Bảo tồn rau sắng ở đất Phật chùa Hương

Về lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), ai cũng muốn được thưởng thức món canh rau sắng nổi tiếng nơi đây. Dân gian xưa có câu: "Muốn ăn rau sắng chùa Hương - Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa". Cây rau sắng không chỉ là biểu tượng của núi rừng chùa Hương mà còn là giống cây giúp nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.

Theo người dân thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, từ cái đói, cái nghèo khi xưa, người dân nơi đây vào rừng kiếm củi, hái rau ăn. Thấy cây mọc trên các vách núi xanh mướt, họ hái về ăn thấy ngon rồi truyền miệng nhau. Và không biết từ khi nào loài rau rừng này được các vị tiền sư trong làng gọi là cây rau sắng. Từ đó, mỗi khi vào mùa, trên mâm cơm gia đình nào cũng đều có bát canh rau sắng. Và như cái duyên trời định, mùa rau sắng bắt đầu từ cuối tháng 2 đến tháng 3 âm lịch hằng năm, đúng vào mùa lễ hội chùa Hương. Chính vị ngon đặc biệt đã khiến du khách "say" món canh này, trở thành món ăn được ưa chuộng, món quà không thể thiếu đối với mỗi người khi hành hương về miền đất Phật. Nhiều người còn gọi loài cây này là loài cây "di sản" lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa dân dã.
rau-sang.jpg

Cây rau sắng được các hộ dân sản xuất, nhân rộng.​

Theo bà Đồng Thị Thu, thôn Tiên Mai, để kiếm được rau sắng, người dân phải đi vào rừng sâu, trèo lên những vách núi đá cao để hái, rau càng trên vách núi cao thì tuổi đời rau càng cao, chất lượng rau cũng ngon hơn. Tuy được gọi là giống rau nhưng rau sắng không giống như các loại rau khác. Rau sắng từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất 3-5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.

Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Nguyễn Duy Giáp cho biết, hiện cả xã chỉ còn trên 30ha rau sắng, đa phần đều ở trong rừng sâu, rất khó thu hái. Đáng buồn là, sắng cổ thụ trong rừng Hương Sơn cũng chỉ còn lác đác vài cây, nếu không có biện pháp bảo tồn thì khó có thể giữ được giống cây quý hiếm này. Sở dĩ nó quý hiếm bởi dù có được trồng một số vùng trên cả nước nhưng chỉ ở rừng Hương Sơn, cây rau sắng mới có thể sinh sống, phát triển và cho chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng. Khác với phần lớn các loại cây rau khác, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Hiện khu vực chùa Hương chỉ còn lại hai cây sắng nếp nhiều năm tuổi quý hiếm. Đây được coi là một tài sản quý giá của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội. Ngoài những giá trị về văn hóa, rau sắng là cây trồng đem lại lợi nhuận kinh tế lớn đối với người nông dân nơi đây. Mùa rau sắng, mỗi kilôgam rau có giá bán từ 400 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.

Đây là nguồn thu không nhỏ của những người nông dân bám ruộng, bám rừng.

Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, năm 2011, Sở NN&PTNT Hà Nội phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng. Theo đó, dự án sẽ được triển khai trong 3 năm. Dự án sẽ hỗ trợ người dân vốn, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, giống cây trồng, vật nuôi... tạo thuận lợi cho người dân tham gia. Dự án được triển khai với 250ha, trong đó rau sắng trồng mới 170ha, cải tạo 30ha sẵn có; cây mơ 45ha; củ mài 5ha. Ông Nguyễn Duy Giáp cho rằng, nếu dự án thành công và đưa vào sản xuất, mỗi năm cây rau sắng sẽ cho thu hoạch khoảng 160kg/ha/năm với giá khoảng 300-400 nghìn đồng/kg, vào mùa hội có thể lên đến 800 nghìn đến 1 triệu đồng/kg. Về hiệu quả kinh tế, trung bình một năm toàn xã sẽ thu được gần 11 tỷ đồng từ việc phát triển các loại cây quý hiếm này. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách khó khăn, tháng 6-2013 dự án khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn nằm trong số các dự án phải giãn tiến độ thực hiện.

Mặc dù vậy, những năm qua Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn đã hỗ trợ giúp nông dân trong xã nhân rộng mô hình sản xuất rau sắng. Anh Nguyễn Văn Minh, thôn Yến Vỹ cho biết, hiện tại gia đình anh phát triển hơn 2ha rau sắng. Không chỉ riêng anh Minh, nhiều gia đình tại các thôn khác trong xã đang nhân rộng mô hình này.
Đào Huyền
Nguồn: hanoimoi.com.vn/
 


em chả cảm thấy ngon gì hic hay tại ko biết thưởng thức, hôm mua về 2 mớ 10k nẫu xong nghĩ các bác nói quá hu hu,quê em nó bán co 5k 1 mớ to với mấy chục k 1 cây em tưởng ngon mua về trồng giờ em đổi ý tưởng rồi hic
 
em chả cảm thấy ngon gì hic hay tại ko biết thưởng thức, hôm mua về 2 mớ 10k nẫu xong nghĩ các bác nói quá hu hu,quê em nó bán co 5k 1 mớ to với mấy chục k 1 cây em tưởng ngon mua về trồng giờ em đổi ý tưởng rồi hic

Nhà bạn ở đâu ?
Rau Sắng nấu canh với cua , không cần mì chính , ăn quên chết luôn .
Quan trong là có biết nấu hay không thôi .
À mà hình như mùa này hết mùa ra sắng rồi thì phải ???
 
Nhà bạn ở đâu ?
Rau Sắng nấu canh với cua , không cần mì chính , ăn quên chết luôn .
Quan trong là có biết nấu hay không thôi .
À mà hình như mùa này hết mùa ra sắng rồi thì phải ???
nhà em ở gần rừng cúc phương ninh bình bác ui, em đang lên xem có làm đc gì không mà chả biết làm gì hic
 
Last edited by a moderator:
nhà em ở gần rừng cúc phường ninh bình bác ui, em đang lên xem có làm đc gì không mà chả biết làm gì hic
Bạn ở thượng đồng, liêu, hay nho quan thế? hôm nào mình qua cho minh 1 cây nhỏ nhé.
 
Vậy loại rau này nấu với gì là ngon nhất. món đặc sản là canh ray sắng hả bạn. Sao người kêu ngon, người kêu "nói quá" là sao ???
 
Nhà bạn ở đâu ?
Rau Sắng nấu canh với cua , không cần mì chính , ăn quên chết luôn .
Quan trong là có biết nấu hay không thôi .
À mà hình như mùa này hết mùa ra sắng rồi thì phải ???[/QUOT
không biết ngon cỡ nào mà bán vài trăm ngàn 1 ký , chết đói thì ăn cái gì mà không ngon , chỉ có tụi ăn uống thừa mứa mới đi kiếm 3 cái món này ăn ....
 


Muốn ăn rau sắng chùa hương
Tiền đò ngại tốn , con đường ngại xa .

Kể cho bạn nghe một câu chuyện thế này :
Có một cô từ khi lấy chồng cho tới năm 50 tuổi mới được đi chùa Hương . Từ nhà cô tới đất phật khoảng 60 -70km nhưng vì phải lo cho gia đình nên cô không thường xuyên đi lễ chùa được . Mẹ chồng cô năm nào cũng được đi , khi trở về lúc nào cũng có một bó rau sắng mang về cho con dâu nấu canh . Nhưng đợt này bà yếu không leo núi được nên cô con dâu của bà mới thay thế mẹ chồng đi lễ chùa . Khi đi bà dặn con dâu ( lúc về nhớ mua rau sắng về cho mẹ nghe không )

Cô con dâu của bà cụ lâu lắm mới được đi lễ chùa Hương nên say mê đi thắp nhang . Cô đi không bỏ sót điểm nào trên Hương Sơn . Dọc đường đi thì vẫn có hàng bán rau sắng nằm rải rác . Nhưng vì quá vui nên khi ra về cô quên mất món rau mẹ chồng dăn mua .

Khi đò trở ra tới đền trình cô sửa soạn hành lý để bước lên bờ mới sực nhớ rằng mình đã quên không mua rau . Bần thần một lúc , cô quyết định sang đò khác quay trở lại chùa để mua rau sắng . Dòng suối Yến dài khoảng 5 đến 7km và thời gianđi đò mất khoảng hơn 1h mới tới . Vì quay lại mua nên đoàn đi cùng với cô không chờ đợi được cô nên họ đã lên xe về trước . Sau khi mua được rau trở ra cô phải đi xe khác bên ngoài , mãi tối mịt cô mới về tới nhà .

Người dân Hà Nội rất thích ăn món rau sắng này , không phải họ dư tiền ăn thứ rau giá cao hơn cả giá thịt thú rừng . Thực sự rau sắng rất ngon và đó là món rau của đất phật làm quà cho khách hành hương . Đặc biệt rau sắng khi nấu canh mà cho mì chính ( bột ngọt ) thì coi như vứt đi nồi canh .
 
nói túm lại là tùy theo khẩu vị thôi các bác ạ nhưng nói thực nó cũng như vô vàn các loài rau độc và lạ khác của việt nam mình, ngày trước có ai biết nó mấy đâu chỉ trên rừng mới ăn sau thấy quảng cáo quá đó chứ,còn vị nó thay mì chính là đúng rồi nhưng nó cũng hơi lợ theo tôi là vậy cũng như khi nấu canh cua cho rau rút ấy có ai cảm nhận 2 vị này bao giờ chưa hay như vị của hoa thiên lý ấy. còn bác gì xin cây thì nhà em ko có vì nhà em làm gì có đất mà trồng cây này hic nếu muốn trồng thì dặn ai đó hay đi rừng cúc phương ấy họ lấy cho. giá từ 30k đến 50k cây nhỏ còn to thì chịu. đi vác nó về chắc cũng khổ hic
 
Chùa Hương ở Mỹ Đức, quê em luôn, em đi chùa Hương 3 lần rồi mà em vẫn chưa đc ăn rau sắng và chưa biết cách nấu hihi. May mà nó được bảo tồn để ít nữa em đi em mua về ăn thử. Em tưởng nó bị mất giống rồi cơ :D vì dạo trc e hỏi họ cứ bảo là rau đó lấy khó, phải leo lên núi cao mới có bla bla làm em ngại mua.
 
Em không biết rau sắng nhìn nó như thế nào nhưng nghe mọi kể và xem hình thì giống hai loại rau khi đi rừng em được người dân địa phương và các anh kiểm lâm nấu cho ăn là cây lá nhiếp với cây lá ngọt, ăn hai loại rau này thì có vị rất bùi và béo, phải công nhận khi đi rừng thiếu thốn rau xanh ăn được nồi canh rau tươi thì ngon không gì bằng, riêng cây lá ngọt em thấy giống rau sắng hơn, cũng nghe người đồng bào còn gọi là cây lá bột ngọt vì khi nấu loại cây này khỏi cần nêm bột ngọt, một thông tin thú vị nữa là trái của cây lá ngọt ăn được hok biết cái cây rau sắng thì như thế nào, ở đây em chỉ có hình cây lá ngọt thôi post lên mọi người xem có giống cái cây rau sắng ở chùa Hương không nhé
Agriviet.Com-10275445_533138116795076_2416711486463714161_o.jpg
 


Back
Top