Bài Học Quý Báu Cho Tất Cả Mọi Người

nhim_anh_long.jpg


Thời kỳ hoàng kim

Cách đây khoảng 3 năm về trước,nghề nuôi nhím ở huyệ Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) rất phát triển.Người ta đua nhau nuôi nhím.Bởi lẽ nhím dễ nuôi,lớn nhanh,đẻ khỏe,ít bị bệnh tật,lãi cao.Thức ăn của nhím lại đa dạng,từ các nguyên liệu nông sản thừa,các loại củ quả,rau,lá… đều có thể trở thành thức ăn của nhím.Thậm chí quả bàng rụng trên hè phố cũng được nhặt về cho nhím ăn.Một bác nuôi nhím thốt lên:"Rau gì,lá gì,quả gì nó cũng xơi.Sao mà dễ nuôi đến vậy".Thế nên chuyện người ta đổ xô nhau đi nuôi nhím là điều dễ hiểu.

Nuôi nhím cũng không cần phải có trang trại rộng.Mỗi chuồng nhím chỉ cần diện tích khoảng vài mét vuông.Thành chuồng chỉ cần cao 70cm đến 120cm là ổn.Nuôi nhím cũng không cần phải cầu kỳ,tỉ mẩn cho lắm.Vốn ban đầu chỉ cần từ 15-20 triệu là có 1 cặp nhím 2 tháng tuổi ngon lành.

nhim_dai_tu_5.jpg

Biển quảng cáo giới thiệu và bán nhím ở một số nơi trong huyện Đại Từ

Vào thời điểm nhím đang lên ngôi,các tờ báo không tiếc lời ca ngợi các ông chủ nuôi nhím.Bài báo nào cũng có cụm từ “đây là một hướng đi thoát nghèo,một mô hình làm kinh tế điển hình cần nhân rộng”.Các hội thảo ở nông thôn về mô hình chăn nuôi nhím thoát nghèo cũng liên tục được mở ra.Người dân được tư vấn,hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi nhím rất chi tiết.
Và thế là cơn sốt nuôi nhím bùng phát ở mọi nơi.Người ta đua nhau nuôi nhím.Vô hình chung đẩy giá nhím lên cao,tạo thành cơn sốt giá ảo.Việc mua bán nhím chỉ là do người dân tự thương lượng với nhau,mặc nhiên chẳng có ai làm trọng tài cả! Rất nhiều gia đình đã vay vốn ngân hàng hoặc vay mượn bạn bè,người thân để đầu tư nuôi nhím.Thấy việc nuôi nhím dễ dàng,nhiều người tiếc không bán,cố gắng đầu tư cho nhím sinh sôi nảy nở thành mấy chục con,thậm chí hàng trăm con.Họ nhẩm tính,cứ đà này sẽ kiếm được vài trăm triệu,hoặc tiền tỷ nhờ nuôi nhím cũng nên.Do vậy nhím đẻ ra 10 thì chỉ bán đi một nửa.Bởi vậy số lượng nhím cứ tăng lên mãi.
nuoi_nhim_o_dai_tu.jpg



Thời kỳ tuột dốc
Khi các gia đình nuôi nhím ồ ạt bán nhím ra.Cung nhiều hơn cầu,nên giá nhím trượt dốc là điều đã được.. dự đoán trước. Ban đầu,1 cặp nhím bố mẹ giá lên đến 40 triệu đồng,1 cặp nhím 2 tháng tuổi giá khoảng 20 triệu đồng.Giờ đây,một cặp nhím bố mẹ chỉ còn được 6-8 triệu.Một cặp nhím con 2 tháng tuổi giá còn 3-4 triệu.Giá nhím tụt dốc thê thảm.
Khoảng giữa năm ngoái,khi đi đến nhà một số người bạn chơi,ai cũng nhắn nhủ: “Này,nếu cậu biết ai có nhu cầu mua nhím thịt hay nhím giống thì giới thiệu đến chỗ tớ nhé.Bọn tớ sẽ tư vẫn kỹ thuật miễn phí;Truyền thụ kinh nghiệm nuôi nhím lâu năm;Chuyên chở nhím đến tận nơi giúp cho;Khuyến mại thêm cả mấy cái lồng nhốt nhím và một số dụng cụ chăn nuôi khác".

nuoi_nhim_o_dai_tu_1.jpg

Trang trại nhím của gia đình anh Long ở Hùng Sơn (ảnh Trần Hòa)

Đợt đầu tháng giêng,một anh bạn a-lô cho tôi và nói: “Xuống chỗ tao uống rượu ngay nhé.Có đặc sản đấy”.Tưởng đặc sản gì,hóa ra là anh bạn mua được đôi nhím đực rẻ của một người bán tháo.Thịt ra và mời bạn bè thân hữu đến xơi!
Khoảng tháng 8 năm ngoái,biết là bán nhím rẻ sẽ mất tiền,anh Th nhà ở Dốc Chẹo đã bán nhím với giá khá mềm.Thế nên,chỉ sau vài tuần,anh đã giải quyết hết số nhím trong chuồng.Nhiều nhà ở Dốc Chẹo không nghĩ là nhím lại xuống giá nhanh đến thế.Họ nấn ná không muốn bán.Họ hy vọng có 1 phép màu nào đó sẽ kéo giá nhím tăng lên.Nghĩ đến một đôi nhím giống lúc trước giá gần 3-4 chục triệu,bây giờ chỉ còn 1 nừa,rồi chỉ còn 1/3,rồi lại xuống chỉ còn bằng ¼ nên tiếc xót không muốn bán.
Lúc trước,khi nhím đắt,anh M ở Bản Ngoại còn gọi bầy nhím yêu là những cục vàng,rồi là vị cứu tinh của cuộc đời. Nhưng giờ anh trở nên ngán ngẩm khi nhìn thấy chúng.Cô vợ anh thuộc tuýp lắm mồm,chồng nói 1 vợ nói 2.Lúc đầu còn không đồng tình với chồng cái vụ nuôi nhím.Nhưng giờ thấy chồng rầu rĩ,chị đành lặng im.Lũ bạn của cậu con trai đến chơi hỏi nhà nuôi gì mà… bốc mùi thế,nó thẳng thừng: ‘Cái bọn nhím ăn nhiều đái khai” đấy!

bang_van_chi.jpg

Trang trại nhím của anh C ở Khuôn Gà-Hùng Sơn

Theo ông C,một cán bộ xã ở Đại Từ cho biết: Nguyên nhân khiến giá nhím giảm mạnh như hiện nay chủ yếu là do thị trường nhím giống đã bão hòa mà nhím thịt khó tiêu thụ. Đặc biệt, năm 2010 giá nhím giống 2 tháng tuổi lên tới 16-18 triệu đồng/đôi, nên nhiều người dân đổ xô vay vốn ngân hàng đầu tư vào nhím. Sang năm 2011, bất ngờ thị trường nhím chững lại, không bán được khiến nhiều gia đình lao đao. Nhưng theo ông C, cũng một phần tại người dân tự thổi giá nhím giống lên quá cao, không đúng với thực tế.
Việc giá nhím xuống bất ngờ và nhanh như vậy khiến người dân trở tay không kịp nên có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất với người nuôi nhím nói chung và tại Đại Từ nói riêng.

Một người biết phán đoán

Không nhanh chóng nuôi nhím như những người khác,cách đây 6 năm,ông N ở Hùng Sơn nhận định: “Nhím đắt chỉ là do đang khát giống.Bán nhím mà chẳng khác nào bán vàng.Thế là rất nhiều người muốn nuôi.Có lúc người ta phải… chờ đợi hàng tháng mới mua được nhím giống.Nếu nuôi ngay bây giờ (thời điểm năm 2006) thì chỉ đắt nhím giống.Và giá nhím đắt cũng chỉ kéo dài được vài năm.Trên thực tế,thịt nhím không phải là siêu ngon.Nó cũng chẳng ngon hơn thịt cầy vòi,thịt sóc,thịt dúi… là mấy.Nếu tôi là đại gia,tôi cũng chẳng dại gì mua một con nhím khoảng 15-20 triệu đồng để thịt ăn”.
nhim_dai_tu_2.jpg

Người ta còn đồn thổi dạ dày nhím chữa được bệnh đau dạ dày rất hiệu nghiệm.Anh Thành,nhà ở Mỏ Bạch,thành phố Thái Nguyên cũng đã sưu tầm được mấy chục cái dạ dày nhím,nào ngâm rượu,nào sấy khô nghiền thành bột,rồi cả xào lăn để ăn.Thế mà bệnh chẳng đỡ,vẫn phải vào viện cậy nhờ bác sỹ và thuốc tây.Giả dụ ai đó đang đau dạ dày dữ dội mà dạ dày nhím cắt được cơn đau và làm thuyên giảm bệnh nhanh thì nhím đắt còn có lý.
Thế nên,cho dù đã mua cát,gạch… về chuẩn bị xây chuồng nhím,ông N đã bỏ ý định nuôi nhím ngay từ lúc đó.

Nhìn thấy nhím là…phát sầu
Anh B.V C,chủ một trang trại ở Khuôn Gà,Hùng Sơn là người đang phải chịu áp lực với đàn nhím tiền tỷ đang nuôi tại nhà.Lúc trước,đàn nhím hơn trăm con của anh trị giá tiền tỷ.Giờ đây,cứ xuống giá từng ngày.chẳng biết có được bằng ¼ lúc trước hay không.Bây giờ cứ nhìn thấy nhím là anh lại buồn não ruột.Thậm chí đi ngủ cũng mơ thấy nhím.Rồi anh L,nhà ở xóm 18 Hùng Sơn,cũng đang đánh vật với đàn nhím.Những chiếc lông nhọn hoắt của chúng đâu có cọ vào người,thế mà anh cứ thấy gai gai! Anh còn giao cho cậu con trai cả,lên mạng đăng tin rao bán nhím.May ra có ai đó rước cho thì hay.Gia đình ông Th ở Dốc Chẹo cũng cho đăng tin lên mạng rao bán nhím.Anh H,chủ một trang trại nhím ở Phú Cường,trước đây đi đâu anh cũng thích được gọi là vua nhím.Nhưng giờ chính anh cũng phát sốt lên mỗi khi nghe thấy từ nhím.

nhim_daitu_7.jpg

Những mẩu tin rao vặt bán nhím như thế này của những hộ dân ở Đại Từ
có thể tìm thấy nhan nhản trên mạng

Đã lỗ là vậy, nhưng bình quân mỗi tháng ông P ở Hùng Sơn vẫn phải bỏ ra gần 1 triệu đồng tiền mua thức ăn nuôi “báo cô” đàn nhím mà chưa biết khi nào bán được.
Không chỉ ông P mà ngay cả chị Th,một hộ nuôi nhím ở Hà Thượng cũng đang sốt ruột như cào vì mấy chục con nhím trong chuồng đã quá tuổi xuất chuồng chả có ma nào đến hỏi mua. “Trước đây người dân yêu quý con nhím bao nhiêu thì nay chán chúng bấy nhiêu. Nhiều lúc chán quá định đem ra làm thịt ăn cho đỡ phải suy nghĩ nhưng lại lo khoản nợ ngân hàng không trả được còn có cái mà gán. Quả thực, chúng tôi không thể ngờ loại vật nuôi được coi là “mỏ vàng” như nhím lại sụp đổ nhanh đến vậy”- anh Th,một người nuôi nhím bộc bạch.

nuoinhim.jpg


Bài học nhà nhà trồng vải,nhà nhà trồng mơ… khiến giá rẻ như cho.Để rồi lại phải hò nhau chặt bỏ để chuyển đổi sang loại cây trồng khác là một bài học còn nguyên giá trị.Thiết nghĩ các hộ gia đình cũng không nên sản xuất theo kiểu phong trào, nhất là đối với con nhím vì hiện nay nhím chủ yếu được giao dịch là nhím giống, giá nhím thương phẩm so với mặt bằng tiêu dùng chung của người dân còn khá cao nên nhu cầu sử dụng hạn chế trong một nhóm khách hàng có điều kiện. Nếu phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng mất giá, thậm chí không tiêu thụ được, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Bài học và những rủi ro từ cách làm theo số đông, phong trào mà thiếu sự tính toán,thiếu sự cân nhắc trước sau vẫn còn nguyên tính thời sự.Do vậy người gây nuôi động vật hoang dã nói chung, nuôi nhím nói riêng cần chủ động nắm bắt thông tin, tạo "nền" vững chắc về giống, vốn, kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm để tránh thiệt hại. Từ thực trạng trên, thiết nghĩ ngành nông nghiệp,các hiệp hội chăn nuôi,các hợp tác xã… cần có định hướng tốt và thực sự tỉnh táo để nghề chăn nuôi động vật hoang dã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

t-191507551.jpg


Được biết,hiện trên địa bàn huyện Đại Từ còn có hàng trăm hộ dân nuôi nhím ở các xã như Hùng Sơn,Hà Thượng,Phục Linh,Phú Cường,Bản Ngoại,Phú Xuyên... Và nhiều hộ nuôi nhím đang rơi vào tình trạng lao đao,chán nản với loài động vật hoang dã thông thường này, vì không có đầu ra cho hàng chục nghìn con nhím đang sinh sản và đến độ tuổi xuất chuồng. Bán nhím thịt rẻ hết cỡ mà không ai mua.Thế mới xót xa làm sao.
 


Last edited:
Con trĩ nổi từ hơn hai năm rồi bạn ... Từ cái thời Vườn chim việt ... rộ lên thế là các bác trong Nam mua ầm ầm . Đưa cả chim Tàu khựa về VN bán nữa ... đến giờ trong nam có khi còn nhiều hơn ngoài bắc
 


Chia buồn cùng bạn. tui cũng đã bị lừa như bạn. người lừa tui là ông Nguyễn Đức Trung std 0903014016; nick yeunongdan. Hãy cảnh giác với ông này nhé.
 
- Nếu không ngon hơn thịt gà ta mà chỉ lạ miệng thì thử hỏi sau khi người ta nếm trải cảm giác lạ đó 1 lần rồi thì "sự lạ" đó sẽ không còn duy trì được cái tên gọi ấy nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc không có cơ hội bán lại lần thứ 2 cho cùng 1 khách hàng --> thị trường suy giảm nhanh chóng theo thời gian.


- Nuôi chim trĩ theo hướng công nghiệp rất khó vậy thì dùng phương pháp nào để giảm giá thành tạo xu hướng cạnh tranh. Thịt trĩ vốn đã không ngon như thịt gà mà giá thành đắt gấp 3 thì có cạnh tranh nổi với thịt gà không? Nhiều người chăn nuôi trĩ lúc đó giải quyết đầu ra như thế nào?


Câu nói này khẳng định thêm nữa cho cái ý chi phí cao trong việc nuôi trĩ ( vì hao hụt nhiều). Vậy đâu là ưu thế cạnh tranh?


Nếu chuồng úm thiết kế đúng ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho chim con thì chẳng việc gì phải để chúng trong lò ấp. Để chúng trong lò ấp sẽ sinh ra 2 vấn đề:
- Một là chúng ị phân ra làm các trứng nở sau bị nhiễm khuẩn
- Hai là khi lò ấp đảo khay trứng thì trĩ con giống như những diễn viên xiếc nhào lộn
Khó khăn như vậy cũng làm gia tăng chi phí và hạn chế sản lượng.


Cái này xin miễn bàn vì....có nhiều người đã bàn rồi.
VẬY CON TRĨ CÓ GIẪM LÊN BƯỚC CHÂN CON NHÍM KHÔNG?

*Bạn chẳng hiểu và đưa ra đc ý kiến gì về con chim trĩ, chỉ nói "dựa" theo những ý của mình đã đưa ra.

*Chỉ khi nào nuôi bạn thực sự nuôi chim trĩ bạn mới hiểu những điều tôi nói.

* Vẫn biết con gì thì con, cũng chỉ được 1 thời hoàng kim. thời hoàng kim nhất là thời mà ng ta bán giống.

*Nhưng con chim trĩ nó có nét độc đáo của nó trong thú nuôi làm cảnh, nên dù thị trường có bão hoà đi nữa, sẽ vẫn có nhiều người nuôi chim trĩ làm cảnh, nuôi lấy trứng...

*Chim trĩ có nhiều loại lắm bạn ạ
[đỏ,xanh,vàng,trắng,7mầu(đỏ, xanh,vàng)...]
hãy cố gắng sưu tầm thêm nhé.

* Tớ có ý định thuê 1 quả đồi thật rộng, thả chim trĩ vào đó và thu phí người vào bắn chim giống như làm hồ câu vậy.
 
Nhím rộ lên manh, thì chóng bộc lộ cái bồng bột của nó,
nên chóng tàn lụi.
Coi chừng thì Trĩ không rộ lên mạnh như Nhím, thì thời
bồng bột của nó có thể dài hơn. Nó đã được 2 năm rồi,
thì có thể được 8 năm nữa. Có điều 8 năm này chìm lấp
và không kiếm lời nhiều cho những ai chóng rút lui,
và cũng không xót ruột mấy cho những ai chì.
*
Tốt nhất không nên lao đầu vào Trĩ nữa, mà mở một phong
trào mới cho Công. Công đẹp hơn Trĩ nhiều, và nổi tiếng
thịt ngon trong món "Nem Công" truyền thống.
*
Nghe bạn gợi ý, tôi cũng muốn thuê hẳn mấy trái núi, cả
mấy huyện để thả Công cho người bắn. Phải làm nhiều đường
mòn, thuê nhiều người dẫn đường và mang vác lều trại. Đặt
ra nhiều quy luật, giờ giấc, hướng đi để khỏi bắn vào nhau,
vân vân, và chém thật nặng tay để chi phí vào các khoản
đầu tư đó.
*
 
Nguyên tắc cơ bản? khó nuôi + chất lượng sản phẩm cao thì giá cả mới có thể đắt được dài dài... Chứ em cứ nghe nói mấy con vật dễ nuôi, giá lại cao là em đã nản rùi... Ai cũng nuôi được thì bán cho ai... Nên nếu muốn an toàn thì hãy làm những cái khó mà đôi khi chính bản thân mình cũng không làm được.. hì hì...
 
*Bạn chẳng hiểu và đưa ra đc ý kiến gì về con chim trĩ, chỉ nói "dựa" theo những ý của mình đã đưa ra.

*Chỉ khi nào nuôi bạn thực sự nuôi chim trĩ bạn mới hiểu những điều tôi nói.

* Vẫn biết con gì thì con, cũng chỉ được 1 thời hoàng kim. thời hoàng kim nhất là thời mà ng ta bán giống.
Trong bất cứ ngành nông nghiệp nào thì kinh doanh giống vẫn là số 1 và cho dù thời hòang kim có qua đi thì "làm giống" vẫn lời hơn "làm thịt". Tuy nhiên ở đây ta đang nói đến việc phổ cập nuôi chim trĩ nên nếu chỉ nghĩ đến việc làm giống thì vô tình sẽ hại chết rất nhiều bà con nông dân.

*Nhưng con chim trĩ nó có nét độc đáo của nó trong thú nuôi làm cảnh, nên dù thị trường có bão hoà đi nữa, sẽ vẫn có nhiều người nuôi chim trĩ làm cảnh, nuôi lấy trứng...

*Chim trĩ có nhiều loại lắm bạn ạ
[đỏ,xanh,vàng,trắng,7mầu(đỏ, xanh,vàng)...]
hãy cố gắng sưu tầm thêm nhé.
Tất cả mọi loài đều có nét độc đáo riêng từ côn trùng, bò sát cho đến chim hay thú. Đã gọi là chơi kiểng thì sẽ tùy theo quan điểm và ý thích mà chơi. Xét riêng về con trĩ thì tuy là có các giống trĩ màu sắc đẹp và nhỏ con như trĩ xanh, trĩ vàng, gà tiền....nhưng để có thể nuôi chúng làm kiểng đòi hỏi phải có không gian rộng rãi thì mới thưởng thức được hết vẻ đẹp của chúng. Bây giờ đa số dân chơi chim nhà cửa chật hẹp, nuôi con họa mi, con chích chòe lửa còn không đủ chỗ nuôi thì việc chơi trĩ làm kiểng ắt hẳn sẽ có thị trường không lớn lắm. Bằng chứng là bạn cứ vào các trang web chim cá cảnh và sẽ thấy chẳng bao giờ có hội nuôi trĩ. Điều đó cho thấy nó khó có thể phổ cập hơn các loại chim khác.

Con chim trĩ mà nuôi lấy thịt còn lỗ sặc máu thì không hiểu sao bạn lại nghĩ đến việc nuôi lấy trứng. Rõ là bạn rất duy ý chí trong việc bảo vệ quan điểm bán trĩ giống của mình.

* Tớ có ý định thuê 1 quả đồi thật rộng, thả chim trĩ vào đó và thu phí người vào bắn chim giống như làm hồ câu vậy.
Cái suy nghĩ của bạn thì bọn Tây nó làm từ đời nào rồi. Tuy nhiên để mở 1 khu săn bắn rất phức tạp và càng phức tạp hơn khi nó ở VN vì người VN vốn rất hay đôi co với nhau. Giới trẻ ở VN bây giờ đôi khi có thể giết nhau chỉ vì 1 cái nhìn chứ đừng nói gì là ở trong khu săn bắn mà trong tay có vũ khí. Bạn có nghĩ là nếu có xung đột xảy ra và có án mạng trong khu săn bắn của bạn thì cái giá bạn phải trả là thế nào không?

Hãy suy nghĩ kỹ về những dự định của bạn. Lắng nghe không phải lúc nào cũng là nhu nhược. Lắng nghe là 1 hành động của người khôn ngoan.
 
Nhím rộ lên manh, thì chóng bộc lộ cái bồng bột của nó,
nên chóng tàn lụi.
Coi chừng thì Trĩ không rộ lên mạnh như Nhím, thì thời
bồng bột của nó có thể dài hơn. Nó đã được 2 năm rồi,
thì có thể được 8 năm nữa. Có điều 8 năm này chìm lấp
và không kiếm lời nhiều cho những ai chóng rút lui,
và cũng không xót ruột mấy cho những ai chì.
*
Tốt nhất không nên lao đầu vào Trĩ nữa, mà mở một phong
trào mới cho Công. Công đẹp hơn Trĩ nhiều, và nổi tiếng
thịt ngon trong món "Nem Công" truyền thống.
*
Nghe bạn gợi ý, tôi cũng muốn thuê hẳn mấy trái núi, cả
mấy huyện để thả Công cho người bắn. Phải làm nhiều đường
mòn, thuê nhiều người dẫn đường và mang vác lều trại. Đặt
ra nhiều quy luật, giờ giấc, hướng đi để khỏi bắn vào nhau,
vân vân, và chém thật nặng tay để chi phí vào các khoản
đầu tư đó.
*


-Nuôi công khó hơn nuôi trĩ rất nhiều, vốn đầu tư mua con giống vàlàmchuồng trại lớn.
-Mình k thấy ai nói nuôi công để lấy thịt cả.
-Thôi thì cứ nuôi con gì vốn đầu tư ít cho trắc ăn.
 

Last edited:
bac nao cung co y nghi rieng,theo minh nen lap hoi nuoi nhim noi rieng va hoi nuoi dong vat hoang da noi chung de tim huong ra cho chung
 
Còn một ông chuyên đi lừa người khác nữa mà mình và nhiều người đã bị ông này lừa rồi. Đó là ông Nguyễn Đức Trung std 0903014016 nick yeunongdan. Hãy cảnh giác ông này nhé!
 
Cũng là nông dân, saonỡ lừa nhau như vậy?

Còn một ông chuyên đi lừa người khác nữa mà mình và nhiều người đã bị ông này lừa rồi. Đó là ông Nguyễn Đức Trung std 0903014016 nick yeunongdan. Hãy cảnh giác ông này nhé!
Tui cũng xin báo cho các anh biết một tên đại bịp, lừa có số má nghen. Hắn là Nguyễn Ngọc Thức - ông chủ 27 tuổi của trại bồ câu Ngọc Điền (Củ chi). Các anh chị có mua bồ câu giống thì tránh xa hắn ra như tránh hủi, nếu không sẽ hối không kịp.
Ông bạn tui là Hai Ruộng 86, nghe nó dụ ngon nên mua 32 cặp về nuôi. Ai ngờ nó bán toàn đồ cùi hủi, sau đó phủi tay, nay chết gần hết rồi, trong khi bồ câu mua chỗ khác lại ngon lành. Không riêng ông bạn tui, cũng có vài người bị lừa và đã lên án trong trang quảng cáo của trại bồ câu Ngọc Điền. Nói có sách mách có chứng, đây là đường link dẫn tới trang đó, mời các anh cùng xem và hãy cảnh giác với trang trại bồ câu Ngọc Điền (Củ chi):
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page4#axzz23qX0TXAK
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page5#axzz23qX0TXAK
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page6#axzz23qX0TXAK


 
Tui cũng xin báo cho các anh biết một tên đại bịp, lừa có số má nghen. Hắn là Nguyễn Ngọc Thức - ông chủ 27 tuổi của trại bồ câu Ngọc Điền (Củ chi). Các anh chị có mua bồ câu giống thì tránh xa hắn ra như tránh hủi, nếu không sẽ hối không kịp.
Ông bạn tui là Hai Ruộng 86, nghe nó dụ ngon nên mua 32 cặp về nuôi. Ai ngờ nó bán toàn đồ cùi hủi, sau đó phủi tay, nay chết gần hết rồi, trong khi bồ câu mua chỗ khác lại ngon lành. Không riêng ông bạn tui, cũng có vài người bị lừa và đã lên án trong trang quảng cáo của trại bồ câu Ngọc Điền. Nói có sách mách có chứng, đây là đường link dẫn tới trang đó, mời các anh cùng xem và hãy cảnh giác với trang trại bồ câu Ngọc Điền (Củ chi):
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page4#axzz23qX0TXAK
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page5#axzz23qX0TXAK
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page6#axzz23qX0TXAK



*Mình đã xem dg link. Xin cảm thông nỗi buồn cùng bác hairuong86.

*ACE, cô, gì chú, bác thấy chỗ nào làm ăn, buôn bán chưa tốt có thể góp ý tại đây.

*Các thương gia, chủ trang trại cũng nên vô đây giải thích sự việc khi có thông tin k tốt về mình.
 
"Bác huyvumanh này ngây thơ quá nhỉ?"
Bác huy không ngây thơ đâu, có NHÀ NGƯƠI ngây thơ thì có !
 
Còn một ông chuyên đi lừa người khác nữa mà mình và nhiều người đã bị ông này lừa rồi. Đó là ông Nguyễn Đức Trung std 0903014016 nick yeunongdan. Hãy cảnh giác ông này nhé!

xin hãy nói rõ sự việc để mình và mọi người biết.
 
Tui cũng xin báo cho các anh biết một tên đại bịp, lừa có số má nghen. Hắn là Nguyễn Ngọc Thức - ông chủ 27 tuổi của trại bồ câu Ngọc Điền (Củ chi). Các anh chị có mua bồ câu giống thì tránh xa hắn ra như tránh hủi, nếu không sẽ hối không kịp.
Ông bạn tui là Hai Ruộng 86, nghe nó dụ ngon nên mua 32 cặp về nuôi. Ai ngờ nó bán toàn đồ cùi hủi, sau đó phủi tay, nay chết gần hết rồi, trong khi bồ câu mua chỗ khác lại ngon lành. Không riêng ông bạn tui, cũng có vài người bị lừa và đã lên án trong trang quảng cáo của trại bồ câu Ngọc Điền. Nói có sách mách có chứng, đây là đường link dẫn tới trang đó, mời các anh cùng xem và hãy cảnh giác với trang trại bồ câu Ngọc Điền (Củ chi):
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page4#axzz23qX0TXAK
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page5#axzz23qX0TXAK
http://agriviet.com/home/threads/18056-Hinh-anh-moi-cua-trai-bo-cau-Ngoc-dien/page6#axzz23qX0TXAK


cám ơn bác đã nói rõ tình hình,em cũng đang định đầu tư 1 ít bồ câu của ngọc điền, may quá.
 
Nói vui thôi mà, phải không bác Huy? Chắc diễn đàn cũng nên có mục riêng để đưa tên những cơ sở hoặc cá nhân làm ăn không có uy tín vào danh sách đen cho mọi người biết cảnh giác.
 
Ờ ta chẳng ai đầu tư nghiên cứu thị trường tiêu dùng thực phẩm độc lạ của người dân cả. Cái gì độc , lạ người dân kháo nhau , chạy đua nhau nuôi, tự kích giá lên mà thôi, một thời heo rừng là mốt , có ai nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ thịt heo rừng không ? để rồi đâm đầu vào nuôi và chết ngắt. Rồi nhím , gà h'mong , cá la hán sắp tới chắc là kì đà và 1 số con vật mà báo chí đưa tin là dễ nuôi và hiệu quả cao. Rốt cuộc cái vòng lẫn quẫn vẫn y nguyên. Chỉ có người nuôi sau là chết mà thôi.
Nói ví dụ 1 con vật nuôi giá trị cực cao, thị trường luôn chấp nhận là con cá dĩa. Nhưng có mấy ai dám nuôi nó làm cảnh và nuôi bán ? Vì nó đẹp nhưng khó nuôi.
Tôi nghĩ nuôi cá làm cảnh có lẽ dễ hơn là nuôi trĩ vì lấy đất đâu ra mà nuôi trĩ
 
trong vài năm trở lại đây, năm 2012 này kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, chính trị không ổn định không chỉ riêng ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, mà ngay cả những công ty, tập đoàn lớn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người không có việc làm. Hy vọng bước sang năm 2013 kinh tế sẽ khởi sắc hơn.
 
thôi các bác đừng tranh luận nữa,thực tế thì được thì không sao,lúc mất thì................tất cả do mình thôi.quy luật cung cầu mà.
 


Back
Top