Bán thỏ giống, thỏ thịt -cần thơ

  • Thread starter tam01ct
  • Ngày gửi
uuuuuuuuuuupppp bài kiếm tiền .
Thân !
 


Bạn tâm cho mjh hỏi cái. giá thỏ giống giờ là bao nhiêu z?. Ròi có thu mua lại thỏ thịt ko bạn. Mjh định nuôi mà ko bít đầu ra thế nào? Mong ban chỉ giiup. Thanks
 
cho mình hỏi thịt thỏ của bạn nơi sản xuất là ở tiềng giang sao giấy đăng ký trại thỏ ở cần thơ vậy bạn.
 
bác cho em hỏi vậy mình không tính tiền thuốc men gì cho thỏ ak. bác nói vậy thì từ khi sinh ra tới khi bán thịt thì khoảng bao lâu. mong bác tư vấn giúp
 
thỏ giống cung cấp đến các tỉnh miền tây. Giao hàng tại bến xe, nơi mua sẽ nhận tại bến xe gần nhất. giá thỏ giống có nêm yết ở trang đầu tiên, bà con vào đó xem.
chúc mọi người thành công
 
TRẠI THỎ "TƯ ĐỂ" CHÍNH THỨC ĐỔI TÊN THÀNH TRẠI
THỎ PHƯƠNG NAM TỪ NGÀY 6/12/2015

BÀ CON CÓ THỂ TRUY CẬP VÀO WEBSITE: WWW.THOPHUONGNAM.VN


NƠI CUNG CẤP THỎ GIỐNG, THỎ THỊT ĐÁNG TIN CẬY.
ĐỊA CHỈ: KV. BÌNH THƯỜNG B, P.LONG TUYỀN, Q.BÌNH THỦY, TP. CẦN THƠ.

TRẠI “THỎ PHƯƠNG NAM ” CHUYÊN CUNG CẤP THỎ GIỐNG, THỎ THỊT, THỎ LÀM SẴN ĐÓNG GÓI.
GIỐNG THỎ ĐANG ĐƯỢC NUÔI LÀ GIỐNG THỎ NEWZEALAND.
THỎ ĐƯỢC NUÔI THEO HÌNH THỨC CÔNG NGHIÊP. 100% THỨC ĂN VIÊN. NÊN THỎ RẤT KHỎE TỈ LỆ THỊT CAO. THỎ LỚN NHANH. PHÙ HỢP CHO QUI MÔ CÔNG NGHIỆP.

GIÁ BÁN:
THỎ HƠI: 70.000D đ/kg.
THỎ GIỐNG:
thỏ con 30 ngày tuổi: 100.000 đ/con.
loại 1kg-1.9kg: 150.000 đ/kg.
loại từ 2kg- 2.9kg: 200.000 đ/kg.


5675596d9b7df.jpg




23219683743_342f726299_o.jpg


23764001541_199683451f_o.jpg


23478575149_bb17692fae_o.jpg



23219720593_87fe882d63_o.jpg


23550812000_2f79922685_o.jpg


56755a4b41ba1.jpg


56755a5eb380e.jpg



23550877140_d54e61bc91_o.jpg


CHÚNG TÔI SẴN SÀNG CHIA SẼ KINH NGHIỆM CHO CÁC HỘ NUÔI CÓ Ý ĐỊNH THÀNH LẬP TRANG TRẠI.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC HỢP TÁC.
SDT: 01674.612.634 (A.TÂM).
Mail : tam_ct01@yahoo.com.vn
thophuongnamct@gmail.com


Giấy chứng nhận của HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chứng nhận cho : NGUYỄN TẤN ĐỂ (TƯ ĐỂ) CHỦ TRẠI THỎ "TƯ ĐỂ"
Đạt danh hiệu: NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI NĂM 2005
Agriviet.Com-Picture_006.jpg


Giấy khen của BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
Khen tặng năm 2009

Agriviet.Com-Picture_004.jpg


giấy phép TRANG TRẠI cấp cho ông: NGUYỄN TẤN ĐỂ chủ trang trại thỏ

Agriviet.Com-Picture_023.jpg






I. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG

Thỏ nhà là gia súc được biết như là một loài ăn cỏ chuyển hoá một cách có hiệu quả từ rau cỏ sang thực phẩm cho con người. Đối với các hộ gia đình có vốn ít thì loài Thỏ được xem là “ CON HEO”. Thỏ có thể chuyển hoá 20% protein chúng ăn được thành thịt so với 16-18% ở heo và 8-12% ở bò thịt. Theo nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều thì hình thức nuôi cỏ truyền thống không thể đáp ứng được thì mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp hoàn toàn khả thi.
Trên thế giới ngành chăn nuôi thỏ khá phát triển. Trong những thập niên 80 theo ước tính từ sự sản xuất thịt thỏ, mỗi năm một người tiêu thụ khoảng 200g thịt thỏ. Sản xuất thịt thỏ cao ở các nước Nga, Pháp, Ý, Trung Quốc, Anh, Mỹ, v..v…Một cách chung nhất nghề này phát triển mạnh ở Châu Âu và Châu Mỹ, tuy nhiên kém phát triển ở Châu Á và Châu Phi. Ở Châu Âu sự sản xuất và mua bán thịt thỏ và thỏ giống cũng tăng nhanh. Cụ thể là các nước Nga, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan và Anh. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu thịt thỏ có uy tính ở thị trường Châu Âu. Thị trường da thỏ và lông len thỏ cũng mạnh mẽ đặc biệt là nhu cầu da xuất khẩu sang Anh, Nhật, Ý, Mỹ,…và lông len của thỏ Angora xuất sang Mỹ, Nhật và Đức từ các nước sản xuất chính như: Czechoslovakia, Đức, Anh, Tây Ban Nha, v.v…
Ở Việt Nam mặc dù nghề chăn nuôi thỏ ở nước ta hiện nay nói chung còn rất mới và chưa phát triển so với các gia súc khác, tuy nhiên rải rác người dân cũng phát triển chúng từ thành thị đến nông thôn trên cả nước để cung cấp thịt cho cộng đồng người dân, các nhà hàng, quán ăn, cung cấp thỏ các phòng thí nghiệm, viện, trường học, dùng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy, v..v... Trong tương lai gần với dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu thực phẩm cho người dân ngày càng lớn, nhu cầu nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng tăng lên. Do vậy trong tương lai gần chúng sẽ phát triển thành một ngành chăn nuôi quan trọng. Việc đặt một nền tảng khoa học kỹ thuật để nhằm phát triển đàn thỏ ở Việt Nam có vai trò quan trọng đặc biệt.




II . THỎ - CON HEO CỦA NHÀ NGHÈO
Người nghèo, không ai dám có tham vọng nuôi heo để làm giàu, mà chỉ là cách…bỏ ống, nhịn ăn nhịn mặt chạy ăn cho heo, cuối năm bán được số tiền, coi như đó là tiền dành dụm. Đó cũng là cách “ giật gấu vá vai” chứ không có gì khác lạ.
Hơn nữa, đã nghèo thì làm gì nuôi được nhiều heo, ngoài số tiền khá lớn để mua con giống, hàng ngày còn phải chạy ăn cho heo. Đó là chưa nói đến khoản tiền thuốc men phải bỏ ra khi heo bị trái gió trở trời…
Nông dân nước pháp cũng nghĩ như vậy nên những người nghèo họ không nuôi heo mà quay sang nuôi thỏ và họ coi thỏ là con heo của người nghèo. Hơn nữa, thịt thỏ ở pháp được coi là món ăn khoái khẩu và đắt giá, nó nằm hàng đầu trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng.
Người pháp có món” civel de lapin” ( thỏ nấu rượu chát) nổi tiếng thế giới. Có thể nới người pháp nói riêng và người châu Âu, châu Mỹ nói chung, họ thích ăn thịt thỏ hơn cả thịt bò, thịt gà. Do đó, thỏ không bao giờ bị ế chợ và lúc nào cũng bán được giá cao.
Nuôi thỏ, tiền mua thỏ giống không đáng là bao, nên ai nghèo túng quá cũng gắng mua được đôi ba cặp mà nuôi. Bước đầu khiêm tốn như vậy cũng được, sau này cứ mặt mà tăng bầy…hơn nữa, chuồng trại nuôi thỏ đóng với vật liệu rẻ tiền, đóng toàn tre hay gỗ cũng được. Đã thế, đóng chuồng cũng không cần cầu kỳ về kiểu dáng, chỉ cần người khéo tay một chút với vài thứ đồ nghề như cưa, đinh, búa, là ai cũng có thể đóng được.
Nuôi thỏ còn lợi hơn nuôi heo, vì sự mắn đẻ của nó, mỗi lứa số con cũng nhiều. có nhiều con đẻ đến hơn chục con một lứa và tự nó nuôi sống đầy đủ. Thế nhưng không ai lại để cho một thỏ mẹ nuôi nhiều con đến như vậy, vì thỏ mẹ mau mất sức, có hại cho những lần sinh sản sau. Mỗi lứa, ta cho thỏ mẹ nuôi 7 con là vừa chừa. Thỏ mẹ có 8 vú, nuôi 7 con chừa 1 cái vú để khi nào có con nhỏ yếu thì còn dư 1 cái để ít cạnh tranh hơn, như vậy thỏ con mới lớn đều nhau, trong bầy không có con to, con nhỏ. Sự phân cỡ là rất quan trọng, khi trong bầy có con to con nhỏ thì sức bú hay sức ăn khác nhau điều này ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như thể trạng sau này.
Nuôi thỏ không phải chỉ có mỗi mục đích lấy thịt ăn, hay để bán thỏ thịt mà còn bán thỏ con, thỏ lứa để làm giống, vừa có giá trị cao vừa xoay vòng vốn được nhanh. Ngoài ra ta còn có thể sử dụng phân thỏ sử dụng cho các mục đích khác như: ủ phân hay cho cá ăn. Phân thỏ rất tốt, nếu làm thức ăn cho cá thì càng tuyệt vời. Nuôi theo hình thức công nghiệp thì thỏ chỉ hấp thụ 80% chất dinh dưỡng còn 20% còn lại thải ra phân. Nếu sử dụng phần phân thải này cho cá ăn thì cuối vụ ta hưởng được hai phần lợi nhuận. Bên cạnh đó phân thỏ có nhiều người ủ để nuôi trùng quế.
Tóm lại nuôi thỏ có rất nhiều lợi, đã ít vốn lại kiếm được nhiều lời. Đó chưa kể đến mặt bằng không cần rộng, vì chuồng cho một con thỏ giống chỉ mất khoảng nửa mét vuông mà thôi.

Đừng bỏ lỡ qua nguồn lợi lớn

Xưa nay, phàm nuôi con vật gì có sinh sản mới cho ta nhiều lợi, trâu cái, heo nái… là những con vật sinh sản nhanh nên ai cũng thích nuôi. Thỏ là con vật mắn đẻ lại đẻ sai nên lại càng nên nuôi nhiều hơn nữa.
Đừng nói chỉ ở châu Âu, châu Mỹ, nơi có truyền thống lâu đời về nuôi thỏ, mà các nước châu Á chúng ta từ hàng trăm năm nay họ đã đánh giá việc nuôi thỏ đem về cho họ một nguồn lợi lớn, không những tiêu thu trong nược mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, hàng năm đem về một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Ông bà ta xưa cũng biết nuôi thỏ sinh lợi nhiều, cho nên nghề nuôi thỏ của mình cũng đã có từ lâu đời, thế nhưng do không có kinh nghiệm nuôi, nên ngành nghề này mới càng ngày càng mai một đi. Sô người nuôi trước thì đông, sau cứ bớt dần…
Trước đây nửa thế kỹ, ở nông thôn miền Nam và một sô nơi ở miền trung có rất nhiều nhà nuôi thỏ. tuy số lượng nuôi không nhiều, mỗi nhà chỉ làm đôi ba cái chuồng để nuôi vài ba cặp thỏ và đặt ở sau nhà hoặc chái hè, coi như vừa lấy lợi vừa làm cảnh cho vui. Nhưng do cách nuôi của bà con mình quá lạc hậu nên ít ai thu được mối lợi lớn mà đáng ra phải có.
Do không thấy được mối lợi trước mắt, nên ngành nghề chăn nuôi này cứ đi xuống, gần như tuột dốc, thật là thiên hạ đã bỏ qua mối lợi đáng tiếc.
Ta hãy tìm hiểu tai sao nghề nuôi thỏ của chúng ta trước đây không phát triển mạnh được?

1. Do không có kinh nghiệm:
Đây được xem là yếu tố chính khiến nghề nuôi thỏ tại nước ta cứ “dặm chân” tại chỗ, nếu không muốn nói càng ngày càng lùi dần.
Làm nghề gì cũng cần có kinh nghiệm, kinh nghiệm càng nhiều thì ngành nghề mới phát triễn nhanh được. kinh nghiệm này một phần lấy từ sách vở, tài liệu, một phần do sự ki cóp của bản thân. Nhưng khổ nỗi thời trước sách vở về ngành nghề này cũng ít, mà kinh nghiệm bản thân thì… ai biết người ấy để bụng chứ không ai chịu bày vẽ cho ai.
Một điều nữa cũng cần phải đặt ra là trước đây ta đánh giá quá nhẹ con thỏ, không đặt ngang hàng mối lợi so với nuôi gà, nuôi vịt, nuôi để “ cho vui”, chứ ít ai nghĩ đến mối lợi to lớn do thỏ mang lại cho mình. Chính vì vậy nên ít người chịu mày mò kinh nghiệm để nuôi.
Nhìn lại cách nuôi thỏ của ông bà ta xưa, ta thấy do quá thiếu kinh nghiệm nên mới gặp nhiều thất bại. Thói thường hễ thấy người này thành công thì người khác mới phần khởi làm theo, còn hễ chung quanh người người đều thất bại thì ai dại gì sấn sổ vào cho bị họa lây.

2. Xem nhẹ việc chọn giống:
Ngày xưa những người nuôi thỏ, hễ nuôi giống gì thì cứ nuôi mãi một giống. Mà giống thỏ ngày xưa là giống thỏ nội địa, gọi là “thỏ cỏ”, chúng rất nhỏ con, con trưởng thành nặng chỉ hơn hai ký mà thôi.
Vẫn biết thỏ cỏ dễ nuôi, thích nghi tốt với khí hậu, chịu đựng được môi trường dơ bẩn, ăn dễ lại đẻ sai. Mức tốn không bao nhiêu, nhất là đỡ công chăm sóc nên ai cũng ham.
Khoảng bốn năm chục năm trước đây, nhiều nơi nuôi thỏ như cách nuôi…trâu bò, hoặc cách nuôi heo thời xưa ở miền Trung, miền Bắc. Nghĩa là cũng làm chuồng nhốt, nhưng năm bảy tháng, thậm chí cả năm họ mới làm vệ sinh một lần, nên đứng gần chuồng thỏ đó mùi hôi xông lên. Cách cho thỏ ăn không cần có máng mà cứ vứt bừa. Số thức ăn còn thừa nó đạp xuống làm phân (thỏ cỏ), như cách ta nuôi trâu, bò, heo cốt để lấy phân bón cho cây. Mỗi ngày phân cứ dày lên một chút, đến khi nào thấy con thỏ có thể phóng ra khỏi chuồng thì người ta mới nghĩ đến vệ sinh chuồng thỏ.
May mà giống thỏ ăn rất có nết, nó cứ ngồi xuống một chỗ rồi ăn lần tới, chứ không bươi hay xới như heo. Nuôi theo cách này chuồng rất bẩn lại hôi hám. Thế nhưng giống thỏ cỏ lại chịu được, ít con bị bệnh tật mới là chuyện đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên, một khi giống đã nhỏ con thì sinh ra con nhỏ, làm thịt không được bao nhiêu, cho nên nuôi không… kinh tế. Người xưa thường đơn giãn nghĩ rằng thà làm một con gà giò cũng đãi được vài người khách, cho nên ít người chịu mua thỏ để ăn.

3. Do cho sinh sản sớm:
Một cặp thỏ tơ đực, cái nuôi chung trong chuồng thì từ tháng thứ tư, năm đã bắt đầu động dục, như vậy là ta cố tình cho thỏ đẻ quá sớm, thay vì phải nuôi đến 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho phối giống.
Đã thế, sau khi thỏ đẻ xong là cho con đực vào phối giống liền để đẻ lứa tiếp theo. Nuôi như vậy, mỗi năm ta khai thác được 12 lứa thỏ, trước mắt thấy lợi, nhưng liệu con thỏ mẹ đó kéo dài tuổi sinh sản được bao năm? Đó là điều không ai nghĩ đến. Mẹ mà mắn đẻ như vậy thì những lứa con sau thế nào cũng èo uột vì mẹ không đủ sức để tạo sữa nuôi con.

4. Không biết ngăn ngừa kẻ thù cho thỏ:
Con thỏ có rất nhiều kẻ thù, đặc biệt là thỏ con. Đành rằng chuồng có nắp đậy, những nắp đậy là tránh để thỏ mẹ thoát ra ngoài chứ không phải để ngăn ngừa kẻ thù cho thỏ con.
Làm sao bảo đảm được những kẻ hở của vách chuồng được đóng sơ sài bằng tre, bằng gỗ thì không bị chuột khoét để chui vào. Loại thỏ con sơ sinh vốn là mồi ngon của chuột lắc. Thỏ con lớn hơn tí nữa thì bị mèo vồ, hoặc rắn… dù đẻ sai mà cứ bị hao hụt như vậy thì mối lợi đâu còn.

5. Không biết giữ vệ sinh chuồng trại:
Nuôi thỏ không có tiếng ồn nhưng do nước tiểu có mùi khai nồng nặc nên cần phải nuôi cách xa nhà ở của mình, mới hợp vệ sinh. Đó là nuôi với số lượng nhiều.
Người xưa nuôi thỏ không biết cách giữ vệ sinh cho chuồng sạch sẽ. Nuôi như vậy trước hết có hại cho sức khỏe của thỏ và người nuôi, sau là tạo sư dơ bẩn trong khu chăn nuôi, như vậy nuôi số nhiều không được. Thường thì mỗi nhà đặt vài ba cái chuồng ở sau nhà hoặc bên chái nhà, tuy mùi hôi nhưng vẫn gắng chịu.
Nuôi thỏ theo phương pháp cũ vừa trình bày ở trên gần như không tốn công chăm sóc. Chỉ chừng nào thấy phân trong chuồng “đôn” cao lên hơn phân nửa thì lúc đó người ta mới chịu khó mó tay vào làm vệ sinh. Có khi một đời thỏ là một đời chuồng, vì thỏ bán đi thì chuồng đã mục!
Đành rằng chuồng đóng bằng tre không tốn kém, nhưng chẳng lẽ do không tốn kém mà lại nuôi mất vệ sinh?
Nuôi như vậy không thể nuôi đại trà được và không thể áp dụng cho cách nuôi ngày nay.

6. Không biết phối giống định kỳ:
Ngày xưa người mình nuôi thỏ cho đẻ mỗi tháng một lứa con như cách chúng sinh sản tự nhiên trong rừng. Đẻ như cách nhiều người đẻ năm một vậy, nghĩa là tháng nào cũng thu được một bầy thỏ con. Không ai biết cách gìn giữ sức khỏe cho thỏ mẹ bằng cách tạo khoảng cách nghỉ ngơi cần thiết giữa hai lứa con như cách chúng ta nuôi ngày nay.
Giống thỏ có điều lạ, vừa đẻ xong con cuối cùng, thỏ mẹ vừa lả người vì mệt, thế nhưng nếu đem sang chuồng thỏ đực thì nó chịu cho phối giống liền. Như vậy là ba mươi ngày sau ta đã có thêm được lứa thỏ con khác.
Nuôi theo phương pháp cũ thì mau sinh lợi thật nhưng thời gian sinh sản của đời thỏ mẹ chắc chắn không thể kéo dài lâu, do kiệt sức, thay vì khai thác được ba năm thì chỉ độ năm rưỡi hoặc hai năm đã thải ra vỗ béo bán thịt.
Không phải người xưa quá tham lam nên mới khai thác sự sinh sản của thỏ mẹ quá mức, mà là vì nhiều người lầm tưởng là do…giống thỏ mắn đẻ như vậy, cứ mỗi tháng ra một lứa như loài chuột! người ta khen thỏ mắn đẻ là vì vậy.
Nhiều người nuôi thỏ đã lâu năm thậm chí nuôi từ đời này sang đời khác mà kinh nghiệm cũng không nhiều. Họ không biết được hiện tượng thỏ cái động dục ra sao? Mà nếu không nắm vững điều này thì việc cho thỏ phối giống sẽ cực kỳ khó khăn, vì làm sao cho phối đúng lúc được?
Thỏ vừa đẻ xong cho phối giống thì mười con chịu hết mười, nhưng nếu để qua hôm sau, hoặc vài ba hôm nữa đem thỏ cái sang chuồng thỏ đực thì thỏ mẹ không chịu phối giống nữa.
Vì không chịu nên thỏ cái cứ chạy lòng vòng mãi trong chuồng, mặt cho thỏ đực mặt sức rượt đuỗi. Có con còn nằm ép sát vách chuồng như trốn thỏ đực, nên nhiều khi thỏ đực cắn thỏ cái rất đau. Điều đó rất có hại đến sức khỏe của thỏ cái.
Vậy thì chỉ còn cách phải chờ ngày thỏ cái động dục trở lại mới cho phối giống được. Muốn vậy, phải nuôi thúc cho thỏ cái sung sức lên, khoảng tháng sau nó mới lên giống.
Do không biết được hiện tượng lên giống ở thỏ cái ra sao? Nên người nuôi thỏ cái đành để luôn. Thỏ cứ mập ú ra và không sinh sản nữa. Nuôi như vậy thì dễ chán, vì thỏ đâu sinh sản mà có lợi? vào nghề mà gặp trường hợp này chừng vài lần dễ nản, do đó có nhiều người bỏ nghề luôn!. Nhất là khi nuôi theo công nghiệp nếu trễ thời gian lên giống thì lại kéo dài thời gian nuôi mà không sinh ra lợi nhuận.
Mặt khác do người nuôi thỏ có trăm ngàn công việc để làm, đâu mấy người rãnh rỗi cứ đứng bên chuồng thỏ mà quan sát từng hiện tượng một của chúng. Vì vậy, ông bà ta xưa xem việc thỏ đẻ vừa xong thì cho phối giống ngay là chuyện hợp với tự nhiên, nên họ cứ thế mà làm.
Thực ra hiện tượng thỏ mẹ động dục trông quá rõ, ai có kinh nghiệm trong nghề sẽ nhận ra ngay. Vấn đề nay sẽ trình bày rõ ở phần sau.
Do việc phối giống tường là quá khó khăn như vậy nên nhiều người không dám bắt tay vào nghề nuôi thỏ. Ngay một số người nuôi cũng chán ngán bỏ ngang.

7. Không biết phương pháp phòng ngừa và chữa bệnh:
Giống thỏ rất ít bệnh, đa số bệnh dễ phòng ngừa trước được dễ dàng. Nhưng khi chúng đã bệnh thì khó chữa trị. Ngay bệnh ghẻ không thôi cũng làm cho chủ nuôi lo lắng, vì rằng không cữa trị kịp thời bệnh sẽ lây ra cả chuồng, cả trại…
Do không biết cách phòng ngừa và chữa trị, nên hễ trong chuồng phác giác có thỏ bệnh, họ cứ để cho thỏ lây lan, rồi chết dần mòn…bệnh một phần cũng do chuồng nuôi quá dơ bẩn, vì xem nhẹ khâu vệ sinh.
Tóm lại, nuôi thỏ mà không có kinh nghiệm bản thân thì thất bại không sao tránh khỏi.

Theo phương pháp cũ, nuôi thỏ không lợi.

Nuôi thỏ theo phương pháp cũ mà ông bà ta đã nuôi quả không lợi thật. Con giống thì không cải thiện, nhiều nhà cứ nuôi mãi một giống thỏ cỏ từ đời này sang đời khác. Nuôi cho ăn quá đơn giản, chỉ có rau cỏ là chính. Chuồng nuôi không hợp vệ sinh, nhất là kích thước chuồng quá hẹp khiến thỏ thường bị bệnh, hao hụt nhiều, chỉ nuôi trong phạm vi nhỏ hẹp gia đình, chứ không ai có ý định nuôi đại trà.
Số lượng nuôi đã hạn chế mà đầu ra cũng không có, nếu có cũng không đáng kể nên ngành nghề này không thể nuôi sống được người nuôi. Nuôi thỏ với mục đích chính là bán thỏ con cho người khác mua về nuôi, chứ ít ai trông mong từ nguồn lợi thỏ thịt. và rằng, trước đây dân ta không có thói quen ăn thịt thỏ. Người ta chê thịt thỏ không săn chắc, thịt bở, không ngon mà cũng không có nhiều cách chế biến bằng thịt gà, thịt bò,… đó là chưa nói giá cả lại đắt hơn. Một khi bà nội trợ đã chê thì thịt thỏ làm sao bán được?
Nhiều người chê giá thịt thỏ đắt thì đúng, chứ chê dở thì e rằng sai. Vì rằng mỗi loại thịt đều có cách nấu nướng riêng của nó. Thịt thỏ mà nấu nướng theo cách của thịt bò, thịt gà thì sao ngon được? tất nhiên, thịt thỏ không thể chế biến được nhiều món ăn bằn thịt bò, thịt gà rồi!
Lại có nhiều người cả đời không dám ăn một miếng thịt thỏ vì họ…tin dị đoan. Họ tin rằng người đàn bà đang có mang mà ăn thịt thỏ, sau naỳ sinh con sẽ bị sứt môi…giống thỏ bị chẻ hai vậy.
Lối tin tưởng này thật không có cơ sở khoa học. sứt môi là do sự cấu tạo của các tế bào trong bào thai, chứ đâu phải có hơi hướm thịt thỏ. Mà ngay đàn bà có thai ngại ăn thịt thỏ đã đành, nhiều cô con gái chưa chồng cũng kiêng cữ vì… đề phòng xa!
Có nhiều người cả đời nuôi thỏ nhưng cũng không làm thỏ mà ăn vì …sợ tội. tội đây là tội nghiệp cho con vật chứ không phải sợ tội lỗi. Họ quan niệm đơn giản rằng giống thỏ vốn hiền lành, cả đời không hề biết cắn mổ ai, thậm chí không biết kêu la, dù một tiếng khẽ nên họ rất thương, không thể tự tay làm thịt mà ăn.
Vì có nhiều người chê thịt thỏ từ những lý do không đâu như vậy, nên người nuôi thỏ mới sống không nổi với nghề.
Chính vì không thấy được mối lợi lớn từ thỏ mang lại, nên ngành nghề béo bở này mới bị chê trong suốt một quãng thời gian dài. Đó là điều đáng tiếc, vì chúng ta đã bỏ mất một mối lợi rất lớn. Họ nên biết rằng thịt thỏ rất bổ lại lành tính, hợp với người già và người đang ăn kiêng, nhất là bệnh nhân bị bệnh béo phì và tim mạch. Trong thịt thỏ hàm lượng cholesterol rất thấp, lại có nhiều đạm…
Biết lựa chọn con giống tốt, to con gấp mấy lần giống thỏ cỏ, lại chú trọng đến cách pha chế thức ăn và có khẩu phần ăn hợp lý để bồi bổ đúng mức cho thỏ theo đúng từng thời kỳ sinh trưởng của nó. Nhất là khâu vệ sinh chuồng trại phải được cập nhật hàng ngày.
Thị trường nuôi thỏ ngày nay cũng rộng, nhờ vào sự tiêu thụ thịt từ các nhà hàng, một số lượng cho các phòng thí nghiệm và nhất là thói quen không ăn thịt thỏ của nguời dân mình cũng không còn trong tuyệt đại đa số. Nhờ đó mà thị trường trong nước cũng khá dần lên
Thịt thỏ ngày nay được mọi người đánh giá là loại thịt ngon, bổ, nên trước mắt số cung không đủ cầu và giá cả thị trường cao hơn nhiều loại thịt khác.
P
Thỏ nuôi theo phương thức công nghiệp thì cho ăn 100% cám là bình thường thôi bác. Điều quan trọng là cám đó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ và có hiệu quả kinh tế là được.

Theo đánh giá của mọi người thì nuôi công nghiệp thỏ sẽ phát triển nhanh hơn, thịt sẽ ngon hơn, còn nuôi bán công nghiệp hay 100% thức ăn thô xanh thì trước khi giết thịt cần vỗ béo thỏ thì thịt mới ngon.
ben trai minh co thu tho thit hk a
 



Back
Top