Ăn ốc sên bổ sung chất nhờn cho khớp?

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
LTS: Chuyên trang Khoẻ & Vui có nhận được email của bạn đọc Phương Anh hỏi về tác dụng của ốc sên. Bạn Phương Anh cho biết: “Bà ngoại tôi năm nay gần 70 tuổi, bị khô khớp ở chân nên đi lại rất khó khăn. Nghe nói nếu ăn ốc sên sẽ có tác dụng tăng cường chất nhờn cho khớp, giúp đi lại dễ dàng, không biết đúng không?” Chúng tôi giới thiệu ý kiến của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y, bệnh viện Trung ương quân đội 108, trao đổi về vấn đề này.
Ốc sên giàu dưỡng
ImageID_143435.jpg

Ốc sên (tên khoa học Achatina fulica), còn gọi oa ngưu, là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật, thường phá hoại cây cối, có thể nuôi làm thức ăn và làm thuốc.
Về mặt thực phẩm, ốc sên là loại thức ăn giàu đạm. Sau khi chế biến, thịt ốc sên ăn cũng giòn, ngon không kém ốc nhồi dưới các dạng xào, nấu, chiên... Từ ốc sên người ta có thể chế đạm thuỷ phân bằng axít chlohydric hoặc xút, sẽ thu được một loại dịch có mùi vị thơm ngon như magi dùng làm nước chấm. Ước tính rằng, cứ 100g thịt ốc sên có chứa 11g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu và các loại nhuyễn thể khác như sò, trai, hến...), 6,2g đường, 150mg canxi, 71mg photpho, các axít amin chủ yếu là leucin, alanin, valin, axít glutamic, axít aspartic...
Dùng theo kinh nghiệm, chưa có nghiên cứu
Về mặt y học, từ xa xưa, ốc sên đã được đông y sử dụng làm thuốc với tính vị mặn, hàn, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng và chống co thắt. Theo sách Nam dược thần hiệu, để chữa mụn lở ở da mặt, có thể dùng ốc sên giã nát, chế thêm chút nước, phết lên giấy, chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp lên tổn thương. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi: “...Từ năm 1991, nhân dân một số vùng ở Hải Phòng và Kiến An, Thái Bình, Hải Hưng bắt về nấu ăn chữa hen suyễn”, “còn dùng để chữa đau bụng kinh niên và thấp khớp ”… Theo Trung dược đại từ điển, ốc sên có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chữa các chứng bệnh như phong nhiệt kinh giản (co giật do sốt cao), tiêu khát (tiểu đường), hầu tý (viêm amiđan, viêm họng), quai bị, loa lịch (lao hạch), ung thũng (nhọt độc), trĩ sang (trĩ viêm loét), thoát giang (sa trực tràng), vết thương do côn trùng cắn đốt... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Biệt lục, Bản thảo tân biên, Dược tính luận, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo đồ kinh, Thánh huệ phương, Thánh tễ tổng lục, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... cũng đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng ốc sên làm thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có chứng thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt, chứng bệnh tương ứng với một số bệnh lý của y học hiện đại.
Theo chỗ chúng tôi biết, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng của ốc sên chữa bệnh xương khớp, cũng như làm tăng chất nhờn ở khớp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm chữa bệnh của người xưa và với giá trị dinh dưỡng phong phú của ốc sên, có thể thấy loài nhuyễn thể này rất có ích cho những người mắc các chứng bệnh về xương khớp. Cũng cần nói thêm, ở Pháp, người ta đã nuôi ốc sên trên quy mô công nghiệp được nhà nước giúp đỡ và chế biến thịt ốc sên thành một món ăn – vị thuốc được nhiều người ưa thích. Hàng năm, riêng nước này tiêu thụ từ 50.000 – 60.000 tấn ốc thịt, trong đó có khoảng 20.000 tấn nhập của hơn 30 nước và 2.000 – 4.000 tấn thịt ốc được đóng hộp để xuât khẩu.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn
Tuyệt đối không ăn ốc sên chưa nấu chín
Không riêng ốc sên, tất cả các loài ốc sống trên cạn và dưới nước đều có thể nhiễm ấu trùng giun lươn angiostrongylus cantonensis và đều có thể lây nhiễm sang người. Đã từng có người hôn mê, thậm chí tử vong do viêm màng não khi ăn ốc sên nhiễm loại ký sinh trùng này. Vì vậy, tuyệt đối chỉ ăn ốc sên đã được làm sạch, nấu chín kỹ. Không ăn các món ốc sống, chín tái. Món ốc lùi (ốc vùi bếp tro) cũng không an toàn vì thịt ốc chưa chín đúng mức. Kinh nghiệm dân gian thường ngâm ốc qua đêm trong nước gạo để ốc nhả bớt nhớt độc, đây cũng là cách hay. Hai cách dùng ốc sên làm món ăn - bài thuốc, theo tài liệu đông y, như sau:
– Ốc sên đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi ốc, bỏ hết ruột, mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt, nấu ăn chín như nấu món ốc thường. Ăn liền trong 7 – 10 ngày. Có thể kéo dài hàng tháng.
– Ốc sên hai con, rửa sạch thịt, nướng chín vàng, thái nhỏ rồi nấu lấy nước đặc. Tiếp đó, dùng măng tre 50g rửa sạch, giã nát và ép lấy nước, đem hai thứ nước trộn lại với nhau, chia uống hai lần trong ngày.
 


Xin chân thành cám ơn bác maquemau nhiều và nhiều lắm.
Dạo gần đây người ta cứ lên án con ốc sên (ốc ma) làm em ấm ức chịu không thấu. Cứ kêu là ăn ốc sên thì bị sán não chết. Chế biến sơ xài, thậm chí ko biết cách chế biến thì nó như vậy thôi. Nếu có trách thì trách một vài con sâu làm rầu cả nồi canh và cả mấy tay nhà báo nói láo ăn tiền nữa.
Nhưng nói đi cũng nói lại, nhờ vậy mà nhà em có ốc ma ăn mệt nghỉ. Hehe.
Nhà em thì đã biết và sử dụng con ốc ma như là 1 liệu pháp "y thực đồng nguyên" lâu rồi. Nó là một món ăn NGON-BỔ-RẺ mà em quyết tâm không từ bỏ. Có 1 thời em định nuôi con này rồi mở quán nhậu ốc ma nhưng lại bị dính vụ lùm sùm trên nên lại thôi.

Xin kể ra đây vài món mà mình hay dùng.
1> Trước hết là cách sơ chế:
- Ốc ma sau khi bắt bỏ vào bao tải, cho nó ăn một ít giá đậu xanh. Cột bao lại để ít nhất là 1 đến 2 ngày cho nó ra hết chất độc. Không cho ăn cũng được, hoặc làm như bác maquemau cũng là cách hay
- Trước khi chế biến, trút bao ốc vào một thau nước đầy. Con nào nổi lềnh bềnh thì vớt ra bỏ vì thường đó là những con đã chết. Rửa chừng 3 nước là sạch bong.
- Tốt nhất là dùng xửng nấu xôi để hấp vì như vậy thì nước nhớt sẽ rớt xuống dưới, dể dàng cho các bước sau.
- Ra thịt: Chỉ nên ăn phần thịt ốc, đừng tiếc của mà hãy bỏ hết bộ đồ lòng đi. Nếu có giữ thì chỉ giữ lại cục sáp của nó thôi.
- Có rất nhiều người vì sợ nhớt của ốc ma nên không ăn được. Vì vậy đầu bếp nấu món này thường lấy thịt ốc bóp với muối nhiều lần để xả hết nhớt. Điều này là lãng phí cực kì vì cái nhớt của ốc là một vị thuốc tốt. Muốn thịt ốc ít nhớt thì ta dùng nước cốt chanh bóp trộn đều với thịt ốc. Làm như vậy thịt ốc sẽ không nhớt và rất thơm + dai + giòn.

2> Ốc ma hấp (hoặc luộc) xả-ổi:
Hehe, ngay cái tên món ăn đã nói rất rõ cách chế biến rồi nhe. Mình khỏi lòng dòng. Ổi mình nói là lá ổi. Nếu có lá chanh thì càng thơm ngon.
Món này ăn kèm rau sống cũng rất thú vị.

3> Ốc ma nướng:
Thẩy nguyên con ốc đã rửa lên lửa than, nướng thật kỹ đến khi nghe được mùi thơm nồng.
Tùy người mà có thể "nướng mọi" hoặc thêm 1 chút muối tiêu - muối ớt vào thịt ốc lúc đang nướng. Cũng có thể cho vài giọt nước cốt chanh, vị rất lạ.
Bỏ ruột, lấy thịt mà ăn.
(Mẹ mình đánh giá món này còn thơm ngon hơn cả ốc hương nướng.)

4> Ốc ma xào sả ớt:
Thịt ốc ma sau khi luộc (hoặc hấp) cắt miếng nhỏ tùy người.
Sả bằm chia làm 2. 1 phần phi với dầu cho thơm rồi cho thịt ốc và phần sả còn lại vào xào.
Nêm nếm vừa miệng ăn là xong. Có thể thêm chút bột cà ri cho đậm đà và chút ớt cho vị cay thấm tê đầu lưỡi.
Món này mà có thêm cái bánh tráng mè nướng để xúc thì thôi rồi lượm ơi luôn.

5> Cháo ốc ma:
Thịt ốc bằm vụn.
Phi tỏi hoặc hành cho thơm rồi cho thịt ốc ma vào xào + nêm nếm gia vị.
Nên thêm chút màu điều hoặc màu nghệ cho đẹp và nêm hơi đậm vị 1 chút.
Nấu 1 nồi cháo trắng thiệt ngon (nấu bằng gạo hay cơm nguội thì tùy ý thích mỗi người).
Cháo múc ra tô rồi múc thịt ốc xào bỏ vào. Thêm chút hành ngò xắt nhuyễn + tiêu.
Món này cho trẻ nhỏ ăn làm quen vị hoặc để xì sụp sau chầu nhậu thì không còn gì bằng.

6> Ốc ma nấu chuối:
Chuối già chọn loại xanh hoặc hườm hườm, tước vỏ cắt khúc tùy thích rồi ngâm rửa nước pha nước cốt chanh.
Bắp chuối bào (cũng ngâm rửa như trên).
Thịt ốc + thịt ba chỉ ướp gia vị cho thấm sau đó xào lên (nên làm từng loại riêng biệt)
Nấu nước cho sôi, bỏ chuối và một ít muối vào. Nấu đến khi chuối vừa ăn (không cứng quá cũng không mềm quá và có vị ngọt tự nhiên)
Bỏ bắp chuối vào nấu cho mềm ra 1 chút.
Cuối cùng là bỏ thịt ba chỉ và thịt ốc vào nấu đến khi nước sôi lại là xong.
Khi ăn múc ra tô, cho thêm ngò gai và ngò om xắt nhỏ vào làm gia vị. Cũng có thể thêm chút tiêu

7> Ốc ma hầm tiêu xanh:
Thịt ốc ma + tiêu xanh cho hết vào nồi áp xuất. Đổ nước vừa phải rồi nêm nếm nhẹ. Có thể thêm chút bột cari hoặc ngũ vị hương (chỉ 1 xíu bằng cách chấm đầu tăm thôi nha).
Đậy nắp hầm mềm thịt ốc.
Nấu xong nêm nếm lại cho vừa miệng.
Đưa lên bếp nấu sôi lăn tăn tiếp. Trong khi đó dùng 1 ít bột bắp hoặc bột gạo pha với nước rồi đổ từ từ vào cho nước ốc có độ sệt vừa ý (thường thì do nước nhớt đã có sẵn trong ốc rồi nên lượng bột cho vào là khá ít).
Khi ăn múc ra tô, cho thêm hành ngò xắt nhuyễn.

Lưu ý:
Quá trình luộc (hoặc hấp) nên làm cẩn thận, nấu lâu 1 chút cho chắc.
Khi ra thịt thì chia phần thịt ốc với cục sáp ra riêng. Đối với động tác xào thì ta cho thịt ốc vào trước, khi gần xong thì mới cho phần sáp vào xào thêm 3 - 4 phút là ok. Nói vậy vì phần sáp nếu xào khô lâu quá sẽ bị chai cứng, ăn mất ngon.
Kinh nghiệm cho thấy khi ướp hoặc xào thì hành phi hay tỏi phi thêm vào đều khiến cho ốc thơm ngon hơn.

Trên đây là một số phương pháp chế biến kiểu vn-châu á. Pháp có rất nhiều cách chế biến món này rất ngon mà mình sợ không hợp khẩu vị mọi người và ... làm biếng dịch thêm nên chỉ tàm tạm vậy thôi.
Ai còn cách chế biến nào khác thì cho mình học hỏi chút nha.
Chúc mọi người vừa có món ăn ngon, vừa có thể chữa cho cái khớp đau nhức của mình êm dịu!
Thân ái!
 
Last edited:
Dạo gần đây người ta cứ lên án con ốc sên (ốc ma) làm em ấm ức chịu không thấu. Cứ kêu là ăn ốc sên thì bị sán não chết. Chế biến sơ xài, thậm chí ko biết cách chế biến thì nó như vậy thôi. Nếu có trách thì trách một vài con sâu làm rầu cả nồi canh và cả mấy tay nhà báo nói láo ăn tiền nữa.
Hì, Tôi xin bổ sung 1 tí! :blush:

Không phải là người ta lên án con ốc sên mà là khuyến cáo không nên ăn ốc sên. Ốc sên nói riêng và các loại ốc nói chung (thậm chí đồ biển nữa) đều mang ký sinh trùng (ví dụ như giun sán), mà khi chế biến ốc người ta nấu (hấp luộc, xào, nước) vừa chín tới. "Vừa chín tới" không diệt được ký sinh trùng nên mới có những ca bệnh giun sán chui vào người và chu du khắp nơi.

Tôi từng thấy người ta: Bắt ốc sên, rửa sơ đất cát, bắt lên bếp ga nướng, khi con ốc vừa sủi bọt nước (khoảng 3 phút) rồi bắt xuống, khều ra, chấm muối. Đối với cách ăn này, cực kỳ nguy hiểm. Cái nguy hiểm ở đây, không phải ăn 1 con ốc như vậy mà lăn đùng ra chết hay nằm bệnh. Nói xa xa là thói quen ăn cẩu thả. Nói gần hơn thì cơ thể phát hiện khó chịu, đau nhức do ký sinh trùng thì cũng phải 6 tháng đến 1 năm, càng nguy hại hơn là người mắc bệnh và cả bác sĩ thường ngộ nhận và chẩn đoán lầm dẫn đến việc điều trị bê trễ.

Tôi từng nghe: Ốc sên đập vỏ, tái chanh! Nhắm rượu! Lý luận: tái chanh + rượu thì con gì cũng chết! Chính xác là có 1 con to đùng sắp chết!:2cat:

Nên các trang wed truyền thông họ nói đúng đấy! Như việc ăn uống cũng có người kỹ, người sơ sài thì người viết báo cũng thế! Anh nói nhà báo nói láo ăn tiền, lỡ có ông nhà báo nào lướt qua thì vô tình buồn lòng họ. Nếu bài nào nói láo ăn tiền thì phải có bài dẫn chứng.

Nói lại về cách chế biến,
Nếu ai cũng cẩn thận chế biến, nấu kỹ như anh Phú thì tôi nghĩ không nguy hại gì!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mấy cách chế biến của anh Phú đọc thấy hấp dẫn quá, lấy ốc bu hay sò lông thế vô cũng good lắm ! Anh Phú cũng tề gia nội trợ ghê hen.

Nói về khớp xương thiếu chất nhờn, có người bạn giới thiệu 1 loại thuốc, hình như tên là curamin (?!) bán ở Mỹ, có tác dụng tăng chất nhờn ở khớp. Nghe nói uống có hiệu quả.

Không biết có phải khớp xương của em thiếu chất nhờn không? Ở chỗ khớp vai phải, khoảng 2 tiếng, xoay 1 vòng là nghe 1 tiếng "rốp" _ Xuất hiện khoảng 4-6 tháng nay. Còn 2 khớp cổ tay, khớp các ngón tay bẻ kêu "rốp rốp". Có ai bị tương tự như tình huống của em không? Em tính mua lọ thuốc đó uống thử!
 
Hì hì, cái tay Baby_plm xứng-đáng được phong tặng danh-hiệu "Ốc đại-nhân"!
Tui chưa ăn ốc Ma, nhưng ốc nào cũng ăn được thôi! Ngon và tất cả các loài ốc : trên bờ, dưới ruộng, sông, biển... là nguồn thực-phẩm quan-trọng. Điều mà bài Chủ-đề và các góp ý tiếp theo nhấn mạnh là "nấu thật chín", mà không biết bà con có xem trọng không? Đó là :
- Tất cả ác động vật, không có con nào (kể cả con người) không là ký-chủ, mang ít nhất là 1 thứ ký-sinh.
- Ký-sinh có thể là vi-trùng, siêu-vi hay các loài giun sán.
- Một vài loài ký-sinh có khả-năng tiết ra 1 chất tự bảo-vệ khi gặp nhiệt-độ cao. Trong đó đặc-biệt là trứng các loại giun và siêu-vi gan (các loại).
- Ốc sên, vì sống sát mặt đất, hay sát đáy sông, đáy biển nên là ký-chủ lý-tưởng nhất cho các loại siêu-vi và giun sán xâm-nhập và trú ngụ.
Vậy những lời nhắc nhở "Nấu thật chín" trên, nên lập đi lập lại cho bà con. Tui có người thân, chết vì bị giun chui vào não. Bệnh-viện chơ biết còn sống được 1 tháng, trong khi đó anh đến thăm tui mà trông vẫn bình-thường (bên ngoài), tháng sau thì đám ma anh.
Thân.
 
Xin chân thành cám ơn bác maquemau nhiều và nhiều lắm.
Dạo gần đây người ta cứ lên án con ốc sên (ốc ma) làm em ấm ức chịu không thấu. Cứ kêu là ăn ốc sên thì bị sán não chết. Chế biến sơ xài, thậm chí ko biết cách chế biến thì nó như vậy thôi. Nếu có trách thì trách một vài con sâu làm rầu cả nồi canh và cả mấy tay nhà báo nói láo ăn tiền nữa.
Nhưng nói đi cũng nói lại, nhờ vậy mà nhà em có ốc ma ăn mệt nghỉ. Hehe.
Nhà em thì đã biết và sử dụng con ốc ma như là 1 liệu pháp "y thực đồng nguyên" lâu rồi. Nó là một món ăn NGON-BỔ-RẺ mà em quyết tâm không từ bỏ. Có 1 thời em định nuôi con này rồi mở quán nhậu ốc ma nhưng lại bị dính vụ lùm sùm trên nên lại thôi.

Xin kể ra đây vài món mà mình hay dùng.

Thân ái!
suỵt...suỵt bạn baby_plm chỉ kể bấy nhiêu thôi !con ốc sên (quê tôi bà con gọi cho một cái tên mỹ miều "ốc hương") sẻ không còn nữa...!
-đã "lở rồi" tôi xin góp phần cho thực đơn thêm phần lộn xộn.
ốc hương thường rất thích đeo những cây chuối,dây bìm bìm,dây nhản lòng và nhất là các bải rác.cho nên khâu xử lý trước khi chế biến không thể xem thường.muốn ăn chúng phải chịu khó bắt trước vài ngày vẩn bản củ nước vo gạo chỉ đổ nước xem xép thôi,trải rộng ra cho vào đó vài cộng ngò ôm,vài cọng rau râm một ít lá xả.đến khi muốn ăn chỉ cắt lấy phần mặt (mài) thôi,có vài cách để làm cho ốc sạch nhớt là nước tro nước dấm nước muối.nhưng với con ốc hương làm quá sạch nhớt (mài ốc sẻ teo lại) nhìn con ốc sẻ không còn hấp dẩn nữa.chỉ cần rửa nước lạnh nhiều lần cho sạch để ra cái rổ cho "rỏ" nước sau khi đã khô ráo cho vào nước chanh thế là khâu xử lý đã xong.(đây là công đoạn phải do cánh đàn ông phụ trách ) phần còn lại khâu chế biến "nhường "lại cho chị em phụ nữ.không muốn nhường qua nhường lại thì cánh "tụi mình" làm luôn.
-ốc hương xào cà ry "nị".
-ốc hương xào lăn.
tôi chưa từng ăn,từng thấy con "bào ngư"nhưng đã làm cho một số anh em ở "thành phố" ăn xong (chắc để lấy lòng) gia chủ đã bỏ công chế biến cho nên :
-quả đúng đây là con bào ngư đồng quê.
thân
 
@Trường Giang:
Quả thật nói túm gọm như mình thì hơi quá tay. Mình cũng công nhận với bạn là nhà báo thì có không ít người tìm hiểu cặn kẽ va viết bài rất chu đáo. Với những bài viết đó và những người viết nó mình xin ngã mủ bội phục.
Tuy vậy, song song đó cũng ko ít những nhà báo kiến thức chả tới đâu trong cái vấn để mình định viết mà vẫn viết. Hoặc những nhà báo cũng có công đi tìm tòi nhưng ... cái tâm vài cái tầm nó ko tương xứng nên cũng thành ra ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại. Mà cũng có trường hợp vì đi tin lời mấy người được cho là chuyên gia nhưng những chuyên gia đó cũng ít kiến thức hoặc biết nhưng nói ko hết. Và thêm 1 phần nữa là ... viết theo đơn đặt hàng quảng cáo.
Nhưng thôi, chuyện ò nhà báo xin để qua 1 bên vì đây là dđnn mà.

Cái khoản nội trợ thì bạn quá khen. Mình chỉ biết võ vẻ 1 ít thôi. Ai biểu Ba Mẹ mình nấu ăn ngon quá làm chi để mình không học được nhiều thì cũng học được chút đỉnh chứ.
Mà nói nhỏ nghen: "Đàn ông mình nếu có giỏi nấu ăn thì cũng đừng cho bx mình biết. Mắc công bị mấy bả trân trọng mời trổ tài hoài thì cũng mệt lắm" Hehe

Thuốc tăng chất nhờn cho khớp thì thị trường không thiếu, bạn không cần mua hàng Mỹ chi cho mắc.
Mình chưa phải là thấy thuốc và mình cũng chưa tận tay "nắn gân" nên mình không dám đoán bậy là có hay không. Nhưng cái vụ "Còn 2 khớp cổ tay, khớp các ngón tay bẻ kêu "rốp rốp"." thì ... ai mà ko như vậy.
Nếu nghi ngờ thiếu nhớt thì bạn cứ kiếm vài kg ốc ma về ăn đi. Ăn chừng vài 3 lần thôi là dù có đau lưng cũng hết nữa chứ nói gì ba cái khớp vai.
Vừa có mồi nhậu ngon, vừa tốt cho cơ thể thì chắc là ko phí công làm bạn hén.

@bác Thủy-canh: Con cám ơn bác Trung vì quý mếm mà phong cho con chức danh đó! Nhưng con không dám nhận đâu. Nói về con ốc ma thì con còn thua nhiều cao thủ và các bậc lão thành khác mà. Con chỉ là hậu sinh nên kiến thức cũng chưa được là bao. Nhận cái chức danh đó rồi thì biết ăn nói làm sao đây. Huhu

@maquemau:
Hix, như bài trước mình đã nói. Không biết nên quạu hay nên cám ơn mấy ông nhà báo viết về việc chết do ăn ốc ma. Cái thời chưa có mấy bài báo đó thì ở Long Khánh thiên hạ đi bắt về bán ngoài chợ với giá 15.000vnđ/kg đó. Lúc đó có ra đồng đi kiếm cũng toàn là ốc nhỏ, bực gần chết. Nhưng tới khi có mấy tờ báo đó rồi thì ra đường thấy toàn mấy con kết xì nái không à. Hehe
Mà bác maquemau này chơi kỳ. Mình đang ráng chiêu dụ thiên hạ ăn cho nhiều vào để rồi tự nhiên khan hiếm. Tới lúc đó mình mới giở cái bài nuôi ốc sên công nghiệp ra mở trang trại bán kiếm lời chớ.

Hôm qua định viết nhưng phút chót lại quên. Số là nhà mình dạo này hay làm một thứ nước chấm dùng cho các món ốc và đặc biệt là hải sản thì rất ngon. Mình xin chia xẻ:
Bột nêm thịt hiệu "Knorr" + ớt bỏ vào chén rồi lấy chày giã nát, vắt vào 1 chút chanh (ớt và chanh thì tùy vị mà cho nhiều hay ít).
Chỉ vậy thôi mà dùng làm nước chấm rất độc. mọi người làm thử xem thế nào nha.
 
Với 15 calorie trong 100g, vitamin C và một sắc tố đỏ rực rỡ giúp gìn giữ tuổi xuân, cà chua có thể ví von là tràn đầy chất lượng!
15072011Gia-tri-tuyet-voi-tu-ca-chua-Cachua.jpg

Càng ngày người ta càng phát hiện nhiều tính chất kỳ diệu do cà chua mang lại cho sức khỏe. Với thành phần gồm 94% nước và 15 calories/100g, không lipid và glucid, chất xơ (1g/100g) chủ yếu nằm trong hạt và vỏ. Các acid sinh học kích thích điều tiết dịch tiêu hóa giúp chuyển hóa. Với bộ ba vitamin C, E và pro-vitamin A, cà chua có thể lấp đầy khoảng 15% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Ngoài ra, còn một số khoáng chất, đặc biệt là potassium, tham gia vào hoạt động của thận; calcium, magnesium, một ít kẽm... Hàm lượng các thành phần này trong cà chua thay đổi tùy theo thổ nhưỡng và phân bón sử dụng. Các khoáng chất tổng hợp với acid sinh học tạo nên các cặn bã trung tính, nên cà chua dù có vị chua vẫn tham gia vào việc gìn giữ cân bằng acid basic trung hòa ở môi trường bên trong cơ thể.
Thành phần chống ô-xy hóa tuyệt vời của pro-vitamin A và lycopen, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Thuốc lá, tiếp xúc nhiều với tia UV làm thoái hóa tế bào dẫn đến lão hóa sớm. Lycopen được hấp thu dễ dàng hơn khi cà chua được nấu chín. Pro-vitamin A còn giúp bảo vệ mắt khỏi các rối loạn thị giác. Hai thành phần mới nhất của cà chua được phát hiện là chlorin và sulfur, có khả năng lọc cặn bã trong cơ thể, giúp làm tan mỡ và bảo vệ gan khỏi sự ứ đọng.
Ngăn ngừa ung thư nhờ vào lycopen là điều được nhắc đến đầu tiên khi nói đến loại trái cây, rau này. Các thống kê dịch tễ học cho thấy ăn cà chua thường xuyên sẽ hạ tỷ lệ nguy cơ mắc các chứng ung thư tuyến tiền liệt, thực quản, phổi... một cách đáng kể.
Lưu ý: Những người có đường ruột và dạ dày yếu nên hạn chế ăn cà chua, vì hạt và vỏ cà chua dễ gây dị ứng, trào ngược và loét dạ dày do thừa acid.
Hoàng Kha​
 

Bác sỹ Hoàng Khánh Toàn được cái nói liều: Đâu phải ốc sên ở Pháp đúng là loại này của ta?
*
Còn về chuyện ăn ốc sên này, thi hàng triệu người bắc không dám ăn nó, vì họ sợ nhớt .
Những năm 1960s, ốc sên nầy tràn lan khắp nơi, làm mọi người khốn khổ, nhủng sau đó
chúng bị chứng bệnh gì đó nên trở nên rất hiếm như ngày xưa.
*
 
Cà chua thì nhiều vita mà các hiệu quả tốt cho sức khỏe nhưng em chẳng muốn dùng nhiều, thuốc BVTV chắc là... nhiều lắm.
 
Agriviet.Com-P1010762.JPG

Đây có phải ốc sên ma không các bác? Ở chỗ tui có nhiều, con lớn có thể nặng trên 1 lạng (Tui ước lượng chứ chưa cân). Và quan trọng là có măm măm được không?
 
Agriviet.Com-P1010762.JPG

Đây có phải ốc sên ma không các bác? Ở chỗ tui có nhiều, con lớn có thể nặng trên 1 lạng (Tui ước lượng chứ chưa cân). Và quan trọng là có măm măm được không?
ăn được đó nhưng bạn phải làm sạch và nấu chín kĩ ko là có vi trùng gì đó
 
11781673_693507944116250_176666883317903271_n.jpg
mấy bác có thể cho em hỏi ốc này là ốc gì ko ạ? Nhìn nó rất trắng trẻo mà ko biết có xơi đc ko ạ? Chổ em nó rất nhìu trên cây. Cảm ơn các bác nhìu ạ :)
 
11781673_693507944116250_176666883317903271_n.jpg
mấy bác có thể cho em hỏi ốc này là ốc gì ko ạ? Nhìn nó rất trắng trẻo mà ko biết có xơi đc ko ạ? Chổ em nó rất nhìu trên cây. Cảm ơn các bác nhìu ạ :)
Bạn ở Đồng nai mà khu nào ? Rừng quốc gia Nam cát tiên và khu vực Tân phú - Tà lài có nhiều ốc này. Ốc này giống ốc Bạch Ngọc của Trung quốc và ăn khá ngon.
 
Bạn ở Đồng nai mà khu nào ? Rừng quốc gia Nam cát tiên và khu vực Tân phú - Tà lài có nhiều ốc này. Ốc này giống ốc Bạch Ngọc của Trung quốc và ăn khá ngon.
Mình ở long thành, đồng nai. Tên ốc nghe sang chảnh hi :)
Nhưng sao mình search ốc bạch ngọc tq thi vỏ trắng mừ chứ ko fai vỏ xanh thé này vậy bác? cảm ơn bác nhé.
 
Last edited by a moderator:
Tôi đang nuôi ốc trắng ban nào có nhu cầu mua giống liên hê 0963121889
20229458663_32ef0c9be4_o.jpg

20229458663_32ef0c9be4_o.jpg

20229458663_32ef0c9be4_o.jpg


20229458663_32ef0c9be4_o.jpg
 


Back
Top