5000m2 đất với người thành thị tập làm nông dân

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Chủ đề làm gì với vài ngàn mét vuông đất là không mới trên diễn đàn này. Tôi đã đọc qua nhiều bài viết, nhưng hầu hết đều ngưng giữa chừng, không rõ kết quả; hoặc có các dự án thì toàn là dành cho người làm nông 100%.


Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân.


1) Tình trạng cá nhân:


- Thích làm nông nhưng kinh nghiệm là 0. Cái có được duy nhất đó là sở thích.

- Đang làm việc ở Sài Gòn, thu nhập đủ nuôi gia đình và dư chút đỉnh.

- Kiếm tiền bằng máy "một động cơ", số tiền để dành có hạn (sau khi mua đất chỉ còn lại vài chục triệu), nên không dám bỏ hẳn công việc hiện tại để làm nông 100%.

- Nếu làm cả hai việc (việc hiện tại và làm nông) thì gặp vướng mắc ở khâu nhân lực. Có khảo sát qua tình hình địa phương thì thấy rằng, nếu thuê mướn nhân công địa phương:

+ Người chân thật không còn nhiều (nếu không muốn nói là tìm chưa ra). Học hỏi kinh nghiệm từ nông dân địa phương, cái được chỉ là lời nói suông, nếu nhờ vả thì chắc chắc bị mất tiền cò (cò vật liệu, cò vật tư, cò máy cày,... thậm chỉ ăn cò trên cả nhân công cuốc mướn) hoặc bị “thầu” với giá gấp đôi, gấp ba. Nếu gặp trực tiếp người lao động thì hầu hết đều thích nhận khoán với chi phí gấp đôi, không thích làm công nhật, dù rằng hứa hẹn thuê họ lâu dài.

+ Làm việc với thái độ rất là ... nông dân. Làm "lớt lớt" rồi đi uống nước, hút thuốc... câu giờ nghỉ ngơi.

+ Phương án tìm một nông hộ để liên kết lâu dài, thì bất khả thi do vấn đề kinh phí. Phải nuôi thêm một hộ nông dân là quá sức với thu nhập hiện tại.


2) Dự định làm nông:


- Dự định mua mảnh đất 5000 mét vuông tại xx (thuộc huyện Bến Lức, Long An). Đất ở đây bị phèn nặng. Cây trồng truyền thống là mía, gừng. Vài năm gần đây, người dân trồng ổi, chanh không hạt. Mảnh đất này đã được chuẩn bị chu đáo (lên liếp, xẻ mương, làm cống bọng để điều tiết nước), hiện đang được trồng ổi, sang năm sẽ thu hoạch lứa đầu (nếu chủ cũ không bán đất).


- Tôi không có kinh nghiệm và không đủ nhân lực để làm tiếp ổi lâu dài. Dự định là có bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Ý định chính là trồng dừa. Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch, mất khoảng vài năm, thì bắt đầu làm hàng rào + nhà chòi, đầu tư bằng vốn có được do thu nhập của công việc hiện tại. Song song đó thì dự định trồng chuối, vì chuối mau thu hoạch hơn dừa, lấy (hơi) ngắn để nuôi dài. Tôi tính rằng, khi chuối, dừa cho thu hoạch thì có thể thu nhập bằng với lãi suất gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc hơn chút đỉnh. Như vậy là hài lòng rồi.


Nhưng qua tham khảo với anh Việt @leviet_law thì được biết vùng này dừa có năng suất rất thấp. Còn chuối thì cung đang vượt cầu. Ổi thì được giá trong thời gian này và sau này là chanh, nhưng:

- Nếu trồng ổi thì cần phải có ít nhất 2 người làm công thường xuyên. Tôi khó mà nuôi thêm người trong cả năm trời.

- Trồng chanh thì tôi thấy chung quanh rất nhiều người đã trồng rồi. Kế bên mảnh đất tôi mua, có một mảnh khác cũng 5000m2 đã trồng sẳn chanh, chủ mới mua xong rồi bỏ hoang !

Tôi đang suy nghĩ về cây mãng cầu xiêm (loại tự thụ phấn) tháp gốc bình bát. Vùng này cũng có trồng nhưng chưa nhiều lắm, vì bà con đang tập trung vào ổi, chanh, mía là chính.


Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức.

Chân thành cảm ơn. (Ảnh kèm theo là hình chụp mảnh đất)

KFiSXV.jpg
 


Last edited by a moderator:
Cuối cùng có vẻ như bạn đã chọn cách tốt nhất , nếu chỉ vì 1500m2 đã có mà tiếp tục mua thêm 5000m2 với dk canh tác ko thuận lợi và bài toán đầu tư chuă rõ ràng thì rất ko tốt để khởi đầu.
Thử nghiệm từ qui mô nhỏ để từ từ tìm phương án phù hợp sẽ an toàn hơn
 


Cuối cùng có vẻ như bạn đã chọn cách tốt nhất , nếu chỉ vì 1500m2 đã có mà tiếp tục mua thêm 5000m2 với dk canh tác ko thuận lợi và bài toán đầu tư chuă rõ ràng thì rất ko tốt để khởi đầu.
Thử nghiệm từ qui mô nhỏ để từ từ tìm phương án phù hợp sẽ an toàn hơn

Cám ơn anh đã quan tâm.

1) Có lẽ anh nói đúng phần nào về mảnh 5000m2 (dk canh tác ko thuận lợi và bài toán đầu tư chuă rõ ràng). Tôi nói "đúng phần nào" là thực ra tôi vẫn còn nghĩ về mảnh đó. Đã được trồng ổi đúng kỹ thuật (nhưng vấn đề cấp thoát nước thì chưa ổn lắm - đó là thôi ý tôi, chứ dân chung quanh cũng vậy thôi mà !), nếu biết làm và chịu làm, có thể có thu hoạch tốt chăng ?!

2) Mảnh nhỏ, thực ra tôi làm có lẽ vì sở thích, không dám nghĩ đó là thử nghiệm để tiến tới thành công, dù rằng ý định của tôi là trồng một loại cây mà nơi đó hiếm người trồng. :)

Trân trọng.
 
Cho hỏi ngu tý. Có ai có ý tưởng trồng cỏ chưa. Trồng cỏ cũng khả thi lắm mà, nếu có điều kiện thì nuôi thêm vài anh bò. Thế là có phân bò rồi; mà phân bò thì lại dùng để cải tạo đất hay để gây màu nước ao nuôi thủy sản đều được. Nếu sợ nuôi cá lâu quá thì chỉ sản xuất giống thôi, còn không thì chỉ chích cho cá đẻ rồi bán bột. Nói túm lại ở đó nếu trồng trọt khó quá thì chuyển hướng sang chăn nuôi đi. Đeo theo làm gì cho nó phí tế bào não.
 
Cho hỏi ngu tý. Có ai có ý tưởng trồng cỏ chưa. Trồng cỏ cũng khả thi lắm mà, nếu có điều kiện thì nuôi thêm vài anh bò. Thế là có phân bò rồi; mà phân bò thì lại dùng để cải tạo đất hay để gây màu nước ao nuôi thủy sản đều được. Nếu sợ nuôi cá lâu quá thì chỉ sản xuất giống thôi, còn không thì chỉ chích cho cá đẻ rồi bán bột. Nói túm lại ở đó nếu trồng trọt khó quá thì chuyển hướng sang chăn nuôi đi. Đeo theo làm gì cho nó phí tế bào não.
Chào bạn,

Ý tưởng thì rất nhiều, nhiều cây, nhiều con - và cả những mô hình kết hợp nuôi trồng, VAC ... Tuy vậy, đề bài toán của tôi là có nhiều lắc léo, nhất là về khâu nhân lực, thời gian,v.v.

Cám ơn bạn đã quan tâm.
Tình hình cải tạo mảnh 1500

Chiều nay gọi máy vô cày.
1.jpg


Cày lại, cho xới lên cả - bỏ 2 con mương rãnh (con rỗng) cũ ở giữa đất.
2.jpg


Đã hoàn thành sau gần 2 tiếng.
3.jpg

Ảnh này là mảnh đất trước khi cày. Chụp sau khi đã khai hoang, đốt, khoảng 2 - 3 tháng. Để không một thời gian nên cỏ và cây hoang mọc đầy trở lại.
4.jpg
 
vào mùa, khu này có bị ngập nước không anh?
Tôi mới về nên chưa chắc chắn. Nhưng qua quan sát và hỏi chuyện dân địa phương thì thấy đất này nếu không có đê bao, nước lên thì ngập xâm xấp, triều cường thì khoảng 0,5 mét. Do vậy, tôi nghĩ mưa lớn là sẽ ngập tạm thời - nhất là khi nước lên. Tuy vậy, chỉ khoảng 2 - 3 tiếng thì nước ròng (từ khi nước lên đỉnh); lúc đó thì nước mưa sẽ theo cống bọng thoát ra ngoại.
 
Cám ơn anh đã quan tâm.

1) Có lẽ anh nói đúng phần nào về mảnh 5000m2 (dk canh tác ko thuận lợi và bài toán đầu tư chuă rõ ràng). Tôi nói "đúng phần nào" là thực ra tôi vẫn còn nghĩ về mảnh đó. Đã được trồng ổi đúng kỹ thuật (nhưng vấn đề cấp thoát nước thì chưa ổn lắm - đó là thôi ý tôi, chứ dân chung quanh cũng vậy thôi mà !), nếu biết làm và chịu làm, có thể có thu hoạch tốt chăng ?!

2) Mảnh nhỏ, thực ra tôi làm có lẽ vì sở thích, không dám nghĩ đó là thử nghiệm để tiến tới thành công, dù rằng ý định của tôi là trồng một loại cây mà nơi đó hiếm người trồng. :)

Trân trọng.
Anh Toản làm nhanh quá. Rất quyết tâm. Em đang theo dõi cách làm của anh đây
 

Anh Toản làm nhanh quá. Rất quyết tâm. Em đang theo dõi cách làm của anh đây

Hi hi, không nhanh đâu anh. Từ hồi manh nha ý tưởng, đến giờ cũng đã mất 4 tháng đó. Lâu vậy là vì hai nguyên nhân:

1) Tìm tòi mô hình.
2) Đi công tác xa liên tục.

Hổm rày rảnh vài hôm, tranh thủ làm. Ngày mai lại đi công tác nữa rồi. Thời gian này thì kết hợp chờ khô đất vậy :) Tuần sau về sẽ làm tiến hành tiếp.
Thời gian qua, chậm là còn do thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt là mất thêm thời gian để sửa bọng nước.

Khi thấy nước ngập lênh láng, tôi hỏi bà con ở đó. Hầu hết nông dân ở đó bảo phải làm bọng mới - và họ "tình nguyện" làm :Bang: Sau cùng, tôi moi ra được hố bọng cũ, nhờ sửa chữa. Mới là tàm tạm, chưa ổn lắm để giúp cho việc canh mực nước trong đất.

Đất này có 2 cái bọng. Một cái ở dưới sâu nhất, phía trước khu đất, thông ra kênh chính. Một cái ở cạn hơn, ở phía sau, thông ra con kênh phụ. Một lần tôi "lớ quớ" chỉnh sửa cái bọng sau, kết quả là nước vô nhiều hơn. Nay muốn mở bọng trước cho nước ra hết nhưng sợ làm bậy, hư một cái là cả khu đất thành cái hồ khi triều cường. :Cry: Do vậy chỉ dám nhìn cái bọng một cách trìu mến :hoa: mà không dám đụng chạm gì (hiện tại khi nước ngoài kênh chính đã rút cạn, thì nước trong khu đất chỉ chảy rỉ rả, chưa kịp hết thì nước lại lên).

Nhân tiện, anh chị em nào có kinh nghiệm làm cống bọng, đặc biệt là nắp bọng thì chia sẻ với - và giúp cho cái hình chụp luôn, chân thành cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
Nhân tiện, anh chị em nào có kinh nghiệm làm cống bọng, đặc biệt là nắp bọng thì chia sẻ với - và giúp cho cái hình chụp luôn, chân thành cảm ơn.

Bác hỏi mà sao giống bác đố vui quá !

Bác muốn ống bọng ba lớn thì bác ra vật liệu xây dựng bác mua

nhỏ thì mua ống nhựa
to chút thì mua ống da bò
to nữa thì mua ống xi măng

To chà bá thì bác mua xi măng với sắt về mà đúc - muốn đúc thì bác đào cái hố hình 1/2 ống bọng mà bác muốn - rồi bắt sắt hình theo ống bọng - rồi bác thả cái me bồ vô mà bác đổ vữa xây bác trộn vào - cà láng tròn tròn thì là cái ống bọng

To nữa thì là cái cống - cái này thì em nghĩ nó quá vĩ mô với bác rùi - bác đi xem mấy công trình cho nó tiện


Nắp bọng thì : tùy bác nuôi cá gì mà làm nắp : đục lổ , làm lưới , làm hom
Tùy bác muốn lấy lượng nước như thế nào mà : nhét . lấy bao bịt 1 dầu hoặc 2 đầu , hoặc làm nắp quạt - hay bác làm cả cái nắp cống có ròng rọc nâng

Đặt cống - tùy bác muốn giử nước bao nhiêu mà đặt : muốn hết nước thì đăt sát , muốn chừa nước thì đặt cạn - muốn chăn nuôi thì đặt 2 ống - 1 sát 1 chừa

Hình thì em chả có - em còn ko biết sài cái ĐT 1100 nữa lấy đâu ra hình - tặng bác .
 
Bác hỏi mà sao giống bác đố vui quá !

Bác muốn ống bọng ba lớn thì bác ra vật liệu xây dựng bác mua

nhỏ thì mua ống nhựa
to chút thì mua ống da bò
to nữa thì mua ống xi măng

To chà bá thì bác mua xi măng với sắt về mà đúc - muốn đúc thì bác đào cái hố hình 1/2 ống bọng mà bác muốn - rồi bắt sắt hình theo ống bọng - rồi bác thả cái me bồ vô mà bác đổ vữa xây bác trộn vào - cà láng tròn tròn thì là cái ống bọng

To nữa thì là cái cống - cái này thì em nghĩ nó quá vĩ mô với bác rùi - bác đi xem mấy công trình cho nó tiện


Nắp bọng thì : tùy bác nuôi cá gì mà làm nắp : đục lổ , làm lưới , làm hom
Tùy bác muốn lấy lượng nước như thế nào mà : nhét . lấy bao bịt 1 dầu hoặc 2 đầu , hoặc làm nắp quạt - hay bác làm cả cái nắp cống có ròng rọc nâng

Đặt cống - tùy bác muốn giử nước bao nhiêu mà đặt : muốn hết nước thì đăt sát , muốn chừa nước thì đặt cạn - muốn chăn nuôi thì đặt 2 ống - 1 sát 1 chừa

Hình thì em chả có - em còn ko biết sài cái ĐT 1100 nữa lấy đâu ra hình - tặng bác .
Ý của tôi là làm cái nắp quạt. Tôi thấy đơn giản quá, chỉ tấm ván bọc bao bố và ghim vài cái cây xuống bùn. Thò tay vô, nhẹ nhàng nâng mở nắp, nhưng đến lúc đóng lại thì không kín làm cho nước rỉ rả không rút cạn được.

Hỏi nông dân thì lại điệp khúc "hư rồi, làm cái mới đi, tui làm giúp cho" :Bop:.

Trên thị trường có bán nắp cống bọng (như hệ thống thủy lợi nhà nước) không nhỉ ?
 
Tôi chưa hiểu cống bọng là cái gì, bác chụp hình tôi xem thử có được không.
Tôi ngày trước nuôi cá toàn dùng ống PVC loại dày nhất để chôn.
Ao mặt thoáng 4 sào mà ống vào ống ra là 140mm là được. Dùng ống PVC có cái lợi là có bán sẵn nắp bịt không cần chế không sợ rò rỉ nước... Nếu nhu cầu ống to hơn thì có loại 168mm và 200mm.
 
Tôi chưa hiểu cống bọng là cái gì, bác chụp hình tôi xem thử có được không.
Tôi ngày trước nuôi cá toàn dùng ống PVC loại dày nhất để chôn.
Ao mặt thoáng 4 sào mà ống vào ống ra là 140mm là được. Dùng ống PVC có cái lợi là có bán sẵn nắp bịt không cần chế không sợ rò rỉ nước... Nếu nhu cầu ống to hơn thì có loại 168mm và 200mm.
Như vậy đó anh. Và tôi cần cái nắp bịt tự đóng mớ theo thủy triều. Khi cần thì bít hẳn để giữ mực nước trong ao mương, hoặc không cho nước vào để phơi đáy.

Nắp bọng hiện có của tôi thì hở quá trời. Nó chỉ đóng hẳn khi nước lên cao quá ~ 0,7m do áp lực.
 
xin lỗi, nếu thấy tôi nhiều chuyện :).
Vì tôi ở Đồng Nai nên chưa biết việc rửa phèn của các bác ở Miền Tây. Vì cũng đang rảnh nên tham khảo tí cho biết.
Tôi hiểu là nước ở ngoài mương thì lên xuống theo thủy triều. Nước trong ruộng thì bác muốn điều khiển theo ý muốn.

Như vậy, ý muốn của bác là gì ?
1. Nước thủy triều lên (nước vào ruộng hay là bác không muốn vào)
2. Nước thủy triều xuống (bác muốn gạn nước đi hay giữ lại).

Trường hợp bít hẳn thì dễ rồi : nếu là ống PVC thì mua nắp bịt thôi
++++++++++
Biết thì tôi góp ý cho, nêu không thì tôi nhờ quyền trợ giúp gọi người quen :).
 
xin lỗi, nếu thấy tôi nhiều chuyện :).
Vì tôi ở Đồng Nai nên chưa biết việc rửa phèn của các bác ở Miền Tây. Vì cũng đang rảnh nên tham khảo tí cho biết.
Tôi hiểu là nước ở ngoài mương thì lên xuống theo thủy triều. Nước trong ruộng thì bác muốn điều khiển theo ý muốn.

Như vậy, ý muốn của bác là gì ?
1. Nước thủy triều lên (nước vào ruộng hay là bác không muốn vào)
2. Nước thủy triều xuống (bác muốn gạn nước đi hay giữ lại).

Trường hợp bít hẳn thì dễ rồi : nếu là ống PVC thì mua nắp bịt thôi
++++++++++
Biết thì tôi góp ý cho, nêu không thì tôi nhờ quyền trợ giúp gọi người quen :).
Xin trả lời:
1) Bình thường thì ra vô theo con nước. Nhưng lên mức vừa phải - không lên hết; xuống cũng không cạn hết. Tôi tận dụng tưới theo thủy triều.

2) Khi cần thì mở cả cho nước ngập lên cao, để xả phèn hoặc lúc tưới phân.

3) Hoặc cho cạn đáy.

Cái cửa bọng hiện có thì làm được chuyện này. Tuy nhiên nắp đậy không kín, nên nước còn vô cao hơn mong đợi; và khi rút thì không hết - chưa kịp hết thì nước lại lên tiếp. Tôi định đợi nước ròng thì mở hẳn nắp cho nước thoát mau; nhưng sợ đụng tay vô thì hư cái nắp, là nước sẽ thoải mái ra vào, ngập ! (đã bị rồi).

Thực ra cái nắp rất đơn giản, rất thông dụng từ sông Sài Gòn xuống đến miền Tây. Ở đây tôi là người không biết gì, mong những người có kinh nghiệm chỉ giúp cách làm nắp sao cho kín (không phải bịt kín) và kinh nghiệm điều tiết.

Chổ tôi có người nhận làm. Nhưng tôi muốn biết cách làm, vì sợ người ta 'vẽ vời" hoặc họ gọi người khác làm và họ ăn cò (2 trường hợp này, tôi đã bị rồi).
Nhắn thêm với bác @lequangdata cái này, nếu là nông dân miền Tây, chắc chắn ai cũng biết. Nhưng chưa chắc ai cũng biết làm đúng kỹ thuật.
 
Tôi định nghĩ ra cái mới theo suy nghĩ của tôi. Nhưng bác thì muốn sửa cái cũ, mà cái cũ tôi còn chưa thấy hình tượng ra sao.
Thôi, tôi góp ý cho bác thế này : Qua thời gian làm việc với ao chuôm, tôi thấy việc làm kín cho nước khỏi rò thì phải có cao su vào mới ổn. Tôi giả sử cái cửa người ta làm bằng sắt, bằng gỗ -> bác mua săm xe tải cũ hay cái săm nào to như vậy cắt cho vừa cái cửa, nếu thiếu thì nối vào rồi gắn (đóng đinh hoặc bắn vít) vào cái cửa thì chỗ tiếp xúc sẽ không bị rò.
 
Zầy nhe ! - tốn tiền chút mà làm gì củng được

Mua 2 cái ống nhựa phi lớn nhất - đặt 2 vị trí cao vừa và sát đáy

Còn việc điều khiển nước - thì chỉ cần bác hiểu chút là được - bác thấy cái bao nilong ko - cắt đáy bao ra - lấy cái bao phân ấy - vừa vỏ bao và ny lon luôn - rồi cắt đáy cho nó thông 2 đầu - bác cột 1 đầu vô miệng cống ( nó giống cái đú vậy ) thì bác xã nước hay lấy nước 1 chiều và ko có 1 giọt nào đi ngược được

Còn cái nắp quạt - thì nó hoạt động khi ta cần lấy nước 1 chiều

Còn việc muốn bắt cá 1 chiều hay 2 chiều thì bác khắc củng tự nghĩ ra từ cái đú quê hương

Còn việc cho cá vào ko thì bác củng khắc nghĩ ra từ cái hom lọp

Vậy đi bác nhé !
 
Còn việc điều khiển nước - thì chỉ cần bác hiểu chút là được - bác thấy cái bao nilong ko - cắt đáy bao ra - lấy cái bao phân ấy - vừa vỏ bao và ny lon luôn - rồi cắt đáy cho nó thông 2 đầu - bác cột 1 đầu vô miệng cống ( nó giống cái đú vậy ) thì bác xã nước hay lấy nước 1 chiều và ko có 1 giọt nào đi ngược được

Còn cái nắp quạt - thì nó hoạt động khi ta cần lấy nước 1 chiều

À, cái miệng ống bằng nilong. Nước bên ngoài muốn vào miệng cống thì do áp lực mà đè dẹp mà nước không ngược vào được. Cám ơn ý kiến của anh !
Thôi, tôi góp ý cho bác thế này : Qua thời gian làm việc với ao chuôm, tôi thấy việc làm kín cho nước khỏi rò thì phải có cao su vào mới ổn. Tôi giả sử cái cửa người ta làm bằng sắt, bằng gỗ -> bác mua săm xe tải cũ hay cái săm nào to như vậy cắt cho vừa cái cửa, nếu thiếu thì nối vào rồi gắn (đóng đinh hoặc bắn vít) vào cái cửa thì chỗ tiếp xúc sẽ không bị rò.

Ý của anh giống như làm thêm cái ron cao su cho nắp cống bọng. Rất hay, cám ơn anh.
Tuy vậy, tôi sẽ theo ý của anh @lecongtuananh là làm một đoạn ống bằng nylon ở bên ngoài kênh.
Sơ đồ hệ cống bọng cấp và thoát nước trên mảnh 1500.

Vấn đề ở đây là nắp không kín nên nước ra vô hoài.

1) Tôi sẽ tham khảo ý của @lequangdata làm thêm ron cao su cho nắp.

2) Với bọng xả, có lẽ tôi làm theo ý của @lecongtuananh .
1 (2).jpg
2 (2).jpg
 
À, cái miệng ống bằng nilong. Nước bên ngoài muốn vào miệng cống thì do áp lực mà đè dẹp mà nước không ngược vào được. Cám ơn ý kiến của anh !


Ý của anh giống như làm thêm cái ron cao su cho nắp cống bọng. Rất hay, cám ơn anh.
Tuy vậy, tôi sẽ theo ý của anh @lecongtuananh là làm một đoạn ống bằng nylon ở bên ngoài kênh.
Sơ đồ hệ cống bọng cấp và thoát nước trên mảnh 1500.

Vấn đề ở đây là nắp không kín nên nước ra vô hoài.

1) Tôi sẽ tham khảo ý của @lequangdata làm thêm ron cao su cho nắp.

2) Với bọng xả, có lẽ tôi làm theo ý của @lecongtuananh .
Xem file đính kèm 3609 Xem file đính kèm 3610
Cái nắp quạt mà bác muốn nó kín thì bác dùng bao ni long đóng thành nhiều lớp dày lên trên cái nắp quạt - cái nắp quạt phải lớn hơn hiều cái ống bọng - và chu vi diện tích bao ni long bác đóng lên củng lớn hơn nhiều so với miệng bọng - thì khi nước lớn lên - bao ny long sẽ hít vào miệng bọng - mà bác làm cái này thì bác cột bao ny long cho nó khỏe - ai mà sài nắp quạt nữa - nắp quạt là khi miệng bọng quá lớn ko thể cột bao ny long - hoặc dùng để rút nước mà cần nước ứ lại để nuôi cá thì mới dùng nắp quạt mà thôi .

Tôi viết cái này vì làm gì có ron hở mà chặn nước bác ơi - cái ron thực tế là ny long thì mới được - thực tế phải là miếng long đền bít bằng ny long - như trên .
 
Last edited by a moderator:
Cái nắp quạt mà bác muốn nó kín thì bác dùng bao ni long đóng thành nhiều lớp dày lên trên cái nắp quạt - cái nắp quạt phải lớn hơn hiều cái ống bọng - và chu vi diện tích bao ni long bác đóng lên củng lớn hơn nhiều so với miệng bọng - thì khi nước lớn lên - bao ny long sẽ hít vào miệng bọng - mà bác làm cái này thì bác cột bao ny long cho nó khỏe - ai mà sài nắp quạt nữa - nắp quạt là khi miệng bọng quá lớn ko thể cột bao ny long - hoặc dùng để rút nước mà cần nước ứ lại để nuôi cá thì mới dùng nắp quạt mà thôi .

Tôi viết cái này vì làm gì có ron hở mà chặn nước bác ơi - cái ron thực tế là ny long thì mới được - thực tế phải là miếng long đền bít bằng ny long - như trên .
Cám ơn anh.

Trân trọng.

Bọng xả có van 1 chiều ở 2 đầu:
- Phía trong làm thêm nắp bọng để giữ mực nước trong mương nếu cần.
- Phía ngoài dùng ống bằng nylon (hoặc cao su mềm) để điều tiết nước 1 chiều (chỉ ra, không vô) --> theo ý của anh @lecongtuananh

1 (3).jpg

Trồng cây trên mảnh 1500

Dt thực chỉ còn 1350 m2. Không trồng màu, tôi chọn trồng cây ăn trái. Do dt nhỏ nên phải chọn cây cho hiệu suất đầu tư cao nhất: cam xoàng, quýt hồng, bưởi da xanh; xen cây ăn lá tầng thấp (ngắn nuôi dài). Khi đủ điều kiện (nhà, rào...) thì nuôi thêm gà, vịt.

Đất này có tầng canh tác mỏng, nước sông Vàm Cỏ thì phù sa hạn chế, đúng là rất khó cho các loại cây "quý tộc" này. Trồng chúng như một cuộc chơi mạo hiểm, mà thua thì nhiều hơn !

Đất nhỏ, khó làm giàu từ đất. Do vậy, tôi xác định chỉ là một cuộc chơi, để "thõa lòng đam mê". Nhưng chơi cũng phải cho đáng. Tôi chọn cây bưởi, bởi nếu trồng được, cây cho trái. Đủ thì bán, in ít thì ăn, biếu... Cam, quýt thì ăn không hết nếu ế. Bưởi thì dễ ăn hơn. Mà bưởi thì người ta đã trồng thành công trên đất phèn Bình Chánh lân cận, nơi đất xấu hơn. Tôi chọn bưởi !

Tôi sẽ lên liếp, không cao lắm vì đất ít. Chủ yếu là đắp mô, lên khoảng hơn 50cm. Vật liệu từ đất mặt, bùn dưới kênh (nhiều lắm), phân bò, tro trấu, rơm, cát phù sa. Thêm tricoderma + lân nung chảy. Lót vôi, hay trộn ? NPK ?

Tôi đọc tài liệu về khoảng cách trồng. Mỗi sách mỗi kiểu. Chả biết theo ai. Chỉ có 1 câu giống nhau Đất tốt trồng thưa, xấu trồng dầy. Tôi sẽ trồng xen ổi. Trồng so le (kiểu nanh sấu). Theo đó bưởi - mương - bưởi là 5 mét, bưởi - ổi là 3,5 m (bưởi - bưởi là 7 mét, giữa là ổi).

Tháng Sáu trồng ổi, tháng Chín trồng Bưởi. Ngoài ra còn có hàng Mãng cầu xiêm gốc Bình bát trồng sát mương ranh.

Dự là bưởi có trái 3 năm nữa, lúc đó thì đã xong việc kiên-cố-hóa hàng rào.

Quý vị nào quan tâm, xin tư vấn thêm về kỹ thuật chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, v.v. Riêng nếu có đóng góp về chọn cây trồng, xin vui lòng nói rõ thuận lợi, hạn chế; Chứ đừng nói khơi khơi, rồi tôi phải tính toán lại, suy nghĩ thêm nữa thì ... tội cho tôi. Vì tôi đã tốn nhiều thời gian cho việc chọn lựa.

Hân hạnh được góp ý.

Trân trọng.
 

File đính kèm

  • 1 (3).jpg
    1 (3).jpg
    74.8 KB · Lượt xem: 30
Last edited by a moderator:


Back
Top