Bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cho quả loòng bong - trái cây đặc sản của tỉnh Quảng Nam, mới đây, tại huyện Tiên Phước Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành nghiên cứu thành công việc bảo quản bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít, giúp quả để lâu được 12 ngày vẫn bảo đảm chất lượng, mùi vị thơm ngon.
Loòng bong là loại quả trồng rải rác ở một số tỉnh miền tây Nam bộ và Quảng Nam, cây cao, lá to, tán rộng, quả chùm (giống chùm quả dâu da ngoài Bắc). Cây có nguồn gốc hoang dại nhưng đã được thuần hóa từ lâu, quả chín ruột trắng vỏ hơi vàng, ăn ngọt vị hơi chua, khi chín kỹ vỏ hơi thâm đen là lúc ăn ngọt nhất. Trước đây, ở Quảng Nam, mỗi nhà chỉ trồng một vài cây trong vườn để ăn và để biếu, nhưng sau do có nhiều người tìm đến mua đã được trồng nhiều, trở thành một vùng cây ăn trái nổi tiếng. Các địa phương có cây đặc sản này phải kể đến các xã Tiên Châu, Tiên Kỳ, Tiên Cảnh thuộc huyện Tiên Phước. Do đặc điểm thổ nhưỡng, đất Tiên Châu là vùng trồng nhiều nhất và trái thơm ngon nhất, mang hương vị đặc trưng chỉ nơi đây mới có, nên khách gần xa đều quen gọi là loòng bong Tiên Châu - đặc sản của quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng. Vào mùa thu hoạch từ tháng 8 - 11 cũng là mùa mưa, quả rất hay hỏng nên ít được mang đi xa. Năm 2005, giá loòng bong tại vườn là 12-15.000 đ/kg, thậm chí cuối vụ còn cao hơn.
Trên cơ sở ứng dụng TBKH của thế giới và kinh nghiệm dân gian nơi đây, theo yêu cầu hợp đồng của tỉnh, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học VN) đã "nằm vùng" một thời gian để trực tiếp nghiên cứu qui trình bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít. Kết quả cho thấy: Những mẫu có xử lý anôlít quả tươi lâu hơn, độ cứng cao hơn, tỉ lệ hư hỏng thấp hơn và kéo dài được hơn 12 ngày, trong khi các mẫu đối chứng bắt đầu hư hỏng sau bảo quản 5-6 ngày, hỏng 50% sau 7-8 ngày và hỏng hoàn toàn sau 9-10 ngày... Từ những kết quả thí nghiệm này, các tác giả đã xây dựng thành qui trình bảo quản loòng bong như sau: Quả loòng bong sau khi thu hái, tuyển chọn nên xử lý ngâm ngay trong dung dịch điện hoạt hóa anôlít có nồng độ hoạt tính từ 50-100 ppm, trong thời gian 5-10 phút, để ráo nước rồi đem đóng bao bì để vận chuyển đi hoặc cho vào kho bảo quản.
Với đặc thù thổ nhưỡng của vùng đất miền Trung đồi núi rộng, mỗi gia đình thậm chí có tới vài hécta đất, việc áp dụng tốt TBKT trong bảo quản sẽ góp phần đưa loại trái cây này của xứ Quảng có mặt trong cả nước và đi xa hơn đến các thị trường khó tính trên thế giới. "Theo Báo nông nghiệp"
 


Last edited:
Thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cho quả loòng bong - trái cây đặc sản của tỉnh Quảng Nam, mới đây, tại huyện Tiên Phước Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành nghiên cứu thành công việc bảo quản bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít, giúp quả để lâu được 12 ngày vẫn bảo đảm chất lượng, mùi vị thơm ngon.
Loòng bong là loại quả trồng rải rác ở một số tỉnh miền tây Nam bộ và Quảng Nam, cây cao, lá to, tán rộng, quả chùm (giống chùm quả dâu da ngoài Bắc). Cây có nguồn gốc hoang dại nhưng đã được thuần hóa từ lâu, quả chín ruột trắng vỏ hơi vàng, ăn ngọt vị hơi chua, khi chín kỹ vỏ hơi thâm đen là lúc ăn ngọt nhất. Trước đây, ở Quảng Nam, mỗi nhà chỉ trồng một vài cây trong vườn để ăn và để biếu, nhưng sau do có nhiều người tìm đến mua đã được trồng nhiều, trở thành một vùng cây ăn trái nổi tiếng. Các địa phương có cây đặc sản này phải kể đến các xã Tiên Châu, Tiên Kỳ, Tiên Cảnh thuộc huyện Tiên Phước. Do đặc điểm thổ nhưỡng, đất Tiên Châu là vùng trồng nhiều nhất và trái thơm ngon nhất, mang hương vị đặc trưng chỉ nơi đây mới có, nên khách gần xa đều quen gọi là loòng bong Tiên Châu - đặc sản của quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng. Vào mùa thu hoạch từ tháng 8 - 11 cũng là mùa mưa, quả rất hay hỏng nên ít được mang đi xa. Năm 2005, giá loòng bong tại vườn là 12-15.000 đ/kg, thậm chí cuối vụ còn cao hơn.
Trên cơ sở ứng dụng TBKH của thế giới và kinh nghiệm dân gian nơi đây, theo yêu cầu hợp đồng của tỉnh, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học VN) đã "nằm vùng" một thời gian để trực tiếp nghiên cứu qui trình bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít. Kết quả cho thấy: Những mẫu có xử lý anôlít quả tươi lâu hơn, độ cứng cao hơn, tỉ lệ hư hỏng thấp hơn và kéo dài được hơn 12 ngày, trong khi các mẫu đối chứng bắt đầu hư hỏng sau bảo quản 5-6 ngày, hỏng 50% sau 7-8 ngày và hỏng hoàn toàn sau 9-10 ngày... Từ những kết quả thí nghiệm này, các tác giả đã xây dựng thành qui trình bảo quản loòng bong như sau: Quả loòng bong sau khi thu hái, tuyển chọn nên xử lý ngâm ngay trong dung dịch điện hoạt hóa anôlít có nồng độ hoạt tính từ 50-100 ppm, trong thời gian 5-10 phút, để ráo nước rồi đem đóng bao bì để vận chuyển đi hoặc cho vào kho bảo quản.
Với đặc thù thổ nhưỡng của vùng đất miền Trung đồi núi rộng, mỗi gia đình thậm chí có tới vài hécta đất, việc áp dụng tốt TBKT trong bảo quản sẽ góp phần đưa loại trái cây này của xứ Quảng có mặt trong cả nước và đi xa hơn đến các thị trường khó tính trên thế giới. "Theo Báo nông nghiệp"

Rất háo hức muốn đọc bài báo gốc của thông tin này. Không biết cơ chế nào mà dung dịch anolyte có thể làm cho quả tươi hơn và có độ cứng hơn? Thực ra anolyte là dung dịch của muối NaCl được điện phân để tăng khả năng sát khuẩn và diệt khuẩn thôi. Bản chất quả quá trình hư hỏng, thối rửa trái cây, rau quả nói chung không chỉ liên quan đến vi khuẩn mà còn do các phản ứng sinh hóa nội sinh diễn ra trong bản thân nguyên liệu. Ngay cả trái cây hoặc rau quả đã được diệt khuẩn 100% thì vẫn bị hư hỏng trong quá trình bảo quản và sử dụng. Trước đây (2005) mình có sử dụng anolyte trong khử trùng nước trong chế biến thực phẩm thay thế một phần clorin. Thấy kết quả cũng tạm được chứ chưa thể so sánh ngang bằng với clorin cả về hiệu quả sát khuẩn lẫn kinh tế.
 


Back
Top