Bài Học Quý Báu Cho Tất Cả Mọi Người

nhim_anh_long.jpg


Thời kỳ hoàng kim

Cách đây khoảng 3 năm về trước,nghề nuôi nhím ở huyệ Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) rất phát triển.Người ta đua nhau nuôi nhím.Bởi lẽ nhím dễ nuôi,lớn nhanh,đẻ khỏe,ít bị bệnh tật,lãi cao.Thức ăn của nhím lại đa dạng,từ các nguyên liệu nông sản thừa,các loại củ quả,rau,lá… đều có thể trở thành thức ăn của nhím.Thậm chí quả bàng rụng trên hè phố cũng được nhặt về cho nhím ăn.Một bác nuôi nhím thốt lên:"Rau gì,lá gì,quả gì nó cũng xơi.Sao mà dễ nuôi đến vậy".Thế nên chuyện người ta đổ xô nhau đi nuôi nhím là điều dễ hiểu.

Nuôi nhím cũng không cần phải có trang trại rộng.Mỗi chuồng nhím chỉ cần diện tích khoảng vài mét vuông.Thành chuồng chỉ cần cao 70cm đến 120cm là ổn.Nuôi nhím cũng không cần phải cầu kỳ,tỉ mẩn cho lắm.Vốn ban đầu chỉ cần từ 15-20 triệu là có 1 cặp nhím 2 tháng tuổi ngon lành.

nhim_dai_tu_5.jpg

Biển quảng cáo giới thiệu và bán nhím ở một số nơi trong huyện Đại Từ

Vào thời điểm nhím đang lên ngôi,các tờ báo không tiếc lời ca ngợi các ông chủ nuôi nhím.Bài báo nào cũng có cụm từ “đây là một hướng đi thoát nghèo,một mô hình làm kinh tế điển hình cần nhân rộng”.Các hội thảo ở nông thôn về mô hình chăn nuôi nhím thoát nghèo cũng liên tục được mở ra.Người dân được tư vấn,hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi nhím rất chi tiết.
Và thế là cơn sốt nuôi nhím bùng phát ở mọi nơi.Người ta đua nhau nuôi nhím.Vô hình chung đẩy giá nhím lên cao,tạo thành cơn sốt giá ảo.Việc mua bán nhím chỉ là do người dân tự thương lượng với nhau,mặc nhiên chẳng có ai làm trọng tài cả! Rất nhiều gia đình đã vay vốn ngân hàng hoặc vay mượn bạn bè,người thân để đầu tư nuôi nhím.Thấy việc nuôi nhím dễ dàng,nhiều người tiếc không bán,cố gắng đầu tư cho nhím sinh sôi nảy nở thành mấy chục con,thậm chí hàng trăm con.Họ nhẩm tính,cứ đà này sẽ kiếm được vài trăm triệu,hoặc tiền tỷ nhờ nuôi nhím cũng nên.Do vậy nhím đẻ ra 10 thì chỉ bán đi một nửa.Bởi vậy số lượng nhím cứ tăng lên mãi.
nuoi_nhim_o_dai_tu.jpg



Thời kỳ tuột dốc
Khi các gia đình nuôi nhím ồ ạt bán nhím ra.Cung nhiều hơn cầu,nên giá nhím trượt dốc là điều đã được.. dự đoán trước. Ban đầu,1 cặp nhím bố mẹ giá lên đến 40 triệu đồng,1 cặp nhím 2 tháng tuổi giá khoảng 20 triệu đồng.Giờ đây,một cặp nhím bố mẹ chỉ còn được 6-8 triệu.Một cặp nhím con 2 tháng tuổi giá còn 3-4 triệu.Giá nhím tụt dốc thê thảm.
Khoảng giữa năm ngoái,khi đi đến nhà một số người bạn chơi,ai cũng nhắn nhủ: “Này,nếu cậu biết ai có nhu cầu mua nhím thịt hay nhím giống thì giới thiệu đến chỗ tớ nhé.Bọn tớ sẽ tư vẫn kỹ thuật miễn phí;Truyền thụ kinh nghiệm nuôi nhím lâu năm;Chuyên chở nhím đến tận nơi giúp cho;Khuyến mại thêm cả mấy cái lồng nhốt nhím và một số dụng cụ chăn nuôi khác".

nuoi_nhim_o_dai_tu_1.jpg

Trang trại nhím của gia đình anh Long ở Hùng Sơn (ảnh Trần Hòa)

Đợt đầu tháng giêng,một anh bạn a-lô cho tôi và nói: “Xuống chỗ tao uống rượu ngay nhé.Có đặc sản đấy”.Tưởng đặc sản gì,hóa ra là anh bạn mua được đôi nhím đực rẻ của một người bán tháo.Thịt ra và mời bạn bè thân hữu đến xơi!
Khoảng tháng 8 năm ngoái,biết là bán nhím rẻ sẽ mất tiền,anh Th nhà ở Dốc Chẹo đã bán nhím với giá khá mềm.Thế nên,chỉ sau vài tuần,anh đã giải quyết hết số nhím trong chuồng.Nhiều nhà ở Dốc Chẹo không nghĩ là nhím lại xuống giá nhanh đến thế.Họ nấn ná không muốn bán.Họ hy vọng có 1 phép màu nào đó sẽ kéo giá nhím tăng lên.Nghĩ đến một đôi nhím giống lúc trước giá gần 3-4 chục triệu,bây giờ chỉ còn 1 nừa,rồi chỉ còn 1/3,rồi lại xuống chỉ còn bằng ¼ nên tiếc xót không muốn bán.
Lúc trước,khi nhím đắt,anh M ở Bản Ngoại còn gọi bầy nhím yêu là những cục vàng,rồi là vị cứu tinh của cuộc đời. Nhưng giờ anh trở nên ngán ngẩm khi nhìn thấy chúng.Cô vợ anh thuộc tuýp lắm mồm,chồng nói 1 vợ nói 2.Lúc đầu còn không đồng tình với chồng cái vụ nuôi nhím.Nhưng giờ thấy chồng rầu rĩ,chị đành lặng im.Lũ bạn của cậu con trai đến chơi hỏi nhà nuôi gì mà… bốc mùi thế,nó thẳng thừng: ‘Cái bọn nhím ăn nhiều đái khai” đấy!

bang_van_chi.jpg

Trang trại nhím của anh C ở Khuôn Gà-Hùng Sơn

Theo ông C,một cán bộ xã ở Đại Từ cho biết: Nguyên nhân khiến giá nhím giảm mạnh như hiện nay chủ yếu là do thị trường nhím giống đã bão hòa mà nhím thịt khó tiêu thụ. Đặc biệt, năm 2010 giá nhím giống 2 tháng tuổi lên tới 16-18 triệu đồng/đôi, nên nhiều người dân đổ xô vay vốn ngân hàng đầu tư vào nhím. Sang năm 2011, bất ngờ thị trường nhím chững lại, không bán được khiến nhiều gia đình lao đao. Nhưng theo ông C, cũng một phần tại người dân tự thổi giá nhím giống lên quá cao, không đúng với thực tế.
Việc giá nhím xuống bất ngờ và nhanh như vậy khiến người dân trở tay không kịp nên có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất với người nuôi nhím nói chung và tại Đại Từ nói riêng.

Một người biết phán đoán

Không nhanh chóng nuôi nhím như những người khác,cách đây 6 năm,ông N ở Hùng Sơn nhận định: “Nhím đắt chỉ là do đang khát giống.Bán nhím mà chẳng khác nào bán vàng.Thế là rất nhiều người muốn nuôi.Có lúc người ta phải… chờ đợi hàng tháng mới mua được nhím giống.Nếu nuôi ngay bây giờ (thời điểm năm 2006) thì chỉ đắt nhím giống.Và giá nhím đắt cũng chỉ kéo dài được vài năm.Trên thực tế,thịt nhím không phải là siêu ngon.Nó cũng chẳng ngon hơn thịt cầy vòi,thịt sóc,thịt dúi… là mấy.Nếu tôi là đại gia,tôi cũng chẳng dại gì mua một con nhím khoảng 15-20 triệu đồng để thịt ăn”.
nhim_dai_tu_2.jpg

Người ta còn đồn thổi dạ dày nhím chữa được bệnh đau dạ dày rất hiệu nghiệm.Anh Thành,nhà ở Mỏ Bạch,thành phố Thái Nguyên cũng đã sưu tầm được mấy chục cái dạ dày nhím,nào ngâm rượu,nào sấy khô nghiền thành bột,rồi cả xào lăn để ăn.Thế mà bệnh chẳng đỡ,vẫn phải vào viện cậy nhờ bác sỹ và thuốc tây.Giả dụ ai đó đang đau dạ dày dữ dội mà dạ dày nhím cắt được cơn đau và làm thuyên giảm bệnh nhanh thì nhím đắt còn có lý.
Thế nên,cho dù đã mua cát,gạch… về chuẩn bị xây chuồng nhím,ông N đã bỏ ý định nuôi nhím ngay từ lúc đó.

Nhìn thấy nhím là…phát sầu
Anh B.V C,chủ một trang trại ở Khuôn Gà,Hùng Sơn là người đang phải chịu áp lực với đàn nhím tiền tỷ đang nuôi tại nhà.Lúc trước,đàn nhím hơn trăm con của anh trị giá tiền tỷ.Giờ đây,cứ xuống giá từng ngày.chẳng biết có được bằng ¼ lúc trước hay không.Bây giờ cứ nhìn thấy nhím là anh lại buồn não ruột.Thậm chí đi ngủ cũng mơ thấy nhím.Rồi anh L,nhà ở xóm 18 Hùng Sơn,cũng đang đánh vật với đàn nhím.Những chiếc lông nhọn hoắt của chúng đâu có cọ vào người,thế mà anh cứ thấy gai gai! Anh còn giao cho cậu con trai cả,lên mạng đăng tin rao bán nhím.May ra có ai đó rước cho thì hay.Gia đình ông Th ở Dốc Chẹo cũng cho đăng tin lên mạng rao bán nhím.Anh H,chủ một trang trại nhím ở Phú Cường,trước đây đi đâu anh cũng thích được gọi là vua nhím.Nhưng giờ chính anh cũng phát sốt lên mỗi khi nghe thấy từ nhím.

nhim_daitu_7.jpg

Những mẩu tin rao vặt bán nhím như thế này của những hộ dân ở Đại Từ
có thể tìm thấy nhan nhản trên mạng

Đã lỗ là vậy, nhưng bình quân mỗi tháng ông P ở Hùng Sơn vẫn phải bỏ ra gần 1 triệu đồng tiền mua thức ăn nuôi “báo cô” đàn nhím mà chưa biết khi nào bán được.
Không chỉ ông P mà ngay cả chị Th,một hộ nuôi nhím ở Hà Thượng cũng đang sốt ruột như cào vì mấy chục con nhím trong chuồng đã quá tuổi xuất chuồng chả có ma nào đến hỏi mua. “Trước đây người dân yêu quý con nhím bao nhiêu thì nay chán chúng bấy nhiêu. Nhiều lúc chán quá định đem ra làm thịt ăn cho đỡ phải suy nghĩ nhưng lại lo khoản nợ ngân hàng không trả được còn có cái mà gán. Quả thực, chúng tôi không thể ngờ loại vật nuôi được coi là “mỏ vàng” như nhím lại sụp đổ nhanh đến vậy”- anh Th,một người nuôi nhím bộc bạch.

nuoinhim.jpg


Bài học nhà nhà trồng vải,nhà nhà trồng mơ… khiến giá rẻ như cho.Để rồi lại phải hò nhau chặt bỏ để chuyển đổi sang loại cây trồng khác là một bài học còn nguyên giá trị.Thiết nghĩ các hộ gia đình cũng không nên sản xuất theo kiểu phong trào, nhất là đối với con nhím vì hiện nay nhím chủ yếu được giao dịch là nhím giống, giá nhím thương phẩm so với mặt bằng tiêu dùng chung của người dân còn khá cao nên nhu cầu sử dụng hạn chế trong một nhóm khách hàng có điều kiện. Nếu phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng mất giá, thậm chí không tiêu thụ được, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Bài học và những rủi ro từ cách làm theo số đông, phong trào mà thiếu sự tính toán,thiếu sự cân nhắc trước sau vẫn còn nguyên tính thời sự.Do vậy người gây nuôi động vật hoang dã nói chung, nuôi nhím nói riêng cần chủ động nắm bắt thông tin, tạo "nền" vững chắc về giống, vốn, kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm để tránh thiệt hại. Từ thực trạng trên, thiết nghĩ ngành nông nghiệp,các hiệp hội chăn nuôi,các hợp tác xã… cần có định hướng tốt và thực sự tỉnh táo để nghề chăn nuôi động vật hoang dã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

t-191507551.jpg


Được biết,hiện trên địa bàn huyện Đại Từ còn có hàng trăm hộ dân nuôi nhím ở các xã như Hùng Sơn,Hà Thượng,Phục Linh,Phú Cường,Bản Ngoại,Phú Xuyên... Và nhiều hộ nuôi nhím đang rơi vào tình trạng lao đao,chán nản với loài động vật hoang dã thông thường này, vì không có đầu ra cho hàng chục nghìn con nhím đang sinh sản và đến độ tuổi xuất chuồng. Bán nhím thịt rẻ hết cỡ mà không ai mua.Thế mới xót xa làm sao.
 


Last edited:
Trĩ xanh, trĩ đỏ cũng đang đi vào vết chân của của con nhím.

bạn có vẻ "tức" khi đọc bài này hay sao ấy. trắc đang nuôi nhím hả.
đấy là bài học ở địa phương tớ, muốn chia sẻ để mọi người biết.
 
bạn có vẻ "tức" khi đọc bài này hay sao ấy. trắc đang nuôi nhím hả.
đấy là bài học ở địa phương tớ, muốn chia sẻ để mọi người biết.
Cái gì cũng vậy thôi bác ak`. Làm gì có con vật nào dễ nuôi, đẻ nhiều, ko bệnh tật,ko gian nuôi ít.... mà lợi nhuận cao và kéo dài đc cho dù sản phẩm ngon đến mức nào đi chăng nữa.
- Dễ nuôi, ko bệnh tật, ít ko gian thì ai cũng nuôi đc.
- Đẻ nhiều nhân giống nhanh.
=> 2 yếu tố này thôi cũng đủ cho ta thấy khẩu lệnh "mọi người cùng nuôi, nhà nhà điều nuôi" thế thì bán = niềm tin ak`. Chỉ ăn đc con giống lúc cao điểm thôi.
Heo rừng, già thả vườn, rắn, bồ câu .... đã đi vào con đường này.
Vào thời điểm trước tết năm 2012, bồ câu pháp loại nuôi công nghiệp có chỗ nào bán <600k/đôi chim đẻ ko? vậy mà bây giờ như thế nào 200k,có ng thậm chí bán có 150k/đôi. Thời buổi kinh tế thị trường lợi nhuận chỉ đến với người "đi trước đón đầu" còn người đi sau chỉ "hứng phân".
May mà em nuôi bc gđ chứ nuôi kinh tế có khi "thụt" rùi.
Thân!
 
tình hình bây giờ tệ quá hông biết nuôi con gì để phát triển.Vật nuôi gì cũng có một thờii hoàng kim một thời hoà bình
 
Làm kinh tế hơn nhau ở cái nhanh nhậy và liều.
Trưa là đã sợ thất bại, sản phẩm sản xuất ra k có ng mua.

*Thử hỏi các nhà máy xí, xí nghiệp, công ty... họ có đơn hàng thì mới thành lập các nhà máy xí, xí nghiệp, công ty hay sao. không họ đã bỏ vốn ra thành lập từ trước và kiên trì sản xuất kinh doanh khi gặp khó khăn.

* Các cụ ta xưa vẫn có câu "có trí làm quan, có gan làm giầu". Mong ACE làm gì cũng lên cố gắng, chúc ACE chăn nuôi thuận lợi và thành đạt.
 
Tôi chẳng có gì phải tức khi đọc bài viết của bạn vì tôi không có chăn nuôi mấy thứ đó. Tôi chỉ "tức cười" khi thấy bạn đã bỏ công ra sưu tầm 1 bài viết rất hay nhưng bạn đọc nó xong mà vẫn không rút ra được bài học gì cho chính bản thân bạn. Điều tức cười này thể hiện qua bài bạn post và chữ ký điện tử của bạn. Hãy xem lại cho kỹ anh bạn trẻ nhé.
 

theo riêng tôi thì tôi cho rằng chúng ta đầu tiên phải nắm rõ giá trị thực mà chúng ta đang có trước mắt ,quan sát kỹ thị trường,làm theo sức đừng nên cố quá hoá ...liều .ngành nghề gì cũng vậy chẳng qua là kiếm được đồng lời .Vậy tại sao chúng ta ko phát triển từ từ 1 cách bền vững có kiểm soát mà lại chụp giựt theo thị trường ???
 
Tôi chẳng có gì phải tức khi đọc bài viết của bạn vì tôi không có chăn nuôi mấy thứ đó. Tôi chỉ "tức cười" khi thấy bạn đã bỏ công ra sưu tầm 1 bài viết rất hay nhưng bạn đọc nó xong mà vẫn không rút ra được bài học gì cho chính bản thân bạn. Điều tức cười này thể hiện qua bài bạn post và chữ ký điện tử của bạn. Hãy xem lại cho kỹ anh bạn trẻ nhé.

Bạn biết gì về chim trĩ, hãy nói thẳng ra để mọi người biết.
Tôi sãn sàng tranh luận với bạn mọi vấn đề về chim trĩ, còn bạn thì sao?
 
Last edited:
thực ra mà nói. Đúng như Bác Xuân Vũ đã từng nói. Con nhím đã về gia trị thực của nó sao thời gian sốt. Vì trước đó thịt nhím rừng cũng chỉ 170-200k/kg
 
Chim trĩ trong tự nhiên đẻ nhờ vào ổ chim khác hoặc gà rừng,chim con nở ra không đi theo gà rừng mẹ mà tự bỏ đi để kiếm ăn,dễ làm mồi cho những loài khác.vì vậy chim trĩ trong tự nhiên hiếm. bây giờ con người đã thuần hóa được,chim trĩ là loài không biết ấp, đẻ nhiều như vịt cỏ. Trung bình khoảng 5phút chim trống đạp mái 1 lần,tỉ lệ trứng có cồ rất cao. con người có máy ấp trứng,hoặc cùng lắm là để cho gà,ngan ấp,nở ra là úm nuôi ngay,tỉ lệ sống của loài này khá cao. Như vậy thì có thể sau này chim trĩ còn nhiều hơn cả gà ta( nếu thịt loại này ngon hơn gà ta). có ai chung ý kiến với tôi không nào?
 
Các bác đừng tranh luận tiêu cực

Chào các bác,

Em nghĩ đây là diễn đàn chia sẽ. Mình phải chia sẻ theo hướng tích cực để cùng nhau học hỏi, cùng nhau tiến bộ.
Mặc dù không phải là mới, nhưng mình thấy đây là bài viết rất hay để ai đã đang và chuẩn bị làm chăn nuôi rút kinh nghiệm.
Thật ra con chim Trĩ đầu ra còn khó hơn con nhím nữa, chủ yếu bán giống là chính. bán làm cảnh số lượng không nhiều, bán thịt càng ít hơn.
Hiện giờ nhiều người đang nuôi chim trĩ thành công và cho thu nhập cao, nhưng nếu nhiều người tham gia nuôi thêm nữa e rằng ......

Cám ơn các bác.
 
Em mới chăn nuôi được 4 tháng, trước khi nuôi cũng ngâm kíu nên nuôi con gì, nếu ko có internet thì chắc cũng dính.Khi đọc nhận thấy nhím chủ yếu bán giống.nên chạy sớm heheh
 
Chim trĩ trong tự nhiên đẻ nhờ vào ổ chim khác hoặc gà rừng,chim con nở ra không đi theo gà rừng mẹ mà tự bỏ đi để kiếm ăn,dễ làm mồi cho những loài khác.vì vậy chim trĩ trong tự nhiên hiếm. bây giờ con người đã thuần hóa được,chim trĩ là loài không biết ấp, đẻ nhiều như vịt cỏ. Trung bình khoảng 5phút chim trống đạp mái 1 lần,tỉ lệ trứng có cồ rất cao. con người có máy ấp trứng,hoặc cùng lắm là để cho gà,ngan ấp,nở ra là úm nuôi ngay,tỉ lệ sống của loài này khá cao. Như vậy thì có thể sau này chim trĩ còn nhiều hơn cả gà ta( nếu thịt loại này ngon hơn gà ta). có ai chung ý kiến với tôi không nào?

Có tôi k chung ý kiến với bạn ở 1 số điểm như sau:
- Chim trĩ k ngon hơn thịt gà ta. (hơn gà ta ở điểm là "lạ")
- Chim trĩ k thể nhiều hơn gà ta. (nuôi chim trĩ nhiều rất khó)
- Tỉ lệ sống của loài này không cao bằng gà (<80%)
- nở ra k nên úm nuôi ngay, nên để trong lò ấp 1 ngày.
- Chim trĩ trong tự nhiên đẻ và có thể tự ấp + nuôi con.
 
Có tôi k chung ý kiến với bạn ở 1 số điểm như sau:
- Chim trĩ k ngon hơn thịt gà ta. (hơn gà ta ở điểm là "lạ")
- Chim trĩ k thể nhiều hơn gà ta. (nuôi chim trĩ nhiều rất khó)
- Tỉ lệ sống của loài này không cao bằng gà (<80%)
- nở ra k nên úm nuôi ngay, nên để trong lò ấp 1 ngày.
- Chim trĩ trong tự nhiên đẻ và có thể tự ấp + nuôi con.
chim trĩ mới được thuần không lâu lắm,mà sao có thể thay đổi tập tính nhanh vậy bác? chim nuôi thì không ấp, chim tự nhiên lại biết ấp.
 
Chim trĩ trong tự nhiên đẻ và có thể tự ấp + nuôi con.

Link: http://agriviet.com/home/threads/104482-Bai-Hoc-Quy-Bau-Cho-Tat-Ca-Moi-Nguoi/page2#ixzz23goGh3IW

Nếu nó tự ấp được,đẻ lại kha khá như thế ... tại sao nó hiếm trong tự nhiên ...

Các tài liệu,báo cáo khoa học đều xác định . Chim trĩ chuyên đẻ nhờ mà. ...


Chim trĩ k ngon hơn thịt gà ta. (hơn gà ta ở điểm là "lạ")

Link: http://agriviet.com/home/threads/104482-Bai-Hoc-Quy-Bau-Cho-Tat-Ca-Moi-Nguoi/page2#ixzz23gomTY8c

Lạ thì đúng là lạ ... Nhưng khi ăn vào miệng ... cảm nhận về một món ăn cái chính vẫn phải là ngon xếp đầu bảng..

Cùng là gia cầm ... khi đã vặt lông . Khỏa thân trên bàn ăn ...đâu còn bộ lông đẹp đẽ . Vì vậy mình nghĩ tiêu chí ngon vẫn phải được ưu tiên
 
- Chim trĩ k ngon hơn thịt gà ta. (hơn gà ta ở điểm là "lạ")
- Nếu không ngon hơn thịt gà ta mà chỉ lạ miệng thì thử hỏi sau khi người ta nếm trải cảm giác lạ đó 1 lần rồi thì "sự lạ" đó sẽ không còn duy trì được cái tên gọi ấy nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc không có cơ hội bán lại lần thứ 2 cho cùng 1 khách hàng --> thị trường suy giảm nhanh chóng theo thời gian.

- Chim trĩ k thể nhiều hơn gà ta. (nuôi chim trĩ nhiều rất khó)
- Nuôi chim trĩ theo hướng công nghiệp rất khó vậy thì dùng phương pháp nào để giảm giá thành tạo xu hướng cạnh tranh. Thịt trĩ vốn đã không ngon như thịt gà mà giá thành đắt gấp 3 thì có cạnh tranh nổi với thịt gà không? Nhiều người chăn nuôi trĩ lúc đó giải quyết đầu ra như thế nào?

- Tỉ lệ sống của loài này không cao bằng gà (<80%)
Câu nói này khẳng định thêm nữa cho cái ý chi phí cao trong việc nuôi trĩ ( vì hao hụt nhiều). Vậy đâu là ưu thế cạnh tranh?

- nở ra k nên úm nuôi ngay, nên để trong lò ấp 1 ngày.
Nếu chuồng úm thiết kế đúng ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho chim con thì chẳng việc gì phải để chúng trong lò ấp. Để chúng trong lò ấp sẽ sinh ra 2 vấn đề:
- Một là chúng ị phân ra làm các trứng nở sau bị nhiễm khuẩn
- Hai là khi lò ấp đảo khay trứng thì trĩ con giống như những diễn viên xiếc nhào lộn
Khó khăn như vậy cũng làm gia tăng chi phí và hạn chế sản lượng.

- Chim trĩ trong tự nhiên đẻ và có thể tự ấp + nuôi con.
Cái này xin miễn bàn vì....có nhiều người đã bàn rồi.

VẬY CON TRĨ CÓ GIẪM LÊN BƯỚC CHÂN CON NHÍM KHÔNG?
 
Nem Công Chả Phượng là những món thịt chim ngon nổi tiếng.
Tôi chưa có tiền để nếm chúng, nhưng coi hình chúng đẹp
thì thịt phải ngon rồi. Khi ăn, người ta nếm bằng lưỡi chỉ
một phần nhỏ thôi, mà thưởng thức bằng trí tưởng tượng là
chính. Vì thế thịt Chim Trĩ ắt phải ngon hơn thịt Gà.
*
Một khi óc nghĩ khác, thì cái lưỡi cũng nếm khác. Ví dụ,
ở Việt Nam thì thịt chim thú hoang ngon, nhưng ngưòi ở Mỹ
cứ nghĩ đến chim thú hoang là nghĩ ngay đến bệnh dịch. Họ
chẳng dám ăn chim thú hoang chứ đừng nói đến bán. Thực tế
tôi cũng đã được người ta cho một lúc 4 con ngỗng trời họ
săn được, mà làm món ăn vừa hôi, vừa dai, vứa nhạt, màu lại
đen xỉn nữa. Chẳng hiểu sao ở ViệtNam có lần tôi phải mua
ngỗng trời bắn được thì lại rất ngon? Hay là mình ở Mỹ thì
óc cũng bị Mỹ phần nào? Người Mỹ thì rạch ròi lắm. Người
ta còn nuôi Công nhiều hơn ta nữa kia. Có điều là họ không
cắt tiết Công lấy thịt làm Nem đâu. Bán Trĩ cho người Mỹ
có lẽ cũng chạy hàng, nhưng họ không ăn thịt đâu.
*
Tóm lại, thì tôi cũng nghĩ như các bác NguSa, TrươngThếHiển
và LeVanTran: Chim Trĩ cũng đang đi vào vết xe đổ của Nhím,
nhưng nhẹ hơn, và bà con đỡ thê thảm hơn.
*
 
Con nhím từ khi có phong trào nuôi ( khoảng 2004 ) đến khi.."chìm" vào khoảng năm 2011, vậy thời gian ...đẻ trứng vàng của nó khoảng hơn 7 năm.
Chim trĩ được xem là mới nổi hơn nam nay, vậy theo bác ..ngusa và bác anmytran thì người nuôi trĩ sẽ còn sống được thời gian bao nhiêu nữa ah??
 


Back
Top