Bán Cây Vú Sửa Lò Rèn Ghép

  • Thread starter lenhatthi
  • Ngày gửi
L

lenhatthi

Guest
Mình có Khoảng 500 cây vú sửa lò rèn ghép,cây cao khoảng 70cm và có khoảng 30 lá.Mình bán tại Bến Tre 13000Đ/cây.Quý khách có nhu cầu xin liên hệ Ân số Đt:0934017369.Mua nhiều có thể thương lượng,cảm ơn nhiều.:2cat:
 


Cho mình hỏi tên VÚ SỬA LÒ RÈN , có phải là nó phát xuất từ lò rèn, hay mọc tự nhiên gần lò rèn, hoặc người trồng dầu tiên là thợ lò rèn ????????????????????/. Những ý trên có ý nào đúng không? Nếu không thì xin cho biết , tại sao cây vú sửa có tên là Lò Rèn
 
Vú sữa Lò Rèn

Đây bác XV ơi:
Vú sữa Lò Rèn

<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40"> <tbody> <tr> <td>
ImageView.aspx
</td></tr> <tr> <td>Vú sữa được bao trái cẩn thận từ trên cây để đạt chuẩn châu Âu</td></tr></tbody></table>TTCT - Giống như phận người, cây vú sữa phải trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, nhiều phen tơi tả bầm giập, rồi như có phép mầu, nó gượng dậy trong suy kiệt, ngẩng cao đầu bước vào thời hội nhập. Từ năm 2007, thị trường trái cây quốc tế bắt đầu biết đến một cái tên mới trong làng trái cây Việt Nam: vú sữa Lò Rèn. Không ít người thắc mắc về cái tên “Lò Rèn” khi thưởng thức hương vị ngọt ngào của dòng sữa trắng đục tiết ra từ bầu trái căng tròn chín mọng. Và cũng ít người tìm được câu trả lời đầy đủ về tên gọi này, trừ một vài thông tin sơ sài “vì nó được trồng ở cạnh một cái... lò rèn” hoặc “người đầu tiên nhân giống nó là một ông thợ lò rèn”... Quanh cái tên Lò Rèn có nhiều giả thuyết.
Vì sao là Lò Rèn?
Theo tài liệu của Hội Làm vườn huyện Châu Thành (Tiền Giang), người tạo ra giống vú sữa này là ông Lê Văn Kỳ, một nông dân trong vùng. Năm 1932, ông Kỳ gieo hạt giống cạnh một lò rèn ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng. Cây lớn nhanh và cho trái thật ngọt. Sau đó ông nhân giống cho nhiều người khác trồng để phát triển rộng ra các xã Vĩnh Kim, Song Thuận, Kim Sơn... Vì xuất thân cạnh lò rèn nên bà con quen miệng gọi “vú sữa Lò Rèn” từ đó.
Còn theo ông Trương Hồng Sơn - một lão nông 77 tuổi (ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang), người đang lưu giữ khá nhiều tư liệu về vú sữa Lò Rèn: Người đầu tiên có giống vú sữa này là ông Ngô Ngọc Quang, thường gọi ông huyện Trụ, một địa chủ giàu có ở vùng này những năm 1920. Trong một lần nhà có tiệc, ông phát hiện những trái vú sữa có vị ngọt thanh trong số bao nhiêu của ngon vật lạ do khách mời từ các nơi đem tới. Ông giữ lấy hạt đưa mấy anh tá điền để gieo trồng. Những tá điền gieo trồng sao đó mà không thấy cây mọc, duy chỉ có anh thợ rèn tên Hồ Văn Lễ gieo là cây mọc. Nó lớn nhanh và cho trái sum sê trong vườn nhà anh (ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng), bên cạnh cái lò rèn cung cấp dao, mác, xẻng, rựa, cuốc, phảng... cho nông dân trong vùng.
Trong một lần đám giỗ, sui gia của anh lò rèn là ông chủ Thu - tên thật là Nguyễn Văn Thu, ở xã Vĩnh Kim kế bên - qua chơi. Thấy cây vú sữa trái sai oằn, ăn thử thì ngon ngọt, vị đậm đà, chưng lên bàn thờ thấy sang trọng vì cái màu mỡ gà bóng loáng, hình dáng tròn lẳn rất bắt mắt, ông Thu thích quá xin giống đem về trồng. Khoảng 4-5 năm sau, dân trong vùng bắt đầu biết tới giống vú sữa ngon ngọt này và rủ nhau tìm đến nhà ông Thu xin giống. Ông Thu chiết cây ra phân phát cho mọi người. Hễ ai hỏi: “Ông lấy giống ở đâu mà ngon quá vậy?”, ông Thu đều cười chỉ tay qua hướng nhà ông Lễ: “Ở dưới ông lò rèn”. Khi xách cây giống toòng teng đem về nhà, trên đường đi gặp ai hỏi: “Vú sữa ở đâu vậy?”, những người xin được giống cũng trả lời: “Ở dưới ông lò rèn”. Cứ truyền khẩu nhau vậy riết thành quen, cái tên vú sữa Lò Rèn “chết danh” từ đó.
Cây nhà giàu

<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40"> <tbody> <tr> <td>
ImageView.aspx
</td></tr> <tr> <td>Chăm sóc vườn vú sữa ở xã Vĩnh Kim</td></tr></tbody></table>Mà thiệt lạ kỳ - ông Sơn kể tiếp - Không biết đất đai thổ nhưỡng ở đây “hạp” thế nào mà cây vú sữa lớn nhanh như thổi, không cần bón phân vẫn đâm bông kết trái nườm nượp. Bà con thích quá cứ nhân giống ra hoài, sau đó các xã lân cận như Song Thuận, Kim Sơn, Vĩnh Kim, Bàn Long, Phú Phong... đều đua nhau trồng vú sữa. Tới những năm 1950 toàn vùng trong tổng Thuận Bình này (một phần của huyện Châu Thành nằm ven sông Tiền ngày nay) hầu như nhà nào cũng có vườn vú sữa sum sê. Ước tính cả vùng hồi đó diện tích lên tới hơn 2.000ha, trải dài thành một vệt vườn chuyên canh cặp mé sông Tiền hết sức phồn thịnh. Giữa tháng 5-2008, tôi quay lại nơi “chôn nhau cắt rốn” của cây vú sữa Lò Rèn. Đi trên con đường làng - cũng là ranh giới hai xã Vĩnh Kim và Long Hưng, dấu vết của một thời hoàng kim vẫn còn đâu đây. “Con đường đất đỏ này ngày xưa dân làm được là nhờ vú sữa - ông Sơn nhớ lại - Nó là con đường nối liền nhà vườn với các “chành” (vựa) nổi tiếng ở chợ Cầu Ông Lãnh (Sài Gòn) với hàng trăm xe tải nườm nượp ra vô mỗi ngày vào vụ thu hoạch. Hai chiếc cầu gỗ vẫn còn đó - cầu Ông Hổ và cầu Bà Lang - cũng do dân trong vùng làm để vận chuyển vú sữa về Sài Gòn”. Rồi ông Sơn dẫn tôi rẽ vào một con đường nhỏ, tới ngôi mộ của ông Hồ Văn Lễ nằm trong một khu vườn vắng. Bà Ngô Thị Trâm, cháu cố của ông huyện Trụ, nói cái lò rèn hồi xưa nằm ngay tại chỗ này, cạnh ngôi mộ ông Lễ, cũng là đất vườn nhà ông. Từ những năm 1950, vùng này hễ ai trồng vú sữa là giàu có. Tại vì dân Sài Gòn mê vú sữa như... bò mê cỏ. Người ta ăn, làm quà biếu, cúng giỗ... như là món hàng sang trọng, chỉ nhà giàu mới dám mua. Thành ra các “chành” bán được, từ đó họ “cưng” nhà vườn như trứng mỏng, muốn gì được nấy. Cứ sáng gửi xe tải lên là chiều có tiền, không gối đầu như các món hàng thông thường khác. Chủ vườn sau vụ mùa thu hoạch thì ôm tiền ra tiệm vàng mua sắm, hoặc vô đồng mua thêm ruộng đất, xây nhà ngói đỏ rực. Bởi vậy nói vú sữa là “cây nhà giàu” cũng không ngoa.
Ông Hai Phụng, 92 tuổi, nhà cạnh lò rèn năm xưa, kể rằng tới năm 1960-1970 vùng này vẫn còn sung túc. Cứ tới mùa là thanh niên nam nữ rủ nhau đi hái vú sữa đông vui như coi hát. Trai lên cây hái, gái dưới đất hứng. Họ chuyền tay nhau từng trái căng tròn, nhịp nhàng, uyển chuyển như điệu múa lên mùa. Rồi trai gái hát hò chọc ghẹo nhau:
Vú sữa vườn em căng dáng mọng,
Em dành bao (nhiêu) trái để tặng anh?
Mà hồi đó tự dưng người ta biết cách bảo quản sau thu hoạch rất tỉ mỉ - bao giấy, giữ cuống, nâng niu nhẹ nhàng như trứng, giữ trái không bị bầm giập, vô thùng đóng gói rất đàng hoàng. Mà cả vùng đều làm như vậy hết, giống như vùng chuyên canh vú sữa vậy.
Tiêu điều, bầm giập

<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40"> <tbody> <tr> <td>
ImageView.aspx
</td></tr> <tr> <td>Thu hoạch vú sữa</td></tr></tbody></table>Những năm 1980, phong trào “hợp tác hóa” lan rộng, lan xuống cả vùng vú sữa Lò Rèn trù phú này. Người ta thành lập các tổ hợp tác và kêu nhà vườn tham gia, giống như “vô tập đoàn”. Ông Sơn kể lại: “Do cơ chế của hợp tác nên việc thu mua, phân phối đều nằm trong tay một số người điều hành hợp tác xã, giá cả thì cào bằng, đầu ra không ổn định. Ở TP.HCM, các chành cũng biến thành hợp tác xã nên không ai chăm lo chất lượng, đầu ra bị bó hẹp, giá cả trồi sụt thất thường, vú sữa lâm vào tình trạng cha chung không ai khóc. Vú sữa bị bầm giập từ đó, trái hái ra không được bảo quản, người ta đổ bừa trong giỏ cần xé, chở đi thì dằn xóc không thương tiếc, quăng lên bỏ xuống ầm ầm như quăng... củi, bán được bao nhiêu thì bán, không quan tâm tới giá cả. Mặt khác, lúc đó ai cũng nghèo khổ, lo ăn no đã khó, huống gì ăn ngon. Vú sữa trở thành mặt hàng xa xỉ, nó dần bị lãng quên và mất giá”. Trong khi đó, do thiếu gạo ăn, người ta khuyến khích trồng thêm bo bo để tăng nguồn lương thực. Đất đai trồng vú sữa bị lấn dần, nhiều nhà vườn cay đắng đốn bỏ để trồng cây cứu đói. Vườn vú sữa ngày càng tiêu điều, thưa thớt, diện tích sụt giảm chỉ còn khoảng 160ha.
Từ năm 1995 trở đi, cơ chế thị trường bắt đầu hoạt động, vú sữa dần “tỉnh” lại, nhưng lúc này vườn cây đã già cỗi, khả năng đề kháng kém, sâu bệnh tấn công mạnh, vú sữa như người tuổi cao sức yếu, bị bệnh tật liên miên, sức sống vú sữa không còn mạnh mẽ như xưa. Vườn cây vẫn sống, nhưng “ngáp ngáp” như Khương Tử Nha chờ thời.
Năm 1999, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phát hiện giá trị “đẳng cấp” của vú sữa. “Đây là một trong những loại trái cây cao cấp, lại là “hàng độc”, không nơi nào trồng được ngoài Tiền Giang, càng không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới” - tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, cho biết như thế. Và viện này bắt đầu phối hợp với tỉnh Tiền Giang nghiên cứu khôi phục vị thế ban đầu của nó. Các nhà khoa học của viện trực tiếp vô vườn hướng dẫn bà con thay giống mới, cách chăm sóc, bón phân, đặc biệt là o bế trái cho ngon, đẹp, đưa trở lại thị trường cao cấp ở TP.HCM, Hà Nội, nhất là xuất khẩu sang châu Âu.
Năm 2005, vú sữa Lò Rèn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Cùng thời gian này, tiến sĩ Trác Khương Lai (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) tiến hành đề tài “Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp nhằm áp dụng tiêu chuẩn Eurepgap cho trái vú sữa Lò Rèn”. Ông và các đồng sự đã thiết lập được qui trình canh tác vú sữa cho năng suất cao, an toàn, không dịch bệnh, đủ chuẩn vào thị trường châu Âu. Qui trình này được triển khai cho 19 hộ nhà vườn trên diện tích 7,9ha.
“Để đạt được tiêu chuẩn vào thị trường châu Âu, tụi tôi cũng bầm giập cả năm trời - ông Dương Anh Hào, một trong những nhà vườn ở ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, cho biết - Đầu tiên phải đảm bảo môi trường xung quanh an toàn cho cây, tức là phải xóa hết cầu tõm, thay vào nhà vệ sinh tự hoại; phải có kho chứa phân bón, thuốc trừ sâu riêng biệt, cách ly; trái lớn phải bao lại cẩn thận để tránh côn trùng cắn đốt bị thẹo vít; quan trọng nhất là có ghi kỹ nhật ký sản xuất từng ngày để có hồ sơ lưu, nhằm sau này trái mình có vấn đề thì còn truy nguồn gốc của nó. Khi thu hoạch phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để trái dính đất, người mình cũng phải sạch, đưa vô chỗ đóng gói phải cao ráo, có nhà đóng gói tiêu chuẩn quốc tế... Nói chung qui trình nghiêm ngặt giống như sản xuất thủy sản đông lạnh vậy”. Ông dẫn tôi ra vườn chỉ vào những tấm thẻ ghi số trên cây: “Cây nào cũng được đánh số để truy nguyên nguồn gốc. Tiêu chuẩn quốc tế nó ngặt vậy”.
Hồi sinh

<table style="border-collapse: separate;" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40"> <tbody> <tr> <td>
ImageView.aspx
</td></tr></tbody></table>Tháng 7-2006, HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim được thành lập. Bà con xã viên tìm cách đưa nó vào thị trường cao cấp, chủ yếu là Hà Nội, TP.HCM. Ngoài những trái loại 2-3 bán ở chợ, trái loại 1 được cân đong đúng qui cách 250-260g/trái đóng thùng, dán nhãn cẩn thận. “Ra tới Hà Nội giá một trái tới 20.000đ - chị Trần Tuyết Lan, một chủ vựa ngoài đó, thông báo như vậy - Dân Hà thành trước đây chỉ biết vú sữa qua hình ảnh Bác Hồ mang thùng tưới cây trong khuôn viên nhà sàn của Bác, nay được chính miệng mình dùng càng thêm thấm thía vị ngọt miền Nam. Lại không có nơi nào trồng được, vú sữa ra đây thuộc hàng quí hiếm nên càng có giá”. Thông tin đó đã làm nức lòng nhà vườn vú sữa. Bà con bàn nhau làm “hàng bay”, tức gửi hàng ra đó bằng máy bay. Thế là liên tục ba tháng ròng, vú sữa Lò Rèn được đưa ra tới tấp. Chị Lan mở rộng thị trường ra tới Thanh Hóa, Hải Phòng, Lào Cai... Hàng bán được giá cao, ai cũng phấn khởi, nhưng lúc hạch toán lại thì... huề vốn. Lý do: chi phí cao quá. Máy bay “ăn” hết 45.000đ/kg, làm sao có lời? Vậy là phải tính lại.
HTX bàn nhau kéo dài thời gian giữ cho trái tươi, bằng cách khi hái trái giữ cái cuống còn lá. Như vậy trái tươi được 15 ngày so với trước đây 10 ngày. Thời gian dài ra đó dư để đi xe. Vậy là phương án chuyển bằng xe đông lạnh ra các tỉnh phía Bắc được thực hiện. Kể từ đó, cứ đều đặn ngày nào cũng có 1 tấn vú sữa Lò Rèn được cung cấp ra ngoài Bắc. Chị Lan cho biết hàng ra đây không đủ bán vì đó là hàng độc, không đối thủ cạnh tranh.
Đầu năm 2007, trong một lần dự hội chợ xúc tiến thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc tổ chức tại Lào Cai, ban chủ nhiệm HTX mang ra một thùng (45 trái) giới thiệu hàng mẫu. Định đem trưng bày chơi thôi, ai ngờ vú sữa lọt vào mắt xanh của những khách hàng người Trung Quốc. Họ yêu cầu HTX gửi ngay hàng mẫu để đem sang Nga giới thiệu.
Nhưng rồi thất bại. Lý do: trái bị hư do lúc hái cắt sát cuống quá. Mà đây là yêu cầu của khách. Họ không có thói quen để cuống dài như mình. Lại phải thuyết phục, gửi thử nhiều mẫu khác nhau để so sánh. Liên tục hơn hai tháng trời thử đi thử lại, cuối cùng hợp đồng cũng được ký kết.
Chuyến đầu tiên xuất sang Nga một lô hàng đóng thùng 500kg, HTX chuyển đi trót lọt thông qua một công ty xuất nhập khẩu rau quả ở Hà Nội. Kể từ đó, hằng tuần HTX phải dành ra 5-7 tấn hàng xịn (chuyên loại 250g/trái) gửi sang Nga theo như thỏa thuận. Anh Lê Văn Sơn, phó chủ nhiệm HTX, thở dốc: “Bây giờ khách hàng đòi số lượng lớn hơn làm tụi tôi lo sốt vó. Mình chỉ mới đạt chuẩn có hơn 7ha, không đáp ứng đủ yêu cầu. Phải nhanh chân nhân rộng mô hình mới được”.
Anh Sơn cho biết thêm một tin vui: tháng 3-2008, sau khi thẩm định việc thực hiện qui trình của nhà vườn nơi đây, Công ty SGS của New Zealand - thành viên Hiệp hội Trái cây châu Âu - đã cấp giấy chứng nhận LOBAGAP (tiêu chuẩn được quốc tế công nhận) cho thương hiệu “vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim - Tiền Giang”.
DƯƠNG THẾ HÙNG
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/259295/Vu-sua-Lo-Ren.html
 
Thế cũng quanh quẩn với 2 chử; LÒ RÈN, Có khi nào ông thợ rèn, rèn ra cây vú sửa không anh TRANVI.......hihihihihiihihi, Hay hột vú sửa được ương thành cây con do bón nhiều tro than của lò rèn nên bị biến thái gen thành 1 giống cây mới ....
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top