Bàn về nông nghiệp !

haclong !

Facepage\vuatraicaythaophuonghanoi
Thực trạng nền nông nghiệp việt nam 2015 !

Nền nông nghiệp việt nam hiện nay được cho là lạc hậu, manh mún, nhỏ lẽ, tự phát và chậm phát triễn.

Điều trên là đúng, nhưng chỉ đúng một nữa !

Tôi cho rằng nền nông nghiệp việt nam có những điểm mạnh và điểm yếu so với các nền nông nghiệp của các quốc gia khác mà tôi từng nghiên cứu. Nhưng ở topic này tôi chỉ bàn về các điểm yếu của việt nam so với các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, bài sau sẽ nói về các điểm mạnh.

Bất cứ điều gì diễn ra đề có nguyên nhân của nó, vậy đâu là nguyên nhân chính làm cho nền nông nghiệp việt nam yếu kém trong khi sở hữu tài nguyên về đất đai, khí hậu và thời tiết vô cùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp:
1. Do đường lối chính sách của đảng và nhà nước ?
2. Do các điều kiện về vốn và đất đai ?
3. Do trình độ canh tác ?
4. Do văn hóa ?
5. Do môi trường sống ?
6. Hay do một cái gì khác ?

Bạn hãy chọn một nguyên nhân trên rồi tiếp tục đọc, tôi cam đoan khi tôi phát biểu quan điểm của tôi sẽ rất khác quan điểm của bạn, và kết quả cuối cùng có thể gây tranh cãi mãi mãi ...

Bạn là người đang đọc những hàng chữ này, bạn đã chọn chưa ?
Nếu rồi thì đọc tiếp đi..

Nếu mổ xẻ và phân tích ở nhiều góc độ để tìm 1 nguyên nhân chính, nguyên nhân mà gây ra tình hình sản xuất nông nghiệp yếu kém hiện nay thì rất nhiều, nhưng cái chúng ta đang làm là đi tìm 1 nguyên nhân chính !

Và theo tôi, nguyên nhân chính đó là: "do tư duy nhà nông thấp kém".

Vâng, có lẽ tôi là người duy nhất ở việt nam ưa dùng từ ngữ: "tư duy nhà nông". Vậy, tư duy nhà nông là gì ?

Tư duy nhà nông: là lối suy nghĩ của nông dân.

Ý tôi là do chính lối suy nghĩ của nông dân nhà ta vừa thấp vừa kém.

Trong thời gian 1 năm nghiên cứu và canh tác nông nghiệp của tôi thì tôi nhận ra rằng các anh chị cô chú em út nhà nông của chúng ta có 1 thói quen suy nghĩ ăn sâu vào máu những luồng suy nghĩ sau:
1. Tiết kiệm nhất.
2. Dễ nhất.
3. An toàn nhất.
4. Phong trào nhất.
5. Kinh nghiệm xưa vẫn ổn so với nay nên không cần trình độ ngày nay cũng như cập nhật và ứng những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Vâng, nông dân thườnc suy nghĩ như vậy.
1. Tiết kiệm nhất: thường thì trên thế giới, các nước tiên tiến họ không trú trọng đến việc tiết kiệm. Họ quan tâm đến chất lương nhất và năng suất nhất.

Nhiều người trồng 1 hecta đu đủ tốn tổng cộng là 10 triệu, ít người trồng 1 hecra đu đủ tốn 200 triệu. Thường thì người trồng 200 triệu lời được 200 triệu nữa, còn người trồng 10 triệu thì không thu hồi được vốn. Tại sao ?

Tại vì người trồng 200 triệu biết trồng, họ biết vườn đu đủ đang cần những gì và cho nó ăn như thế nào. Họ quan tâm đến tiền của mình bỏ ra nên họ có trách nhiệm với chính những cây đu đủ của họ, họ bảo vệ nó và đánh bật tất cả những cái gì hay điều gì hoặc người nào chạm vào nó.

Còn người trồng 10 triệu thì sao ? Họ cho rằnc "có thì ăn còn không thì thôi" đơn giản thế thôi và kết quả cũng thế thôi.

Bạn đồng ý với tôi điều này k ?

2. Dễ nhất.
Các nước tiên tiến họ sợ các cây dễ trồng hoặc con dễ nuôi. Với lợi thế đất đai của họ thì 1 người trồng hoặc nuôi đủ cho cả huyện ăn không hết.

3. An toàn nhất.
Còn các nhà nông của ta thì cảm thấy ổn, lời ít cũng được miễn là "chắc như bắp". Xúm lại trồng bắp, nhà nhà trồng, người người trồng và bắp rẻ như cho.

4. Phong trào nhất.
Miễn là có thứ gì đang lời nhiều vào thời điểm ấy là điều kỳ diệu ấy xuất hiện đầy các mặt báo. Các phóng viên và các tờ báo chả quan tâm tới tác hại của việc mình làm, cái họ quan tâm là bài viết của mình và tờ báo của mình được nhiều người đọc nhất.

Và, sau khi đọc xong thì việc ấy đượ bàn đầy các quán cafe cóc, đi đâu cũng nghe cây đó hot và con đó hot. Rồi, cái gì đến rồi cũng đến...

Nông dân xúm lại trồng !

Trồng quá trời, trồng bạt ngàn, mạnh ai nấy trồng, trồng càng nhiều càng tốt, trồng càng nhanh càng tốt mặc dù họ mù mờ về đầu ra và chả có tí kinh nghiệm nào cho việc mình đang làm. Cửa thắng họ là 10%.

Vâng, rất rủi ro mà họ nào biết mà họ nào hay !

Mà cho dù trồng được thì tới lúc thu hoạch họ đã xem trên tờ báo hôm nào có bài đăng sáng nay là: sản phẩm của họ cung đã vượt cầu.

Nhịp khúc: trồng rồi chặt, chặt rồi hong lẽ để đất trống ? Đi mua tờ báo về kiếm gì trồng tiếp thôi.

Đó là những người dễ dãi và hiền hậu. Những kẻ khó tánh thì quay ra "cự" đảng và nhà nước chả có đường lối chính sách hỗ trợ họ tí nào !

5. Kinh nghiệm xưa hơn trình độ ngày nay.
Khi nói về nông nghiệp, những nông dân lão làng ưa kể về thời hoàng kim của họ. Họ nói năm xưa họ trồng mì mà chở mấy chục xe máy cày chưa hết củ, họ nói năm xưa tivi có đăng họ lên vì phóng viên có vác máy quay đến tân vườn để phỏng vấn kỹ thuật trồng của họ, và vâng vâng, và vâng vâng, ...

Ấy vậy mà những người đó chả ai giàu có, họ thường không đủ ăn chứ đừng nói đủ mặc. Họ cho rằng trồng y chang như ngày xưa thì chắc "thắng". Vâng, họ đã nhầm !

Mỗi năm đều có vài bệnh mới, mỗi năm đều có vài loại bệnh kháng với thuốc BVTV ngày xưa, mỗi năm đều có nhiều nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã cho nhiều kết quả đáng để học tập và áp dụng, và vâng vâng, và vâng vâng, ....

Bữa mưa xong cái tui đi tưới đu đủ, dân bản xứ gặp tôi họ cười và nói tôi siêng quá. Về tới nhà họ nói tôi bị điên hay sao mà mới mưa xong lại quay máy đi tưới.

Những cơn mưa đầu tiên của đầu mùa mưa năm nay sau khi tạnh thì tôi hay nói với người dân tộc anh em là: "mỗi cây đu đủ được 2 lít nước ?!!!!". Ban đầu anh ta ngu ngu ngơ ngơ và nghĩ tôi nói "dỡn", về sau anh ta biết tôi nói thiệt thì bất ngờ mà thốt lên rằng: "xưa nay chưa thấy ai tính kiểu đó cả !!!!".

Vâng, sau mỗi cơn mưa tôi đề tính ra xem mỗi cây đu đủ được bao nhiêu lít nước, nếu thừa thì tốt, còn thiếu thì phải tưới. Vì tôi tưới dí nên phải tranh thủ, muốn tưới giáp vòng là phải mất 1.5 ngày nếu là tôi tưới, còn người anh em kia mà đi tưới là phải mất 2.5 ngày mới xong 1 hecta đu đủ.

Chỉ khác biệt về lối suy nghĩ, người giàu lên từ nông nghiệp còn người nghèo xuống vì nông nghiệp.

Theo bạn, haclong nói đúng hay sai ?

Haclong
 


Có giống đu đủ cho ít hạt nào..có như thế thì lông đen nói đúng nhóe.
Còn không có cho thì lông đen nói sai nhóe..Nông nghiệp VN nghèo là do năng suất lao động thấp nhóe!
 
Viết nhiều mà " chẳn hiểu bao nhiêu "

Thánh vẩn là thánh - nhìn xuyên sự vật - " qua cái ống nhòm "

Thánh có biết vì sao người ta bán không ai mua - ở quê 1 k thì ở TP 15 k.

Thánh hiểu ra thì thánh ko chơi phép nữa mà chơi súng thậm chí bom hạt nhân nếu thánh có thể .

Thánh có biết " cắt đứt gân ngứa là gì không " - thánh có biết bóp mũi là gì không - trước dây thánh có tiệm vàng là thánh ở tù đấy " tư sản " - thánh có đất nhiều là mất tích đấy " địa chủ " - giờ mới đở hơn bằng cái rong " thuế , chính sách, quy định ... " - và ai ngoi lên nếu không " có họ làm quan " là vỡ sọ .

Tôi hỏi lại - thánh viết linh tinh mà thánh có biết vì sao ở quê giá 1 k thì TP là 15 k hay không - còn ở nước ngoài là 150 k nhưng tại sao người ta chấp nhận " ngu " như thế - mà không thể " khôn " .
 
Last edited by a moderator:
Nông nghiệp vn yếu theo mình là do trình độ chuyên môn hoá thấp, đất đai không tập trung, các bộ phân nghiên cứu khuyến nông làm việc không tốt. Nông dân dù có chăm chỉ máy mà cứ thiếu những điều trên cũng dậm chân tại chỗ.
 
Chào bạn Haclong,

Như bạn nói: Nền Nông nghiệp Việt Nam yếu kém là do "Tư duy nhà nông" là nguyên nhân chính.
Tôi cho rằng nhận định của bạn có thể đúng với hiểu biết và góc nhìn của bạn nhưng sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi. Vì vấn đề bạn đưa ra phân tích nó thuộc tầm Vĩ mô, vượt quá khả năng "chịu trách nhiệm" của Người nông dân.
Nếu bạn đặt vấn đề: Vì sao Nông dân không thoát nghèo được? Và đưa ra kết luận là do: " Tư duy Nhà nông" với những dẫn chứng như bạn đã trình bày ở trên thì tôi hoàn toàn đồng ý.
Bên cạnh đó tôi nghĩ bạn nên đưa ra thêm giải pháp để khắc phục được những hạn chế của Người nông dân. Vì nếu không có giải pháp cụ thể, hiệu quả thì cũng không khác gì bạn đang đi trên " Lối mòn tư duy Nhà nông".
...
Mình đánh giá cao về tâm huyết của bạn với Nghề nông. Chúc bạn sớm gặt hái được thành công!

P/s: Bạn đang trồng đu đủ à? Hôm nào bạn chia sẻ 1 chút kinh nghiệm,hình ảnh về vườn đu đủ cho mọi người học hỏi nhé. Cám ơn
 
Bên cạnh đó tôi nghĩ bạn nên đưa ra thêm giải pháp để khắc phục được những hạn chế của Người nông dân. Vì nếu không có giải pháp cụ thể, hiệu quả thì cũng không khác gì bạn đang đi trên " Lối mòn tư duy Nhà nông".
...

sao ông chơi ác với thằng bé thế - không đi lối mòn vậy đi lối nào - chống đối à ! - Muốn nín thở hay què chân hay vỡ sọ - Nước chảy dù có ngóc ngách thế nào củng là nước chảy xuôi - chảy ngách, chảy ngược thì cạn kiệt rồi củng khô cạn hết thôi .

Dạo này cuộc sống vẩn tốt chứ - riêng tôi thì ở TP là không chịu nổi " hạn hán " rồi .
Miến đất vườn thế nào rồi - tui @hatuananh nè - phải chi ông cho thuê lúc này thì hay quá - chỉ tại không duyên .
Tưởng ông cho thuê xong là không vào đây nữa chứ !
 
Tôi hỏi lại - thánh viết linh tinh mà thánh có biết vì sao ở quê giá 1 k thì TP là 15 k hay không - còn ở nước ngoài là 150 k nhưng tại sao người ta chấp nhận " ngu " như thế - mà không thể " khôn " .
Chắc là do thuế với những quy định ăn chặn đường từ quê lên thành phố chứ gì ?
 

Haclong Chém xong chạy mất dép! Đu đủ chín chưa không mang xay sinh tố mời anh em mà bàn đến những cái cao quá trời siêu thế lày? Định chuyển sang làm hoạch định chính sách cho Bộ nông nghiệp?
 
Từ sáng tới giờ mới rảnh xíu để viết các comment !

Đại ca lecongtuananh !

Chính đại ca mới là người viết nhiều mà đọc chả hiểu gì cả, câu hỏi ấy có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ngứa chổ nào thì phải nói thẳng chổ đó chứ, kể cả những chổ nhạy cảm thì người khác mới biết đường mà gãi.

Theo đệ nghĩ là câu hỏi của đại ca liên quan tới khâu tiêu thụ.

Nhưng đại ca chưa tính tới 1 cửa trống, dù đại ca là dân cờ bạc. Dân cờ bạc phải phân tích tất cả cácv tình huống có khả năng xảy ra trong 1 thời gian ngắn nhất và quyết định có xuống bạc hay không. Suy nghĩ nhanh hơn người là sở trường của đệ.

Lỗ hỏng nằm ở đây: "nông nghiệp" là nói về nghề nông. Còn chuyện tiêu thụ lại thuộc về "thương nghiệp", có 1 số nông sản khi chế biến lại nằm bên "công nghiệp" như: mía, cao su, ...

Topic này "bàn về nông nghiệp", còn "bàn về thương nghiệp" sẽ nằm ở bài số 3 !

Tanphubinh !
Giải pháp là thứ mà tôi được hỏi rất nhiều kể từ khi đăng bài viết này lên facebook cá nhân cũng như agriviet.com.

Giải pháp thì có nhiều giải pháp, nhưng chỉ chọn 1 giải pháp tối ưu với hiệu quả ngắn nhất, thời gian nhanh nhất và tốn kém ít chi phi nhất thì chỉ có 1.

Đó là: thay đổi "tư duy nhà nông" 1 cách triệt để bằng phương pháp giáo dục tại ghế ngồi trong phòng (không phải tại vườn).

Dengai !
Bạn đã chọn 3 nguyên nhân, bạn nên bỏ bớt 2 nguyên nhân và chỉ chọn 1 nguyên nhân theo bạn là "nguyên nhân chính".

Hohuuthuc !
Đu đủ mình đang ra bông, mình đang làm trái. Theo kế hoạch thì rằm tháng 9 sẽ có thu.

Haclong !
 
Chuyện nông ngiệp VN kém phát triển là sai

Từ anh chị IT ..anh chị tốt ngiệp sư phạm ...kế toán ...ngân hàng..anh chị tốt ngiệp ngành du lịch .. ngành cơ khí...đến cả anh công nhân...

bỗng dưng : em yêu nông ngiệp về làm nông

Phát triển rất mạnh về nhiều “trí thức” tham gia sản xuất nông ngiệp...nhỏ lẻ
Nhưng các trí thức này không biết cách nào bán hàng dù nhỏ lẻ đi để có lời kha khá

Câu hỏi đúng phải là : làm sao nông dân bán được sản phẩm của mình để có lãi

Câu hỏi đó mới là đúng đấy
 
ngứa chổ này nè - rãy đi cu - cu gãy được thì cả nước VN này sẽ có 1 ngày lễ tôn vinh cu đó .

Sau này dẹp cái giổ tổ hùng vương - chuyển thành giổ tổ thánh lông đen .
Theo em chưa chắc nó đã là thuế hoàn toàn. Nếu bác khéo léo có khi bác còn ăn chặn được thuế giống như thằng chợ đầu mối metro ấy chứ.
Nông nghiệp vn yếu theo mình là do trình độ chuyên môn hoá thấp, đất đai không tập trung, các bộ phân nghiên cứu khuyến nông làm việc không tốt. Nông dân dù có chăm chỉ máy mà cứ thiếu những điều trên cũng dậm chân tại chỗ.
Em kết mỗi lý do đất đai phân bố không tập trung. Có câu chuyện em để ý được - khi báo cáo tổng kết cuối năm Ngành xây dựng báo cáo do mưa lũ kéo dài nên chậm tiến độ, ngành nông nghiệp lại báo cáo là do hạn hán kéo dài nên ko gieo trồng được.
 
Các bác cho em vài lời, kẻo hơi bị rối đầu.
Riêng bác kieu phong có câu hỏi cụ thể thì em xin mạn phép góp tí ý kiến và không muốn phân tích nó nhiều kẻo bị rối giống mấy bác:
Để bán được nông phẩm của mình có lời thì cần tính:
-Bán cái gì ở đâu: cái này liên quan tới chất lượng nông phẩm làm ra, nên bán ở địa phương (time vận chuyển không ảnh hưởng tới độ ngon của thực phẩm - vùng nào ăn món đó). còn xuất ra địa phương khác thì chỉ những thực phẩm từ mùa vụ trước đã qua chế biến để tăng hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm.
-Bán giá bao nhiêu để có lời?
Có lời để làm vào việc gì? Nó liên quan đến lời bao nhiêu là đủ? nếu có tiền lời mà cứ mong mua những thứ nhập ngoại thì sẽ rất nguy hại đến nông nghiệp nước nhà không thể tiến lên nổi.
Mà nếu làm có lời rồi người dân ăn thực phẩm không tốt cho cộng đồng thì tiền lại đổ ra lại nước ngoài bằng tây y, trang thiết bị nhập ngoại....
Thực sự nếu nói nông nghiệp mà lời chẳng qua là người này ăn của người kia thôi, còn chính thức nói mà lời với ngoại quốc thì đồng đô la không thể tăng giá nhiều như vậy được đâu các bác à - không dám nói là vnđ rớt giá nhé( nhận định chưa tính đến các ngành khác ngoài nông nghiệp nhưng mà tổng thể là vẩn như vậy).
 
Các bác cho em vài lời, kẻo hơi bị rối đầu.
Riêng bác kieu phong có câu hỏi cụ thể thì em xin mạn phép góp tí ý kiến và không muốn phân tích nó nhiều kẻo bị rối giống mấy bác:
Để bán được nông phẩm của mình có lời thì cần tính:
-Bán cái gì ở đâu: cái này liên quan tới chất lượng nông phẩm làm ra, nên bán ở địa phương (time vận chuyển không ảnh hưởng tới độ ngon của thực phẩm - vùng nào ăn món đó). còn xuất ra địa phương khác thì chỉ những thực phẩm từ mùa vụ trước đã qua chế biến để tăng hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm.
-Bán giá bao nhiêu để có lời?
Có lời để làm vào việc gì? Nó liên quan đến lời bao nhiêu là đủ? nếu có tiền lời mà cứ mong mua những thứ nhập ngoại thì sẽ rất nguy hại đến nông nghiệp nước nhà không thể tiến lên nổi.
Mà nếu làm có lời rồi người dân ăn thực phẩm không tốt cho cộng đồng thì tiền lại đổ ra lại nước ngoài bằng tây y, trang thiết bị nhập ngoại....
Thực sự nếu nói nông nghiệp mà lời chẳng qua là người này ăn của người kia thôi, còn chính thức nói mà lời với ngoại quốc thì đồng đô la không thể tăng giá nhiều như vậy được đâu các bác à - không dám nói là vnđ rớt giá nhé( nhận định chưa tính đến các ngành khác ngoài nông nghiệp nhưng mà tổng thể là vẩn như vậy).
Em thấy nhiều người giầu có nhờ nông nghiệp mà có ăn của ai đâu
 
ngứa chổ này nè - rãy đi cu - cu gãy được thì cả nước VN này sẽ có 1 ngày lễ tôn vinh cu đó .

Sau này dẹp cái giổ tổ hùng vương - chuyển thành giổ tổ thánh lông đen .
Thánh @lecongtuananh chỉ nghĩ tới đây thôi à? Nông nghiệp của VN yếu ở chính là diện tích canh tác/người và năng suất canh tác bác ơi...Làm ăn lớn như HAGL, TH Mill thì mấy cái chỗ ngứa kia rãy đi mấy hồi...Hãy nhìn nông dân các nước lớn mỗi người làm bao nhiêu diện tích.....Còn mấy cái thuế, khóa kia...bác có gỡ hết..thì chả giúp gì nhiều đâu. Vì cái bài toán VN nằm ở cái hiện tượng trồng-chặt-trồng ấy. Vì sao có cái hiện tượng đó...vì anh nào cũng có miếng đất nhỏ nhỏ...thấy anh kia làm được..nhảy làm theo....còn nếu có miếng đất bự...anh có chuyển đổi theo họ được không?....dài loằn ngoằn mỏi tay.
@haclong ! chỉ chỗ cho tui mua một ít giống đu đủ như ông để tui về trồng với. Cái này là nhờ thiệt đó.
 
Bạn ở đâu và muốn mua bao nhiêu ?
5.000 đ/cây
3.000 đ/hạt (+20.000 đ tiền bưu điện).
Bạn ở đâu và muốn mua bao nhiêu ?
5.000 đ/cây
3.000 đ/hạt (+20.000 đ tiền bưu điện).
 
Bạn ở đâu và muốn mua bao nhiêu ?
5.000 đ/cây
3.000 đ/hạt (+20.000 đ tiền bưu điện).
Bạn ở đâu và muốn mua bao nhiêu ?
5.000 đ/cây
3.000 đ/hạt (+20.000 đ tiền bưu điện).
Sài gòn....mua vài chục hạt trồng thí nghiệm trước. Có địa chỉ nào gần mình ghé mua được không..?
 


Back
Top