Bạn đang sử dụng Agriviet như thế nào ?

Sử dụng website agriviet như thế nào ?

  • Giao diện xấu, nên thay đổi ngay

    Votes: 0 0.0%
  • Khó sử dụng trên điện thoại

    Votes: 0 0.0%
  • Đăng hình ảnh lên webiste quá khó khăn

    Votes: 0 0.0%
  • Tôi chẳng quan tâm đến giao diện

    Votes: 1 50.0%
  • Hoàn hảo, thật tuyệt vời, thật không thể tin nổi

    Votes: 0 0.0%
  • BQT website quá già, Nên thay đổi bằng các thành viên khác trẻ và năng động hơn

    Votes: 1 50.0%

  • Total voters
    2
Hi ... Cảm ơn lão trước khi chia tay đã nhắc nhở .

Nick chính của mây trắng là Lãng Du .

Một trong những điều khiến người ta khổ chính là đa mang . Bớt đa mang thì bớt khổ . Muốn lãng du thì phải bớt đa mang , hành trang mới nhẹ và lòng mới thảnh thơi .

Lão nói rất đúng . Duyên cạn thì hãy để nó trôi theo dòng vô thường .

Chưa lúc nào MT cảm thấy thảnh thơi như lúc này .

************************************************************
Phiền não cuộc đời từ đâu mà sinh ? Dạ là từ cố chấp , bảo thủ mà sanh , từ việc biết sai mà cứ làm , việc không nên làm cứ làm , ôm rơm nặng bụng ...vạn việc điều do duyên sanh ...không sanh không diệt thì chứng quả bồ đề rồi còn gì
Cá tính mỗi người, Trời cho từ khi còn
trong bụng mẹ. Cá tính phát trển theo
tuổi. Càng già thì càng dày kinh nghiệm
và chín chắn hơn. Tuy cá tính không đổi,
nhưng cái thể hiện của cá tính thì đổi.
Có thể đổi như ngược hẳn lại.
Cá tính có thể thây đổi bác à
Con nói lại cá tính có thể thây đổi vì cá tính từ tính cách + cảm xúc + xã hội mà thành
Tính cách và cảm xúc thì được di truyền và thây đổi rồi di truyền
Nó cũng giống như chuyện gốc nho rừng ghép nho công nghiệp đó bác
Bác Hồ từng nói : Hiền dữ đâu phải vốn có sẵn , phần nhiều do giáo dục mà nên - Cá tính ( hiền dữ ) được hình thành từ xã hội ( môi trường sống ) kết hợp cảm xúc với tính cách mà nó được di truyền - cảm xúc với tính cách hình như có thể di truyền qua 5 đời thì phải
Kính !
 


Last edited:
Con thấy bác viết bài kiểu củ khó chịu quá.
Bây giờ công nghệ hiện đại màn hình rất nhiều size từ điện thoại, laptop, máy tính bảng, chữ sẽ auto resize cho phù hợp mà Bác vẫn viết ngắt quảng xuống đọc khó chịu lắm :D


Sẽ viết tự nhiên, để thuận tiện cho các cỡ màn hình của các máy khác nhau.
Không biết WebSite của bạn có làm được theo như thế không?
Trước kia, WebSite của bạn có khó khăn cho người đọc, nên tôi mới phải tốn công cắt giòng ra, chứ ở Face Book, thì không có vấn đề gì.

Cá tính có thể thây đổi bác à
Con nói lại cá tính có thể thây đổi vì cá tính từ tính cách + cảm xúc + xã hội mà thành
Tính cách và cảm xúc thì được di truyền và thây đổi rồi di truyền
Nó cũng giống như chuyện gốc nho rừng ghép nho công nghiệp đó bác
Bác Hồ từng nói : Hiền dữ đâu phải vốn có sẵn , phần nhiều do giáo dục mà nên - Cá tính ( hiền dữ ) được hình thành từ xã hội ( môi trường sống ) kết hợp cảm xúc với tính cách mà nó được di truyền - cảm xúc với tính cách hình như có thể di truyền qua 5 đời thì phải
Kính !
"Cá Tính" có thể bạn và tôi định nghĩa khác nhau.

Ở tôi, thì "cá tính" thuộc về bản chất của từng người. Đã là bản chất thì không thể đổi. Có câu "Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính" là như vậy. Như trên, tôi đã nói, "Tuy cá tính không đổi, nhưng cái thể hiện của cá tính thì đổi. Có thể đổi như ngược hẳn lại." Nói một cách khác "sự thể hiện của cá tính có thể đổi ngược hẳn lại." Điều đó làm cho bạn thấy cá tính có thể đổi. Đó là vì bạn định nghĩa nó khác.

Bạn nói cá tính có thể di truyền, thì bạn đã xóa bỏ tác dụng của hoàn cảnh bên ngoài lên "sự thể hiện của cá tính" rồi đó.
 
Sẽ viết tự nhiên, để thuận tiện cho các cỡ màn hình của các máy khác nhau.
Không biết WebSite của bạn có làm được theo như thế không?
Trước kia, WebSite của bạn có khó khăn cho người đọc, nên tôi mới phải tốn công cắt giòng ra, chứ ở Face Book, thì không có vấn đề gì.
Bác xem thử đi, giờ đã sửa xong rồi bác, nó sẽ tự resize theo kích thước màn hình.
 
Bạn nói cá tính có thể di truyền, thì bạn đã xóa bỏ tác dụng của hoàn cảnh bên ngoài lên "sự thể hiện của cá tính" rồi đó.
Ý con là '' cảm xúc với tính cách là hai thứ có thể di truyền và CÁ TÍNH là đứa con của tính cách với cảm xúc . Cảm xúc và tính cách di truyền được còn cá tính thì không . Cái thể hiện bên ngoài của cá tính cũng như cái thể hiện bên trong điều là cá tính . Điều cần phân biệt rõ ở đây là - cảm xúc - tính cách - cá tính - thái độ - tư tưởng - cái thể hiện có ý thức và cái thể hiện không có ý thức . Cái mà bác gọi là cá tính đó chỉ là một phần nhỏ trong bản thân và nó tồn tại rồi biểu hiện được gì cũng phải thông qua cảm xúc + tính cách bác à . Hỏi bác con người không có cảm xúc + tính cách thì cái gọi là cá tính từ đâu ra ??? Theo bác cảm xúc , tính cách có di truyền được không , thay đổi được không ??
Kính bác !
 
có được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp với tất cả các thành phần trong giới kinh doanh ngành nông nghiệp.và được những bài học rất đáng quý từ agriviet.cám ơn mọi người đã mở ra trang nông nghiệp này
 
có được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp với tất cả các thành phần trong giới kinh doanh ngành nông nghiệp.và được những bài học rất đáng quý từ agriviet.cám ơn mọi người đã mở ra trang nông nghiệp này
Đọc mấy chữ là em hiểu chị bán buôn buôn bán rồi , hay thật nhỉ
 

Người và động vật, đẻ ra là có cảm xúc và cá tính rồi. Sao lại không có chứ? Cá tính không thể di truyền. Người sinh con, Trời sinh tính. Cái tính này tùy theo môi trường mà phát triển lên, hay kìm hãm lại.

Có người thích nghệ thuật. Có người thích khoa học. Có người thích máy móc. Thế nhưng họ đẻ ra và lớn lên ở châu Phi nghèo đói, thì cá tính này không phát triển được, và bề ngoài, ta thấy họ chỉ là một lũ mọi rợ ngu si. Không ít người Âu Mỹ nhặt một đứa trẻ châu Phi này mang về nuôi, và chúng trở nên giáo sư trường đại học.

Thời bao cấp, chính phủ ưu tiên trẻ con miền núi học đàn Piano. Vào học môn này phải thi năng khiếu. Thế nhưng nếu học sinh là người Hà Nội, thì bị trừ 1 điểm, và nếu là người miền núi thì được thêm 2 điểm. Điểm trừ và điểm thêm đó để điều chỉnh mà đánh giá bản chất thật hơn của học trò đó, để thấy rõ hơn cá tính của nó.

Trẻ con đẻ ra và lớn lên trong gia đình, thì bị lây nhiễm thói hư tật xấu của bố mẹ, cũng ảnh hưởng những đức tính tốt của bố mẹ, nhưng mỗi đứa thì khác nhau. Sự khác nhau đó là cá tính Trời cho nó. Càng lớn lên, càng xa gia đình, thì cá tính Trời cho đó càng phát triển khác xa với bố mẹ. Đứa trẻ đó có thể hư hỏng mặc dàu đẻ ra trong gia đình rất tốt. Đứa trẻ cũng có thể trở nên giáo sư đạo mạo mặc dàu bố mẹ nghèo mạt rệp, nát rượu, hay đánh cãi chửi nhau với hàng xóm. Đó là vì cá tính của nó được phát triển trong hoàn cảnh thuận lợi.

Nói một cách khác, ở rừng núi hoang vắng, thì trẻ con lớn lên không thể hiện cá tính khác hẳn nhau, nhưng ở Mỹ, trẻ con trong cùng một gia đình lớn lên có thể là trùm ma túy độc ác, có thể là giáo sư đại học hiền lành. Cá tính mỗi người đã được đất mà phát triển.

Thời bao cấp, hầu như ai cũng như ai. Ít chuyện công an đánh người. Ít chuyện người bị bắt vào đồn công an thi bị chết. Ít trộm cắp, cướp, hiếp, giết. Ít người giàu tỷ phú. Thời nay, đủ mọi người có các tính cách khác hẳn nhau. Hẳn là không phải di truyền rồi.
 
Người và động vật, đẻ ra là có cảm xúc và cá tính rồi. Sao lại không có chứ? Cá tính không thể di truyền. Người sinh con, Trời sinh tính. Cái tính này tùy theo môi trường mà phát triển lên, hay kìm hãm lại.

Có người thích nghệ thuật. Có người thích khoa học. Có người thích máy móc. Thế nhưng họ đẻ ra và lớn lên ở châu Phi nghèo đói, thì cá tính này không phát triển được, và bề ngoài, ta thấy họ chỉ là một lũ mọi rợ ngu si. Không ít người Âu Mỹ nhặt một đứa trẻ châu Phi này mang về nuôi, và chúng trở nên giáo sư trường đại học.

Thời bao cấp, chính phủ ưu tiên trẻ con miền núi học đàn Piano. Vào học môn này phải thi năng khiếu. Thế nhưng nếu học sinh là người Hà Nội, thì bị trừ 1 điểm, và nếu là người miền núi thì được thêm 2 điểm. Điểm trừ và điểm thêm đó để điều chỉnh mà đánh giá bản chất thật hơn của học trò đó, để thấy rõ hơn cá tính của nó.

Trẻ con đẻ ra và lớn lên trong gia đình, thì bị lây nhiễm thói hư tật xấu của bố mẹ, cũng ảnh hưởng những đức tính tốt của bố mẹ, nhưng mỗi đứa thì khác nhau. Sự khác nhau đó là cá tính Trời cho nó. Càng lớn lên, càng xa gia đình, thì cá tính Trời cho đó càng phát triển khác xa với bố mẹ. Đứa trẻ đó có thể hư hỏng mặc dàu đẻ ra trong gia đình rất tốt. Đứa trẻ cũng có thể trở nên giáo sư đạo mạo mặc dàu bố mẹ nghèo mạt rệp, nát rượu, hay đánh cãi chửi nhau với hàng xóm. Đó là vì cá tính của nó được phát triển trong hoàn cảnh thuận lợi.

Nói một cách khác, ở rừng núi hoang vắng, thì trẻ con lớn lên không thể hiện cá tính khác hẳn nhau, nhưng ở Mỹ, trẻ con trong cùng một gia đình lớn lên có thể là trùm ma túy độc ác, có thể là giáo sư đại học hiền lành. Cá tính mỗi người đã được đất mà phát triển.

Thời bao cấp, hầu như ai cũng như ai. Ít chuyện công an đánh người. Ít chuyện người bị bắt vào đồn công an thi bị chết. Ít trộm cắp, cướp, hiếp, giết. Ít người giàu tỷ phú. Thời nay, đủ mọi người có các tính cách khác hẳn nhau. Hẳn là không phải di truyền rồi.
Cám ơn bác về thông tin rất ý nghĩa
Những gì con nói di truyền được là bởi con nói theo tư tưởng của một nhà nghiên cứu động vật linh trưởng . Ông ta nói '' tính cách và cảm xúc của từng chú khỉ được di truyền rồi phát triển theo hoàn cảnh ...có con đầu đàn rất hung dữ nhưng cũng có con lại hiền lành ''
 
Nếu bàn về di truyền, chỉ nói về gien và thể hiện tính trạng của gien, thì câu kết luận là: con cái không bao giờ có cùng gien với bố mẹ, và thể hiện tính trạng của các con cũng không giống bố mẹ và không giống nhau.
 


Back
Top