5000m2 đất với người thành thị tập làm nông dân

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Chủ đề làm gì với vài ngàn mét vuông đất là không mới trên diễn đàn này. Tôi đã đọc qua nhiều bài viết, nhưng hầu hết đều ngưng giữa chừng, không rõ kết quả; hoặc có các dự án thì toàn là dành cho người làm nông 100%.


Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân.


1) Tình trạng cá nhân:


- Thích làm nông nhưng kinh nghiệm là 0. Cái có được duy nhất đó là sở thích.

- Đang làm việc ở Sài Gòn, thu nhập đủ nuôi gia đình và dư chút đỉnh.

- Kiếm tiền bằng máy "một động cơ", số tiền để dành có hạn (sau khi mua đất chỉ còn lại vài chục triệu), nên không dám bỏ hẳn công việc hiện tại để làm nông 100%.

- Nếu làm cả hai việc (việc hiện tại và làm nông) thì gặp vướng mắc ở khâu nhân lực. Có khảo sát qua tình hình địa phương thì thấy rằng, nếu thuê mướn nhân công địa phương:

+ Người chân thật không còn nhiều (nếu không muốn nói là tìm chưa ra). Học hỏi kinh nghiệm từ nông dân địa phương, cái được chỉ là lời nói suông, nếu nhờ vả thì chắc chắc bị mất tiền cò (cò vật liệu, cò vật tư, cò máy cày,... thậm chỉ ăn cò trên cả nhân công cuốc mướn) hoặc bị “thầu” với giá gấp đôi, gấp ba. Nếu gặp trực tiếp người lao động thì hầu hết đều thích nhận khoán với chi phí gấp đôi, không thích làm công nhật, dù rằng hứa hẹn thuê họ lâu dài.

+ Làm việc với thái độ rất là ... nông dân. Làm "lớt lớt" rồi đi uống nước, hút thuốc... câu giờ nghỉ ngơi.

+ Phương án tìm một nông hộ để liên kết lâu dài, thì bất khả thi do vấn đề kinh phí. Phải nuôi thêm một hộ nông dân là quá sức với thu nhập hiện tại.


2) Dự định làm nông:


- Dự định mua mảnh đất 5000 mét vuông tại xx (thuộc huyện Bến Lức, Long An). Đất ở đây bị phèn nặng. Cây trồng truyền thống là mía, gừng. Vài năm gần đây, người dân trồng ổi, chanh không hạt. Mảnh đất này đã được chuẩn bị chu đáo (lên liếp, xẻ mương, làm cống bọng để điều tiết nước), hiện đang được trồng ổi, sang năm sẽ thu hoạch lứa đầu (nếu chủ cũ không bán đất).


- Tôi không có kinh nghiệm và không đủ nhân lực để làm tiếp ổi lâu dài. Dự định là có bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Ý định chính là trồng dừa. Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch, mất khoảng vài năm, thì bắt đầu làm hàng rào + nhà chòi, đầu tư bằng vốn có được do thu nhập của công việc hiện tại. Song song đó thì dự định trồng chuối, vì chuối mau thu hoạch hơn dừa, lấy (hơi) ngắn để nuôi dài. Tôi tính rằng, khi chuối, dừa cho thu hoạch thì có thể thu nhập bằng với lãi suất gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc hơn chút đỉnh. Như vậy là hài lòng rồi.


Nhưng qua tham khảo với anh Việt @leviet_law thì được biết vùng này dừa có năng suất rất thấp. Còn chuối thì cung đang vượt cầu. Ổi thì được giá trong thời gian này và sau này là chanh, nhưng:

- Nếu trồng ổi thì cần phải có ít nhất 2 người làm công thường xuyên. Tôi khó mà nuôi thêm người trong cả năm trời.

- Trồng chanh thì tôi thấy chung quanh rất nhiều người đã trồng rồi. Kế bên mảnh đất tôi mua, có một mảnh khác cũng 5000m2 đã trồng sẳn chanh, chủ mới mua xong rồi bỏ hoang !

Tôi đang suy nghĩ về cây mãng cầu xiêm (loại tự thụ phấn) tháp gốc bình bát. Vùng này cũng có trồng nhưng chưa nhiều lắm, vì bà con đang tập trung vào ổi, chanh, mía là chính.


Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức.

Chân thành cảm ơn. (Ảnh kèm theo là hình chụp mảnh đất)

KFiSXV.jpg
 


Last edited by a moderator:
Mời anh em cùng hội thảo với chủ topic nhé.
Tôi thông tin thêm để anh em thảo luận: Nhìn vào đất thấy ngay là ruộng không được lên líp cao, tầng canh tác ở vùng này thấp, ước khoảng 20 - 30 cm. Lý do vùng này phèn rất nặng, nếu đào líp cao như vùng cách 2 bờ sông tiền và hậu thì không trồng được, vì lúc này đã rải lên mặt một lớp Al + Fe, 6 - 7 năm sau cỏ còn chưa thấy xuất hiện thì đừng nói tới trồng, và ở đây phải dùng nước ém phèn nên không thể tháo nước cạn hơn được.
Chủ top có nói thêm các dự án khác chỉ dành cho người làm nông 100%, tức là miếng đất gắn liền với sinh hoạt, cuộc sống, làng xóm... Còn ở đây chủ top ko phải là nông dân, làm việc đủ nuôi vợ con và dư 50 tr/ 1 năm rồi.
Vấn đề phải đối phó là trộm cắp vặt (không bắt hết cả chuồng, mà "mỗi ngày vài con" và chừa lại cho cho top 1 vài con); nếu trồng ổi thì ko phải là trộm có tổ chức, có tính quy mô hái hết vườn mà mỗi ngày 2 giỏ X 30 Kg...
Vấn đề đối phó với lao động nông thôn ko phải là ở nhà xưởng.
Lẽ dĩ nhiên tôi có cách giải bài toán này (vì tôi cũng cùng hoàn cảnh như chủ top), nhưng để anh em giải đi xem có hay hơn lời giải mà tôi đang giải hay không!!!! Và anh em đang có hoàn cảnh như chủ top ta vào điểm danh luôn nhé.
Nếu bài toán này có lời giải tốt thì sẽ mở ra thêm một điều kiện làm ăn cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều ae đang sinh sống và làm việc ở SG với mức lương và mức sống bằng chủ top.
 
Last edited:
Mời anh em cùng hội thảo với chủ topic nhé.
Tôi thông tin thêm để anh em thảo luận: Nhìn vào đất thất ngay là ruộng không được lên líp cao, tầng canh tác ở vùng này thấy, ước khoảng 20 - 30 cm. Lý do vùng này phèn rất nặng, nếu đào líp cao như vùng cách 2 bờ sông tiền và hậu thì không trồng được, vì lúc này đã rải lên mặt một lớp Al + Fe, 6 - 7 năm sau cỏ còn chưa thấy xuất hiện thì đừng nói tới trồng, và ở đây phải dùng nước ép phèn nên không thể tháo nước cạn hơn được.
Chủ top có nói thêm các dự án khác chỉ dành cho người làm nông 100%, tức là miếng đất gắn liền với sinh hoạt, cuộc sống, làng xóm... Còn ở đây chủ top ko phải là nông dân, làm việc đủ nuôi vợ con và dư 50 tr/ 1 năm rồi.
Vấn đề phải đối phó là trộm cắp vặt (không bắt hết cả chuồng, mà "mỗi ngày vài con" và chừa lại cho cho top 1 vài con); nếu trồng ổi thì ko phải là trộm có tổ chức, có tính quy mô hát hết vườn mà mỗi ngày 2 giỏ X 30 Kg...
Vấn đề đối phó với lao động nông thôn ko phải là ở nhà xưởng.
Lẽ dĩ nhiên tôi có cách giải bài toán này (vì tôi cũng cùng hoàn cảnh như chủ top), nhưng để anh em giải đi xem có hay hơn lời giải mà tôi đang giải hay không!!!! Và anh em đang có hoành cảnh như chủ top ta vào điểm danh luôn nhé.
Nếu bài toán này có lời giải tốt thì sẽ mở ra thêm một điều kiện làm ăn cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều ae đang sinh sống và làm việc ở SG với mức lương và mức sống bằng chủ top.

Rất mong chờ lời giải của anh Việt và các anh chị, cô chú gần xa.

Trân trọng.
 
Chủ đề làm gì với vài ngàn mét vuông đất là không mới trên diễn đàn này. Tôi đã đọc qua nhiều bài viết, nhưng hầu hết đều ngưng giữa chừng, không rõ kết quả; hoặc có các dự án thì toàn là dành cho người làm nông 100%.


Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân.


1) Tình trạng cá nhân:


- Thích làm nông nhưng kinh nghiệm là 0. Cái có được duy nhất đó là sở thích.

- Đang làm việc ở Sài Gòn, thu nhập đủ nuôi gia đình và dư chút đỉnh (năm nào tốt thì dư ra 50 triệu, nhờ vậy mới có chút tiền mua đất).

- Kiếm tiền bằng máy "một động cơ", số tiền để dành có hạn (sau khi mua đất chỉ còn lại vài chục triệu), nên không dám bỏ hẳn công việc hiện tại để làm nông 100%.

- Nếu làm cả hai việc (việc hiện tại và làm nông) thì gặp vướng mắc ở khâu nhân lực. Có khảo sát qua tình hình địa phương thì thấy rằng, nếu thuê mướn nhân công địa phương:

+ Người chân thật không còn nhiều (nếu không muốn nói là tìm chưa ra). Học hỏi kinh nghiệm từ nông dân địa phương, cái được chỉ là lời nói suông, nếu nhờ vả thì chắc chắc bị mất tiền cò (cò vật liệu, cò vật tư, cò máy cày,... thậm chỉ ăn cò trên cả nhân công cuốc mướn) hoặc bị “thầu” với giá gấp đôi, gấp ba. Nếu gặp trực tiếp người lao động thì hầu hết đều thích nhận khoán với chi phí gấp đôi, không thích làm công nhật, dù rằng hứa hẹn thuê họ lâu dài.

+ Làm việc với thái độ rất là ... nông dân. Làm "lớt lớt" rồi đi uống nước, hút thuốc... câu giờ nghỉ ngơi.

+ Phương án tìm một nông hộ để liên kết lâu dài, thì bất khả thi do vấn đề kinh phí. Phải nuôi thêm một hộ nông dân là quá sức với thu nhập hiện tại.


2) Dự định làm nông:


- Dự định mua mảnh đất 5000 mét vuông tại Lương Bình (Lương Hòa tách ra, thuộc huyện Bến Lức, Long An). Đất ở đây bị phèn nặng. Cây trồng truyền thống là mía, gừng. Vài năm gần đây, người dân trồng ổi, chanh không hạt. Mảnh đất này đã được chuẩn bị chu đáo (lên liếp, xẻ mương, làm cống bọng để điều tiết nước), hiện đang được trồng ổi, sang năm sẽ thu hoạch lứa đầu (nếu chủ cũ không bán đất).


- Tôi không có kinh nghiệm và không đủ nhân lực để làm tiếp ổi lâu dài. Dự định là có bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Ý định chính là trồng dừa. Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch, mất khoảng vài năm, thì bắt đầu làm hàng rào + nhà chòi, đầu tư bằng vốn có được do thu nhập của công việc hiện tại. Song song đó thì dự định trồng chuối, vì chuối mau thu hoạch hơn dừa, lấy (hơi) ngắn để nuôi dài. Tôi tính rằng, khi chuối, dừa cho thu hoạch thì có thể thu nhập bằng với lãi suất gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc hơn chút đỉnh. Như vậy là hài lòng rồi.


Nhưng qua tham khảo với anh Việt @leviet_law thì được biết vùng này dừa có năng suất rất thấp. Còn chuối thì cung đang vượt cầu. Ổi thì được giá trong thời gian này và sau này là chanh, nhưng:

- Nếu trồng ổi thì cần phải có ít nhất 2 người làm công thường xuyên. Tôi khó mà nuôi thêm người trong cả năm trời.

- Trồng chanh thì tôi thấy chung quanh rất nhiều người đã trồng rồi. Kế bên mảnh đất tôi mua, có một mảnh khác cũng 5000m2 đã trồng sẳn chanh, chủ mới mua xong rồi bỏ hoang !

Tôi đang suy nghĩ về cây mãng cầu xiêm (loại tự thụ phấn) tháp gốc bình bát. Vùng này cũng có trồng nhưng chưa nhiều lắm, vì bà con đang tập trung vào ổi, chanh, mía là chính.


Nhiều cái tuy tính quá, nên không tính được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức.

Chân thành cảm ơn. (Ảnh kèm theo là hình chụp mảnh đất)

KFiSXV.jpg
hì đọc bài bạn thấy hay hay, rất tâm huyết,mà nhìn cái hình chắc là đất long an luôn rồi, nhìn nước trong như mắt mèo luôn hì, mình thấy ở dây người ta trồng toàn là chanh, nếu được bạn xen khóm vào, mình thấy người ta trồng như tế khi chanh chưa lớn, trồng mì thì lớn vào cao sẽ ảnh hưởng ến cây chanh khi mì lớn, còn khóm thì chỉ cần giữ đúng khoảng cách là ok cho chanh tới lớn lun, mìnhh cũng bỏ thành thị về nông thôn đây, đang tập làm ăn với con bò con heo, đi làm lương cao thật nhưng ấp lực quá...mõi mệt...ề làm nông thà cực mà mình làm chủ mình.hj
 
Last edited by a moderator:
chẳn hiểu chủ topic muốn gì ???

theo tôi nghĩ thì chủ toppic muốn khôn hơn người thông qua intecnet

nằm mơ à !!! hay muốn làm thánh !!!

Làm thì làm ko làm thì ko làm - intecnet chỉ là con dao 2 lưỡi - tập làm thì coi ai trồng gì, nuôi gì ... mang về mà trồng, mà nuôi, mà tập - nhức răng thiệt !
 
chẳn hiểu chủ topic muốn gì ???

theo tôi nghĩ thì chủ toppic muốn khôn hơn người thông qua intecnet

nằm mơ à !!! hay muốn làm thánh !!!

Làm thì làm ko làm thì ko làm - intecnet chỉ là con dao 2 lưỡi - tập làm thì coi ai trồng gì, nuôi gì ... mang về mà trồng, mà nuôi, mà tập - nhức răng thiệt !

Bác rảnh rỗi thì đi uống trà giải nhiệt nhỉ. Sao lại bức xúc thế !?

Bác làm tôi nhớ lại lúc mới xuống Long An, gặp nhiều nông dân ở đấy. Ban đầu thì thấy thích họ vì lối ăn nói mộc mạc. Sau thì thấy kinh ! Có nhiều vấn đề, nhưng nổi cộm là họ nhìn người Sài Gòn với cặp mắt "không thân thiện", nghĩ đó là "chùm khế ngọt, cho họ trèo hái thỏa thuê" !

Chuyện người khác bác không hiểu thì thôi, nhức răng chi cho nặng đầu hè !
Mảnh đất của tôi nhìn ra kênh Xáng Lớn. Cũng dọc theo kênh này, bên địa phận Bình Chánh (xã Bình Lợi), tôi có gặp một vài người cũng dân thành thị xuống đó mua đất trồng dừa (ở gần trường lái xe Hoàng Gia). Trường hợp cụ thể là một đôi vợ chồng, họ mua hơn 1 mẫu, trồng dừa được vài năm, đang bắt đầu thu hoạch. Qua thăm hỏi sơ bộ thì được biết lái vô tận vườn để thu mua, giá 5000 vnd/quả (tháng 12/2014), và doanh thu cũng khá. Tình trạng mất cắp thì chưa gặp - tôi nghĩ chắc là do số lượng quả dừa còn ít mà thôi.

Tuy vậy, không thể máy móc áp dụng vô vị trí mảnh đất của tôi tại Lương Bình. Bởi tuy khá giống nhau, nhưng con đường đê bên địa phận Long An thì ô tô lẫn hoặc xe 3 bánh chưa vào được, nên khả năng lái vào tận vườn thu mua là thấp (so với bên Bình Lợi).
 

Last edited by a moderator:
Tôi không nghĩ thế.

Tôi cho rằng chủ đề là người rất thông minh,
có đầu óc tỉ mỉ, chịu khó tìm đường kinh doanh,
chịu khó học hỏi đẽo cày giữa đường. Tôi thích
những người như thế, và tôi muốn là một người
như thế. Một người lăn lộn trong cuộc sống, biết
giá trị của mồ hôi máu mắt mình, biết nhìn thẳng
vào đời, chứ không mơ mộng đời màu hồng.

Nhiều người vào diễn đàn, có hỏi được như thế
đâu. Họ chỉ hỏi vài câu chỏng trơ. Chính họ cũng
chẳng biết gì. Ngay câu hỏi cũng không nên hồn.
Họ không nêu lên được thực trạng cuộc sống họ.
Bài này thì chủ đề đã nêu khá rõ những điều kiện
hoàn cảnh, và rất thực, khá chính xác.

Tôi cũng bí, chưa nghĩ ra cách làm thế nào trong
hoàn cảnh này. Tôi đang giỏng tai nghe lời bàn
của bà con, rồi may ra mới nghĩ được cái gì chăng.
Người buôn thu mua dừa, chuối, khóm, có thể
đi thuyền vào tận từng nhà được không?

Trong tương lai, có thể đào ao nuôi thủy sản
được không?
 
@anhmytran chổ khu vực đó, thì phương tiện chính để chuyên chở là thuyền (phân bón, nông sản, vật liệu xây dựng...). Hiện đường bộ thì chỉ có xe honda. Để mà có con đường nhựa hoành tráng như bên địa phận TpHCM thì chắc vài chục năm nữa. Điện, nước sinh hoạt thì có vào tận nơi.

Thú thật là tôi thích được như cái vườn dừa một mẫu bên Bình Lợi vì được thương lái vào tận vườn chọn hái, dù ít hay nhiều. Còn bên chổ tôi (cách đó khoảng vài cây số), thương lái đi bằng thuyền thì phải với số lượng lớn họ mới vào.

Việc đào ao nuôi thủy sản tôi nghĩ là có khả thi. Vì tôi được biết khu vực giáp CPC (cũng thuộc Long An, trong vùng trũng Đồng Tháp Mười), có doanh nghiệp vào đấy làm ao nổi để nuôi cá. Tuy vậy, việc làm ao nuôi cá là bước thực hiện sau này, khi mà tôi có được sự thành thục trong làm nông, và thực sự sống được bằng nghề nông.
 
Tôi không nghĩ thế.

Tôi cho rằng chủ đề là người rất thông minh,
có đầu óc tỉ mỉ, chịu khó tìm đường kinh doanh,
chịu khó học hỏi đẽo cày giữa đường. Tôi thích
những người như thế, và tôi muốn là một người
như thế. Một người lăn lộn trong cuộc sống, biết
giá trị của mồ hôi máu mắt mình, biết nhìn thẳng
vào đời, chứ không mơ mộng đời màu hồng.

Nhiều người vào diễn đàn, có hỏi được như thế
đâu. Họ chỉ hỏi vài câu chỏng trơ. Chính họ cũng
chẳng biết gì. Ngay câu hỏi cũng không nên hồn.
Họ không nêu lên được thực trạng cuộc sống họ.
Bài này thì chủ đề đã nêu khá rõ những điều kiện
hoàn cảnh, và rất thực, khá chính xác.

Tôi cũng bí, chưa nghĩ ra cách làm thế nào trong
hoàn cảnh này. Tôi đang giỏng tai nghe lời bàn
của bà con, rồi may ra mới nghĩ được cái gì chăng.
Người buôn thu mua dừa, chuối, khóm, có thể
đi thuyền vào tận từng nhà được không?

Trong tương lai, có thể đào ao nuôi thủy sản
được không?
Thế bác có thấy chủ đề và nội dung chéo ngoe ko ?

Chủ đề thì : " Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân "
Nội dung thì : " 1) Tình trạng cá nhân: - 2) Dự định làm nông: "
Kết lại thì : " Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức. "

Vậy bác hiểu họ muốn hỏi cái gì ko ? - giúp cái gì để một người học làm nông ?

Kinh doanh nông nghiệp thì kinh doanh nông nghiệp chứ học làm nông mà hỏi toàn trên trời - chẳn có thấy cái nào làm nông dân cả

Cuối cùng là : mua đất chưa ??? - vẩn chưa mua - đúng không ???
làm cái gì ??? - vẩn chưa biết - đúng không ???
Học cái gì ??? - vẩn chưa rõ - đúng không ???

150 triệu ( chổ ngon thì 200 tr ) - mua 5000 m2 đất nơi đó đúng không ??? - lên đây hỏi coi làm cái gì để có lãi cao hơn gởi ngân hàng đúng không ??? - nếu ko bằng ngân hàng thì hồi chủ đất đúng không - ngon ăn hơn thì mua và làm đúng không ???

Trả lời toppic luôn : " người tính không bằng trời tính " - " chỉ có niềm đam mê là mãi mãi " - chỉ có vậy thôi !!!

P/S : tôi đang sống và làm tai TP HCM chứ chẳn phải là nông dân gì cả
 
Last edited by a moderator:
Thế thì hơi lạc hậu. Thuyền 1 tấn rất nhỏ.
Bề ngang chỉ hơn 1 mét, dài 9 mét, sâu nửa
mét. Có thể chống sào. Có thể lắp máy nổ
chỉ nửa ngựa. Có thể đi tận cùng những nơi
lội bộ đến ngang rốn.

Một tấn là một lượng không nhỏ.
Thuyền một tấn len lỏi từng nhà thu
mua, rồi chở ra thuyền lớn đi Sài Gòn.
 
Em nghĩ là bác nên đào ao trước, đào 2 ao lớn 3000m để ninh cao nước để rõ rửa phèn một thời gian rồi trồng dừa
Đi làm vẫn bình thường chứ trồng các thứ khác thì cũng chẳng có ăn mà thêm mất thời gian.
Khi nào chán Sài gòn, chán việc rồi là có mảnh đất ngon lành.
Cất căn nhà thủy tạ, nuôi cá uống dừa thật là thảnh thơi.
 
Thế bác có thấy chủ đề và nội dung chéo ngoe ko ?

Chủ đề thì : " Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân "
Nội dung thì : " 1) Tình trạng cá nhân: - 2) Dự định làm nông: "
Kết lại thì : " Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức. "

Vậy bác hiểu họ muốn hỏi cái gì ko ? - giúp cái gì để một người học làm nông ?

Kinh doanh nông nghiệp thì kinh doanh nông nghiệp chứ học làm nông mà hỏi toàn trên trời - chẳn có thấy cái nào làm nông dân cả

Cuối cùng là : mua đất chưa ??? - vẩn chưa mua - đúng không ???
làm cái gì ??? - vẩn chưa biết - đúng không ???
Học cái gì ??? - vẩn chưa rõ - đúng không ???

150 triệu ( chổ ngon thì 200 tr ) - mua 5000 m2 đất nơi đó đúng không ??? - lên đây hỏi coi làm cái gì để có lãi cao hơn gởi ngân hàng đúng không ??? - nếu ko bằng ngân hàng thì hồi chủ đất đúng không - ngon ăn hơn thì mua và làm đúng không ???

Trả lời toppic luôn : " người tính không bằng trời tính " - " chỉ có niềm đam mê là mãi mãi " - chỉ có vậy thôi !!!

P/S : tôi đang sống và làm tai TP HCM chứ chẳn phải là nông dân gì cả

Tôi đồng ý với bác "người tính không bằng trời tính. Nhưng không vì thế mà bỏ mặc cho trời tính. Đừng tưởng người nông dân Việt từ xa xưa làm đại mà không tính toán gì. Có lẽ do vì không đủ dữ kiện và công cụ để tính toán như ngày nay, nên ông bà xưa mới ra câu nói đó. Nhưng không phải vì câu nói an ủi đó mà chống chế cho tất cả !

Với tôi thì đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi, nước mắt (và có chút xíu máu) nên tôi rất quý trọng, nâng niu từng đồng, từng giọt. Tôi chỉ tiết kiệm được ít tiền, thời gian thì không có là bao, và còn bao lo toan đời thường khác, nên không thể "sống bằng niềm đam mê". Tôi sống cho sở thích bản thân nhưng cũng vì gia đình tôi. Phải nói là rất khâm phục bác ở câu nói này. Bác hẳn là đại gia nên sống được với niềm đam mê, hoặc nhiều tiền, hoặc không có gì phải lo toan.

Topic này là tôi viết lên để trình bày nhằm cung cấp dữ kiện cho những người có thiện ý muốn giúp. Không phải là bài tập làm văn nên có những từ, những ý không được rõ. Bạn đã vào trả lời, tất có chút thiện ý nào đó. Có chi không rõ, bạn có thể hỏi mà. Có cần phải "bức xúc" xúc xiểm như vậy không ?
Tôi cung cấp thêm các dữ kiện nhừ sau:

1) Mua đất chưa ?
- Tôi đã mua rồi, 1500m2 - đây là bất động sản đầu tiên tôi có và đang bị "lún" vào mảnh đất nhỏ đó. Nhưng không muốn thoát bằng cách bán đi hay bỏ hoang cho cỏ mọc thành rừng (chung quanh có nhiều mảnh đất do người SG xuống mua để chờ thời (?!) rồi bỏ thành rừng).
Tôi dự định trồng cây nhưng 1.500m2 thì nhỏ quá. Mảnh 5000m2 là gần đó - có giá cả thích hợp với phần tiết kiệm còn lại của tôi - vốn tôi để dành phòng thân. Tôi muốn tiếp tục "lún vào nông nghiệp" nên suy nghĩ đến giải pháp mua mảnh 5000 này bằng số tiền tiết kiệm còn lại, rồi đầu tư làm nông bằng thu nhập hiện đang kiếm được hàng tháng. Nhưng vì còn nhiều việc phải lo toan, nên tôi không dám vung tay quá trán, và tôi thì không thể đánh bài với tất cả vốn liếng.

2) Làm cái gì ?
- Người hỏi câu này rõ là không chịu đọc kỹ.

Tất nhiên cứ nhìn quanh mà học hỏi. Nhưng, mạn phép nhắc lại, tôi không đủ điều kiện để theo trồng các loại như bà con chung quanh.

Tôi đã nghĩ đến một số loại cây thích hợp cho điều kiện của tôi, là dừa - chuối - mãng cầu gai. Thậm chí xoài, mít ....

3) Học cái gì ? Câu trả lời đã rành rành ra đó mà. Tôi muốn học làm NÔNG, và tôi muốn kiếm sống, sống được bằng việc làm nông.
Em nghĩ là bác nên đào ao trước, đào 2 ao lớn 3000m để ninh cao nước để rõ rửa phèn một thời gian rồi trồng dừa
Đi làm vẫn bình thường chứ trồng các thứ khác thì cũng chẳng có ăn mà thêm mất thời gian.
Khi nào chán Sài gòn, chán việc rồi là có mảnh đất ngon lành.
Cất căn nhà thủy tạ, nuôi cá uống dừa thật là thảnh thơi.

Giải pháp rửa phèn thì tôi không rành. Chỉ biết là cho nước vào rồi nước mang phèn đi ra sông lớn. Việc ém phèn như anh @leviet_law nói thì để tôi đọc thêm. Hình như việc đào ao của bạn nêu cũng là để "ém phèn" ?

@Tân_VL Nếu không đầu tư, đất sẽ hoang thành rừng, không còn ngon lành nữa đâu :)

Tôi e là bản thân không đủ điều kiện kinh tế để bỏ tất cả về đó thảnh thơi, dù là sao này. Nếu như không bắt đồng tiền đẻ ra tiền, khi mà mình không còn khả năng kiếm tiền, thì nguy bạn ạ. Với tôi, đất cũng là tiền mà thôi. "Cất căn thủy tạ, nuôi cá uống dừa" trên "đống vàng chết" hả bạn ? Ưu tư lắm bạn à.
Thế thì hơi lạc hậu. Thuyền 1 tấn rất nhỏ.
Bề ngang chỉ hơn 1 mét, dài 9 mét, sâu nửa
mét. Có thể chống sào. Có thể lắp máy nổ
chỉ nửa ngựa. Có thể đi tận cùng những nơi
lội bộ đến ngang rốn.

Một tấn là một lượng không nhỏ.
Thuyền một tấn len lỏi từng nhà thu
mua, rồi chở ra thuyền lớn đi Sài Gòn.
Hiện tại, tôi chỉ được biết (và thấy) là thuyền thu mua của thương buôn đến vài (chục) tấn, để thu mua mía, gừng ngay tận ruộng.
Việc thu mua khác của thương lái ở vùng đó, tôi sẽ tìm hiểu thêm để có thêm các dữ kiện cần thiết. Cám ơn bác đã nhắc.
 
Bác cuốc ao xã phèn....là đã đầu tư rồi.
Có tiền thì rào dậu cho nó chắc chắn là để bảo quản thành quả của mình làm ra.
Chỉ sợ là đất ko thành rừng được như bác gì ở trên nói cỏ còn ko mọc nổi, chứ gần thành rừng là dừa của bác đã lớn mất tiu rồi.
Tui khác người ta là phàm việc gì tui đều nghĩ đến phần thưởng là trước tiên. Tui sẽ có được gì và nó có xứng đáng hay ko tui mới làm. Căn nhà thủy tạ, nuôi cá, ún dừa dưới vườn dừa xanh ươm là thú vui cũng như là phần thưởng nho nhỏ cho những tháng ngày cơ cực với nghiệp nông.
Tui khác thêm điều nữa là tui thích làm việc với cấp số nhân hơn là cấp số cộng. Còn với 3000m mặt nước gần 2000m đất thuộc mà bác cho là vàng chết thì cất vàng vào tủ cho chắc ăn, 6 năm nữa vàng sẽ lấy lại đỉnh đấy.
Làm như thế nào??? Thì chỉ có lòng đam mê chỉ dẫn đường cho mình làm mà thôi! Nên tui xin ko nêu ra, vì mỗi người có niềm đam mê khác nhau bác à!
Hôm rồi cách đây khoảng 2 tháng tui có xem 1 mảnh đất 2ha, trên đất có 4 cái ao lớn, mỗi cái 1500m, 9 cái ao nhỏ mỗi cái 500m, trên đất trồng 600 cây dừa đang cho trái năm 3 xum xuê, với vài chục cây dừa sáp, trăm ngoài cây dừa dứa. Đất đẹp mặt tiền lộ lớn 100m dài hơn 200m. Dưới ao ông chủ đất nuôi toàn cá Koi. Ổng khẳng định đất ao lúc nào cũng thu nhập hơn đất vườn.
(1 ví dụ điển hình để bác tham khảo thêm)
 
Tôi có 2 câu hỏi:

1) Vùng đất phèn này có tầng canh tác mỏng. Nếu tôi trồng cây ăn trái, thì phải đào mương lên liếp. Lời cảnh báo đưa ra là không được móc lấy đất phèn ở dưới lên và không được để chúng "lòi" ra. Tôi nghĩ tầng đất mặt thì mỏng, nếu vạt lấy đem đi chổ khác thì tại đó phèn sẽ xì lên rồi theo nước ra gây hại nơi khác. Và nếu làm như thế thì diện tích, khối lượng của mô cũng không được bao rộng, bao cao.

Vậy nếu lên liếp thì phải làm thế nào ? Có phải đi mua nguyên liệu hữu cơ về trộn với đất mặt để tạo liếp không ?

2) Ở vùng Bình Chánh thượng nguồn, đã có người trồng bưởi da xanh và thành công. Do cuối năm không tiện để đi tìm hỏi trực tiếp, chỉ đọc trên báo thì thấy người ta bảo là dùng phân heo để cải tạo đất và để trị phèn.

- Tôi muốn biết thực hư của việc dùng phân heo để trị phèn ?
Dưới đây là hình ảnh mảnh đất 1500m2 mà tôi đã mua. Thuê người khai hoang, dọn, đốt

Tôi dự tính trồng cây trên đất này (kế hoạch nhỏ), như là thử nghiệm cho mảnh đất 5000m2 đang được nói đến (đó là kế hoạch lớn). Bà con ở đó khuyên tôi nên phơi ải đất, nên tôi đã cho sửa cống bọng để rút nước, đợi khô rồi cho máy xới đất lên (định là ra Giêng sẽ cày xới), sau đó sẽ đào rảnh thoát nước, tạo thành 3 liếp. Trước khi sửa bọng thì nước xâm xấp, lên xuống theo thủy triều. Sau khi sửa bọng thì nước lên còn cách mặt khoảng dưới 30cm.

Đất hướng tây bắc. Mặt tiền là đường đê bao, dùng để lưu thông đường bộ, ngoài đê là kênh thông thẳng ra Vàm Cỏ Đông (400m). Mặt hậu là con rạch nhỏ, có chu trình con nước trễ hơn kênh mặt trước khoảng 1 tiếng (tôi chưa đo chính xác thời gian). Hiện mặt trước đã có bọng, để thoát nước là chính. Bọng mặt sau cao hơn, để cấp nước. Tôi không có máy đo PH, chỉ đo bằng giấy quỳ, đất ở giữa, ở ven mương có cùng PH với kênh chính, khoảng 5 - 5,5. Tôi không rành phân biệt đất mặt. Chỉ đoán là dầy khoảng 20 cm là cùng. Khi nước lên xâm xấp, cắm cây xuống sâu hơn 30cm, rút lên thì có mùi lưu huỳnh nhiều. Đất khô thì không thấy.

Ý định là trồng hai hàng dừa lùn (~25 cây), một hàng mãng cầu gai tháp gốc bình bát (~20 cây), một hàng bưởi da xanh (~15 cây; trước đây tôi định là cây mít). Ở khoảng giữa các gốc cây này, cách 3 mét là tôi trồng xen chuối Nam Mỹ (~50 cây) để tạo bóng cho cây con và thu hoạch trong ngắn hạn (trồng cây màu ngắn thời gian hơn, như đã trình bạy, thì tôi không thể). Khoảng cách giữa các cây thì tôi đã tính toán trên sơ đồ để đảm bảo khoảng không cần thiết khi cây lớn (theo số liệu tôi thâu nhặt được, ví dụ như là dừa 6x9m, v.v.)

Kế hoạch là vầy: Sau Tết sẽ cài ải. Phơi khoảng 2 tháng. Trong thời gian đó sẽ làm nhà chòi để có chổ nghỉ ngơi và cất giữ nông cụ. Đổ trụ bê tông làm cọc rào mặt tiền + lưới B40 và cổng, hai bên và con mương phía sau sẽ cắm cây tràm làm cọc rào, rồi vòng thêm kẽm gai. Cố gắng làm trước mùa đặt cây, mùa mưa, để hạn chế mất trộm giống).

Đầu mùa mưa, tôi cho rải vôi, dự định 100 - 150kg. Rồi cho bừa. Sau đó, đào hố để bón phân lót (bón lân sau vôi khoảng 1 tháng). Khi mưa được khá, tôi sẽ cho xuống giống.

@leviet_law Anh nghĩ sao về kế hoạch nhỏ này ? Nhờ anh "chẩn đoán" qua hình chụp xem tình trạng đất như thế nào. Tôi phân vân không biết có nên cài ải toàn bộ khu đất, hay chỉ cần đào vun ụ mà thôi ?

Mong chờ câu trả lời của anh.
Ảnh 1: mới khai hoang xong.
54df4b66c5290.jpg


Ảnh 2: chờ cây khô, rồi đốt. Chỉ con mương ranh là còn nước, các rỗng phía trong đã cạn (sau khi sửa bọng chính). Phía bên phải ảnh là khu đất kế bên, chưa được khai hoang lại.
16501330406_94f47ea4fd_o.jpg


Ảnh 3: lúc dọn xong, chổ này sạch sẽ (còn gốc ô mô). Do hơn tháng bị ngập theo thủy triều nên cỏ mọc nhiều.
54df532038900.jpg
 
Tôi có 2 câu hỏi:

1) Vùng đất phèn này có tầng canh tác mỏng. Nếu tôi trồng cây ăn trái, thì phải đào mương lên liếp. Lời cảnh báo đưa ra là không được móc lấy đất phèn ở dưới lên và không được để chúng "lòi" ra. Tôi nghĩ tầng đất mặt thì mỏng, nếu vạt lấy đem đi chổ khác thì tại đó phèn sẽ xì lên rồi theo nước ra gây hại nơi khác. Và nếu làm như thế thì diện tích, khối lượng của mô cũng không được bao rộng, bao cao.

Vậy nếu lên liếp thì phải làm thế nào ? Có phải đi mua nguyên liệu hữu cơ về trộn với đất mặt để tạo liếp không ?

2) Ở vùng Bình Chánh thượng nguồn, đã có người trồng bưởi da xanh và thành công. Do cuối năm không tiện để đi tìm hỏi trực tiếp, chỉ đọc trên báo thì thấy người ta bảo là dùng phân heo để cải tạo đất và để trị phèn.

- Tôi muốn biết thực hư của việc dùng phân heo để trị phèn ?
Dưới đây là hình ảnh mảnh đất 1500m2 mà tôi đã mua. Thuê người khai hoang, dọn, đốt

Tôi dự tính trồng cây trên đất này (kế hoạch nhỏ), như là thử nghiệm cho mảnh đất 5000m2 đang được nói đến (đó là kế hoạch lớn). Bà con ở đó khuyên tôi nên phơi ải đất, nên tôi đã cho sửa cống bọng để rút nước, đợi khô rồi cho máy xới đất lên (định là ra Giêng sẽ cày xới), sau đó sẽ đào rảnh thoát nước, tạo thành 3 liếp. Trước khi sửa bọng thì nước xâm xấp, lên xuống theo thủy triều. Sau khi sửa bọng thì nước lên còn cách mặt khoảng dưới 30cm.

Đất hướng tây bắc. Mặt tiền là đường đê bao, dùng để lưu thông đường bộ, ngoài đê là kênh thông thẳng ra Vàm Cỏ Đông (400m). Mặt hậu là con rạch nhỏ, có chu trình con nước trễ hơn kênh mặt trước khoảng 1 tiếng (tôi chưa đo chính xác thời gian). Hiện mặt trước đã có bọng, để thoát nước là chính. Bọng mặt sau cao hơn, để cấp nước. Tôi không có máy đo PH, chỉ đo bằng giấy quỳ, đất ở giữa, ở ven mương có cùng PH với kênh chính, khoảng 5 - 5,5. Tôi không rành phân biệt đất mặt. Chỉ đoán là dầy khoảng 20 cm là cùng. Khi nước lên xâm xấp, cắm cây xuống sâu hơn 30cm, rút lên thì có mùi lưu huỳnh nhiều. Đất khô thì không thấy.

Ý định là trồng hai hàng dừa lùn (~25 cây), một hàng mãng cầu gai tháp gốc bình bát (~20 cây), một hàng bưởi da xanh (~15 cây; trước đây tôi định là cây mít). Ở khoảng giữa các gốc cây này, cách 3 mét là tôi trồng xen chuối Nam Mỹ (~50 cây) để tạo bóng cho cây con và thu hoạch trong ngắn hạn (trồng cây màu ngắn thời gian hơn, như đã trình bạy, thì tôi không thể). Khoảng cách giữa các cây thì tôi đã tính toán trên sơ đồ để đảm bảo khoảng không cần thiết khi cây lớn (theo số liệu tôi thâu nhặt được, ví dụ như là dừa 6x9m, v.v.)

Kế hoạch là vầy: Sau Tết sẽ cài ải. Phơi khoảng 2 tháng. Trong thời gian đó sẽ làm nhà chòi để có chổ nghỉ ngơi và cất giữ nông cụ. Đổ trụ bê tông làm cọc rào mặt tiền + lưới B40 và cổng, hai bên và con mương phía sau sẽ cắm cây tràm làm cọc rào, rồi vòng thêm kẽm gai. Cố gắng làm trước mùa đặt cây, mùa mưa, để hạn chế mất trộm giống).

Đầu mùa mưa, tôi cho rải vôi, dự định 100 - 150kg. Rồi cho bừa. Sau đó, đào hố để bón phân lót (bón lân sau vôi khoảng 1 tháng). Khi mưa được khá, tôi sẽ cho xuống giống.

@leviet_law Anh nghĩ sao về kế hoạch nhỏ này ? Nhờ anh "chẩn đoán" qua hình chụp xem tình trạng đất như thế nào. Tôi phân vân không biết có nên cài ải toàn bộ khu đất, hay chỉ cần đào vun ụ mà thôi ?

Mong chờ câu trả lời của anh.
Ảnh 1: mới khai hoang xong.
54df4b66c5290.jpg


Ảnh 2: chờ cây khô, rồi đốt. Chỉ con mương ranh là còn nước, các rỗng phía trong đã cạn (sau khi sửa bọng chính). Phía bên phải ảnh là khu đất kế bên, chưa được khai hoang lại.
16501330406_94f47ea4fd_o.jpg


Ảnh 3: lúc dọn xong, chổ này sạch sẽ (còn gốc ô mô). Do hơn tháng bị ngập theo thủy triều nên cỏ mọc nhiều.
54df532038900.jpg
Chào bạn.
Như vậy là bạn đã có 1.500 m2 đất, việc mua thêm đất liền kề 5.000 m2 là có toognr dt 6.500 m2 để canh tác theo tôi nghĩ là xứng đáng với điều kiện của bạn.
Nếu điều kiện làm việc của bạn ở gần đó thì càng tốt.
6.500 m2 canh tác là có hiệu quả rồi, và thật sự nó là khoản thu thêm phụ giúp bạn nuôi gia đình tương đối tốt, ngoài mức có dư 50 tr/ 1 năm.
Về biện pháp cải tạo phèn tôi có ý kiến như sau:
1/ Miền Tây có câu "thau mặn, rửa phèn"; Ttg Võ Văn Kiệt đã có công trình thế kỷ đuổi phèn ra biển Tây. Nguyên tắc của nó là rửa đi.
Vùng đất này chỉ cần bí cống lại 3 ngày bạn lấy nước trong kênh súc miệng thì thấy rõ sự chát của phèn, trong khi ở ngoài sông thì nước lại ngọt có thể uống được.
Bạn đặt chế độ thủy triều sao cho triều cường bằng mực canh tác, triều thấp bằng mức thấp nhất trong vườn ở trong ngày.
Về việc cày ải lớp đất mặt, nhất thiết phải phơi khô đất thì mới cày, vì khi phơi khô, lưỡi cày sẽ lật được tới đáy đất tróc lên, còn nếu đất ướt nó chỉ lật chèm chẹp mà thôi. Khi lật tới tầng đáy (20 cm) thì O2 kk sẽ oxy hóa S trở thành SO4, và đất tơi xốp nên mưa xuoonmgs sẽ rửa trôi SO4 đi nên giảm được phèn.
Về bón vôi, bạn chỉ cần bón theo mô chứ không cần bón hết cả líp gây lãng phí, vì SO4 đã được rửa trôi theo nước mưa.
Về bổ sung hữu cơ, tập quán vùng này có một tập quán và tôi đã kiểm nghiệm là daanowr đây dùng tro trấu số lượng lớn để vun xung quanh mô thì cây sẽ rất tốt. Bạn nên học theo dân ở đây bón tro trấu xung quanh mô trồng.
Nhất thiết khi trồng bạn phải lên mô cao, không đào lỗ trồng, hoặc trồng chèm bẹp dưới đất sẽ bị nghẹt rễ, trồng sao cho khi cây lớn sẽ lòi hết rễ cái ra nhìn như các ngón tay trong 1 bàn tay thì cây sẽ hạn chế thối rễ.
Vùng này có đông công nhân, người vãng lai nên bạn chú ý bảo vệ. Tôi cũng ở xa chỗ trồng như bạn, và tôi cho ra hoa đồng loạt, cả năm không có trái, chỉ tại thời điểm nghịch vụ có trái tôi xách vài chục gia cầm, vài chục lít rượu xuống hàng ngày kêu trai làng, già làng lại chơi, thu trái xong vườn chỉ còn lại lá là hết...
Trồng cây bạn không cần phải thử nghiệm, vì tôi sẽ chỉ bạn chỗ đi xem nhé: từ SG tới cầu xáng, quẹo tay phải, đi vô khoảng 1 km thì thấy các kênh, bạn đi vô kênh sẽ thấy xoài còi cọc (do rễ ăn sâu xuống tầng phèn), (ở Uminh hạ, uminh thượng cũng có đặc điểm tương tự; bưởi có cây, có trái để cho con mình ăn, lấy trưng bàn thờ, tự mình hái đi tặng bạn bè rất vui (nhỏ quá, xấu quá ko bán được). Vả lại, bạn ko phải là nông hộ sinh sống ở đất này, bưởi sẽ bị hái trộm bất kỳ lúc nào. Ở vùng chuyên bưởi trẻ con thấy bưởi là ko thèm ăn, còn ở vùng này công nhân nhiều, người vãng lai nhiều bạn ko nên trồng. Bạn thấy người ta ăn trộm mà la rầy người ta là bạn tự rước họa vào thân đấy.
Còn vấn đề trồng ổi, bạn ko phải "nuôi người làm"; cũng như không phải "nuôi công nhân"; vì công nhân và người làm làm ra lãi cho bạn trước, sau đó bạn mới trích 1 phần lãi đó trả lương cho họ; như vậy họ nuôi bạn chứ không phải bạn nuôi họ.
Thôi, tùy bạn lựa chọn nhé.
 
Chào bạn.
Như vậy là bạn đã có 1.500 m2 đất, việc mua thêm đất liền kề 5.000 m2 là có toognr dt 6.500 m2 để canh tác theo tôi nghĩ là xứng đáng với điều kiện của bạn.
Nếu điều kiện làm việc của bạn ở gần đó thì càng tốt.
6.500 m2 canh tác là có hiệu quả rồi, và thật sự nó là khoản thu thêm phụ giúp bạn nuôi gia đình tương đối tốt, ngoài mức có dư 50 tr/ 1 năm.
Về biện pháp cải tạo phèn tôi có ý kiến như sau:
1/ Miền Tây có câu "thau mặn, rửa phèn"; Ttg Võ Văn Kiệt đã có công trình thế kỷ đuổi phèn ra biển Tây. Nguyên tắc của nó là rửa đi.
Vùng đất này chỉ cần bí cống lại 3 ngày bạn lấy nước trong kênh súc miệng thì thấy rõ sự chát của phèn, trong khi ở ngoài sông thì nước lại ngọt có thể uống được.
Bạn đặt chế độ thủy triều sao cho triều cường bằng mực canh tác, triều thấp bằng mức thấp nhất trong vườn ở trong ngày.
Về việc cày ải lớp đất mặt, nhất thiết phải phơi khô đất thì mới cày, vì khi phơi khô, lưỡi cày sẽ lật được tới đáy đất tróc lên, còn nếu đất ướt nó chỉ lật chèm chẹp mà thôi. Khi lật tới tầng đáy (20 cm) thì O2 kk sẽ oxy hóa S trở thành SO4, và đất tơi xốp nên mưa xuoonmgs sẽ rửa trôi SO4 đi nên giảm được phèn.
Về bón vôi, bạn chỉ cần bón theo mô chứ không cần bón hết cả líp gây lãng phí, vì SO4 đã được rửa trôi theo nước mưa.
Về bổ sung hữu cơ, tập quán vùng này có một tập quán và tôi đã kiểm nghiệm là daanowr đây dùng tro trấu số lượng lớn để vun xung quanh mô thì cây sẽ rất tốt. Bạn nên học theo dân ở đây bón tro trấu xung quanh mô trồng.
Nhất thiết khi trồng bạn phải lên mô cao, không đào lỗ trồng, hoặc trồng chèm bẹp dưới đất sẽ bị nghẹt rễ, trồng sao cho khi cây lớn sẽ lòi hết rễ cái ra nhìn như các ngón tay trong 1 bàn tay thì cây sẽ hạn chế thối rễ.
Vùng này có đông công nhân, người vãng lai nên bạn chú ý bảo vệ. Tôi cũng ở xa chỗ trồng như bạn, và tôi cho ra hoa đồng loạt, cả năm không có trái, chỉ tại thời điểm nghịch vụ có trái tôi xách vài chục gia cầm, vài chục lít rượu xuống hàng ngày kêu trai làng, già làng lại chơi, thu trái xong vườn chỉ còn lại lá là hết...
Trồng cây bạn không cần phải thử nghiệm, vì tôi sẽ chỉ bạn chỗ đi xem nhé: từ SG tới cầu xáng, quẹo tay phải, đi vô khoảng 1 km thì thấy các kênh, bạn đi vô kênh sẽ thấy xoài còi cọc (do rễ ăn sâu xuống tầng phèn), (ở Uminh hạ, uminh thượng cũng có đặc điểm tương tự; bưởi có cây, có trái để cho con mình ăn, lấy trưng bàn thờ, tự mình hái đi tặng bạn bè rất vui (nhỏ quá, xấu quá ko bán được). Vả lại, bạn ko phải là nông hộ sinh sống ở đất này, bưởi sẽ bị hái trộm bất kỳ lúc nào. Ở vùng chuyên bưởi trẻ con thấy bưởi là ko thèm ăn, còn ở vùng này công nhân nhiều, người vãng lai nhiều bạn ko nên trồng. Bạn thấy người ta ăn trộm mà la rầy người ta là bạn tự rước họa vào thân đấy.
Còn vấn đề trồng ổi, bạn ko phải "nuôi người làm"; cũng như không phải "nuôi công nhân"; vì công nhân và người làm làm ra lãi cho bạn trước, sau đó bạn mới trích 1 phần lãi đó trả lương cho họ; như vậy họ nuôi bạn chứ không phải bạn nuôi họ.
Thôi, tùy bạn lựa chọn nhé.
"Mong chờ thêm sự góp sức của các thành viên khác về lựa chọn cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác, cũng như kinh nghiệm quản lý."

Thưa anh @leviet_law

Thật là 99% nội dung của anh quý giá vô cùng với tôi. Cám ơn anh thật nhiều !

1) Đất của tôi thì hiện có là 1500. Sau khi cân đong đo đếm thì thấy không thể sống dựa vào nhiêu đó được, nếu chỉ trồng - nuôi đơn thuần (đặc chủng, đặc sản thì chưa dám mơ đến), hay trồng chuyên canh. Không muốn đất bỏ phí, nhưng lại không thể kiếm sống bằng bi nhiêu đó diện tích đất được . Do vậy mà tôi mới nghĩ đến việc trồng xen nhiều loại.

Về thu nhập khi có thành quả (nếu có, hi hi ):

- Lợi nhuận lớn nhất là tinh thần.
- Lợi nhuận về tiền thì tôi suy nghĩ là cố gắng trồng sạch - để cung cấp cho một số lượng hạn chế người tiêu dùng thích sản phẩm sạch. Có thể bán cho họ với giá cao hơn thị trường chút đỉnh (những ngừoi bạn khá giả (đại gia, trung gia ...) của tôi và bạn của họ). Tôi chỉ mới suy đoán chứ chưa có căn cứ tính toán chính xác, không biết là có đủ thu hồi vốn đầu tư hay không. :)

2) Đất 5000 mà tôi dự định mở rộng thì lại không kề cận anh ạ. Cách đó đến vài cây số. Tôi suy nghĩ nông cạn, nếu thành công, thì đất 1500 là để ở, 5000 là để kiếm thu nhập.

Trân trọng cám ơn ý kiến quý báu của anh. Mong chờ thêm sự góp sức của anh và của các thành viên khác trong diễn đàn, nhất là về việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác, cũng như kinh nghiệm quản lý.
Chỉ sợ là đất ko thành rừng được như bác gì ở trên nói cỏ còn ko mọc nổi

Bạn xem hình tôi vừa đăng, về mảnh đất 1500 hiện có của tôi. Trước đây người ta trồng mía. Người ta mua rồi bỏ hoang từ khoảng giữa cuối 2010. Đến giữa cuối 2014 thì đã như rừng.

Trân trọng ý kiến của bạn về việc ao cá. Nhưng thú thật, trồng cây đơn giản tôi còn chưa biết gì thì làm sao dám nuôi, nuôi đặc sản thì càng không biết. Đúng rằng cái khó ló cái khôn, và dám gan mới giàu. Nhưng thiệt tình là tui không dám mạo hiểm về kinh tế, dù rằng tôi là người thích mạo hiểm, và có sở thích chu du kiểu mạo hiểm :)

Mong chờ các ý kiến góp ý của bạn.

Trân trọng.
@leviet_law Thưa anh, về vấn đề cây ổi thì có chút khúc mắc: Mảnh đất 5000 đang trồng ổi là do chủ đất cho người ta thuê để trồng. Chung quanh không có ai trồng. Những nguời ở gần đó mà tôi (mới) quen biết thì không ai biết làm ổi cả.

Sáng mai (15/2/2015) tôi lại về khu vực đó để "thám du". Hy vọng có thêm các dữ kiện mới cho việc đầu tư vô mảnh đất 5000.

- Anh có góp ý nào thêm cho mảnh 1500 không ạ ?
- Nếu trong nội ngày Chủ Nhật, anh có xuống Long An thì gọi tôi nhé. Hy vọng được gặp anh và thăm đất vườn của anh.

Cám ơn anh.
 
Last edited by a moderator:
Rửa phèn thì làm thế này:

Đào rãnh thật sâu hết mức có thể sao cho
hơi thấp hơn mực thủy triều thấp nhất một
chút, có thể rút hết nước trong ruộng của
mình ra sông.

Khi thủy triều lên nửa chừng, thì mở cống
cho nước ngọt chảy vào. Khi thủy triều bắt
đầu xuống thi đóng cống lại, giữ nước ở mức
cao nhất. Khi thủy triều xuống nửa chừng thì
mở cho nước ruộng có phèn chảy ra. Làm như
thế nhiều tháng, rồi lấp rãnh cũ, đào rãnh
mới bên cạch rãnh cũ, rồi cũng dẫn nước vào
thau rửa như thế. Tùy theo rãnh sâu và rộng
như thế nào để đào rãnh 2 hay 3 lượt thi mọi
chỗ ruộng đều đã được rửa kỹ.

Tôi coi đất bạn khá thấp, nên khả năng rửa
phèn rất thấp, có nghĩa là lớp đất rửa phèn
tốt rất mỏng, chỉ trồng Rau hay Cỏ được, chứ
ít có hy vọng trồng cây to cao có gỗ. Muốn
trồng cây cao to có gỗ, phải chọn cây chịu
được phèn, như Dừa, Tràm, không chắc trồng
được Cam Canh Bưởi và Ổi đâu. Trồng Ổi rất
dễ. Chẳng cần biết trồng cũng cứ được. Nếu
thất bại, thì do đất, chứ không phải không
biết trồng. Trồng Cam Chanh Bưởi, tôi dám
chắc là chết, hay không mọc lên được. Bọn
này không chịu được nước ngập thế đâu.

Có lẽ bạn đào ao nuôi thủy sản đi. Trước lạ
sau quen. Nếu không, thì trồng rau. Nuôi Thủy
Sản và trồng rau đều bận rộn cả, không thể ở
Sài Gòn mà chỉ huy qua điện thoại được đâu.
 
Rửa phèn thì làm thế này:

Đào rãnh thật sâu hết mức có thể sao cho
hơi thấp hơn mực thủy triều thấp nhất một
chút, có thể rút hết nước trong ruộng của
mình ra sông.

Khi thủy triều lên nửa chừng, thì mở cống
cho nước ngọt chảy vào. Khi thủy triều bắt
đầu xuống thi đóng cống lại, giữ nước ở mức
cao nhất. Khi thủy triều xuống nửa chừng thì
mở cho nước ruộng có phèn chảy ra. Làm như
thế nhiều tháng, rồi lấp rãnh cũ, đào rãnh
mới bên cạch rãnh cũ, rồi cũng dẫn nước vào
thau rửa như thế. Tùy theo rãnh sâu và rộng
như thế nào để đào rãnh 2 hay 3 lượt thi mọi
chỗ ruộng đều đã được rửa kỹ.

Tôi coi đất bạn khá thấp, nên khả năng rửa
phèn rất thấp, có nghĩa là lớp đất rửa phèn
tốt rất mỏng, chỉ trồng Rau hay Cỏ được, chứ
ít có hy vọng trồng cây to cao có gỗ. Muốn
trồng cây cao to có gỗ, phải chọn cây chịu
được phèn, như Dừa, Tràm, không chắc trồng
được Cam Canh Bưởi và Ổi đâu. Trồng Ổi rất
dễ. Chẳng cần biết trồng cũng cứ được. Nếu
thất bại, thì do đất, chứ không phải không
biết trồng. Trồng Cam Chanh Bưởi, tôi dám
chắc là chết, hay không mọc lên được. Bọn
này không chịu được nước ngập thế đâu.

Có lẽ bạn đào ao nuôi thủy sản đi. Trước lạ
sau quen. Nếu không, thì trồng rau. Nuôi Thủy
Sản và trồng rau đều bận rộn cả, không thể ở
Sài Gòn mà chỉ huy qua điện thoại được đâu.

Trước hết cám ơn bác đã quan tâm giúp đỡ. Tôi xin trả lời thế này:

1) Việc rửa phèn:

- Toàn bộ vùng này đã được đào kinh rửa phèn từ thời Pháp. Hiện nay thì đều có đê bao (mới đắp gần đây) để ngăn lũ và triều cường. Bà con nông dân đều làm hệ thống mương dẫn nước và cống bọng để điều tiết mực nước.

- Mảnh đất 1500 thì đã có mương dẫn + cống bọng để thông trực tiếp với kinh lớn (thông thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông). Tôi nghĩ là có thể điều tiết mực nước từ - 0,7m đến +0,5m (tôi lấy mặt của mảnh đất là 0). Nên không lo việc tháu rửa phèn ở đây.

- Mảnh đất 5000 thì chỉ thông ra một con kênh nhánh. Kênh này nhỏ, không có đê bao, thủy mực thấp hơn kênh chính, được dùng chung cho cả một khu vực liền kề. Việc chủ động điều tiết nước là phải thống nhất với các chủ đất lân cận. Nên tôi cần phải suy nghĩ thêm và mong chờ thêm các ý kiến của mọi người.

- Việc lấp rãnh cũ, đào rãnh mới lần lượt - cho đến hết khu đất, tôi nghĩ là khó khả thi. Tài lực không cho phép làm điều đó. Nếu phải đào đắp nhiều, tôi đã nghĩ đến phương án rẻ tiền nhất là tự mua một chiếc xe cuốc mini để tự làm. Xe cuốc giá khoảng trên 200 triệu; hoặc mua xe cũ (nát ?) là 50 triệu. Khi dùng xong thì bán lại. Tôi tính rằng sẽ không lỗ, nếu như chỉ tính việc thuê xe/người đào đắp so với mua xe tự làm rồi bán xe. Nhưng như thế phải phát sinh thêm việc duy tu, bảo quản xe (hớ hênh là bị tháo phụ tùng bán phế liệu như chơi) ----> Chỉ phù hợp cho trang trại lớn, nhiều vốn, đã có hàng rào an ninh, người trông coi 24/24.

- Tôi nghĩ là việc cày ải, lên liếp như hiện nay là khả quan hơn cả.

2) Việc trồng cây:

- Khu vực này, ngoài những cây truyền thống trên đất phèn (mía, tràm, khóm, gừng riềng), thì người dân đã trồng thành công ổi, chanh không hạt. Dừa thì chổ tốt, chổ không (tôi nghĩ là do cách trồng và kỹ thuật cải tạo đất). Còn bưởi thì tôi chỉ nghe nói thành công, chứ chưa nhìn được tận mắt.

- Việc trồng rau thì không khả quan với đề tài đưa ra ạ. Chỉ phù hợp với người làm nông 24/24 mà thôi.

3) Việc đào ao:
- Tôi e là độ phèn cao quá nên đào ao là khó, chỉ có thể làm ao nổi mà thôi.

Cám ơn bác. Mong chờ thêm các ý kiến đóng góp của bác.

Trân trọng.
 


Back
Top