MIỀN NAM Bất động sản nghỉ dưỡng liên tiếp chịu những cơn sóng dữ

  • Thread starter thaibao3991
  • Ngày gửi
T

thaibao3991

Guest
Bên cạnh những quan ngại tác động của dịch virus Corona đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng, đặc biệt phân khúc khách sạn thì trước đó còn câu chuyện “vỡ trận” cam kết lợi nhuận tại dự án Cocobay Đà Nẵng, các vấn đề về tính pháp lý, lợi nhuận từ các dự án condotel được đưa ra “mổ xẻ”…. bất động sản nghỉ dưỡng đang thời kì thanh lọc mạnh mẽ. một số ý kiến khác cho rằng thị trường BĐS Việt Nam sẽ tốt lên sau dịch Corona.
Mặc dù đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh chóng ở nhiều quốc gia và gây ra thiệt hại nặng nề tới kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời đảm bảo các hoạt động kinh tế không bị gián đoạn, nhưng với quy mô thu hẹp hơn trước. Tăng trưởng kinh tế ngắn hạn vẫn chịu tác động đáng kể. Trong Quý 1/2020, GDP của Việt Nam tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. Hơn 18.600 doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động kinh doanh, so với quý 1 năm trước tăng 26%.
bat-dong-san-nghi-duong-lien-tiep-chiu-nhung-con-song-du1.jpg

Ngành dịch vụ bán lẻ, du lịch và khách sạn được dự đoán chịu nhiều ảnh hưởng nhất, trong khi lĩnh vực sản xuất cũng bị sụt giảm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lượng đơn hàng thấp hơn do tiêu dùng toàn cầu suy giảm nhanh chóng. Tổ chức Du lịch Thế giới đã điều chỉnh triển vọng lượng khách du lịch quốc tế năm 2020 giảm từ 1% đến 3%. Đây là lần đầu tiên số lượng du khách quốc tế được dự đoán giảm sau mười năm tăng trưởng liên tiếp. Việt Nam cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể lượng khách quốc tế, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường quan trọng nhất, chiếm 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2019.
Theo Savills, đối với lĩnh vực bán lẻ, việc gia tăng các biện pháp cách ly xã hội có tác động làm giảm mức tiêu dùng. Hầu hết các đơn vị thuê mặt bằng kinh doanh cho biết doanh thu của họ sụt giảm mạnh và mong muốn được giảm tiền thuê để chia sẻ gánh nặng. Còn về phía các đơn vị cho thuê mặt bằng, họ đang theo dõi diễn biến và ảnh hưởng của dịch COVID-19 và xem xét các biện pháp hỗ trợ giảm tiền thuê tới 50% trong thời gian cao điểm dịch bùng phát.
bat-dong-san-nghi-duong-lien-tiep-chiu-nhung-con-song-du-1024x624.jpg

Lĩnh vực bất động sản nhà ở chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn bởi các lệnh cấm du khách nhập cảnh, làm gián đoạn việc khảo sát và thực hiện các giao dịch của khách nước ngoài, trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các giao dịch BĐS với khách nước ngoài.
Tuy nhiên, Savills nhấn mạnh, các nhà phát triển BĐS vẫn đang chuẩn bị các dự án mới để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước khi mức cầu phục hồi, với kỳ vọng Việt Nam vẫn là một trong những thị trường có mức lợi tức cho thuê cao và giá BĐS thấp nhất trong khu vực.
Để tháo gỡ những khó khăn do tình hình dịch COVID-19, một loạt các chính sách ưu đãi của Chính phủ đã được ban hành. Các ưu đãi sẽ bao gồm giảm thuế, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thêm vào đó, gói tín dụng 250.000 tỷ đồng (tương đương 10,6 tỷ đô la Mỹ) sẽ được đưa ra để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh, chính phủ đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính và đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư.
Mặc dù tác động của đại dịch COVID-19 được dự báo có thể kéo dài đến cuối năm 2020, ngành dịch vụ du lịch và khách sạn có thể là ngành đầu tiên phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng. Với lợi thế số lượng du khách đa số là khách trong nước (82,5% tổng lượng du khách năm 2019) và các thị trường nước ngoài lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, các nhóm khách này được dự đoán sẽ nhanh chóng du lịch trở lại sau khi đại dịch được kiểm soát. COVID-19 cũng được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho sản xuất, mở ra thêm nhiều cơ hội cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.Nhận định về tổng quan tình hình đầu tư BĐS tại Việt Nam thời gian vừa qua, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao, Savills Việt Nam cho biết: “Đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Mặc dù vậy, đối với một bộ phận nhóm các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước, thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ. Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực bất động sản”. Savills Việt Nam cho hay, ghi nhận quyết tâm cao độ của những nhóm đầu tư này, và tính từ 2019 đến nay, đã có một số dự án đang trong quá trình thương thảo với tổng giá trị ước tính hơn nửa tỉ đô la.
virus Corona cũng không ảnh hưởng đến các nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp. Nhu cầu thuê đất khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhờ vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc.
Mặc dù đa số ý kiến đưa ra, trong ngắn hạn các doanh nghiệp bất động sản du lịch sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel đặc biệt tại các tỉnh như Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận – Ninh Thuận, Hạ Long, Phú Quốc… sẽ sụt giảm do dịch bệnh.
Bởi Việt Nam đón khoảng 5,8 triệu khách Trung Quốc mỗi năm và mức chi tiêu bình quân khoảng 100 USD/người/ngày. Việc khách hàng Trung Quốc giảm cũng khiến cho hoạt động của các đơn vị bán lẻ cũng như hoạt động khách sạn nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên nhiều dự báo vẫn khá lạc quan về thị trường này trước bối cảnh dịch bệnh khi cho rằng, dịch bệnh sẽ được đẩy nhanh, sớm ổn định lại và các hoạt động chào bán, giới thiệu sản phẩm, cho thuê khách sạn sẽ trở lại bình thường trong giai đoạn tới.

 


Địa chỉ
16 nguyễn văn trỗi
Số điện thoại
5852632145


Back
Top