Ang Giang Cấm nuôi chuột......................................

  • Thread starter LyHien
  • Ngày gửi
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Chủ Nhật, 22/07/2012, 08:01 (GMT+7)
Khó quản nên... dẹp chuột nuôi
TT - Trang trại nuôi chuột do ông Phan Kim Giỏi hợp tác với một số nông dân ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên vừa bị UBND tỉnh An Giang quyết định cho dẹp và buộc tiêu hủy toàn bộ số chuột nuôi.
ImageView.aspx
Ông Phan Kim Giỏi với trang trại nuôi chuột tan hoang sau khi địa phương bơm nước vào đây để tiêu diệt toàn bộ số chuột nuôi - Ảnh: Đ.VỊNH

<tbody>
</tbody>
Đứng trước khu trang trại tan hoang, mặt đất ngập đọng nước với xác chuột chết bốc mùi hôi nồng, ông Giỏi buồn bã thở dài: “Bao nhiêu tâm sức, hi vọng không chỉ đối với tôi mà cho bao người dân về một cơ hội làm ăn giờ cũng tiêu tan”.
Lập trang trại nuôi chuột
Sau thời gian định cư bên Mỹ, đến tuổi hưu dành dụm được vài chục ngàn USD, ông Giỏi trở về nước sinh sống với mong muốn làm điều gì đó thiết thực ở quê nhà. Thấy thịt chuột vốn chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu, bán khá chạy, tại ĐBSCL hằng ngày người dân đi đánh bắt, thương lái qua Campuchia mua chuột đưa về số lượng lớn vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, từ đó ông nảy sinh ý tưởng... nuôi chuột.
Sau hai lần nuôi thử nghiệm thấy hiệu quả và nắm được kỹ thuật nuôi, ông Giỏi hợp tác với một số nông dân lập trang trại nuôi chuột ở thị trấn Tịnh Biên. Quanh khu đất rộng 1ha được đào mương thả nuôi cá, xây tường cao và âm sâu dưới mặt đất ngăn chuột ra ngoài, còn ở giữa thì trồng cây ăn trái, tạo những mô đất cho chúng làm tổ, đào hang. Cuối tháng 4-2012 họ thả nuôi 180.000 chuột con, hằng ngày cho ăn lúa, các thứ khoai củ tận dụng và ốc bươu vàng do dân nghèo gom bắt về bán.
Những nhân công ở trang trại cho biết chuột rất mắn đẻ, từ một con cái sau một năm có thể cho ra hơn 100.000 con cháu. Chuột con nuôi sau ba tháng mỗi con đạt trọng lượng khoảng 200gr, với giá bán 40.000 đồng/kg thì mỗi hecta cho lợi nhuận bạc tỉ. “Chúng tôi dự kiến đến khi thu hoạch sẽ mời dân đến tham quan rồi phổ biến cách làm này cho bà con. Với đất bạc màu canh tác kém hiệu quả ở vùng núi An Giang sẽ chuyển qua nuôi chúng” - ông Giỏi tâm sự.
Thế nhưng, mới đây cơ quan chức năng đến kiểm tra yêu cầu bán hết số chuột trong vòng bốn tháng, sau đó lại yêu cầu trong một tháng phải dẹp trang trại. Chuột còn nhỏ chưa thể bán được hết, ông Giỏi gửi đơn cầu cứu khắp nơi, nhưng đến chiều 16-7 UBND tỉnh An Giang có công văn yêu cầu UBND huyện Tịnh Biên phối hợp các đơn vị liên quan buộc ông Giỏi chấm dứt nuôi chuột và cấp tốc tiêu hủy hết đàn chuột dưới sự giám sát của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - môi trường trong vòng 24 giờ.
Sáng 17-7, nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về công tác tại An Giang, ông Giỏi đã cố gặp được Chủ tịch nước và lãnh đạo tỉnh trình bày về mô hình cũng như nguyện vọng và tâm huyết của mình. Chủ tịch nước đã ân cần động viên ông, đồng thời đề nghị GS.TS Võ Tòng Xuân nghiên cứu để có ý kiến với tỉnh An Giang. Tuy nhiên ngay chiều hôm đó, chính quyền địa phương vẫn tiến hành “giải phóng” trang trại.
Thấy khó quản nên dẹp
Ông Huỳnh Chánh Huy, giám đốc Sở Tư pháp An Giang, cho rằng trang trại trên nuôi chuột trái phép. Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25-7-2001 nghiêm cấm và UBND tỉnh An Giang từ lâu cũng đã có văn bản nghiêm cấm việc nuôi chuột nên việc xử lý của UBND tỉnh là đúng.
Cách xử lý thiếu cân nhắc
“Ông Giỏi nuôi trái phép thì nghiêm cấm là đúng nhưng cách xử lý cho tiêu hủy là quá cập rập, thiếu cân nhắc, gây ra thiệt hại cho dân không cần thiết. Nếu sợ nuôi như vậy chuột sẽ phát tán gây hại mùa màng thì nên hỗ trợ trang trại thực hiện thêm biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đồng thời nghiên cứu xem việc nuôi chuột có hiệu quả, để có thể phát triển nuôi một cách có kiểm soát, chứ không nên... sợ quản không được thì dẹp”.
Ông NGUYỄN MINH NHỊ
(nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

<tbody>
</tbody>
Theo ông Huỳnh Hiệp Thành - giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, bên cạnh pháp luật nghiêm cấm thì mô hình, quy trình nuôi của ông Giỏi chưa đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, chưa được kiểm tra thẩm định đảm bảo việc chuột không phát tán ra ngoài gây hại mùa màng nên không thể duy trì. Bà Phan Thị Yến Nhi, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng cho biết theo quy định thì chuột thuộc nhóm đối tượng nguy hiểm, là động vật gây hại không được nuôi.
Ông Giỏi chỉ mới nuôi thử nghiệm chưa lấy gì đảm bảo an toàn, nếu để việc nuôi này phát triển nhân rộng thì rất khó kiểm soát. Trong khi An Giang là vùng trồng lúa trọng điểm sản xuất ba vụ, nếu lỡ xảy ra sự cố chuột phát tán ra môi trường thì nguy hại khôn lường, do đó cần phải ngăn chặn sớm. “Chúng tôi đã cho thời gian nhưng tới hạn mà ông Giỏi vẫn chưa thực hiện, buộc tỉnh phải yêu cầu tiêu hủy”, bà Nhi nói.
Thực tế ở ĐBSCL đã xuất hiện một số điểm nuôi chuột và được địa phương quản lý theo dõi chứ chưa cấm. “Đáng lý nên cho nuôi thêm một thời gian có sự giám sát của cơ quan chuyên môn, vừa nghiên cứu hoàn thiện bổ sung cho mô hình sao cho đảm bảo an toàn. Làm được như vậy thì biết đâu có một nghề nuôi mới tạo thêm nhiều việc làm giúp dân giảm nghèo. Phải chăng... sợ quản lý không được nên cấm”, một cán bộ Hội Nông dân bày tỏ.
GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng quyết định của UBND tỉnh An Giang là nóng vội, rất đáng tiếc. Theo ông, nếu cơ quan chức năng chịu khó tìm hiểu thì sẽ thấy đây không chỉ là mô hình nuôi chuột mà còn là hình thức diệt chuột, được gọi là bẫy chuột sinh học khá hiệu quả. Thực tế cho thấy khu vực xung quanh trang trại không hề bị chuột đào thoát ra ngoài cắn phá, mà chuột còn tự vào trong trang trại. Đáng lý tỉnh nên tỉnh táo cân nhắc kỹ lưỡng, chịu tìm hiểu thực tế để cho duy trì nuôi thêm một thời gian, vừa nghiên cứu để có thể phát triển việc “nuôi chuột để diệt chuột” sao cho hiệu quả.
ĐỨC VỊNH

 


Theo tui chuyện này cũng không trách được , vì hiện tại nông dân mình đang tìm cách làm sao diệt chuột hiệu quả nhất ,đàng này lại đi nuôi chuột , thà bắt lầm hơn bỏ xót .
 
Cái vụ này khó nói lắm các bác ak`ai biết đc sự thật bên trong là gì. Góp phần xây dựng tổ quốc là vinh dự nhưng hiện nay có vô số những ng lợi dụng điều này để phá chế độ ở nước ta và các bác cũng thấy đó Syria là một đển hình và bây giờ đang đến lượt Lybia. Ai muốn nước mình trong cảnh loạn lạc và sống trong viễn tưởng về 1 XH dân chủ do mỹ "vẽ" ra?
Với vài chục ngàn đô thì trang trại của bác này trong 1 năm sẽ sản xuất ra đc bao nhiêu con chuột, nếu bác này có mưu đồ gì đó thì sao. các bác có tưởng tượng đc chuột bò lên tận HCM thì lúc đó vựa lúa lớn nhất VN và danh hiệu xuất khẩu gạo thứ 2 TG của VN phải mất bao nhiêu năm mới có thể lấy lại đc và tiêu diệt đc hết chuột ?.
Em đọc báo về chính trị nhiều nên có hơi nhiễm mong các bác thông cảm nhưng mọi chuyện điều có thể các bác ak.
 
1- Trương Tấn Sang sai lầm nghiêm trọng.
Một việc nhỏ như thế mà không nghĩ ra cách làm?
*
2- Quyết định của địa phương rất đúng đắn,
và không chậm trễ. Có điều nếu tôi giải quyết,
thì tôi phải phạt vài nghìn đô nữa, vì không kịp
thời nghe lệnh, khiến cho chính quyền phải tốn
tiền của xử lý.
*
Tôi ở Mỹ thiếu chút xíu nữa thì đã bị phạt như thế.
Đầu đuôi là bãi cỏ quanh nhà tôi momc cao chưa kịp cắt,
vì tôi đang học thi cuối năm. Chính quyền thành phố
gửi thư cho tôi, hạn trong vài ngày phải cắt cỏ ngay.
Nếu chậm trễ, chính quyền sẽ thuê người đến cắt cỏ
cho tôi, và tôi phải trả tiền. Thế là tôi phải bỏ bài
học thi đó mà đi cắt cỏ ngay, vì số tiền nhà nước thuê
cắt cỏ sẽ không thấp hơn số tiền tôi thuê cắt cỏ.
*
Ông chủ trại nuôi chuột này sai lầm vô cùng.
Thấy thịt chuột bán chạy, sao không đi buôn chuột?
Chỉ khi không có chuột để buôn bán, may ra mới nuôi
chuột thôi.
*
GS TS gì mà kém suy luận thế? Ông ta thử đưa vấn đề
này lên Internet bằng tiếng Anh coi người thế giới
người ta nghĩ sao? Đó là website YouTube. Đừng tưởng
học được mấy chữ thì nghĩ gì cũng đúng đâu.
*
 
Theo mình nghĩ thì các cơ quan chức năng nên hướng dẫn chủ trang trại phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật nào đó để hạn chế chuột ra ngoài và hạn chế dịch bệnh, nếu sau 1 thời gian mà chủ trang trại ko đáp ứng các biện pháp kỹ thuật đó thì tiến hành tiêu diệt. Phải làm như thế thì người dân mới tâm phục khẩu phục được, mới khuyến khích phát triển được các mô hình mới.
 
Cách nghĩ của bạn chậm lắm.
Người ta biết chắc là không thể làm được rồi.
*
Cầm quyền thì phải kiên quyết.
Không cần tâm phục khẩu phục của mấy anh cải lương!
Chỉ cần người tháo vát (thức thời) phục là đủ rồi.
*
 
- Từ lâu Chuột đã được xác định là loài vật mang mầm bệnh nguy hại và có thể lây lan, truyền bệnh cho người. ngay cả vài con chuột kiểng như Bọ, Hamster cũng phải được thú ý kiểm tra và tiêm ngừa thuờng xuyên. nếu không trình được giấy tiêm chủng y tế thì cũng đã bị tịch thu tiêu hủy. bởi sức khỏe con người là quan trọng nhất.
- Nuôi chuột theo quy mô công nghiệp như trên thì tất nhiên về mặt kiểm soát của thú y không thể nào kiểm tra, tiêm ngừa cho xuể. trong điều kiện bình thường thì không sao, chứ khi nảy sinh dịch bệnh lây lan sẽ gây hậu quả đáng tiếc và rất khó kiểm soát.
- Theo tôi thì chính quyền đã làm đúng. chỉ có cái sai ở đây là cán bộ Nông nghiệp xã thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm, khi phát hiện có người nuôi vật nuôi mới trong địa bàn mình quản lý, thì phải kiểm tra, xem xét ngay từ khi quy mô nhỏ, đồng thời hướng dẫn người dân các bước về thủ tục, quy định của nhà nước. nếu thấy phù hợp thì ủng hộ, nếu thấy nguy hại thì cảnh báo cho người dân ngừng nuôi. chứ để đến khi họ đã phát triển trang trại lớn, bỏ nhiều tiền của vào rồi mới bắt tiêu hủy. thiệt hại của dân là quá lớn.
 

Chuột nên hay không nên nuôi

Cái vụ này khó nói lắm các bác ak`ai biết đc sự thật bên trong là gì. Góp phần xây dựng tổ quốc là vinh dự nhưng hiện nay có vô số những ng lợi dụng điều này để phá chế độ ở nước ta và các bác cũng thấy đó Syria là một đển hình và bây giờ đang đến lượt Lybia. Ai muốn nước mình trong cảnh loạn lạc và sống trong viễn tưởng về 1 XH dân chủ do mỹ "vẽ" ra? Với vài chục ngàn đô thì trang trại của bác này trong 1 năm sẽ sản xuất ra đc bao nhiêu con chuột, nếu bác này có mưu đồ gì đó thì sao. các bác có tưởng tượng đc chuột bò lên tận HCM thì lúc đó vựa lúa lớn nhất VN và danh hiệu xuất khẩu gạo thứ 2 TG của VN phải mất bao nhiêu năm mới có thể lấy lại đc và tiêu diệt đc hết chuột ?. Em đọc báo về chính trị nhiều nên có hơi nhiễm mong các bác thông cảm nhưng mọi chuyện điều có thể các bác ak.
Mình cũng nghĩ như bác. Mình là một kỹ sư chăn nuôi, theo mình mô hình nuôi chuột cũng rất hay. Nhưng không hay bác Giỏi lại là "viiệt kiều"... lỡ như bác ấy nuôi chuột vì một "mục đích khác" thì sao ? Nên theo mình thấy Sở Nông Nghiệp An Giang xử lý như thế là rất đúng. Các bác nên nhớ rằng An Giang là một trong những vựa lúa lớn ở ĐBSCL, tình hình biển Đông nước ta hiện nay cũng hết sức căng thẳng nên mình hoàn toàn tán thành cách làm của chính quyền tỉnh An Giang.
 
"viiệt kiều"... lỡ như bác ấy nuôi chuột vì một "mục đích khác" thì sao ?
Hiến pháp và Luật pháp chẳng có nói như thế.
Chẳng lẽ vì "lỡ" mà phá Hiến phá Luật sao?
*
Làm gì thì phải đứng trên nền tảng Hiến và Luật mà làm.
Tôi lấy quan điểm nhà cầm quyền thì cấm vì kinh doanh này không thể
tuân theo luật vệ sinh phòng bệnh được.
*
Đứng trên quan điểm kỹ sư chăn nuôi, nuôi chuột không thể hơn được
nuôi Lợn về tỷ số thức ăn và tăng ký, và tỷ lệ thịt hơi và thịt móc hàm.
Như vậy, nuôi chuột chỉ dựa vào may rủi không phòng chống dịch bệnh
mà bớt tiền chi phí, chứ không thể lời bằng nuôi lợn đưọc. Nếu nói
nuôi chuột hay, sao không nuôi chuột lang (chồn nhung), thỏ? Những
con này cũng ăn và đẻ như chuột mà có thể hơn được nuôi Lợn đâu?
*
 
chuột là loài mang mầm bệnh cao. đừng để bệnh dịch tả tàn sát nhân loại 1 lần nữa. chuột chỉ khuyến khích bắt để thương mại nhằm tăng cường tiêu diệt nó chứ không khuyến khích nuôi thương phẩm được.
 


Back
Top