Bán Bán cây giống: cây ăn trái và hoa kiểng giá sỉ

  • Thread starter caygiongbakhang
  • Ngày gửi
Cây Sưa là gì?
Cây Sưa đỏ, hay còn gọi là cây huỳnh đàn lõi đỏ, huê, trắc thối…, tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ đậu.
Là cây gỗ nhóm IA. Cây gỗ sưa được xếp vào loại cực kì quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại năm 1994. Riêng cây rừng trồng được phép khai khác và sử dụng.

c%C3%A2y-g%E1%BB%97-s%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BA%BFn-tu%E1%BB%95i-khai-th%C3%A1c.jpg

Cây gỗ sưa đỏ đến tuổi khai thác

Trồng cây Sưa có khó không?
Cây Sưa đỏ trồng không khó, hay nói chính xác hơn là dễ trồng hơn nhiều loại cây và không có yêu cầu bắt buộc nào để có thể trồng.
- Cây Sưa phát triển tốt dưới tán Vải, Keo, Bạch đàn…, có thể trồng cây sưa hỗn giao với cây công nghiệp, cây dược liệu…
- Không khó tính như Trầm
- Không cần nước như Cà phê
- Không kén đất như cây Tiêu
- Không đòi hỏi khí hậu như cây Điều
- Không chọn độ cao như Cao su
- Không hại đất như cây Xoan
- Không lâu năm như Cẩm, Xà cừ…
- Hoa Sưa đẹp nên dùng làm cây cảnh
Nói như vậy không có nghĩa là trồng xuống rồi để cây tự lớn một cách dễ dàng như vậy, tham khảo thêm kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây gỗ sưa

V%C3%A2n-c%C3%A2y-g%E1%BB%97-s%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%8F-c%C3%A2y-gi%E1%BB%91ng-b%E1%BB%91-m%E1%BA%B9.jpg

Vân cây gỗ sưa đỏ

Bạn vui lòng xem các trang khác trong website CAYSUA.COM để xem từ hạt cho đến thành phẩm gỗ Sưa đỏ.

Cây Sưa quý như thế nào? Cây Sưa có tác dụng gì? Cây Sưa để làm gì? Tác dụng của cây Gỗ Sưa? là những câu hỏi chung của đa số những người muốn tìm hiểu về gỗ sưa

Có nhiều ý kiến về công dụng của gỗ Sưa, nhưng đến nay chỉ có 1 công dụng rõ ràng nhất là Hàng gia dụng, nói chính xác hơn là bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa… Được lau sạch hàng ngày, do có lực ma sát nên bàn thờ toát ra vẻ đẹp kỳ diệu và linh thiên của nó.

t%C6%B0%E1%BB%A3ng-ph%E1%BA%ADt-di-l%E1%BA%B7c-l%C3%A0m-t%E1%BB%AB-g%E1%BB%97-s%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%8F.jpg

Tượng phật Di Lặc được làm từ gỗ cây sưa đỏ

Ngoài ra gỗ Sưa đỏ còn được làm bàn ghế để sử dụng như bàn, ghế cao cấp hoặc các vật trang trí như tay vịn cầu thang, lộc bình… hiện tại còn hiếm gỗ sưa nên gỗ sưa đỏ vẫn ưu tiên cho mục đích tâm linh.

%C4%91%C3%B4i-gh%E1%BA%BF-l%C3%A0m-b%E1%BA%B1ng-g%E1%BB%97-s%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%8F.jpg

Đôi ghế được làm bằng gỗ sưa đỏ

Cây Sưa Trắng tại sao lại không có giá trị? trong khi sưa trắng cũng là cây sưa.
Việc nói về Sưa trắng, Sưa đỏ, hay Sưa vàng là nói về màu của lõi gỗ Sưa, về giá trị tại vì gỗ Sưa trắng không có các yếu tố cần thiết để trở thành gỗ quý, nhưng yếu tố quan trọng nhất là màu gỗ và vân gỗ, gỗ sưa đỏ có vân 4 mặt chứ không phải 2 mặt như sưa trắng, khi đưa ra ánh sáng thấy có màu óng ánh 7 màu.

Qu%E1%BA%A3-c%E1%BA%A7u-phong-th%E1%BB%A7y-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-l%C3%A0m-t%E1%BB%AB-g%E1%BB%97-s%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%8F.jpg

Quả cầu phong thủy được làm từ gỗ sưa đỏ

Cung cấp giống cây sưa đỏ:
Hình ảnh cây sưa đỏ giống, cây sưa đỏ và cây sưa trắng có nhiều nét tương đồng về hình thái bên ngoài, cách nhận biết cây sưa đỏ qua lá không thể chính xác, tỷ lệ nhầm lẫn rất cao, trên thị trường hiện nay có nhiều nơi mua đi bán lại, nguồn gốc không rõ ràng, hoặc trộn lẫn với nhau để bán cho khách hàng.Khi mua nhầm phải cây sưa trắng người mua không thu lợi ích gì từ đó, nhiều nơi bán giống cây sưa trắng đã làm giả giấy tờ sưa đỏ để đánh lừa người mua. Cây sưa trắng là cây gỗ tạp không có giá trị kinh tế.

c%C3%A2y-s%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%8F-c%C3%A2ys%C6%B0a.com_.jpg

Vườn cây sưa đỏ giống

Một số lưu ý khi trồng cây sưa đỏ:
Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, phân ủ vi sinh để bón lót cho cây sưa, tuyệt đối tránh sử dụng phân hóa học trong thời gian 1 -2 tháng đầu khi cây chưa ra nhiều rễ, rễ lúc này rất yếu dễ bị thương tổn. Sau đó có thể bón phân NPK một lượng nhỏ cách gốc >10cm.
Trồng cây sưa đỏ sau khi trồng một năm cây lúc này đã phát triển mạnh, bón phân thường xuyên sẽ giúp cây phát triển mạnh. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng phân hóa học.
Cây sưa đỏ là cây rừng tự nhiên, khả năng thích nghi nhanh với môi trường, đối với những vùng không có điều kiện tưới nước thường xuyên thì nên trồng vào đầu mùa mưa, nơi nào chủ động được nước tưới có thể trồng quanh năm không quy định mùa vụ cụ thể.


Cây sưa đỏ trồng xen trong vườn cây ăn trái


Trồng cây sưa đỏ tập trung hoặc trồng xen tùy theo nhu cầu để đạt giá trị cao nhấthttps://www.facebook.com/pages/Duy-Khang-Garden/451576214891181?ref=hlhttp://doisong.vnexpress.net/photo/...ao-phu-kin-cay-xanh-giua-sai-gon-2976904.htmlJune 15, 2013 Phong Thủy Cửa Chính, Sân Vườn No comments
Vườn là không gian rất ít được quan tâm về phong thủy. Thế nhưng chỉ cần bổ sung vào khoảnh vườn một vài nguyên tắc cơ bản nhất của thuật phong thuỷ cũng có thể mang lại nguồn lực che chở bổ ích cho ngôi nhà.

Việc thiết kế sân vườn và điều phối các luồng chân khí của cảnh vật, địa thế cũng sẽ tạo được tác động tốt đến cuộc sống của gia chủ.

1. Nguồn nước

vuon2.jpg

Chìa khóa của thuật phong thuỷ là khí (hay có thể hiểu là năng lượng). Bản thân từ phong có nghĩa là gió, thuỷ là nước, là hai yếu tố vận chuyển khí. Các con suối nhỏ dẫn bằng ống tre đơn giản nhưng có hiệu quả rất lớn trong việc cung câấ nước cho khu vườn. Do đó, khi thiết kế vườn nên chú ý những yếu tố sau: Những lối mòn nhỏ quanh khu vườn được rải đá: có nguồn nước thường xuyên như thác nước, hệ thống phun sương, con sông hay hồ nước.
vuon1.jpg

Nguồn nước chảy trong vườn là không thể thiếu vì nó cung cấp nước cho cây, đồng thời vận chuyển khí lưu thông.
2. Trồng hoa

Một khu vườn có phong thủy tốt là được thiết kế giống với tự nhiên, cây trong vườn được trồng có loại mọc thành khóm, có loại được trồng riêng lẻ.

vuon3.jpg

Không nên trông cây thẳng hàng vì sẽ tạo ra đường dẫn vượn khí thoát ra khỏi khu vườn nhanh hơn.
vuon4.jpg

3. Màu sắc
Việc lựa chọn mùa sắc các loại cây và hoa cũng rất quan trọng vì có tác động lớn đến các giác quan và xúc cảm của bạn. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng. Màu tía tượng trưng cho tiền bạc, sự thịnh vượng và thành công. Màu hồng tượng trưng cho tình bạn hữu bền chặt, tình yêu thơ mộng…Nếu bạn thích màu hồng hãy trồng những cây mẫu đơn, loại cây mà người Trung Quốc cho là đại diện cho sự trường tồn và các mối quan hệ thân tình. Ngoài ra các màu sắc cũng có quan hệ với sinh mệnh.

vuon5.jpg

vuon6.jpg

Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, đam mê cháy bỏng, trong khi màu vàng là sức khoẻ có tác dụng xoa dịu, hàn gắn vết thương.
4. Các tác phẩm điêu khắc và trang trí

Nên bố trí các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nhỏ mà bạn yêu thích ở những vị trí quan trọng của khu vườn. Món đồ trang trí cho vườn được người Trung Quốc rất ưa thích là chuông gió thì theo phong thuỷ.
vuon7.jpg

Chuông gió có khả năng di chuyển năng lượng và điều hoà các dòng khí cùng tác dụng thư giãn thần kinh rất tốt.
vuon8.jpg
http://www.5giay.vn/cay-canh-thuy-sinh/5015462-ban-cay-giong-cay-trai-va-hoa-kieng-gia-si.html
 


Last edited by a moderator:
Cho mình hỏi bên bạn có bán cây Siro không (cây có trái màu hồng thật đẹp đó)? Nếu có thì giá là bao nhiêu? Bạn báo giá giúp mình nhé. Thanks!
 
Ăn sapôchê giúp bảo vệ ruột
Sapôchê (lồng mứt) là loại thực phẩm cung cấp năng lượng tự nhiên vì chứa nhiều đường fructose và sucrose, tốt cho sức khỏe.
Theo báo The Times of India dẫn nguồn tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, ăn quả sapôchê có thể giúp đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Quả sapôchê còn chứa tannin, một loại hợp chất poly phenolic có tác dụng kháng khuẩn, chống vi trùng.
Đây còn là nguồn phong phú chất xơ, giúp trị táo bón. Chất xơ trong quả sapôchê còn có tác dụng bảo vệ màng nhầy của ruột khỏi các chất độc hại gây ung thư.
Nhờ có đặc tính chống viêm sưng, nên ăn quả sapôchê giúp ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột và viêm dạ dày.
Quả sapôchê chín chứa nhiều khoáng chất như chất sắt, kali, đồng và vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất khác như niacin và folate... Những chất này giúp tăng hệ miễn dịch, đồng thời còn giúp tóc và da khỏe mạnh.
Nguồn: http://alobacsi.vn/dinh-duong/an-sapoche-giup-bao-ve-ruot-a2011052209501741c164.htm

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/182126/vai-chin-do-doi--nguoi-trong-do-mat-that-ruot.html
Vải chín đỏ đồi, người trồng đỏ mắt thắt ruột

logo.gif
- Vựa vải lớn nhất miền Bắc đang trong những ngày rộ vụ. Năm nay, vải được mùa, chín đỏ rực những con đường đất gan gà, đỏ rực cả những đồi vải rộng miên man tưởng như không có điểm dừng. Nhưng, người trồng vải không vui!



Vải thiều rẻ như rau muống, dưa hấu bằng cốc trà đá
Người TQ ồ ạt đến Bắc Giang thu mua vải thiều
Tắc đường vì được mùa vải
Vải ám ảnh cả trong giấc ngủ


Chị Nguyễn Thị Thơm (thôn Chào Mào, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn) gần một tháng nay bận mải, tất bật với cây vải.

Nhà chị có hơn 100 gốc, tổng diện tích trồng vải gần một mẫu. Những cây vải thiều thuần chủng có tuổi đời vài chục năm, đồng nghĩa với việc ngần ấy thời gian cả gia đình chị bám trụ với nó.

20140621153555-b1.jpg

Anh Nguyễn Văn Quý (thôn Chào Mào, xã Phượng Sơn): "Vải trúng mùa nhưng người dân không vui!".
Vải vào vụ thi nhau chín đỏ, chín nhanh không kịp hái. Để kịp thu hoạch, chạy đua với thời tiết nhuộm đỏ những quả vải từ cuống cho đến thân, toàn bộ nhân lực trong nhà đều được huy động để tham gia hái vải.

Từ 3h sáng, chị đã lục tục trở dậy. Chồng chị và ba người con có nhiệm vụ kéo điện ra từng gốc vải dự định hái, chị Thơm lo cơm nước ăn sáng cho cả gia đình.

Nếu hái nhanh, năm lao động có thể hái hết ba, bốn cây vải một sáng. Hái xuống dưới đất, lại nhanh tay túm lại bó thành bó, xếp vào sọt mang ra các điểm cân.

20140621153555-b2.jpg

Vải từ vườn ra đến điểm thu mua, người trồng vải bị "rơi vãi" đi rất nhiều.
Bốn cây vải có thể cho thu hoạch từ hai đến ba sọt, mỗi sọt nặng trên dưới một tạ. Với mức giá dao động trên dưới 10 đồng/kg, một buổi sáng, gia đình chị Thơm thu được chừng hai triệu đồng.

Cái khó của người trồng vải đất Lục Ngạn, đó là vải chín rộ vụ, chín đồng loạt cùng một lúc không đợi người hái. Những cây vải chín sớm đầu mùa, bán được giá chỉ chiếm một phần rất nhỏ, nên người trồng vải phải nhanh tay bán vải đầu vụ.

“Giục nó chín không được, nhưng khi nó đã chín, nó lại rộ lên như mưa rào, trở tay không kịp. Để kịp thu hoạch, nhà nào cũng phải thuê người mượn thợ” – chị Thơm cho biết.

“Trở tay” với trời đã khó, một cái khó khác mà người Lục Ngạn cũng “phải tính”, đó là “chạy đua” với cả người thu mua vải.

“Vải trẩy buổi sáng, mang ra các điểm thu mua kịp giờ cân từ sáng đến trước 9h sẽ được giá hơn. Nếu để sang trưa hoặc quá chiều, vải héo, mất mã, thương lái sẽ ép giá. Một sọt vải chỉ cần mất đi từ một đến hai giá, là đã bị thiệt một hai trăm ngàn. Vì thế, nhà nào cũng phải dậy sớm, và cùng ùa ra đường, nhanh chân chở vải đến các điểm thu mua”.

20140621153555-b4.jpg

Vải chín đỏ đồi ở khắp các xã của Lục Ngạn, Bắc Giang.
Năm nay, vải Lục Ngạn được mùa. Mỗi một gốc vải đều nhỉnh hơn năm ngoái vài ba chục kg. Thế nhưng, được mùa thì lại mất giá.

Theo ước lượng của chị Thơm, gần trăm gốc vải, năm 2013 gia đình chị bán được gần 200 triệu đồng. Năm nay, giá vải thấp hơn năm ngoái, nên dù được mùa, thu nhập từ vải của chị Thơm nhiều khả năng sẽ giảm đi gần một nửa.

Hàng xóm của chị Thơm, anh Nguyễn Văn Quý có gần hai mẫu đất trồng vải. Nhà neo người, thiếu nhân công, anh Quý phải thuê thêm người để thu hoạch vải.

Một công hái vải từ 130 – 140 ngàn đồng/người, cộng với cả cơm nuôi, chỗ ở. Năng suất hái bốn người trong một ngày được khoảng chục cây, nhưng không phải hái cả ngày được, chỉ tranh thủ vào giờ sáng sớm vì liên quan đến người mua vải.

“Tính nhanh, hai cây vải cho thu hoạch trên một tạ, bán đi được trên dưới một triệu. Trừ tiền nhân công thuê người hái vải, một ngày chi phí hơn 500 ngàn đồng. Trừ hết tiền phân bón, thuốc sâu, ngày công đầu tư chăm sóc, mỗi nhà cũng chỉ giữ được 1/3 số tiền thu được” – anh Quý tâm sự.

Với những cây vải chín không kịp thu hoạch, chỉ quá vài ngày, quả chín quá sẽ rụng cuống, nứt vỏ, bị nấm mốc lan nhanh sang cả chum, cả cây.

“Trăm cái khó mà người trồng vải phải tính, đó là chưa nói đến cái bấp bênh về giá cả thị trường – một điều mà người trồng vải năm nào vào vụ cũng lo ngay ngáy như người đi đánh bạc” – anh Quý trò chuyện.

“Chỉ có thương lái là giàu!”

Với người dân đất Lục Ngạn, từ lâu, họ đã mang ơn cây vải, mang ơn mảnh đất gắn bó với họ truyền đời, nuôi nấng loài cây để với họ, nó đã thành thương hiệu.

20140621153701-b7.jpg

Những hình ảnh không hiếm gặp ở Bắc Giang trong mùa vải rộ.
Loài cây ấy, nó là miếng cơm manh áo, là nguồn thu để nuôi sống cả gia đình. Từ cây vải, cùng với sự chăm chỉ, mồ hôi công sức đổ xuống, họ đổi cho mình từ nhà rạ sang nhà ngói; từ những con đường đất gan gà trầy truội, trơn trượt thành đường bê – tong…

Nhưng, không phải cứ trồng cây là được đợi đến ngày hái quả. Bấp bênh của thời tiết, của giá cả thị trường thu mua… khiến người trồng vải chẳng lúc nào thảnh thơi.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, xã Quý Sơn từ đầu vụ đến nay gần một tháng, ngày nào cũng làm bạn với chiếc xe máy và… chiếc sọt đựng vải.

Mùa vải, việc phân công lao động chuyên nghiệp đến mức khó tin: người lớn dậy từ ba giờ sáng để hái vải; trẻ con lo chuyện nhặt vải thành bó, lo phụ cơm nước cho bố mẹ.

Anh Mạnh là lao động chính, có trách nhiệm chở vải mang đi bán.

20140621153701-b3.jpg

Chị Nguyễn Thị Thơm (xã Phượng Sơn) xót xa vì những quả vải bị rụng cuống, nếu bán theo giá thu mua vải rụng, chỉ được 4 - 5.000 đồng/kg.
Nhưng, một sọt vải đổi được thành tiền mặt, cầm trong túi cũng lắm đoạn trường.

“Một ngày tôi chạy đến cả trăm cây số. Sọt vải hái xuống, phải tranh thủ chở đến những điểm thu mua, rồi cứ nhong nhong trên xe như thế, vựa vải nào trả giá cao hơn mới hạ xuống bán".

Với người trồng vải, chênh lệch chỉ nửa giá cũng liên quan đến tiền trăm. Đó là chưa nói đến mánh lới của những tư thương gian xảo.

“Nếu mình không để ý, hoặc xuề xòa sẽ bị bắt nạt. Họ sẽ cân điêu cho mình một sọt cả chục cân. Chưa hết, ngay như việc dỡ chùm, bó từ sọt ra để cân, họ cũng có tiểu xảo để người bán vải thiệt thòi.

Túm vải bó chặt, nhưng họ không rút ngang mà cứ mạnh tay nhấc thẳng, mỗi túm vải rụng cả chục quả, cứ thế nhân lên, đã hao hụt cả chục kg.

Vải rụng ấy, người bán nào mất công mang về, họ lại xin mình. Nếu ai không cho, tích lại đem bán thành vải rụng, giá chỉ được 4 – 5.000 đồng/kg” – anh Mạnh nói.

Một điểm thu mua trong một mùa vải ước tính cả trăm tấn. Một ngày họ cân hàng trăm mã cân, mỗi mã chỉ cần “ăn bớt” vài kg họ đã lời ra được cả tấn vải.

Quy ra tiền, nó là cả chục triệu đồng. Thế nên, chỉ có người buôn vải là giàu, chứ người trồng vải, chỉ lấy công làm lãi…

Toàn Lục Ngạn có trên 18.000ha trồng vải, trong đó những vùng vải tập trung như Phượng Sơn, Phì Điền, Hồng Giang, Giáp Sơn, Đồng Cốc, Tân Mộc, Quý Sơn…

Trong kế hoạch phát triển của cây vải, UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn đang đề ra phương án mở rộng thị trường, xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc để chủ động về giá cả.

Mùa vải năm 2013, Trung Quốc thu mua hơn 44.000 tấn vải, chiếm gần 50% tổng sản lượng vải của Lục Ngạn. Khối lượng xuất sang các nước khác như Campuchia, Lào, Australia… là 1.500 tấn – một con số rất nhỏ.

“Bắc Giang đang tìm các đối tác nước ngoài khác để mở rộng thị trường. Đó là điều tiên quyết để người trồng vải tự chủ được về giá, không bị lệ thuộc giá vào các thương lái Trung Quốc” – Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Lục Ngạn, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết.

Kiên Trung https://www.facebook.com/pages/Duy-Khang-Garden/451576214891181?ref=br_rs
http://news.zing.vn/Viet-Nam-co-4-cong-trinh-doat-giai-dep-nhat-the-gioi-2014-post465590.htmlhttps://www.facebook.com/451576214891181/photos/pcb.715448305170636/715448025170664/?type=1&theater
 
Last edited by a moderator:
Khang kiem dum Anh 2 cay mit nghe Viet Nam , 2 cay chuoi cau, 2 cay chuoi gia, nhe ? Anh se ghe vuon em de lay, nhan tien se mua them : sapoche , buoi da xanh, cay luu, cam, moi loai 2 cay lon. Neu em co cay dinh lang nep (la nho, 40 cay), than lan (loAi Leo tuong, 100 cay) thi qua tot, Anh lay luon, ko phai loay hoay di tim nua. Email va dien thoai cua Anh, em da biet roi ? Tim duoc thi bao Anh, hoac inbox cung duoc. Co La gung Thai Lan, hom trc em bao gia Anh mac qua , anh se nghien cuu them. Cam on em nhieu nhe!
Xin loi dien dan, xin loi Anh em, vi toi post bang iPad nen khong co dau.
 
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tu...eng-thuc-pham-va-thuoc-chua-benh-3249799.html
Những cây vừa làm kiểng, thực phẩm và thuốc chữa bệnh
Cây lẻ bạn, lộc vừng, xương khỉ hay đinh lăng là cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh thường gặp như ho, bong gân, đau nhức, lợi tiểu. Những loại cây này dễ sống nên có thể trồng rộng rãi trong vườn nhà.
Cây lẻ bạn

flick-2370-1437088276.jpg

Loại cây có tên khoa học Tradescantia discolor L’Her thuộc họ Thài lài. Ảnh: Flick.

Là loại cây không phân nhánh, cao khoảng 30-40 cm, lá có hai màu, mặt trên màu lục, mặt dưới có màu tía, hoa có lá đài, có 3 cánh.

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, ủy viên Ban chấp hành Hội dược liệu TP HCM, hoa lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho. Cả hoa và lá đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là trẻ con. Lấy ba lá hoặc 10 búp bông. Bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp hiệu quả. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn. Trên thực tế, có nhiều dược liệu có thể chữa ho nhưng nhược điểm là đắng nên trẻ không chịu uống hoặc bị sặc, ói. Ưu điểm của cây lẻ bạn là dễ tìm, dễ trồng, lá không có vị đắng, dễ sử dụng.

Lá lẻ bạn được sử dụng như thực phẩm, có thể rửa sạch, xào với thịt bò. Bông cây lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng.

Cây được làm cảnh ở nhiều nơi, trong nhà, trong công viên, đường phố.

Cây xương khỉ

cay-JPG-8732-1437088276.jpg

Cây xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans B thuộc họ Ô rô. Ảnh: Flick.

Cây xương khỉ, vùng Đông Nam Bộ gọi là cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3 m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, hoa màu đỏ hồng đẹp mắt. Cây bìm bịp làm cảnh, hoa màu đỏ hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.

Chữa lở miệng do nhiệt: Lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả. Lương y Nghĩa cho biết, liều dùng trong cơ thể : 4 – 12 gram / ngày, dùng bó ngoài thì tùy vị trí mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được.

Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng ở vườn nhà làm kiểng vì hoa đẹp.

Cây lộc vừng

viet-q-1958-1437088277.jpg

Lộc vừng có tên khoa học Barringtonia actuangula L, thuộc họ Lộc vừng. Ảnh: Flick

Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Lá lộc vừng thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều chất tannin. Liều dùng 4-12 gram mỗi ngày.

Lá non có thể bóp gỏi hoặc cuốn với bánh tráng phơi sương.

Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng, có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh.

Cây đinh lăng

flick-1-8421-1437088277.jpg

Loại cây với tên khoa học Polyscias fruticosa L, thuộc họ Nhân sâm. Ảnh: Flick.

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc.

Theo lương y Nghĩa, toàn bộ lá nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Đinh lăng là vị thuốc rất lành tính, có thể dùng quanh năm mà không thấy tác dụng phụ. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng. Liều lượng dùng là lá tươi 100 gram/ngày , lá khô 10–20 gram/ngày và rễ 12–50 gram/ngày là hợp lý.

Là thực phẩm, lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với tré, nem mùi vị ấn tượng.

Cây đinh lăng được một số gia đình trồng trong chậu và vườn nhà để làm cảnh.
 
Em đang có nhu cầu mua một số loại cây trồng. Anh vui lòng update các loại cây và giá cây trong vườn hiện tại được không ạ ? Thank :)
 

Bên nhà em đang có ý định làm vườn cây cảnh, nhà em muốn mua các cây giống, cây con của những loại cây sau ạ : Cau, thiết mộc lan, vạn niên thanh, cô tòng, lưỡi hổ, dâm bụt..
Có ai biết ở quanh khu vực hà nội, hưng yên có vườn ươm cây nào không ạ, có thể cho em xin số đt để liên hệ. Xin cảm ơn
 


Back
Top