Cần mua Bán cây xương cá, cây Giao chữa dứt điểm bệnh viêm xoang giao tân nơi cành tươi

  • Thread starter msnhu
  • Ngày gửi
CÂY XƯƠNG CÁ (CÂY GIAO) – TRỊ BỆNH VIÊM XOANG

Liên Hệ Đặt HÀng 0938 338 216 - 0938 669 814- 0166 77 44 290- 0938 329 477
giao hàng tận nơi, cây giao còn tươi và nhiêù mủ, để không mất đi tính ưu việt của nó

Một bạn đọc viết thư cho biết bị bệnh viêm xoang đã nhiều năm, từng chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi; vừa qua có sử dụng cây giao nấu xông mỗi ngày 2 lần thì thấy bệnh giảm nhiều...

Bạn đọc trên nêu băn khoăn, nếu dùng cây giao xông lâu ngày như vậy thì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không? Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Cây giao (hay còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô) thuộc họ thầu dầu. Loại cây này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh (nên người ta hay gọi “cây quỳnh cành giao”). Cành giao còn gọi là càng cua, xương khô, san hô xanh, thập nhị, có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Dân gian thường dùng cành giao để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương…
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Nhưng, nhựa cây rất độc có thể gây mù mắt (nếu dính vào mắt); gây phồng, rộp đỏ da, niêm mạc. Ở Ấn Độ, cây giao được dùng để chữa mụn cóc; ở Indonesia dùng để chữa ngoài da và làm thuốc xổ; ở Thái Lan cây giao cũng được người dân dùng chữa bệnh.

cay_giao.jpg

Cây xương cá hay còn gọi là cây giao, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô

Sau đây là một số cách dùng cây giao chữa bệnh trong dân gian:

- Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn ngắn, cho vào túi nylon đập nát rồi cho vào nồi cùng nước, đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 -5 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Chữa côn trùng, ong, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên nơi bị cắn.
- Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
- Chữa mụn cơm: Dùng nhựa cây giao đắp lên mụn cơm. Không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.
Như trên đã nói, cây giao có độc tính, nhất là nhựa cây có thể gây mù mắt (nhựa dính vào mắt), không để nhựa dính vào da, mắt. Và có độc, nên không sử dụng cành giao dài ngày. Theo kinh nghiệm dân gian nên tối đa không quá 10 ngày.
Lương y Quốc Trung

--------o0o--------

CÂY XƯƠNG CÁ (CÂY GIAO)

I/ Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.
quynh12.jpg
Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, không nên tưới quá nhiều và chậu phải thoát được nước để tránh cây bị ngập úng. Sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển mạnh.
Để chọn cây thuốc tốt: khi bẻ nhánh ra thấy có nhiều mủ trắng đục như sữa (cây thường có nhiều mủ, nhưng trong vài trường hợp có thể không có hoặc có quá ít mủ, thường là do môi trường trồng như: đất, thiếu nước, thiếu nắng, …).
Lưu ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

II/ Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.
Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt thịt, viêm, trặc tay chân, đau đầu trun, cá đâm, rắn, rít cắn, kiến, ong đốt, …
III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi:
- Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
- Lấy một tờ lịch treo tường lớnquấn xéo lại thành một cái ống dài, đặc biệt lưu ý: Ống phải dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre nhỏ hay trúc được thông lỗ giữa các mắc (đốt) cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ̃ nóng chảy!
- Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
 




Back
Top