Bán Bán cây so đủa đỏ, hồng, cây đậu rồng Thái

  • Thread starter BINH CHAU
  • Ngày gửi
B

BINH CHAU

Guest
Vườn Bình Châu hiện có bán cây so đủa màu đỏ. màu hồng. Và cây đậu rồng hoa trắng.


Cây so đủa cao từ 1m2 tới 1m5 . Đang ra hoa . Cây được trồng trong bình nước suối 5 lít. Các bạn mua chỉ cần rạch bỏ bình nước suối. Trồng cây xuống đất hay chậu to là có hoa thu hoạch quanh năm
So đủa hồng
DSCI1716.jpg


Hình cận cảnh đây:

DSCI1717.jpg



So đủa đỏ

DSCI1718.jpg



Cận cảnh nụ hoa so đủa

DSCI1719.jpg


Cây đậu rồng Thái, hoa màu trắng. Giống đậu rồng nầy cho hoa, trái quanh năm. Cây nầy đã đến tuổỉ trổ hoa. Các bạn chỉ cầb rạch bỏ bầu đấy, Trồng cây vào chậu lớn hay xuống đất. Cây phát triển mạnh. Có trái ăn quanh năm

DSCI1722.jpg


Giá bán mỗi cây là 70.000 đồng. Vườn Bình châu ờ gần bến Xe Miền Đông. Đt : 0909536254

Vườn Bình Châu hân hạnh đón tiếp các bạn. Cám ơn các bạn đã xem. Bình Châu
 


Cây so đủa

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã ghé thăm vườn Binh Châu. Vì vườn nhà Bình Châu nằm trong khu dân cư. Vườn nhà chật hẹp, nên lượng cây trồng được không nhiều, chì vài chục chậu thôi. BC
 
So đũa--Cây thuốc quý.

So đũa--Cây thuốc quý.
Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia):Fabaceae
Phân họ (subfamilia):Faboideae
Tông (tribus): Sesbanieae
Chi (genus):Sesbania
Loài (species): S. grandiflora
Tên hai phần
Sesbania grandiflora
(L.) Poiret


So đũa hay điền thanh hoa lớn (danh pháp khoa học: Sesbania grandiflora, đồng nghĩa Aeschynomene grandiflora) là một cây nhỏ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Người ta tin nó có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm.
Mô tả
Cây so đũa cao 4-10 m, vỏ tiết mủ đỏ, lá do 50-60 phụ hợp thành, lá bẹ rụng sớm. Chùm hoa to, dài 7-8 cm, màu trắng đôi khi hồng. Quả dài 30-50 cm, hạt vàng sậm. Vỏ có chất màu đỏ và vàng.
Sử dụng
Vỏ được dùng làm thuốc bổ, khai vị, trị tả. Hoa so đũa ăn được như rau ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Lào, Java thuộc Indonesia, Việt Nam, và vùng Ilocos của Philippines. Đọt non và lá cũng ăn được. Trong tiếng Thái Lan, hoa của cây này được gọi là dok khae, còn tiếng Indonesia thì gọi là bunga turi hay kembang turi.


Thuốc hay, món ngon từ bông so đũa


Thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao, đặc biệt hai loại sắc tố agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào. Cây so đũa được dân các tỉnh Nam Bộ trồng để làm cảnh vì có hoa đẹp; các phần non của hoa, lá, quả thường được dùng làm rau ăn.





Canh bông so đũa nấu tôm


Thảo dược quý

Thực ra, toàn cây so đũa là một nguồn thảo dược rất quý cho sức khỏe con người. Tất cả các phần của cây so đũa đều được sử dụng trong y học cổ truyền các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ, bao gồm các chế phẩm có nguồn gốc từ rễ, vỏ cây, nhựa mủ, lá, hoa và hạt.


Một số nơi dùng bột rễ cây trộn với nước đắp để trị sưng nhức (đặc biệt là chà xát lên nơi khớp viêm sưng), làm giảm đau và hạ sốt. Vỏ cây so đũa được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa.

Y học cổ truyền ở Philippines dùng so đũa vào việc điều trị viêm loét miệng và là thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa. Tại Java, người ta dùng so đũa trị nấm và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ con.


Ở Campuchia, người ta dùng vỏ cây so đũa chữa bệnh ghẻ ngứa, dùng nước ép lá khử giun, tăng lực, chữa vàng da, sốt, bệnh gút, bệnh phong cùi. Người Malaysia dùng lá so đũa nghiền nát để chữa bong gân và bầm tím.


Trong y học Vệ đà, lá cây so đũa được sử dụng để điều trị chứng động kinh và các nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng chống co giật của lá so đũa rất hiệu nghiệmNgười dân Ấn Độ rất tín ngưỡng bông so đũa và xem đấy là đại diện cho thần Siva. Cũng theo y học Vệ đà, trái và hạt so đũa có tính nhuận tràng, kích thích trí tuệ, chống thiếu máu, viêm phế quản, sốt, đau, khát nước, làm giảm kích thước các khối u.


Hoa dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù thũng và sốt cách nhật. Rễ dùng để chữa viêm nhiễm, giun sán, động kinh, ngứa, bệnh phong, bệnh quáng gà. Nước ép từ lá ngậm trong miệng có tác dụng chống cảm cúm, viêm họng và điều trị lở lóet vòm họng, chữa đau nhức răng.


Dinh dưỡng cao, dễ chế biến

Thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao với nhiều protid, lipid, beta caroten, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali. Hạt chứa nhiều axít béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hai loại sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng có nhiều trong bông so đũa, là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào.

Dân gian hay sử dụng bông so đũa chế biến thành các món ăn phong phú và đa dạng. Ở thôn quê người ta thường hái bông so đũa lúc sáng sớm, còn tươi, nhặt bỏ cuống và nhụy đắng, bỏ đài, rửa nhẹ dưới vòi nước để tránh bầm dập mất ngon.

Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. Bông so đũa nấu canh chua với khế, cá lóc, cá rô, cá linh, tôm sống... hoặc làm lẩu chua cùng với chuối hoa, cà chua, tôm, cá... các loại rau thơm, ăn với cơm hay bún đều rất ngon.

Bông so đũa khi ăn có vị ngọt hơi đắng, tính mát, nếu ăn vào những ngày hè oi bức thì tuyệt vời.

Dược sĩ Lê Kim Phụng (Trường ĐH Y Dược TPHCM)

Theo NLĐ
Còn đây là trang chuyên về cây so đũa (tiếng anh). ksvdc thông tin này được chia sẻ cùng mọi người, giúp hiểu rõ về cây này, cũng qua đó, sẽ giúp mọi người trồng và chăm sóc hiểu quả hơn cây mình đang trồng và chăm sóc
http://www.worldagroforestry.org/sea/Products/AFDbases/AF/asp/SpeciesInfo.asp?SpID=1519

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây so đũa và ghép đậu rồng
Cây so đũa thân đứng làm cọc cho cây đậu rồng thân leo, tận dụng đồng thời thế mạnh nhiều mặt của cả hai cây.
Cây so đũa mọc rất nhanh, sau một năm đã có thể vươn cao từ 4 m đến 8,3 m; chịu được hạn vừa, ưa sáng; thích hợp với đất nhẹ, phì nhiêu, nhưng cũng chịu được đất nặng, đất nghèo, ít phèn, đất khô vừa hay ẩm; rễ có rất nhiều nốt sần to thu hút đạm khí trời (ni –tơ) làm màu mỡ cho đất; thân, bông, lá, quả so đũa đều có ích cho con người.
Cây đậu rồng rất dễ trồng, ưa ánh sáng, phát triển bình thường, cả ở vùng núi cao nhiệt đới đến 2000 m so với mặt biển, không kén đất, sinh trưởng mạnh nhờ bộ rễ có nhiều nốt sần to cố định được nhiều đạm khí trời làm tốt đất; củ đậu rồng giàu đạm ăn bổ, hạt giàu đạm và chất béo như đậu nành, dây lá làm thức ăn gia súc rất tốt.
Trồng ghép so đũa - đậu rồng mang lại lợi ích gấp 3 - 4 lần so với trồng thuần một loại cây, thích hợp cho những vùng đất thiếu nước, bạc mầu, thiếu lương thực và dinh dưỡng cho người và gia súc.
Kỹ thuật trồng, thu hoạch và chế biến
Nên trồng so đũa trước 3 tháng, khi cây cao 1-1,3 m thì bắt đầu trồng đậu rồng cho leo lên so đũa. Làm đất tơi xốp, các hố cách nhau 40 – 50 cm; bón phân chuồng 5 – 10 tấn/ha, bột đá vôi 1 – 2 tấn, NPK 30 – 60kg, một lượng nửa lượng phân trộn đều với đất trong các hố, hạt giống so đũa ngâm nước ấm 60 – 70oC. trong 5 phút, rồi gieo 3-4 hạt vào mỗi hố, lấp nhẹ; 10 ngày sau nhổ tỉa chỉ để lại một cây khỏe nhất ở mỗi hố, làm cỏ, xáo xới, bón hết số phân còn lại, phòng trừ sâu bệnh.
Ba tháng sau, trồng đậu rồng ở cạnh gốc so đũa, đào hố cách gốc so đũa 15 -20 cm, bón lót phân chuồng 3 -6 tấn/ha Supe lân 400 – 600 kg, Kali clorua 100 – 200 kg; Magiê sulfat 50 -100 kg (nếu chỉ trồng đậu rồng thì phải bón thêm vôi bột 1- 2 tấn), chia bón 2 lần như ở trồng cây so đũa. Gieo vào mỗi hố 3 – 4 hạt, 15 -20 ngày sau tỉa bỏ cây yếu, làm cỏ, bón phân, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh.
Nếu chủ yếu lấy chất xanh làm cỏ khô hay bột cỏ thì cắt lấy đậu rồng lứa đầu ở ngày 45 sau khi trồng, lứa hai cách lứa đầu 1 tháng, bón bổ sung phân urê 60 kg/ha, tưới nước, chăm sóc lấy hạt giống. Lá so đũa thu tỉa lá già, để cành cho đậu rồng bám.
Nếu chủ yếu lấy hạt, củ thì sau 4 tháng thu hoạch hạt, củ dây, lá đậu rồng – so đũa tận thu cho gia súc.
Phơi riêng lá và dây, lá mau khô phơi 1 nắng sau đó đem sấy và nghiền mịn, dây lâu khô phải phơi 2 – 3 nắng to mới nghiền mịn được; trộn đều bột dây lá trữ trong bao nilông màu, hàn kín sau khi đã ép hết không khí ra ngoài.. Hạt so đũa - đậu rồng, phơi khô trữ lẫn với lá xoan (sầu đâu) khô tránh côn trùng phá, hạt để giống cần trữ giữa 2 lần tro khô có lót giấy ngăn cách trong chum vại kín. Củ đậu rồng có thể cho gia súc ăn tươi, hoặc thái lát, phơi khô dùng dần, nên cho gia súc ăn sống.
Nguồn: Sách Sử dụng hiệu quả đông dược trong chăn nuôi/Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai.

******* Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách *******
Copy đường link dưới đây, để gửi đến cho bạn bè xem bài viết này !
PhongLanRừnglàChínhTôi
YH:vietky20002002
TưvấnKỹthuậtnôngnghiệp
ĐT:0942130717
BlogBlogNôngnghiệp
STK:61510000234527
NH:BIDVCNNinhThuận
TTK:VũĐìnhCường



V.I.P Member
Ảnh đại diện

Gia nhập: 13 Dec 2008
Địa chỉ: Đắk Nông
Tình trạng: Offline
Bài viết: 922 tùy chọn đăng bài tùy chọn đăng bài
Trích dẫn ksvdc Trích dẫn Trả lời bài Trả lời Direct Link To This Post Đã đăng: 15 Mar 2012 lúc 13:18
Bài này bổ xung cho việc cây đậu rồng có củ được chia sẻ ở bên trên, vậy mong các ACE RS hãy đọc rồi có ý kiến gì thì cùng trao đổi tiếp nhé.
vì bản thân ksvdc cũng chưa từng thấy củ của cây đậu rồng, nên khi chia sẻ bài viết trên, cũng khá ngạc nhiên, và tìm hiểu thêm thì đúng là có củ thật. Vậy chia sẻ cùng Quý vị ACERS về thông tin cây đậu rồng theo bài viết dưới.

Đậu rồng - cây đặc biệt của vùng Đông Nam Á


Đậu rồng hay Đậu cánh (Winged bean), tên khoa học: Psophocarpus tetragonolobus, thuộc họ Đậu - Fabaceae là loài đặc biệt hầu như chỉ trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, Philippines và Ghana… Thế giới bên ngoài hầu như không biết đến loài này, cho đến năm 1975 và hiện nay đã được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới để giúp giải quyết nạn thiếu lương thực của nhân loại…

Đặc tính thực vật
Đậu rồng thuộc loại thân thảo leo, đa niên nhờ có củ to dưới đất. Nếu được dựng giàn, Đậu rồng có thể bò lan trên 3 m. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 3 - 6 hoa màu trắng hay tím. Trái đậu màu vàng - xanh lục, hình 4 cạnh có 4 cánh, mép có khía răng cưa, trong có thể chứa đến 20 hột. Hột gần như hình cầu, có màu sắc thay đổi có thể vàng, trắng hay nâu, đen tùy theo chủng, có thể nặng đến 3 gram.
Tại nước ta, Đậu rồng được trồng phổ biến tại các tỉnh phía nam.
Thành phần dinh dưỡng của lá non
100 gram lá non chứa: Calori (74), chất đạm (5,85 g), chất béo (1,10 g), chất xơ (2,5 g), calcium (224 mg), sắt (4 mg), magnesium (8 mg), phosphor (63 mg), potassium (176 mg).
Trái non dùng để xào, nấu canh cũng rất bổ dưỡng vì giàu sinh tố khoáng chất. 100 g trái non chứa 2,1 g chất đạm, 0,3 g chất béo, 3,2 g bột đường, 1,7 g chất xơ, 30 mg phosphor, 142,5 mg kali, 40 mg calci, 16 mg magnesium, 0,225 mg đồng, 1,9 mg sắt, 0,5 mg mangan, 416 IU caroten, 0,15 mg B1, 0,067 mg B2, 0,766 mg PP và 8 mg sinh tố C.
Trong lá Đậu rồng có 2 loại isolectin có một số hoạt tính miễn dịch và kết cụm huyết cầu (Plant Cell Physiology Số 35-1994).

Về phương diện dinh dưỡng
Đậu rồng có giá trị bổ dưỡng khá cao, gần như Đậu nành, đặc biệt là có nhiều vitamin E và A. Thành phần acid amin trong Đậu rồng có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Đậu rồng chứa nhiều calcium hơn cả Đậu nành lẫn Đậu phộång. Tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%) khiến Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng. Tuy nhiên cũng như tất cả các cây trong họ Đậu khác, Đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị thống phong (gout), mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hột đậu trước khi ăn; những phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine), cũng nên tránh ăn vì Đậu rồng có thể gây kích khởi cơn nhức đầu.

Vài phương thức sử dụng
Toàn cây Đậu rồng đều có thể dùng làm thực phẩm: từ trái đậu non làm rau, hột, rễ củ, lá đến hoa. Lá và đọt non có vị ngọt như xà lách; hoa do có mật ngọt nên khi đảo nóng trên chảo cho vị gần như nấm. Hột đậu non khi còn trong trái chưa chín có vị ngọt giống như pha trộn giữa Đậu Hà Lan và Măng tây, khi đậu già, cần phải nấu luộc bỏ nước trước khi ăn và có thể nướng hay rang như Đậu phộng (nhưng không nên ăn nhiều có thể bị đau bụng).
Tại các quốc gia đang phát triển, nhất là tại Phi châu, FAO đã khuyến khích việc dùng bột Đậu rồng để thay thế sữa nơi trẻ em từ 6 tháng trở lên.
Hột Đậu rồng khô có thể xay thành bột, dùng làm bánh mì. Hột có thể ép để lấy dầu ăn được, hay có thể để nảy mầm làm giá đậu. Ngay như rễ củ, khi còn non, xốp cũng có thể ăn thay khoai.
Có điều bất tiện là Đậu rồng ra hoa, kết trái lai rai nên không có thu hoạch công nghiệp được như Đậu nành. Hơn nữa một khi hột đậu già, khô rất cứng chắc, phải ngâm và luộc bỏ nước rồi nấu chín mới dùng được, khá bất tiện, nên nhiều nghiên cứu cách đây ba mươi năm đều bỏ dở không khai thác công nghiệp được.
Do đó hiện nay cũng như từ lâu đời rồi, người dân chỉ trồng vài ba dây Đậu rồng quanh vườn để lấy trái non làm rau mà thôi.
DS. TRẦN VIỆT HƯNG
DS. DIỆU PHƯƠNG
 
Hạt bông so đũa & đậu rồng

Vườn Bình Châu hiện có bán cây so đủa màu đỏ. màu hồng. Và cây đậu rồng hoa trắng.


Cây so đủa cao từ 1m2 tới 1m5 . Đang ra hoa . Cây được trồng trong bình nước suối 5 lít. Các bạn mua chỉ cần rạch bỏ bình nước suối. Trồng cây xuống đất hay chậu to là có hoa thu hoạch quanh năm
So đủa hồng
DSCI1716.jpg


Hình cận cảnh đây:

DSCI1717.jpg



So đủa đỏ

DSCI1718.jpg



Cận cảnh nụ hoa so đủa

DSCI1719.jpg


Cây đậu rồng Thái, hoa màu trắng. Giống đậu rồng nầy cho hoa, trái quanh năm. Cây nầy đã đến tuổỉ trổ hoa. Các bạn chỉ cầb rạch bỏ bầu đấy, Trồng cây vào chậu lớn hay xuống đất. Cây phát triển mạnh. Có trái ăn quanh năm

DSCI1722.jpg


Giá bán mỗi cây là 70.000 đồng. Vườn Bình châu ờ gần bến Xe Miền Đông. Đt : 0909536254

Vườn Bình Châu hân hạnh đón tiếp các bạn. Cám ơn các bạn đã xem. Bình Châu


Chào Bình Châu,

Mình đang ở Úc, muốn trồng loại so đũa & đậu rồng mà bạn có. Vì Úc không cho gửi cây vào, cho hỏi bạn có bán hột giống không? Cám ơn nhiều.
 


Back
Top