Bán Bán cây lạc dại

  • Thread starter vietfarmfresh
  • Ngày gửi
V

vietfarmfresh

Guest
I. LÝ LỊCH CÂY LẠC DẠI (Lạc lưu niên)

- Tên khoa học: Arachis pintoi.

- Thuộc họ: Fabaceae.

- Đặc tính di truyền: (2n = 20), tự thụ phấn, rất ít xảy ra thụ phấn chéo.

- Tên thường gọi:

Úc: pinto peanut; Tây Ban Nha: maní forrajero perenne; Bồ Đào Nha: amendoim forrageiro; Indonesia: Kacang pinto; Thái Lan: thua lisong tao.

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY LẠC DẠI

- Mô tả hình thái:

Là một loại có thân ngầm, lâu năm và có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất và tạothành thảm dày từ thân bò. Ban đầu thân mọc nghiêng, sau đó bò rạp, có thể cao đến 50 cm phụ thuộc vào môi trường và cách quản lý. Lá có 4 lá chét, kích thước 4,4 cm x 3,5 cm. Hoa từ nách lá, cuống ngắn, cánh cờ rộng 12-17 mm, màu vàng tươi hoặc vàng nhạt tuỳ theo giống. Quả (củ) ra ở cuối cuống hoa, thường có 1 hạt, đôi khi có 2 hạt. Cuống hoa dài trung bình 10-15 cm hoặc hơn. Kích thước củ phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, tuy nhiên trung bình khoảng 4 mm x 5 mm. Trọng lượng nghìn hạt khoảng 70-80 g.

- Phân bố: Nguồn gốc: Nam Mỹ: Braxin (các bang: Bahia, Goias, Minas Gerais). Thường mọc ở dưới tán rừng thưa.Ngày nay được trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm và các vùng nhiệt đới vùng cao lên tới 1400m so với mặt nước biển.

- Công dụng:Trồng ở các đồng cỏ lâu năm nơi gia súc được chăn thả ở mật độ cao; che phủ đất ở các khu đất trống và trồng dưới tán cây cao (Đặc biệt là cây ăn quả như cam, bưởi, xoài, … và cây khác như hạt tiêu); làm cây cảnh ở các khu đất trống như dải phân cách trên các trục đường giao thông, trước cửa khách sạn, trong công viên, v.v. Trong nông lâm nghiệp, lạc dại là cây cố định đạm nên có tác dụng che phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc cao cấp.

- Sinh thái: Điều kiện đất đai: Nhìn chung, cây lạc dại thường đựợc tìm thấy ở các vùng đất đỏ, đất cát phù sa (độ phì nhiêu thấp tới trung bình và độ no nhôm cao), đặc biệt là ở các khu đất thấp nơi mà vào mùa mưa đất rất ẩm. Trong trồng trọt, lạc dại không bị hạn chế bởi kết cấu đất. Mặc dù tốc độ sinh trưởng của cây giảm khi trồng ở đất có độ pH dưới 5,4 nhưng loại cây này lại trồng thành công trên những khu đất có độ pH xê dịch trong khoảng từ 4,5 – 7,2. Thích hợp hơn với loại đất có độ phì nhiêu trung bình hoặc cao nhưng vẫn có thể sống ở những khu đất cằn cỗi. Nhu cầu thấp về đồng, molibden, vôi thấp và nhu cầu trung bình về phốt-pho và kẽm. Chống chịu được trong đất có chất mangan và aluminum cao. Chịu đựng được úng ngập theo giai đoạn. Khả năng chống chịu mặn kém đến trung bình.Độ ẩm: Xuất hiện ở những vùng có lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 – 2000 mm. Sẽ sống được ở những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm là 1.000 mm hoặc ít hơn nhưng phát triển nhất ở những vùng có lượng mưa trên 1500 mm/năm. Sống được trong mùa khô khoảng 4 tháng. Có khả năng chống chịu ngập nhưng không phát triển được nếu úng ngập xảy ra thường xuyên. Vào mùa khô hanh cây vẫn sống nếu được tưới nước nhưng không phát triển mạnh.

Nhiệt độ: Mặc dù bắt nguồn từ nước có vĩ độ 13 – 170 Nam, và hầu hết các mẫu đều được thu thập ở độ cao khoảng 300 – 600 m so với mặt nước biển, lạc dại có thể sống được ở các ngưỡng cực điểm từ mặtnước biểm đến độ cao khoảng 1100 m. Nơi đây có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21 – 230C. Cây lạc dại sinh trưởng tôt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 220 C – 280C. Khi gặp giá lạnh, đỉnh cành bị chết nhưng thảm cây sẽ được khôi phục từ cành và hạt.

Ánh sáng: Lạc dại có khả chịu che bóng tốt nhất trong những cây được thử nghiệm. Cây có khả năng sinh trưởng tốt hơn khi được trồng dưới cây che bóng hơn là khi được trồng ở nơi dại nắng.

- Khả năng sinh sản và tái phát triển:Mặc dù bị hạn chế bởi độ ẩm, nhiệt độ thấp, thời gian chiếu sáng ngắn khi trồng ở các vùng á nhiệt đới, cây vẫn ra hoa quanh năm. Ở Việt Nam, lạc dại ra bắt đầu ra hoa từ tháng 2 đến hết tháng 12 hàng năm. Củ hình thành trong đất ở độ sâu nông khác nhau tuỳ thuộc vào đất và chế độ chăm sóc. Cuống củ có chiều dài rất thay đổi (từ 1 đến 30 cm). Ở vùng cao nhiệt đới, thường củ chín trong 6 tuần kể từ khi ra hoa. Đặc biệt có khả năng chịu đựng khi cắt lá thường xuyên.

- Khả năng chống cháy: Cây lac dại rất hiếm khi bị cháy trong môi trường tự nhiên. Đây cũng là một trong những đặc điểm quý khi trồng xen với các loài cây dài ngày. Tuy niên nếu bị cháy thì sẽ phục hồi rất nhanh nhờ có hệ thống thân ngầm dày đặc và hạt nằm sâu trong đất.

- Nông học:Sự hình thành quần thể: Có thể trồng bằng cành cắt hoặc bằng hạt, tuy nhiên khi trồng bằng hạt thì cây sẽ có bộ rễ phát triển nhanh hơn. Hạt có thời gian ngủ nghỉ trung bình và có thể phá ngủ bằng cách sấy ở 400C 10-14 ngày trước khi gieo. Khi đã phơi khô, hạt cần được bảo quản trong môi trường khô mát.Nếu bảo quản không tốt thì sau 10 tháng phần lớn hạt bị mất khả năng nảy mầm. Hạt nên được lây nhiềm bởi chủng Bradyrhyzobium CIAT 3101 (QA 1091) hoặc CIAT 3806 và 2138. Liều lương hạt cho 1 ha là 10 – 30 kg phụ thuộc vào chất lượng hạt, mục đích sử dụng và ý muốn của người trồng. Độ sâu gieohạt từ 3 đến 5 cm.

Phân bón: Trong hầu hết tất cả các trường hợp đều không yêu cầu lượng phân phân bón cao. Trên các khu đất rất nghèo dinh dưỡng ở Colombia, khi sử dụng 20 kg P, 100 kg Ca, 20 kg K, 14 kg Mg, 22 kg S trên mỗi ha đất và cứ hai năm lại bón một nửa lượng phân nêu trên thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển đều và tốt. Không cần bón molibden khi mới gieovì trong hạt có hàm lượng Mo khá cao. Trên đất rất chua thì có thể phải bón Mo bổ sung sau hai năm.

Khả năng trồng với các loại cỏ khác: Sinh trưởng tốt khi trồng kết hợp với cả hai loại cỏ thảm và cỏ bụi. Khi trồng với các loài cỏ mọc khoẻ thì cần cắt cỏ thường xuyên để duy trì lạc dại ở mật độ cao. Lạc dại mọc và phát triển nhanh hơn khi được trồng dưới cây to.

Các loài cây trồng kèm: Các loài cỏ thân bò như cỏ lông Para (Brachiaria decumbens), Cỏ Humi (B. humidicola), cỏ đắng (Paspalum maritinum, P. notatum), cỏ công viên (Axonopus fissifolius), cỏ chân nhện (Digitaria eriantha), cỏ chỉ (Cynodon dactylon và C. nlemfuensis), cũng như các loài cỏ thân bụi như cỏ Ghinê (Panicum maximum) và cỏ đắng cao (Paspalum atratum) đều có thể trồng cùng với lạc dại.

Các loài cây học đậu khác: Thông thường lạc dại có thể trồng với hầu hết các loài cây họ đậu khác ngoài một số loài như keo dậu (Leucaena leucocephala) và muồng hoa pháo (Caliandra calothyrsus).

- Sâu bệnh: Thường thì các loại bệnh không gây hại nghiêm trọng và kéo dài nhưng chuột và chuột nhắt rất tích ăn hạt nên có thể là vấn đề. Giống Amarillo có khả năng chống chịu với hầu hết các loại bệnh chính ở cây lạc ăn: bệnh nấm gỉ sắt (Puccinia arachidis), bệnh đốm lá sớm (Cercospora arachidicola = Mycosphaerella arachidis), và bệnh đốm lá muộn (Phaeoisariopsis personata = Cercosporidium personatum = Mycosphaerella berkeley). Các loại bệnh khác cũng không gây thiệt hại đáng kể cho lạc dại. Không nên trồng lạc dại với các loài cây họ na vì bệnhCylindrocladium tuy không gây hại cho lạc dại nhưng có thể gây hại nghiêm trọng cho lá các cây họ na. Giống Amarillo có sức chống chịu trung bình với hầu hết các loại tuyến trùng Meloidogynespp., nhưng mẫn cảm với tuyến trùng đốm rễ (Pratylenchus brachyurus). Lá ở một số cây có triệu chứng đồm phi bệnh lý, nhưng rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh vi rút khảm lá. Lạc dại có thể bị nhện đỏ (Tetranychus sp.) phá hoại nhưng không gây thiệt hại nặng.

- Khả năng lan truyền:Thân bò có thể mọc dài 2 m/năm ở vùng nhiệt đới ẩm và 1 m/năm ở vùng á nhiệt đới. Vì hạt nằm trong đất nên sự lan truyền tự nhiên chỉ có thể xảy ra cùng với sự xói mòn đất. Hạt mềm và dễ tiêu hoá nên cũng không thể lan truyền bằng động vật.

- Khả năng trở thành cỏ dại:Một khi đã thành quần thể thì rất khó trừ khử. Thông thường lạc dại chỉ lan rộng do người trồng, và phát triển tốt khi có gia súc gặm hoặc cắt thường xuyên. Kháng với hầu hết các loại thuốc trừ cỏ thông dụng. Có thể khống chế bằng các loài cây cao hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn. Có thể phun thuốc Metsulphuron methyl và Glufosinate. Tuy nhiên, do ngân hàng hạt khá trong đất khá lớn và tồn tại lâu nên quàn thể lạc dại sẽ được khôi phục nhanh. Vì vậy, phải phun thuốc liên tục để lạc dại không thể ra hoa kết hạt cho đến khi số hạt trong đất đã mọc hoặc bị phá huỷ hết.

- Giá trị thức ăn gia súc:Giá trị dinh dưỡng: Protein thô chiếm 13-15%; Các chất khô có thể tiêu hoá tới 60-70 %. Hàm lượng tanin đậm đặc tương đối thấp.

- Tính ngon miệng:Có thể dùng làm thức ăn rất tốt cho tất cả các loại động vật bao gồm cả gà, vịt và lợn. Trâu bò có thể có thể chọn để ăn nếu trước đó đã được tiếp súc với lạc dại.

- Mức độc hại: Chưa có thông tin gì về tác động độc hại.

- Khả năng sản xuất:Chất khô: Ở Colombia, khi trồng xen với cỏ Humi (Brachiaria humidicola), lạc dại có thể tạo ra 5 tấn chất khô/ha/năm, và B. humidicola tạo ra 20 tấn chất khô/ha/năm. Khi trồng với cỏ Ruzi (B. ruziziensis) thì lượng chất khô tạo ra tương ứng sẽ là 10 và 11 tấn/ha/năm. Tại vùng á nhiệt đới của Úc, khi trồng đơn và cắt sát đất 4 tuần một lần thì sẽ thu được 6,5 tấn chất khô/ha/năm. Còn ở Brazil thì thu được 24 tấn chất khô trong hai năm. Ở Việt Nam, khi trồng xen với mận tại Mộc Châu Sơn La, lạc dại cho năng suất trên 60 tấn chất tươi/ha/năm.

Năng suất hạt thường khoảng 1 tấn/ha/năm, nếu chăm sóc tốt có thể đạt 4 tấn/15 tháng.

- Khả năng phát triển chăn nuôi:Ở Colombia, mỗi năm tăng trọng tới 200 kg/đầu gia súc và 920 kg/ha phụ thuộc vào cỏ trồng kèm và điều kiện trong mùa khô. Ở Costa Rica, trâu bò gặm lạc dại trồng lẫn cỏ tín hiệu (B. brizantha) thì mức tăng trọng là 1000 kg/ha/năm. Mức tăng trọng lượng hơi và sữa tăng 20 – 200% và 17 – 20% so với công thức chỉ nuôi bằng cỏ.

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÂY LẠC DẠI Ở VIỆT NAM

- Bối cảnh chung

Ở Việt Nam, lạc dại được du nhập thông qua một số dự án hợp tác quố tế, đặc biệt là các chương trình nghiên cứu cây thức ăn gia súc với CIAT. Tuy nhiên, hiện nay cây lạc dại được nghiên cứu và phát triển chủ yếu thông qua dự án “Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc Việt Nam” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) và CIRAD hợp tác thực hiện tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Sau đó lạc dại đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) tiếp tục nghiên cứu ứng dụng ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện nay, lạc dại được trồng nhiều ở Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La); Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên Đông (Điện Biên), Chợ Đồn (Bắc Kạn); NOMAFSI (Phú Thọ); Văn Chấn, Văn Yên, Thành phố Yên Bái (Yên Bái) và các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lak, Gia Lai).

- Một số kết quả ban đầu nghiên cứu ứng dụng lạc dại phục vụ sản xuất bền vững nông nghiệp vùng cao

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) đã tiến hành nghiên cứu áp dụng cây lạc dại trong sản xuất nông lâm nghiệpvùng cao với những nội dung sau:

Trồng lạc dại che phủ đất vườn cây ăn quả ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thành phố Yên Bái (Yên Bái), Phú Hộ (Phú Thọ),

Trồng lạc dại tên bờ tiểu bậc thang ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tủa Chùa (Điện Biên), Mai Sơn (Sơn La) và trồng xen lạc dại với ngô,

Trồng lạc dại trong vườn cây ăn quả ở Mộc Châu và Sông Mã (Sơn la),

Trồng lạc dại trong vườn điều và vườn hạt tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Những kết quả ban đầu:

Khả năng chống xói mòn của thảm lạc dại:

Lạc dại được trồng trong một số vườn mận trồng trên sườn đồi tại huyện Mộc Châu. Chúng tôi đã đào các hố hứng đất, thu gom lượng đất đọng trong các hố để tính toán lương đất bị mất đi do xói mòn. Kết quả được nêu trong bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của thảm lạc dại che phủ đất trồng mận và ngô đến xói mòn đất ở

Mộc Châu Sơn La



Công thức

Lượng đất bị mất do xói mòn (T/ha/năm)

Giảm so với đối chứng

T/ha/năm

%

Mận không che phủ (Đ/C)
12,7

0

0

Mận + Lạc dại che phủ
3,5

9,2

72,4

(Ghi chú: Năng suât mận tăng 25% so với đối chứng)

Tuy xói mòn trong vườn cây ăn quả là ít, xong thảm lạc dại đã làm giảm 72,4% lượng đất bị xói mòn so với đối chứng. Một khi xói mòn trên đất dốc bị hạn chế thì nông dân có thể canh tác lâu dài trên những nương cố định mà không cần phải du canh.

Khả năng giữ ẩm cho đất:

Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng trên đất dốc là ẩm độ đất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thảm lạc dại có thể giúp giữ ẩm đất tốt hơn (Bảng 2 và 3).

Bảng 2. Ảnh hưởng của lạc dại đến ẩm độ đất vườn mận trong mùa khô ở

Mộc Châu năm 2004

Kiểu canh tác

Độ ẩm đất (%) theo thời gian lấy mẫu

4/11

19/11

4/12

19/12

3/01

18/01

Mận không có lạc dại (Đ/C)
30,20

100%

27,32

100%

24,44

100%

24,6

100%

29,26

100%

25,54

100%

Mận + Lạc dại
33,64

111%

31,30

115%

29,50

120%

30,3

123%

33,62

115%

30,36

119%

· Mẫu đất được lấy ở tầng đất canh tác 0 – 20 cm.

Bảng 3. Ảnh hưởng của lạc dại đến ẩm độ đất trong tháng 11 năm 2003

tại Chợ Đồn – Bắc Kạn

TT

Công thức

Ẩm độ đất (%)

1 Đất trồng cam không có lạc dại
12

100%

2 Đất trồng cam có lạc dại che phủ
18

150%

Số liệu bảng 2 và 3 cho thấy, trong những tháng khô hạn thì ẩm độ đât dưới thảm lạc dại bao giờ cũng cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tuỳ thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai.

Khả năng kích thích hoạt tính sinh học trng đất:

Ngoài ra, dưới thảm lạc dại hoạt tính sinh học của đất được tăng cường một cách đáng kể (Bảng 4)

Bảng 4. Ảnh hưởng của lạc dại đến mật độ vi sinh vật đất trên đất trồng mận

Mộc Châu – Sơn La năm 2004

Nhóm VSV

Trồng thuần (Đ/C)

Che phủ lạcdại

So với Đ/C (%)

VSV tổng số

326.000

380.000

115,6

Nấm
260

30

11,5

Xạ khuẩn
290

140

48,3

VSV cố định đạm
45

90

200

VSV phân giải lân
180

1100

611,1

VSV phân giải celllulo
210

290

138,1

Các số liệu bảng 4 cho thấy các loài vi sinh vật có lợi như cố định đạm, phân giải lân và cellulo tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Chắc chắn điều này sẽ góp phần quan rọng trong cải tạo độ phì của đất.

Khả năng tăng năng suất cây trồng:

Do nhiều yếu tố hợp thành, năng suất cây trồng có thể tăng từ 23 đến 68% khi được trồng xen với lạc dại (Bảng 5).

Bảng 5. Ảnh hưởng của lạc dại đến năng suất ngô nương tại

Chợ Đồn – Bắc Kạn



TT

Công thức

Năng suất (T/ha)

2001

2002

1 Tiểu bậc thang + Không có Lạc dại (Đ/C)
1.44

100%

2.39

100%

2 Tiểu bậc thang + lạc dại
1.77

123%

4.01

168%

3 Ngô nương trồng theo nông dân (Đ/C)
2,50

100%

4 Ngô nương xen lạc dại
3,80

152%

Theo TS. Lê Quốc Thanh (2004) thì khi trồng che phủ đất vườn mận, lạc dại đã làm năng suất mận tăng 25%.

Ngoài ra với sinh khối khá lớn và hàm lượng đạm cao, lạc dại là nguồn thức ăn rất tốt cho đại gia súc và có thể dùng làm phân xanh cải tạo đất.





IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

· Kết luận:

Lạc dại là một loại cây che phủ đa chức năng có thể trồng trên nhiều loại đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng cao. Lạc dại có những ưu điểm như sau:

Chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau, không đòi hỏi nhiều phân bón.

Rất ít bị sâu bệnh hại.

Có khả năng trừ cỏ rất tốt, nhất là khi đã hoàn thành quần thể.

Cho năng suất cao chất xanh khá cao (trên 60 tấn/ha/năm) và là nguồn thức ăn chất lượng cao cho chăn nuôi đại gia súc .

Là loài cây đa dụng, có thể trồng kèm với nhiều loại cây, đặc biệt là cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, dứa, cà phê, hạt tiêu và có thể trồng xen với ngô trên đất dốc để giữ cho đất khỏi bị xói mòn và tăng thêm năng suất cho các loại cây trồng.

Chịu đựng tốt khi bị dẫm đạp nhiều, thích hợp với việc chăn thả gia súc.

Có khả năng che phủ đất, bảo vệ và cải tạo đất rất tốt. Nhờ vậy, năng suất cây trồng tăng rõ rệt khi chúng được trồng xen với lạc dại.

Ngoài ra, lạc dại là loài cây cảnh rất có tiềm năng mở rộng để trang khí khuôn viên khách sạn, công viên, đường phố, v.v…

Tuy nhiên, lạc dạicũng có những yếu điểm chúng ta cần biết khi sử dụng. Đó là:

- Không thích hợp với hệ thống chăn nuôi “cắt-và-mang”.

- Muốn có năng suất cao thì đòi hỏi ẩm độ đất phải cao.

- Khó sản xuất hạt và hạt dưới đất lại thu hút chuột và chuột nhắt đến gây hại.

- Khó trừ khử khi đã hình thành quần thể. Chỉ mẫn cảm với một số ít thuốc trừ cỏ như Metsulphuron methyl vàGlufosinate. Hình thành quần thể chậm và tốn kém.

· Đề nghị:

- Tiếp tục nghiên cứu để phát triển cây lạc dại, đặc biệt về:

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng xen,

- Giá trị dinh dưỡng và khả năng chế biến thức ăn gia súc,

- Quy trình gieo trồng, nhân giống và chăm sóc để có hiệu quả cao nhất.
*************************************************************
Liên hệ: Kỹ sư Nguyễn Văn Tâm – 0976899358 - Công ty TNHH Môi trường và Nông nghiệp đô thị Vietfarm.
Giá bán: Dạng bầu – 1.000đồng/bầu, dạng hom – 10.000đồng/kg (Giá trên là giá bán tại vườn, chưa bao gồm phí vận chuyển và 10%VAT.
Vườn ươm có tại: Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai, nhận vận chuyển đi các tỉnh xa, cam kết giá rẻ nhất.
 


E mua 10kg có bán k Bác ? E ở hà tĩnh. Nếu 10kg a k bán cho tỉnh xa thi e mua bao nhiêu a mới bán ạ. E xin cảm ơn
 


Back
Top