Bác nào muốn nuôi lươn sinh sản vào đây nhé !!

  • Thread starter tanhuutin
  • Ngày gửi
Chào các bác !
Tình hình là em có ý định nuôi lươn sinh sản theo phương pháp bán nhân tạo của TT Giống Thuỷ Sản An Giang. Hôm qua em có liên hệ với Trung tâm thì được biết dưới đó có mở lớp hướng dẫn kỹ thuật theo kiểu " cầm tay chỉ việc", người thật việc thật. Có điều chi phí cho khoá học cao quá, đến vài chục triệu. Họ bảo kiếm thêm người để chia học phí ra. Bác nào có ý muốn học như em thì liên hệ nhé.
Em ở TP.HCM, bác nào thích thì alo cho em : Tuấn- DT : 0908321380 . Email : tanhuutin.tnhh@gmail.com
 


Last edited by a moderator:
Đã có bác nào liên lạc được chỗ nào để học chưa ??????????????
 


Đã có bác nào liên lạc được chỗ nào để học chưa ??????????????

Hôm trước chị Hạnh TP KT của trung tâm có gọi lại bảo là học phí 15tr mỗi người sau khi tham khảo ý kiến BGD. Chắc mình với Bác Đạt tranh thủ cafe tí rồi bàn luôn, không cần đợi nữa !!!
 
Ý hay quá anh Hiếu ơi!

Em là dân Long Hưng đang làm việc tại TP HCM, nhưng cv áp lực quá muốn bỏ về Biên Hòa làm nông nghiệp mà chưa can đảm bỏ nghề đây


TT giống thủy sản AG trước đây có quen chị Trinh Giám Đốc và cả chị I val, chổ này chuyên nghiên cứu sản xuất các loại giống thủy sản nước ngọt và có uy tín.

Tính ra số tiền chuyển giao kỹ thuật như vậy là khá lớn đối với nông dân, tôi có một số ý như thế này, anh em tham khảo:

- Anh em liên hệ trung tâm khuyến nông khuyến ngư tại địa phương hoặc hội nông dân (nếu có quen thì càng hay) và đưa ra đề nghị được hỗ trợ kinh phí cho khóa chuyển giao kỹ thuật này. Thường hằng năm các tổ chức này có nguồn kinh phí của nhà nước hỗ trợ cho nông dân.

- Nếu không muốn liên hệ qua các tổ chức trên, anh em có thể rủ thêm nhiều người có cùng mục đích, hùn tiền lại, chúng ta có thể tập trung chừng vài chục người rồi thu tiền, như vậy số tiền mỗi người bỏ ra sẽ giảm đáng kể. Sau đó lập kế hoạch cử 3 người đi tham gia khóa học, khi học xong, 3 người này có trách nhiệm chuyển giao lại cho toàn thể anh em đã hùn tiền. Riêng 3 người được cử đi có thể không mất tiền góp vào vì họ đã bỏ công đi và chịu chi phí ăn ở lại trong quá trình học.

Có thể kêu gọi anh em tham gia ngay trên topic này. Về thời gian học có thể sẽ lùi lại.

Vài ý kiến đóng góp với anh em yêu thích và mong muốn tìm hiểu hiểu nghề nuôi lươn sinh sản, trong đó có tôi.
 
Ý hay quá anh Hiếu ơi!

Em là dân Long Hưng đang làm việc tại TP HCM, nhưng cv áp lực quá muốn bỏ về Biên Hòa làm nông nghiệp mà chưa can đảm bỏ nghề đây

Em ở Long Hưng à? Lâu lâu mới có người cùng quê lên diễn đàn, rất vui.
 
Các bác đọc bài báo này nhé

Mình là Đạt đây. Nick kia ko vào đc vì facebook đang bị lỗi. Mình mới tìm được bài báo này các bạn đọc nhé:

baoangiang.com.vn/newsdetails/1D3FE195372/Chuyen_giao_ky_thuat_chan_nuoi_cho_nong_dan.aspx

Theo như báo nói thì đã mở 108 lớp tập huấn cho 2.160 hộ nông dân nghèo và cận nghèo. Mà nông dân nghèo thì làm gì có tiền đi học dù chỉ 1 triệu đồng. Vậy thế nên mình đã liên lạc với Hội Nông dân, Sở LD và thương binh xã hội, hội khuyến nông. Họ nói là đúng là có mở lớp như vậy. Quy trình là người nông dân đăng ký học với xã, phường. Rồi Xã phường sẽ nộp danh sách đó lên Tỉnh. Tỉnh thấy danh sách đủ thì mở lớp. Như vậy nếu chúng ta bỏ công sức 1, 2 buổi xuống làm việc với Hội Nông dân, Hội Khuyến Nông của An Giang hoặc Vĩnh Long thì chắc là chúng ta sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí khá lớn. Các bạn ủng hộ ý kiến của mình thì chờ mình 1,2 hôm nữa mình thu xếp xong việc nhà ở HN. Mình bay vào HCM. Chúng ta sẽ có 1 buổi đi cafe bàn cụ thể nhé. Có gì liên lạc qua số phone của mình nhé 01234.2222.69. Thx
 

“Bà đẻ” của lươn
Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện kỹ sư Đoàn Kim Sơn đã “tấn công” sang cả lĩnh vực sản xuất lươn giống.


Kỹ sư Đoàn Kim Sơn (trái) giới thiệu lươn bột do cơ sở của anh sản xuất
“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

Đã quyết thì phải làm đến cùng

Sơn từng được biết đến là người học ngành hóa nhưng lại có tài nuôi cho sinh trưởng và sinh sản các loại kỳ đà, ếch Thái Lan, chồn hương… Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện anh “tấn công” sang cả lĩnh vực nuôi cho sinh trưởng và sinh sản lươn.

Kỹ sư Đoàn Kim Sơn SN 1983 tại huyện Chợ Gạo. Chàng trai quê gốc miền Tây này đã có quá trình khởi nghiệp từ những năm còn ngồi trên ghế giảng đường. Năm 2001, đang là sinh viên năm thứ nhất ĐH Nông Lâm TP HCM, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, anh xin theo các thầy cô ở Khoa Thủy sản làm thêm.

“Công việc của tôi là tham gia thực hiện các đề tài cho thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan. Công việc này mang lại cho tôi một khoản tiền để trả học phí và để dành” - Sơn nhớ lại. Từ năm thứ hai ĐH, với vốn kiến thức học được từ quá trình tham gia cùng các thầy cô, anh thuê một miếng đất nhỏ ở TP để thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan và lươn. Tiếp đó, anh lại thuê đất ở Long An để thử nghiệm nuôi cho sinh trưởng và sinh sản rắn ri voi, rắn ráo trâu, kỳ đà.

“Không phải thành công đến với tôi liền. Cũng có những thất bại khiến tôi tuyệt vọng, bị stress trầm trọng” - kỹ sư Sơn bồi hồi nhớ lại lúc gian nan khởi nghiệp. Khi ấy, các loài như ếch, rắn, kỳ đà..., anh đều dần dần nuôi và cho đẻ được. Tuy nhiên, đối với việc nuôi lươn, kể cả nuôi sinh trưởng và sinh sản, thì anh liên tiếp thất bại. “Cái cảm giác đau đắng họng khi nhìn lươn chết thối cả ao nuôi đến bây giờ vẫn còn ám ảnh tôi”- anh nói.

Một chuyện ít ai biết là có lúc Sơn đã gần như trắng tay vì lươn. Lươn chết, từ số vốn khoảng 800 triệu đồng tích cóp bao năm, anh chỉ còn lại đúng 20 triệu đồng. Nhiều người khuyên Sơn bỏ lươn, chỉ tập trung vào rắn, kỳ đà - những thứ đã nuôi được nhưng anh không chịu. Sơn quyết tâm phải làm đến cùng, làm cho lươn đẻ được. “Mẹ thất bại” cuối cùng cũng đã “đẻ” cho anh đứa con thành công mang tên “lươn bột”.

Bạn tốt của nông dân

Về chuyện nuôi cho lươn sinh sản thành công của kỹ sư Sơn, ông Nguyễn Sỹ Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, TP HCM - cho biết: “Lươn là loài nuôi cho sinh trưởng thì không khó lắm. Tuy nhiên, nuôi ép lươn bột để cung cấp con giống hàng loạt ra thị trường thì trên địa bàn huyện Hóc Môn, ngoài anh Sơn, tôi chưa thấy ai làm được”.

Theo ông Phước, hiện nay, anh Sơn đang bao nuôi và bao tiêu cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện, cả ở các tỉnh, thành khác. “Các hộ muốn nuôi cứ gửi mẫu nước ao đến cho tôi. Tôi sẽ đo, chỉnh độ PH lại cho phù hợp. Trong quá trình nuôi lươn bột do cơ sở của tôi cung cấp, chết con nào tôi đền con đó” - kỹ sư Sơn khẳng định.

Theo ông Nguyễn Văn Hoài, một nông dân ở tỉnh Bến Tre, ông đã nuôi thử hơn 300 kg lươn giống do cơ sở của kỹ sư Sơn cung cấp và đã xuất gần 2 tấn lươn thịt. Trong quá trình nuôi, số lươn giống này chỉ chết vài con. “Trước đây, tôi nuôi lươn con bắt từ thiên nhiên. Chất lượng của nguồn con giống này thất thường lắm. Chúng dễ chết do đa số đều bị chích điện hoặc trầy xước” - ông Hoài cho biết.

“Ngoài bao nuôi, kỹ sư Sơn còn có vựa ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, TP HCM để bao tiêu luôn cho bà con với giá cả hợp lý. Đây quả thật là cách làm hay, có lợi cho những hộ muốn tận dụng nguồn cá, ốc, rau để nuôi lươn tăng thêm thu nhập” - ông Nguyễn Sỹ Phước nhận xét.

Muốn giúp nông dân tăng thu nhập
Vừa qua, vài doanh nghiệp Nhật Bản muốn mua lại quy trình sản xuất lươn giống của kỹ sư Đoàn Kim Sơn nhưng anh chưa đồng ý bán. Kỹ sư Sơn cho biết: “Tôi muốn giữ quy trình này để thu lại số vốn đã bỏ ra cho con lươn từ trước đến nay. Điều quan trọng là tôi muốn giúp các hộ nông dân tăng thu nhập bằng nuôi lươn một cách căn cơ. Căn cơ ở đây là tôi vừa bao nuôi, vừa bao tiêu sản phẩm”.
NHẬT THANH
NlĐ
09/06/2013


Đọc bài này các pác thấy thế nào nhỉ !!!???

Kỹ năng PR thuộc hàng cao thủ !
 
VTV6 có nguyên 1 phóng sự Sinh Ra Từ Làng tân bốc nó mới ghê chứ, coi mà phát bực mình, nhà đài để nó dắt mũi không biết gì, không biết bao nhiêu nông dân khổ vì thằng cha này nữa.
 
60 triệu/1 phóng sự đài tỉnh, các bài báo thì giá mềm hơn. Tóm lại, có tiền thì pr cỡ nào không được? Nông dân phải trang bị kiến thức, "đừng để chết vì thiếu hiểu biết"
 
các bác ơi cho em hỏi lươn có ai nuôi sinh sản chưa, thấy anh đoàn kim sơn nuôi quy mô quá
 
các bác ơi cho em hỏi lươn có ai nuôi sinh sản chưa, thấy anh đoàn kim sơn nuôi quy mô quá

Có rồi bạn, lên G tra nhé, nhìu bác cũng quy mô lớn ghê, nói là lãi 1ty/năm, chả biết có thật ko mà vừa bán giống vừa bán thịt!
 
Đã sắp xếp được lịch đi An Giang rồi, AE nào có nhu cầu thì liên hệ gấp để xuống An Giang một chuyến nha. Gọi 0908321380 gặp Tuấn hoặc 01234222269 gặp Đạt. Cám ơn AE đã quan tâm !!!
 
anh đạt ở hà nội còn bay vào đi ,anh em mình gần mà ko đi tiếc lắm đây ,học mấy ngày các bác
 
bữa em đọc mấy bài lừa đảo của ông đoàn kim sơn trên này xong rồi lại coi cái sinh ra từ làng của mấy thằng cha vtv6 , ăn cơm lúc chiều mà muốn nôn hết cả ra ngoài, cũng may là anh em trên này đã cảnh báo chứ ko biết sau cái phóng sự ấy thằng cha này hốt được thêm bao nhiêu tiền bán lươn giống( ý nhầm tiền bán lươn mua từ tự nhiên chứ)
 
Đã sắp xếp được lịch đi An Giang rồi, AE nào có nhu cầu thì liên hệ gấp để xuống An Giang một chuyến nha. Gọi 0908321380 gặp Tuấn hoặc 01234222269 gặp Đạt. Cám ơn AE đã quan tâm !!!

Mấy anh em đi học nuôi lươn tới đâu rồi nhỉ ?
Chắc sau vụ này về làm tỉ phú rồi , không thèm agriviet nữa đâu ??
Tớ thấy các ấy im thin thít , chắc thành công lớn nhẩy ?
 
chào mọi người.!
Tôi chưa biết thầy Sơn lừa đào hay không nhưng tôi cũng đã có dịp ghé thăm Trang Trại của Thầy, Tôi thấy trang trại khá nhỏ nhưng khách đến mua lươn giống khá đông, Tôi cũng đang là sinh viên trường DHNL HCM và Tôi cũng đang quyết tâm nuôi lươn sinh sản. Vậy bạn nào ở hcm thì cùng nhau nghiên cứu và nhân giống lươn thành công nhé.Mong là tôi sẽ được hợp tác với các bạn.
SDT : 01688306447
Email : saobang23love@yahoo.com
 
sao kì vậy ta người nói lừa đảo người nói không lừa đảo em không biết tin ai hết ,nên suy nghi rồi từ từ đã nuôi lươn giờ nuôi con khác
 


Back
Top