Cám ơn góp ý của bạn. Tôi sẽ lưu ý việc "đắc nhân tâm" mà bạn gợi ý.

Trân trọng.
 
Hi
Toi co trang trai 3 ha, tho nhuong tuong tu dat cua ban, bi phen nang pH chi 3.5 thoi.
Toi da lam hai nam nay roi. Moi dau dung la kho khan that. Dat phen rat kho lam. Chi phi phan bon, nhan cong cho vung dat phen cao hon dat tot. Cai nay doi hoi ban kien tri va co von. Dat cua toi khong co nguon nuoc ngot de rua phen. Toi xu ly bang voi va lan Van Dien cong voi phan chuong so luong lon. Sau hai nam dat da tot hon nhieu. Dat phen trong cay neu co tro trau thi qua tot. Tro trau hoi man va co pH cao, giup trung hoa do chua cua dat. Ban trong cay nen dap mo cao khoang 0.5-0.7 m. Sau nay cay lon minh bon phan se tap dat tu tu vo lam cho cai mo ngay cang bu ra. Moi hang cay nen xe mot hang muong ke ben de thoat nuoc va rua phen
Ban khong nen trong dua. Dua phat trien khong tot tren dat phen. Toi da trong gan 200 cay dua, ky thuat bai ban, phan diem day du nhung phat trien cham. Xung quanh ba con trong dua thi bi duong an chet gan het. Con duong kho tri lam. Trong dua de bi duong an lam. Theo ngu y cua toi thi ban nen trong cay gi ma ba con xung quanh nguoi ta trong nhieu va phat trien tot. Vung Luong Hoa Ben Luc ba con trong chanh khong hat thanh cong lam. Oi cung la mot lua chon tot. Oi de trong, mau co trai. Neu gia ca on dinh thi 5000 m2 Oi song khoe re. Ban nen trong chuyen canh 1-2 loai thoi, dung trong tum lum thanh vuon tap khong co gia tri.
Chuc ban thanh cong lan nua
 
Hi
Toi co trang trai 3 ha, tho nhuong tuong tu dat cua ban, bi phen nang pH chi 3.5 thoi.
Toi da lam hai nam nay roi. Moi dau dung la kho khan that. Dat phen rat kho lam. Chi phi phan bon, nhan cong cho vung dat phen cao hon dat tot. Cai nay doi hoi ban kien tri va co von. Dat cua toi khong co nguon nuoc ngot de rua phen. Toi xu ly bang voi va lan Van Dien cong voi phan chuong so luong lon. Sau hai nam dat da tot hon nhieu. Dat phen trong cay neu co tro trau thi qua tot. Tro trau hoi man va co pH cao, giup trung hoa do chua cua dat. Ban trong cay nen dap mo cao khoang 0.5-0.7 m. Sau nay cay lon minh bon phan se tap dat tu tu vo lam cho cai mo ngay cang bu ra. Moi hang cay nen xe mot hang muong ke ben de thoat nuoc va rua phen
Ban khong nen trong dua. Dua phat trien khong tot tren dat phen. Toi da trong gan 200 cay dua, ky thuat bai ban, phan diem day du nhung phat trien cham. Xung quanh ba con trong dua thi bi duong an chet gan het. Con duong kho tri lam. Trong dua de bi duong an lam. Theo ngu y cua toi thi ban nen trong cay gi ma ba con xung quanh nguoi ta trong nhieu va phat trien tot. Vung Luong Hoa Ben Luc ba con trong chanh khong hat thanh cong lam. Oi cung la mot lua chon tot. Oi de trong, mau co trai. Neu gia ca on dinh thi 5000 m2 Oi song khoe re. Ban nen trong chuyen canh 1-2 loai thoi, dung trong tum lum thanh vuon tap khong co gia tri.
Chuc ban thanh cong lan nua
Cám ơn góp ý của anh.

Nhân tiện, anh cho tôi hỏi về việc rửa phèn. Nếu tôi bóc lớp đất canh tác đem "cất", phần đất sinh phèn tôi cho cày tơi, phơi ải, rồi cho nước ngọt vào rửa phèn, thì có cải tạo thành đất canh tác được không ?
 
Hi
Cám ơn góp ý của anh.

Nhân tiện, anh cho tôi hỏi về việc rửa phèn. Nếu tôi bóc lớp đất canh tác đem "cất", phần đất sinh phèn tôi cho cày tơi, phơi ải, rồi cho nước ngọt vào rửa phèn, thì có cải tạo thành đất canh tác được không ?
Phuong phap anh neu hoi ly thuyet, neu co lam toi nghi ton kha nhieu tien, nhat la vu mang lop dat mat di "cat" nhu anh noi.
Toi co mot thac mac. Vung dat nay co tho nhuong khong thuan loi lam cho canh tac nong nghiep. Sao anh khong tim cach ban mieng 1500, roi gom tien mua mieng khac o vung khac tot hon. Canh tac tren vung dat phen nhieu khe lam, kho khan lam. Toi da va dang trai nghiem voi mieng dat 3 ha cua minh. Luc mua thay re nen "chac luoi" mua dai. Hy vong se cai tao duoc. Thuc te la toi da ton rat nhieu tien cho viec cai tao nay...
 
Trồng rau, củ theo công nghệ Nhật Bản

(Mard-06/11/2014) - Mô hình trồng rau, củ hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản do Công ty Cổ phần An Phú Hưng (thành phố Phủ Lý, Hà Nam) và công ty H.B.C International (Nhật Bản) hợp tác thực hiện tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý từ tháng 7/2014. Đến nay, nhiều loại rau, củ của mô hình đã cho thu hoạch và được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, mở ra triển vọng mới cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam.
Với mục đích triển khai thí điểm và nếu thành công sẽ sản xuất đại trà vừa phục vụ nội địa vừa xuất khẩu sang Nhật Bản, Công ty An Phú Hưng đã triển khai thí điểm mô hình trồng rau, củ theo công nghệ Nhật Bản trên diện tích 2 ha tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý. Các loại rau, củ trồng tại đây là đậu bắp, khoai lang, đậu tương rau... đều được nhập từ Nhật Bản. Đây là các loại rau, củ có hàm lượng dinh dưỡng cao được người Nhật ưa chuộng và cũng rất phù hợp với thị trường trong nước.
Trước khi trồng, đất đã được cày sâu xử lý asen, kim loại nặng và các dư lượng thực vật. Toàn bộ chế phẩm nông nghiệp được thu gom chế biến thành phân hữu cơ thay thế phân vô cơ làm giàu độ phì nhiêu của đất. Thuốc bảo vệ thực vật được thay thế bằng thuốc thảo mộc và chế phẩm vi sinh vật. Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/2014, rau, củ bắt đầu cho thu hoạch với năng suất đậu bắt đạt đạt trên 20 tấn/ha, khoai lang đạt 30 tấn/ha. Sản phẩm đã được Viện kiểm nghiệm an toàn về sinh thực phẩm Quốc gia và Nhật Bản đánh giá đảm bảo an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Bà Nguyễn Thu Đang, Giám đốc Công ty Cổ phần An Phú Hưng, cho biết: mô hình trồng rau, củ hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt của Nhật, tạo ra những sản phẩm sạch. Điều này giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, hình thành phương thức sản xuất kinh doanh mới tại vùng nông thôn với sự liên kết của "bốn nhà" (nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền, nông dân) để tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ khép kín. Hiệu quả của mô hình còn góp phần cải tạo môi trường đất, môi trường nước thông qua việc thu gom và xử lý toàn bộ rác thải, phế thải trong nông nghiệp thành phân vi sinh.
Từ thành công bước đầu này, Công ty An Phú Hưng có kế hoạch nhân rộng mô hình lên khoảng 70 ha trong năm 2015. Các loại cây đã được kiểm nghiệm như: đậu bắp, khoai lang tím, khoai lang vàng, đậu tương rau, xúp lơ... sẽ được công ty trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu này, Công ty sẽ đầu tư xây dựng mô hình tập trung chuyên trồng cây màu; mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình, kỹ thuật sản xuất rau xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn; đồng thời, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà xưởng phục vụ cho việc bảo quản và chế biến rau củ. Bên cạnh đó, Công ty đặc biệt chú trọng việc tăng cường liên kết tiêu thụ, mở rộng thị trường để nông dân yên tâm sản xuất.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, những năm gần đây, nhiều mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn đã được xây dựng ở các địa phương trong tỉnh như ở xã: Trác Văn (huyện Duy Tiên), Hưng Công (huyện Bình Lục), Nhân Chính (huyện Lý Nhân)... Các mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc duy trì và nhân rộng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do đầu ra của sản phẩm không được đảm bảo ổn định, mối liên kết “bốn nhà” chưa thực sự bền chặt, chưa tạo được sự đồng thuận, thống nhất để cùng khai thác các thế mạnh và cùng thụ hưởng những thành quả, lợi ích từ sự liên kết đem lại.
Việc thực hiện thành công mô hình trồng rau, củ hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu của Công ty Cổ phần An Phú Hưng sẽ giải quyết cơ bản những tồn tại trên. Đồng thời ,mở ra triển vọng mới cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam đó là mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản sạch, an toàn sang các nước bạn./.
 
sẳn mở UNIKEY tôi vào comment cho ông vài ý - vì tôi thấy ông tiềm hiểu về những comment khác của tôi - giờ chắc ông hiểu tôi là người thế nào rồi phải không !

Tôi ở Vĩnh Long - vùng quê sông nước - đất khó mà thấy phèn ấy - kha kha !!!
Tôi sống ở TP 20 năm rùi - và củng ko có làm việc gì liên quan nông nghiệp

Nhưng những gì tôi biết từ tấm bé - có lẻ hơn hẳn một số người mà ông cần học hỏi nơi đây

Đất phèn mà như ông nói thì không dể ăn đâu - ngoại trừ ông có niềm đam mê - tại ông ko thể hiểu hết những câu nói của tôi mà thôi

Vấn đề là ông đả mua đất đó chưa ? - nếu đả mua rồi thì mọi người mới chỉ giúp ông được - còn tính toán kiểu trường lớp là không ăn được đâu - nếu ăn được thì ai bán đất cho ông giá đó chứ - phải ko ?

Ông phải xác định cho kỹ - ông mua miếng đất đó là cho thực tại hay tương lai
+ cho thực tại thì ông vừa làm vừa cải tạo - làm trên tầng đất mặt , cải tạo phèn bên dưới
+ cho tương lai thì bỏ qua cái thực tại mà chỉ làm công việc cải tạo thôi

Nếu phải làm thực tại thì chính bản thân ông về mà nuôi trồng trên đất đó :
Trồng gì ??? - trồng những loại cây mà rễ ăn cạn ( khoai, bắp, mía ...) - hoặc những loại cây mà lá có xớ dày ( dừa, chanh, bưởi ...) -- Nhưng phải lên liếp để rễ cây không ăn xuống đất phèn - nếu rễ ăn tới đất bên dưới mà không chết thì củng chỉ sống qua ngày thôi - chứ không trái chăng gì đâu - Người ta trồng có trái là đất đả qua cải tạo và cặp hệ thống kênh mương nhé .
Nuôi gì ??? - không nuôi con gì đi trên đất được đâu - tất cả phải nuôi trên chuồn nhé - Tôi ví vụ nhé : ông nuôi gà thả vườn thì củng phải lên liếp để tránh ngập vào mùa nước nổi, khi đả ên liếp thì tui đố con gà nào sống nổi trên đất phèn mới lên ấy
Nuôi cá ??? - không nuôi được đâu - chỉ mấy loại cá chịu nước phèn ( rô phi, trê phi, rô, trê, lóc ... ) nhưng mà nó lớn rất chậm

Nói vậy cho ông hiểu thế nào là đất thiêng giá rẽ - thế nào là phải có đam mê

Nếu đả mua thì phải bỏ thời gian cải tạo - chứ thực tại không có công người mà muốn ăn liền - mà theo tui nói là tưởng mình hơn người thì không được đâu - vì đất phèn nặng không thể trồng cây cho rễ sâu mà bỏ đó thu lợi được - Nếu muốn thu lợi trước mắt thì phải bỏ công sức của mình ra mà trồng cây cho rễ cạn thôi

Vấn đề cải tạo phèn là không thể nhanh gọn lẹ - mà phải lâu dài - cách làm thế nào thì tôi chưa nói được vì ông chưa mua đất - nên có nói củng chỉ bằng thừa - đặc biệt nhất là đừng có nghe lời mấy bác siêu kỹ sư mà xữ lý hóa chất hay vôi - khỏi trồng cây gì luôn đó.
Như ông đả đọc những comment trong các phần khác của tôi thì củng hiểu phần rồi đó : nhưng thực tế phải làm thế nào thì ông chưa thể áp dụng được đâu vì ông phải qua 1 quá trình nông dân - Việc cải tạo đất không phải chỉ có cây mù u đâu ( cây này không có hiệu quả kinh tế ) - mà có 1 loại cây khác cải tạo đất phèn vẩn cho thu nhập cao và là cây trồng lâu năm - tôi chỉ nói loại cây này khi ông đả lỡ mua đất rồi mà thôi - nó là một loại cây trồng phổ biến ở vùng đồi núi như cây sầu riêng, mít, cam. bưởi ở vùng đồng bằng vậy và thực tế nó là cây trồng chuyên canh của người vùng cao - lúc nhỏ tui vô tình nhặt được bí kíp khi trồng nó trên liếp đất phèn mà thôi - chẳn ai biết nó là cây gì đâu - vì họ không thể ngờ mà thôi !

Tóm lại : từ từ rồi ông sẽ thông hiểu những gì tôi nói. - Không phải tôi ko hết lòng nhưng vì ông chưa bước xuống sông thì có chết đuối đâu mà cần phải cứu - Đúng ko nè ! - OK ???
 
Last edited by a moderator:
sẳn mở UNIKEY tôi vào comment cho ông vài ý - vì tôi thấy ông tiềm hiểu về những comment khác của tôi - giờ chắc ông hiểu tôi là người thế nào rồi phải không !

Tôi ở Vĩnh Long - vùng quê sông nước - đất khó mà thấy phèn ấy - kha kha !!!
Tôi sống ở TP 20 năm rùi - và củng ko có làm việc gì liên quan nông nghiệp

Nhưng những gì tôi biết từ tấm bé - có lẻ hơn hẳn một số người mà ông cần học hỏi nơi đây

Đất phèn mà như ông nói thì không dể ăn đâu - ngoại trừ ông có niềm đam mê - tại ông ko thể hiểu hết những câu nói của tôi mà thôi

Vấn đề là ông đả mua đất đó chưa ? - nếu đả mua rồi thì mọi người mới chỉ giúp ông được - còn tính toán kiểu trường lớp là không ăn được đâu - nếu ăn được thì ai bán đất cho ông giá đó chứ - phải ko ?

Ông phải xác định cho kỹ - ông mua miếng đất đó là cho thực tại hay tương lai
+ cho thực tại thì ông vừa làm vừa cải tạo - làm trên tầng đất mặt , cải tạo phèn bên dưới
+ cho tương lai thì bỏ qua cái thực tại mà chỉ làm công việc cải tạo thôi

Nếu phải làm thực tại thì chính bản thân ông về mà nuôi trồng trên đất đó :
Trồng gì ??? - trồng những loại cây mà rễ ăn cạn ( khoai, bắp, mía ...) - hoặc những loại cây mà lá có xớ dày ( dừa, chanh, bưởi ...) -- Nhưng phải lên liếp để rễ cây không ăn xuống đất phèn - nếu rễ ăn tới đất bên dưới mà không chết thì củng chỉ sống qua ngày thôi - chứ không trái chăng gì đâu - Người ta trồng có trái là đất đả qua cải tạo và cặp hệ thống kênh mương nhé .
Nuôi gì ??? - không nuôi con gì đi trên đất được đâu - tất cả phải nuôi trên chuồn nhé - Tôi ví vụ nhé : ông nuôi gà thả vườn thì củng phải lên liếp để tránh ngập vào mùa nước nổi, khi đả ên liếp thì tui đố con gà nào sống nổi trên đất phèn mới lên ấy
Nuôi cá ??? - không nuôi được đâu - chỉ mấy loại cá chịu nước phèn ( rô phi, trê phi, rô, trê, lóc ... ) nhưng mà nó lớn rất chậm

Nói vậy cho ông hiểu thế nào là đất thiêng giá rẽ - thế nào là phải có đam mê

Nếu đả mua thì phải bỏ thời gian cải tạo - chứ thực tại không có công người mà muốn ăn liền - mà theo tui nói là tưởng mình hơn người thì không được đâu - vì đất phèn nặng không thể trồng cây cho rễ sâu mà bỏ đó thu lợi được - Nếu muốn thu lợi trước mắt thì phải bỏ công sức của mình ra mà trồng cây cho rễ cạn thôi

Vấn đề cải tạo phèn là không thể nhanh gọn lẹ - mà phải lâu dài - cách làm thế nào thì tôi chưa nói được vì ông chưa mua đất - nên có nói củng chỉ bằng thừa - đặc biệt nhất là đừng có nghe lời mấy bác siêu kỹ sư mà xữ lý hóa chất hay vôi - khỏi trồng cây gì luôn đó.
Như ông đả đọc những comment trong các phần khác của tôi thì củng hiểu phần rồi đó : nhưng thực tế phải làm thế nào thì ông chưa thể áp dụng được đâu vì ông phải qua 1 quá trình nông dân - Việc cải tạo đất không phải chỉ có cây mù u đâu ( cây này không có hiệu quả kinh tế ) - mà có 1 loại cây khác cải tạo đất phèn vẩn cho thu nhập cao và là cây trồng lâu năm - tôi chỉ nói loại cây này khi ông đả lỡ mua đất rồi mà thôi - nó là một loại cây trồng phổ biến ở vùng đồi núi như cây sầu riêng, mít, cam. bưởi ở vùng đồng bằng vậy và thực tế nó là cây trồng chuyên canh của người vùng cao - lúc nhỏ tui vô tình nhặt được bí kíp khi trồng nó trên liếp đất phèn mà thôi - chẳn ai biết nó là cây gì đâu - vì họ không thể ngờ mà thôi !

Tóm lại : từ từ rồi ông sẽ thông hiểu những gì tôi nói. - Không phải tôi ko hết lòng nhưng vì ông chưa bước xuống sông thì có chết đuối đâu mà cần phải cứu - Đúng ko nè ! - OK ???
Thích nhất câu chưa xuống sông chưa chết đuối sao mà cứu.Hay
 
- Không phải tôi ko hết lòng nhưng vì ông chưa bước xuống sông thì có chết đuối đâu mà cần phải cứu - Đúng ko nè ! - OK ???

Trước hết, cảm ơn anh vì đã cho thêm ý kiến.

Quả là anh đúng khi nói về việc "té sông". Vâng tôi chưa té sông, chỉ là mới dợm bước lên cầu mà việc té sông chắc hẳn là không thể tránh khỏi. Chỉ có điều, do tài bơi lộ của tôi không giỏi nên tôi chỉ sợ té vào nơi nước sâu, chảy xiết... Tôi chưa bước, chưa té, nên chưa cần cứu, anh ạ :). Tôi lập chủ đề này hầu mong học tập "kinh nghiệm tránh bị té" hay "kinh nghiệm xử lý khi té" của các bậc tiền bối trước khi tôi bước lên cầu, chứ chưa phải là lời cầu cứu anh ạ.

Tôi tính có 2 chiều hướng sẽ xảy ra, đó là:

* Chiều hướng 1: Không qua cầu.

1.1) Nếu quá sức lực và "nỗi đam mê" không đủ dìu sức, thì tôi đành chọn con đường khác. Như Albert Einstein đã nói :p Không có gì là tuyệt đối; đây chỉ là suy tính trước để không bị hụt hẫng, chứ tôi không mong đi vào ngõ cụt này.

1.2) Bị té sông và bị nước cuốn trôi mất xác: Quả vậy, thì tôi chọn cách không qua cầu. Muốn tránh được, chỉ có cách là có được sự chuẩn bị từ trước khi qua cầu. Tôi không muốn qua cầu khi mà không biết về bất cứ biết điều gì đang chờ đón phía trước. Đó là lý do tôi lập thủ đề này.

* Chiều hướng 2: Quyết định qua cầu.

Nếu lỡ có té sông, tôi hy vọng chỉ bị ướt, chứ không bị nước cuốn trôi mất. Muốn vậy, phải có bước chuẩn bị. Chuẩn bị cách đi qua cầu, và chuẩn bị cả cách té. Đó cũng là lý do để tôi lập chủ đề này.

-----

Có thể là việc suy tính trước của tôi là không làm hài lòng những người dám dấn thân, không ngại gian lao, chông gai, vượt lên tất cả bằng nỗi đam mê. Nhưng bản chất và điều kiện của tôi đòi hỏi phải thế, anh ạ. Tôi đã rất khó khăn để có được một chút tiền, như là của phòng thân. Để mà nhỡ khi thất nghiệp, hay bị mất sức lao động hoặc chết bất ngờ, thì vẫn có chút gì đó để lại cho con tôi - giúp chúng được chừng nào hay chừng nấy, không để chúng phải vất vả từ con số âm như cha chúng đã từng trãi. Do vậy, tôi rất đắn đo khi phải đem "của để dành" ra mà "làm ăn". Dông dài chút ưu tư cá nhân để anh hiểu rằng cái sự tính toán của tôi là liên quan đến nhiều người khác, chứ không phải đó là sự tính toán kiểu trường lớp như anh đã để cập.

Quan điểm đầu tư vào mảnh đất nông nghiệp đó là:
1) Phù hợp với túi tiền của tôi.
2) Khi đầu tư, trước mắt, tôi chỉ mong có chút thu nhập để ít ra cũng đủ trả cho nhân công thuê mướn, vật tư nông nghiệp, xăng xe đi lại... nói chung là HUỀ vốn. Rồi tôi hy vọng, trong tương lai gần thì có chút tiền dư ra bằng với việc gởi tiết kiệm ngân hàng. Và trong tương lai xa thì kiếm đủ sống chỉ với việc làm nông.

Anh nêu ra 2 trường hợp:
Ông phải xác định cho kỹ - ông mua miếng đất đó là cho thực tại hay tương lai
+ cho thực tại thì ông vừa làm vừa cải tạo - làm trên tầng đất mặt , cải tạo phèn bên dưới
+ cho tương lai thì bỏ qua cái thực tại mà chỉ làm công việc cải tạo thôi

Trường hợp 1: Tôi mong muốn vừa làm vừa cải tạo, nhưng như đã nói về điều kiện cá nhân, tôi khó mà buông xuôi tất cả để gắn bó 100% thời gian. Do vậy, tôi mong được anh và quý vị khác chỉ bảo, giới thiệu cho mô hình nào thích hợp. Nếu có mô hình tốt, thì tôi nghĩ là sẽ liên kết với hộ nông dân để trồng cây - vừa cải tạo đất của tôi, vừa giúp họ kiếm thu nhập - bằng cách tôi cho MƯỢN đất. Nhưng tôi sợ họ sẽ dùng thuốc, dùng hóa chất mà sẽ làm hư đất, nên tôi cần phải nắm rõ mô hình đó rồi mới thực hiện.

Trường hợp 2: Tôi cũng thích ý kiến này của anh. Bởi thu nhập hiện tại của tôi là đủ sống, nên trước mắt không cần kiếm thêm từ việc đầu tư vào mảnh đất này. Nhưng tôi cũng cần biết rõ hơn là cải tạo như thế nào, có chắc chắn là sau 1, 2 hay 5-10 năm nữa là đất sẽ tốt hay không. Nếu khả quan thì tôi chẳng ngại mà làm ngay.

Nói chung, xin thưa với anh rằng, tôi là người như đứa trẻ chập chững mới biết đi vào con đường làm nông dân, đang phân vân chọn con đường đi, với hy vọng chọn được con đường có đích đến khả quan nhất. Còn trên đường đó có chông gai ít nhiều thì chả quan tâm, vì nếu có đam mê thì không sợ gì cả (chỉ sợ đi đến nơi vô vọng mà thôi :( ).

Một lần nữa, cảm ơn ý kiến của anh. Mong chờ được anh chỉ dẫn và góp ý thêm.

Trân trọng.
Trồng rau, củ theo công nghệ Nhật Bản

Ước mơ có mảnh đất trồng rau củ ăn được ngay tại vườn, để phục vụ nhu cầu cá nhân và kiếm sống, là của rất nhiều người hiện nay.
Đầu tiên xin mạn phép gọi bạn là anh.
Thứ tới xin mạn phép có vài lời góp ý cùng anh.
Em cũng là người SG, cũng chán việc thành thị, cũng thích làm nông. Và cuối cùng đã làm 1 miếng 2500m ở Tây Ninh để làm về vườn để tránh xa thành thị rồi sẽ tiến tới đi tu,:Drunk: khà khà khà. Trước đó em cũng đã xem 1 miếng đất 2000m vuông cũng gần khu của anh. Lúc đó em cũng đã tính phương án nếu như mình mua miếng đất này là thế này :
Thứ 1: Sử lý phèn 1 thời gian. Đào chỗ này xả nước, lấp chỗ kia rải thuốc. Dự tính khoảng 2 năm. Và cũng nghe 1 cách sử lý phèn là nuôi heo (bí quyết của ông hàng xóm và ao cá của ổng hơi bị nhiều, chắc ngày nào cũng qua câu trộm:Bop:)
Thứ 2: Khi đi khảo sát xung quanh, em thấy người ta trồng dừa cũng khá say quả. Thế dự là trồng dừa(lái không mua thì làm xe dừa bán ở TL10), em sẽ lên líp, đào 1 ao nhỏ, mua cây giống về trồng bỏ đó 3 năm sau mới có trái thì về là vừa. (Nhưng trên chỗ em mua em không thấy ai trồng dừa mà toàn trồng cao su, thôi thì mình làm chuột bạch vậy. Hàng ít là hàng hiếm mà:p)
Thứ 3: Sau khi về thì khi đó dừa cũng vừa tuổi ra quả (có tiền đóng tiền điện), em sẽ nuôi gà (cái này là cất nhà, cưới vợ đó nha), nuôi cá và trồng rau(ăn hàng ngày), cây ngắn ngày xen vào cây dừa. Và chính xác là em sẽ trồng bonsai, mai vàng và lan rừng(tết kiếm chỗ nào trống trống làm 1 khu, bán kiếm tiền xài tết).
Thứ 4: Quang trọng nhất, CƯỚI VỢ:Huh:.
Và em đã đi được nữa của bước thứ 2 rồi, chỉ còn chờ 3 năm kiếm vốn cất cái chòi để ở nữa thôi. Vì không cần sử lý phèn mà đào ao, lên líp rồi quất luôn dừa. hehehe.
Chúc anh thành công.
Thân
Tôi cũng có dự định tương tự. Đó là trồng cây kiếm tiền lai rai. Khi nào về ở hẳn thì nuôi thêm con gì đó, tôi nghĩ đầu tiên là gà-vịt chạy bộ :2cat: (nuôi chăn thả tự nhiên, không xuất chuồng trước 6 tháng). Chắc chỉ bán được cho giới quen biết có tiền, thích ăn đồ ngon và sạch.:D
hãy nghĩ tới việc đầu tiên là xây tường rào để xác lập chủ quyền đất với dân địa phương đã ( với diện tích 15*100 , xây cao 2,2m, không tô trát, khoảng 276 triệu ).vùng đất này đừng nghĩ tới việc cải tạo phèn. Nếu là tôi, tôi sẽ nhờ @leviet_law tư vấn theo diện chuyên gia và trồng chanh không hạt. vì chi phí đầu tư cải tạo phèn cũng gần bằng với mời chuyên gia. tới mùa cho ra hoa đồng loạt ( nếu làm nghịch vụ thì càng tốt để tăng giá sản phẩm ), và thu hoạch trái....
Cám ơn gợi ý của bạn. Tôi thì không thể bỏ ra cả trăm triệu để làm rào. Tôi nghĩ đến việc làm rào cừ tràm + kẽm gai + cây bụi gai - như của anh @ngnvhung đã đề cập trong chủ đề http://agriviet.com/threads/mo-hinh...ng-vuon-thom-binh-loi-binh-chanh.59900/page-2
 
Tóm lại là ông cần bí kíp võ công - đúng không - kha kha !!!

Nhưng xin thưa với ông rằng - không có bí kíp võ công nào đơn giản mà có được đâu ông ạ - đả gọi là bí kíp thì ko ai hở cái là nói ra

Bí kíp củng chẳn mua bằng tiền - củng chẳn phải học mà có - mà nó có được thông qua quá trình lao động và làm việc

tại ông mới vào agriviet nên ko biết gì tôi - còn mấy người lâu năm thì họ rành tui lắm - thích tôi thì ít mà ghét tôi lại càng nhiều - củng chỉ vì muốn có được mấy cái bí kíp mà thôi

Con người tôi thì tôi củng hiểu là vô cùng ích kỹ - chỉ nói ra bí kíp khi khi phải cứu người có duyên - và ko bao giờ nói ra cái gì cho người khác mà người ta thường gọi là thầy đời thiên hạ - củng có khi nói ra khi cái đó mãi mãi ko liên quan đến mình và mãi mãi mình ko dùng đến nó - tạm gọi là cho đi khi ko còn luyến tiếc thì mới cho

Tôi cho ông ko hay sao ??? - trong khi ông là đối thủ của tôi đấy - tôi củng kiếm tiền từ 2 bàn tay trắng, củng gian truân làm mướn tha phương, củng từng ăn xin, củng từng ngũ lề đường xó chợ - củng kiếm tiền bằng mồ hôi, máu và nước mắt - rồi củng muốn mua đất như ông - ông ko thấy tôi rành ông hơn mọi người khác hay sao ?

Vậy tôi hơn ông cái gì - đó là cái bí kíp cải tạo đất phèn - vậy do đâu tôi có và tôi hơn ông chổ đó - đó là do tôi gian khó hơn ông, tôi khổ cực hơn ông - và trong cái gian khó khổ cực ấy tôi mới đúc kết thành bí kíp - Vậy bí kiếp đó có đáng trân trọng ko ông ??? - Ông trân trọng cái sự hiểu biết của ông bằng chính sự gian khó mà có được bằng cách nào - bằng cách làm thầy đời thiên hạ hay sao ??? - Hay mãi mãi ông giữ nó ??? - Vậy ông cho khi nào và cho ai thì đó mới là vấn đề ông nhé - Còn tôi thì chỉ cho khi mãi mãi mình không dùng đến - chỉ phá lệ để cứu người hửu duyên - chứ chẳn cho ko mà củng chẳn bán và củng chẳn phải để giành chết mang theo

Nảy giờ tôi nói để giải thích cho ông hiểu - câu nói của tôi là : " ông có chết đuối đâu mà cứu "

Tóm lại tôi vô cùng ích kỹ mà ai củng biết - tôi chỉ động lòng cứu người khi rơi giữa dòng sông - chứ không bắt cầu cho kẻ khác qua sông bao giờ

Đất đó thì cứ mua đi - làm ko được thì bán lại cho tôi - còn hiện tại thì tui chưa đủ khả năng mua - nên ông cứ làm trước đi nhé

3 yếu tố dẩn đến thành công mà tôi đúc kết được cho mình đó là : tài năng, ý trí, và cơ hội

Ông có tiền trước - ông biết được miếng đất trước là ông có cơ hội trước
Ông có gian truân, khổ luyện để có ngày hôm nay là ông có ý trí
Nhưng ông có tài năng hay ko hay còn thiếu tài năng thì hảy chờ đợi cho đầy đủ 3 yếu tố thì mới đi đến thành công

Còn ko đủ 3 yếu tố thì hảy đứng lại đó đi - rồi sẽ có người đủ 3 yếu tố thay ông dẩn đến thành công - ông nhé !!!

Tôi đang cố gắng và hy vọng thời gian ko xa sẽ có được các yếu tố hiện giờ của ông - cứ mua và làm đi làm ko được thì 2 năm sau bán lại cho tôi nhé - vì tôi đang cố gắng làm đối thủ của ông .

Chào ông nhé !

P/S : Tôi nhắc lại câu nói của tôi mà ông vẩn chưa thông " làm thì làm - ko làm thì ko làm " - qua cầu mà sợ té thì bao giờ mới biết lội đây ??? - Ai làm gì mà ko liên quan đến người khác - uống cà phê hay hớt tóc hay dạo công viên ??? - Muốn qua sông đến miền đất hứa mà phải đợi người cho ông con thuyền to + mấy cái áo phao + mấy bình oxy và 1 chiếc bè hay sao - chắc ăn và dể ăn thì chẳn tới lượt ông đâu - Tôi càng nói thì ông càng ko hiểu - tóm lại là hên sui - mà người đời ko hiểu tại sao và củng ko cần giải thích mà cứ cho là do số phận - zậy thôi . Con người mình thế nào, cở nào thì cuộc đời mình thế ấy vậy thôi .
Có kẻ cháy nhà 3 lần - vẩn giàu có lại như xưa
Có kẻ trúng số 3 lần - vẩn nghèo khó như xưa
Khả năng mổi con người sẽ quyết định cuộc đời của họ - kết thúc toppic chỉ có vậy mà thôi .
Trả lời đúng điều ông cần là : không nên mua
+ Thiếu kiến thức
+ Thiếu đam mê
+ Thiếu thực tế
Thời gian cải tạo rất lâu, cả 1 đời người - ko có định hướng vì ko có đam mê - va vào thực tế thì càng chết lớn khi nuôi trồng mà ko bán được cho ai - Quay đầu kko được vì bán đất lại phải chịu lỗ

Riêng tôi thì tôi mua - vì tôi bất tài nơi đô thị - tôi muốn sống cơ hàn ko phải bon chen - mua thì tôi sẽ đặt nấm mồ cho mình nơi đó - tôi muốn quanh quẩn nghèo khó thôn quê tìm lại cái tình người chân chất ở những con người thôn quê dân dã - vợ con thì tôi đả chuẩn bi xong rồi
 
Last edited by a moderator:


Back
Top