Ai biết về Con sâu tre (Bamboo worm) ?

Thân chào các thành viên của diễn đàn Agirviet.

Mình rất thích nuôi và xơi các loại côn trùng nên hễ cứ nghe ở đâu nuôi được loài côn trùng nào mới là tìm cho bằng được. Vừa rồi thấy các báo đăng tin về nghề nuôi sâu tre (bamboo worm) ở Thái Lan nhìn thấy cũng ham nên mạo muội xin ít đất của diễn đàn để hỏi về con vật nuôi này.

Cho mình hỏi con sâu này ở Việt Nam có không, nếu có thì đã ai nuôi thử chưa, nghe nói con này ăn rất ngon nếu ai có thông tin về con sâu này thì mời đăng đàn giúp đỡ anh em. Mong!

Sau đây là một số hình ảnh về "em" nó:

2011a20.jpg
2011a1.jpg
2011a2.jpg
2011a3.jpg
2011a4.jpg
2011a5.jpg
2011a6.jpg
2011a7.jpg
2011a8.jpg
2011a9.jpg
2011a10.jpg
2011a11.jpg
2011a12.jpg
2011a13.jpg
2011a14.jpg
2011a15.jpg
2011a16.jpg
2011a17.jpg
2011a18.jpg
2011a19.jpg
<SCRIPT>upload_watermark(true);</SCRIPT>
 


Con này chắc béo và ngậy lắm đây.Nhìn cũng thấy thèm.Ai có kiến thức gì về nuôi con này xin chỉ giáo nào.
 
Em thấy hay đây hóa ra con mọt cũng ăn đc anh chi tìm ít tài liệu và giống con này đi em xin 1 slot nuôi đầu tiền
 
Mình nghĩ là mấy cây tre mỡ, tre mạnh tông ở miền nam cũng có con này. Thôi để cuối tuần vác rựa đi khảo sát một vòng mấy bụi tre coi sao, nếu có sẽ báo cáo cùng ace.
 
Đâu cần chặt hết bụi tre bác anhmytran :), cây nào bị sâu ăn sẽ ngã sang màu vàng nâu (như hình trên) mình chặt cây đó ra thế nào cũng có sâu.
 
Hôm nay khai quật bài này lên tám tiếp.
Sâu tre (bamboo worms) theo tìm hiểu của mình thì nó là ấu trùng của các loài bướm đêm.
Tùy mỗi nơi mà có những loài bướm đặc hữu khác nhau.

Biết tới đó thoai, còn cái vụ làm sao cho đẻ và bắt nó đẻ vào chỗ mình cần thì vẫn chưa tìm ra.
Ai cao tay hơn thì tìm tiếp mình với.
 

Thông tin về con sâu tre

Hôm tháng 7 vừa rồi có đi Tây Bắc chơi, ghé qua Mường Then (Tỉnh Điện Biên) thì được biết Sâu tre là một trong những đặc sản của vùng này. Định hỏi mua nhưng dân trong bản nói là Sâu tre chỉ có trong các rừng cây Luồng (loại tre lớn giống như tre lồ ô) vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, muốn ăn Sâu tre thì phải đến đúng thời điểm mới có. Lâu lâu mới có dịp ra bắc vậy mà lại vuột mất cơ hội. Trên diễn đàn có bác nào ở Điện Biên hay các tỉnh lân cận không, giúp anh em với.
 
Các bác có biết giá tiền bán tất cả sâu tre trong một cây luồng
bằng gấp mấy lần giá tiền bán cây luồng đó nếu không bị sâu không?
 
nuôi sâu tre

Nuôi sâu tre dễ thôi mà bạn : bạn dùng tiền đầu tư vào đất trồng thật nhiều tre. Khi bạn thấy trong bụi có những cây tự nhiên bị héo ngọn thì chắc chắn là do sâu tre gây ra. Công việc còn lại thì đơn giản mà
 
Chăn nuôi thời buổi này mà còn ngồi chờ sung rụng như vậy thì làm sao khá nổi bác.
Nên nghiên cứu làm cách nào để cha mẹ chúng chịu khó về đẻ nhiều nhiều (bán công nghiệp) hoặc cách nuôi nhốt con cha mẹ để bắt nó đẻ lên chỗ mình muốn (công nghiệp).
Theo tìm hiểu thì thấy bên Thái họ khai thác sâu này từ những bụi tre khổng lồ. Cây này trưởng thành to tới nỗi "2 bàn tay" cũng ko cầm hết. Măng của nó to cỡ đứa trẻ 4 -5 tuổi.

2011as33.jpg


Hiện nay ở Thái Lan họ đã đóng hộp, vào bao chân không con sâu tre này rồi. Rất chuyên nghiệp.


Thiệt tình em ko biết giá cây luồng có sâu hay ko có sâu khác nhau ra sao. Khá vì lý do lấy sâu để ăn hay vì lý do nào khác vậy bác anhmytran?
 
Huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá cách đây 3 chục năm có mở cuộc thi
cây luống vô địch nước ViệtNam, dài chừng 6 chục mét mà đốt ngọn
vẫn còn được 5 centimet.
Luống Thanh Hoá loại nhỏ, rẻ, ngày ấy cũng mấy chục đồng 1 cây,
bằng giá 1 tuần lễ ngày công thọ cày, 2 tuần lễ ngày công thọ cấy.
Luồng lớn bán cả trăm đồng, chỉ đại gia mới có tiền mua làm đòn
nóc nhà, đàn ông thật khoè mới đủ sức vác từ bến lên bờ. Một cây
luồng trồng có thể cắt ra bán được 2-3 cây luồng thương phẩm.
*
Cáy luồng nuôi lấy sâu thì không cần to lớn và già như vậy. Hăy
tạm coi trồng 3-4 cây luồng lấy sâu mới bằng vốn và công trống
một cây luồng lấy luồng bán, thì ta phải coi số sâu 4 cây luồng bán
có đủ bằng hay hơn số tiền bán 1 cây luồng thương phẩm không chú?
Nếu hơn thì trồng luồng lấy sâu, còn nếu kém thì thôi.
*
 
Thì ra là Đuông

A ha! cảm ơn bác Toàn Long Farm! nhờ bác mà tui mới biết sâu tre cũng từ con đuông (red weevil) mà ra. Vậy phải gọi là đuông tre mới đúng hỉ.

Hum nào bắt em này thí nghiệm trên măng tre coi sao.
 
Mấy trang nước ngoài cũng chẵng thấy nói gì về vụ nuôi sâu tre, pác nào có tham khảo được tài liệu mới về sâu tre nhớ post cho mọi người với nhé. Đây là chủ đề mới cũng khá lý thú.
Thanks
 
Tôi không nghi con Đuông lại đẻ ra Sâu Tre lắm.
Vì ít nhất 2 lẽ sau:
*
1- Hình dáng và kích thước Sâu Tre khác Sâu Đuông khá nhiều.
*
2- Đuông ở Dứa số lượng kém Sâu Tre.
*
Chắc có nhầm lẫn chi đây.
*
 
Man_kg77 tui rất thích cách phản biện của bác anhmytran, đưa ra vấn đề gì bác anhmytran cũng phân tích xem có đúng không, có hại gì không và làm vậy có hiệu quả không. Đem ý tưởng ra mà bàn với bác này chắc chắn rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều :lol:

Về con sâu tre thì ý kiến của tui như sau:

Sâu tre do côn trùng đẻ trứng vào mụt măng mà có, lớn lên thì ăn ruột tre. Vậy nguyên liệu chúng ta cần để nuôi nhân tạo chỉ là mụt măng của tre trúc và cành lá hoặc vài đoạn tre chứ không nhất thiết là phải hi sinh nguyên cây tre hoặc cả bụi tre. Tre trúc thì ở quê có mà đầy. Nếu dùng các đoạn tre dạt để nuôi sâu thì chắc là cũng có hiệu quả về kinh tế, huống chi đây lại là đặc sản nuôi cho người ăn chứ đâu phải như SW nuôi cho cá ăn, vậy giá bán phải cao chứ lị B)

Tui mới tìm được đoạn vi-đô-cờ-líp về sâu tre nè, trình các bác tường lãm.
[video=youtube;TVWpJ_CamuE]http://www.youtube.com/watch?v=TVWpJ_CamuE[/video]
 
1- Về phần tính toán thiệt hơn ở nuôi sâu tre thì
-không phải tính tiền một cây tre tốt và già thành phẩm
để nuôi sâu tre
=Nhưng phải tính thời gian cây tre đó mọc, trừ đi giá
trị còn lại cưa cây tre đó sau khi láy sâu ra rồi.
Ví dụ cây tre thành phẩm giá 500 đồng, trồng 5 năm kể
từ khi mọc măng, nhưng cây tre khai thác sâu thì chỉ
1 năm tuổi thôi. Vậy chi phí cho nuôi sâu tre trong cây
này là 100 đồng. Sau khi khai thác xong, cây tre này
chẻ ra làm củi hay lẫy xơ, bán được 50 đồng, trừ vào
số tiền trên, thì chi phí nuôi sâu tre trong cây này chỉ
còn 50 đông thôi.
*
2- Về giống sâu tre, trong Video, là con bướm trắng
chứ không phải con bọ Đuông Dừa. Hình dáng và kích
thước sẩu tre có vẻ phù hợp với con bướm hơn.
*
 
Thông tin về con sâu tre

Hôm tháng 7 vừa rồi có đi Tây Bắc chơi, ghé qua Mường Then (Tỉnh Điện Biên) thì được biết Sâu tre là một trong những đặc sản của vùng này. Định hỏi mua nhưng dân trong bản nói là Sâu tre chỉ có trong các rừng cây Luồng (loại tre lớn giống như tre lồ ô) vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, muốn ăn Sâu tre thì phải đến đúng thời điểm mới có. Lâu lâu mới có dịp ra bắc vậy mà lại vuột mất cơ hội. Trên diễn đàn có bác nào ở Điện Biên hay các tỉnh lân cận không, giúp anh em với.


Quán Kiến ở Hà Nội có món sâu tre này nè bác.
 


Back
Top