Bầy gà trong vài giờ từ 1000 con đã ra đi gần hết.

  • Thread starter ruakame
  • Ngày gửi
Bầy gà trong vài giờ từ 1000 con đã ra đi gần hết (Updated)

Gà đã 40 ngày tuổi.
Biểu hiện bệnh, trước ngày phát bệnh (tức là ngày 29/10/2013), đàn gà bỗng dưng ăn khỏe, uống nước nhiều gấp 2-3 lần ngày thường. Bác chủ có vẻ rất vui vì "bỗng dưng" gà sung quá mức, chắc là vừa khỏi bệnh đầu đen vài ngày nên gà sung. Đêm qua cắt mỏ, trời ban cho 1 cơn mưa tầm tã, sáng nay thức dậy (30/10/2013), cỡ 8h sáng rớt 1 em, đàn gà dấu hiệu ủ rũ, co rút. Tức tốc gọi thú y. Tiến hành mổ xẻ, toàn thân xuất huyết nặng, ruột, gan, phèo phổi đều có xuất huyết, đường ruột chứa máu, đi phân máu--->Gà sốt cao dẫn đến xuất huyết

không phát hiện phân trắng loãng kiểu dịch tả.
Gà chết rất nhanh, giẫy đành đạch trước khi chết, có con đang cầm trên tay giẫy chết luôn.
Chẩn đoán ban đầu là gà bị dính Gumboro cấp tính.
Các bác cho hỏi là trong trường hợp gà phát đồng loạt và chết nhanh như vậy, cách xử lý nhanh chóng kịp thời là gì ạ?
Xin cám ơn!

Video gà chết


Gà sốt cao
IMG_4588_zps828cf5dd.jpg

IMG_4589_zpsa81965b6.jpg

Nội tạng xuất huyết (do sốt cao)
IMG_4579_zps78bd1331.jpg

IMG_4577_zps439c80bc.jpg

Ruột cũng xuất huyết và có máu cục
IMG_4576_zps0a39970f.jpg

Xuất huyết dưới da
IMG_4571_zps73657b33.jpg

IMG_4570_zps6e282baa.jpg
IMG_4569_zpsde5e535d.jpg

IMG_4568_zps0ecfdfcd.jpg
IMG_4558_zps02d607c6.jpg

Túi Fabricius
IMG_4585_zps39b5d9a9.jpg

IMG_4583_zps4f98a395.jpg

IMG_4586_zps645f248c.jpg

IMG_4574_zps1e451024.jpg

IMG_4572_zps016b74d7.jpg

IMG_4573_zps12271745.jpg

Chẩn đoán ban đầu là gà bị dính Gumboro cấp tính.
Các bác cho hỏi là trong trường hợp gà phát đồng loạt và chết nhanh như vậy, cách xử lý nhanh chóng kịp thời là gì ạ?
Xin cám ơn!
-----------------------------------------------
Update 31/10/2013
Tới sáng hôm nay là chết khoảng 1/2 đàn, có dấu hiệu ngưng chết. Đàn còn khoảng 500 con.
Hình ảnh bầy gà sáng nay
IMG_4596_zps1a46c169.jpg
 


Last edited by a moderator:
Văcxin là virut đã được làm yếu, khi vào cơ thể gà sẽ chỉ làm gà nhớ trong một thời gian ngắn; còn đối với con virut mạnh gây bệnh ngoài tự nhiên khi xâm nhập vào cơ thể gà sẽ làm gà nhớ suốt đời.
Ví dụ khi đàn gà đã cho uống Lasota, vẫn trong thời gian bảo hộ của kháng thể khoảng dưới 3 tháng, nếu bạn thả chúng vào chuồng nuôi đã có mầm bênh Newcatson: những con nào không có kháng thể sẽ chết ( 5 đến 20% không đạt kháng thể khi làm vacxin Lasota), những con còn lại sẽ miễn dịch với Newcatson suốt đời vì kháng thể của chúng đã được con virut cực mạnh đánh thức.
Mọi bệnh tật và kháng thể của gà mẹ đều truyền sang cho gà con. thông thường nếu làm văcxin cho mẹ thì chỉ bảo hộ được cho gà con từ 20 đến 30 ngày tuổi. Mức độ mạnh yếu của kháng thể mẹ sẽ ảnh hưởng đến kháng thể con. ví dụ như đối với loài chim hoang dã, kháng thể mẹ truyền sang cho nó bảo hộ cho nó đến suốt đời.
 


hồi nào tới giờ bạn thấy đàn gà ta, ga trắng, gà tam hoàng nào mà trên 2 tháng nhjễm Gum chưa, câu trả lời là chưa chứ gì, vậy thì bây gjờ pạn kiểm chứng được rồi đó. Mà kái này thú y nó còn cho là vậy mà
tất nhiên là có , câu trả lời không phải là tôi thấy chưa mà là bạn thấy chưa thôi?
 
Văcxin là virut đã được làm yếu, khi vào cơ thể gà sẽ chỉ làm gà nhớ trong một thời gian ngắn; còn đối với con virut mạnh gây bệnh ngoài tự nhiên khi xâm nhập vào cơ thể gà sẽ làm gà nhớ suốt đời.
Ví dụ khi đàn gà đã cho uống Lasota, vẫn trong thời gian bảo hộ của kháng thể khoảng dưới 3 tháng, nếu bạn thả chúng vào chuồng nuôi đã có mầm bênh Newcatson: những con nào không có kháng thể sẽ chết ( 5 đến 20% không đạt kháng thể khi làm vacxin Lasota), những con còn lại sẽ miễn dịch với Newcatson suốt đời vì kháng thể của chúng đã được con virut cực mạnh đánh thức.
Mọi bệnh tật và kháng thể của gà mẹ đều truyền sang cho gà con. thông thường nếu làm văcxin cho mẹ thì chỉ bảo hộ được cho gà con từ 20 đến 30 ngày tuổi. Mức độ mạnh yếu của kháng thể mẹ sẽ ảnh hưởng đến kháng thể con. ví dụ như đối với loài chim hoang dã, kháng thể mẹ truyền sang cho nó bảo hộ cho nó đến suốt đời.
Vậy mới gà mẹ có truyền kháng thể sang bảo hộ cho con con suốt đời có như chim ko bác,
 
Vậy mới gà mẹ có truyền kháng thể sang bảo hộ cho con con suốt đời có như chim ko bác,

chắc là có bạn àh, nhưng ko biết làm cách nào để con gà mẹ có kháng thể mạnh như thế được.

--------

mình thì chưa gặp gà trên 2 tháng mà bị Gum. Bạn đừng có mà cố chấp nữa

cái này cũng dễ kiểm chứng mà, bạn cứ nuôi khoảng 1000 con gà, không cho uống văcxin Gum, đến 90 ngày tuổi thì xin xác con gà chết vì Gum của mấy AE trên diễn đàn vứt vào đàn gà xem mấy ngày sau chúng có phản ưng gì ko là biết ngay
 
Last edited by a moderator:
chắc là có bạn àh, nhưng ko biết làm cách nào để con gà mẹ có kháng thể mạnh như thế được.

--------



cái này cũng dễ kiểm chứng mà, bạn cứ nuôi khoảng 1000 con gà, không cho uống văcxin Gum, đến 90 ngày tuổi thì xin xác con gà chết vì Gum của mấy AE trên diễn đàn vứt vào đàn gà xem mấy ngày sau chúng có phản ưng gì ko là biết ngay

gà mình năm rồi 500 con tam hoàng bị nhjễm Gum ở ngày 35, chết 90 c0n. Gà nhà nuôi thả chung vào lun (gà đẻ, gà trên 2 tháng) chả c0n nào bị, gà nhà ấp nở tự do, khôg làm vắc xin đâu nha. còn bầy tam hoàng là bị hầu như hết đàn mà chết 90mạng.
 

chắc là có bạn àh, nhưng ko biết làm cách nào để con gà mẹ có kháng thể mạnh như thế được.

--------



cái này cũng dễ kiểm chứng mà, bạn cứ nuôi khoảng 1000 con gà, không cho uống văcxin Gum, đến 90 ngày tuổi thì xin xác con gà chết vì Gum của mấy AE trên diễn đàn vứt vào đàn gà xem mấy ngày sau chúng có phản ưng gì ko là biết ngay
Kaka, lúc đó ông 9x đừng chạy chữa j cho gà hết nhé, những em còn sống vượ qua bệnh Gum thì bán cho mình, về làm bố mẹ, chắc nó truyền kháng thể sang cho con con suốt đời, nhớ nuôi nhiều nhiều 3 4 nghìn con j đó cho tỉ lệ sống cao lên
 
Kaka, lúc đó ông 9x đừng chạy chữa j cho gà hết nhé, những em còn sống vượ qua bệnh Gum thì bán cho mình, về làm bố mẹ, chắc nó truyền kháng thể sang cho con con suốt đời, nhớ nuôi nhiều nhiều 3 4 nghìn con j đó cho tỉ lệ sống cao lên

mua vắc xin Gum chịu nhiệt về mà làm cho gà đẻ đi bưỡi, làm x0ng là gà mẹ sẽ chuyền kháng thể cho gà c0n chứ gì. Nếu như vậy thì 14 ngày mình hả làm vắc xin Gum lần 1 cho gà con.
 
gà mình năm rồi 500 con tam hoàng bị nhjễm Gum ở ngày 35, chết 90 c0n. Gà nhà nuôi thả chung vào lun (gà đẻ, gà trên 2 tháng) chả c0n nào bị, gà nhà ấp nở tự do, khôg làm vắc xin đâu nha. còn bầy tam hoàng là bị hầu như hết đàn mà chết 90mạng.
cái này cũng dễ hiểu mà, con Tam hoàng sức đề kháng yếu hơn con gà của Việt Nam nhiều( hàng Tầu mà); nên khi mầm bệnh xâm nhập vào trại thì những con Tam hoàng biểu hiện trước, những con của VN chắc phải tuần sau virut mới hạ gục được nó, mà ngay khi con Tam Hoàng có triệu chứng thì bạn đã triển khai các biện pháp chữa cho cả trại, nên mấy con VN chưa kịp biểu hiện thì đã khỏi vì Gum dễ chữa mà.
à cái vụ dịch bệnh này hơi kỳ lạ..
Trước trại tôi nuôi 500 con chia làm 3 cái chuồng: 2 cái 200 con, cái thứ 3 100 con nuôi thả chung trong 1 vườn, làm đủ loại văcxin: 2 tả, 2 Gum, IB...Khi làm thì làm đồng loạt cả trại.
đến 40 ngày tuổi, chuồng thứ nhất bị Gum( cả chuồng bị), 2 chuồng còn lại không có biểu hiện ( dù thả chung 1 vườn ăn chùng một bãi, uống chung một máng..). đếm đấy tiêm KTG của Navetco đồng thời cho uống vacxin Gum, sáng sau cả đàn tỉnh táo như có phép lạ.
Đến 55 ngày tuổi, đàn ở chuồng thứ 2 bị tả, 2 đàn kia án binh bất động dù vẫn chung chạ như trước. Đêm hôm ấy lại tiêm KTG và cho uống Lasota cả trại. sáng hôm sau lại tỉnh như sáo
Đấy kỳ lạ chưa...
 
Last edited by a moderator:
mình là sv thú y năm cuối mình xin có chút ý kiến như sau:


bệnh Gum bệnh tích xảy ra chủ yếu ở túi Faricius là 1 túi nằm ở phía sau phao câu. Túi faricius này nhiệm vụ là tạo ra đáp ứng miễn dịch cho gà, gà mắc bệnh này thường mổ vào phao câu của mình hoặc gà khác( củng cần phân biệt với bệnh mổ cắn nhau ở gà do dinh dưỡng stress vvv....) víu tấn công vào túi Faricius làm suy giảm hệ thống miễn dịch dễ làm phát sinh thêm bệnh kế phát, nhưng bệnh Gumboro cấp tính thì mình chưa nghe(có thể do mình kém cỏi), nhưng theo tài liệu mình đang học thì bệnh Gum tấn công chủ yếu ở gà 3-5 tuần tuổi,


bệnh tích "ĐẶC TRƯNG" chủ yếu là túi Faricus bị to dần và teo lại ở những ngày cuối cùng, và điểm giao nhau giữa dạ dày tuyến & dạ dày cơ xuất huyết lấm tấm như đinh ghim

tỉ lệ chết của nó từ 35-40% thôi. theo hình bạn đưa lên như vậy mình nghĩ chỉ có thể là DỊCH TẢ GÀ thôi, tốc độ chết của nó rất nhanh, gà đang ngủ trên cây rớt xuống chết....


bạn biết Thú Y không phải lúc nào củng đúng



bệnh bgio không phải chỉ là 1 bệnh duy nhất đâu mà toàn là bệnh ghép, không dễ chẩn đoán.


tiêm vaccine chưa hẳn là an toàn. cho dù bạn tiêm vaccine đúng cách đúng lịch trình đàn gà của bạn đã có miễn dịch rồi, nhưng bạn phải nhớ vaccine khi tiêm vào cơ thể gà chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thời gian (ngắn đối với vaccine vô hoạt tức là vaccine chết, dài đối với vaccine nhược độc còn gọi là vaccine sống)
bên cạnh đó dù cho đàn gà bạn có miễn dịch nhưng xung quanh đàn gà bạn lun tồn tại những mầm bệnh tôi tạm gọi đó là nhưng vi sinh vật cơ hội, khi trái gio trở trời 1 con gà bị yếu nó có thể bị các vsv cơ hội này tấn công và phát bệnh.
nếu là do vvirus thì tốc độ lây rất nhanh và truyền đi theo không khí rất xa có thể vài cây tới vài chục cây số.


tóm lại đàn gà mắc bệnh là do nhiều nguyên nhân, bên cạnh việc tiêm vaccine đúng liều lượng quy trình thì bạn phải kết hợp với việc sát trùng chuồng trạiv( việc any2 thường bị các nhà chăn nuôi bỏ qua vì cho là không qtrong lắm),



bạn đừng buồn, xem đây là 1 bài học kn nhe !


thân chào!
 
Last edited by a moderator:
mua vắc xin Gum chịu nhiệt về mà làm cho gà đẻ đi bưỡi, làm x0ng là gà mẹ sẽ chuyền kháng thể cho gà c0n chứ gì. Nếu như vậy thì 14 ngày mình hả làm vắc xin Gum lần 1 cho gà con.
theo tôi biết...vaccine chịu nhiệt không hiệu quả bằng nhược độc.
 
cái này cũng dễ hiểu mà, con Tam hoàng sức đề kháng yếu hơn con gà của Việt Nam nhiều( hàng Tầu mà); nên khi mầm bệnh xâm nhập vào trại thì những con Tam hoàng biểu hiện trước, những con của VN chắc phải tuần sau virut mới hạ gục được nó, mà ngay khi con Tam Hoàng có triệu chứng thì bạn đã triển khai các biện pháp chữa cho cả trại, nên mấy con VN chưa kịp biểu hiện thì đã khỏi vì Gum dễ chữa mà.
à cái vụ dịch bệnh này hơi kỳ lạ..
Trước trại tôi nuôi 500 con chia làm 3 cái chuồng: 2 cái 200 con, cái thứ 3 100 con nuôi thả chung trong 1 vườn, làm đủ loại văcxin: 2 tả, 2 Gum, IB...Khi làm thì làm đồng loạt cả trại.
đến 40 ngày tuổi, chuồng thứ nhất bị Gum( cả chuồng bị), 2 chuồng còn lại không có biểu hiện ( dù thả chung 1 vườn ăn chùng một bãi, uống chung một máng..). đếm đấy tiêm KTG của Navetco đồng thời cho uống vacxin Gum, sáng sau cả đàn tỉnh táo như có phép lạ.
Đến 55 ngày tuổi, đàn ở chuồng thứ 2 bị tả, 2 đàn kia án binh bất động dù vẫn chung chạ như trước. Đêm hôm ấy lại tiêm KTG và cho uống Lasota cả trại. sáng hôm sau lại tỉnh như sáo
Đấy kỳ lạ chưa...

gà Tam Hoàng bị Gum thỳ mình chỷ tiêm kháng thể cho gà tam hoàng th0y, còn gà ở nhà thì toàn trên 2 tháng tiêm kháng thể làm gì cho mệt... Còn gà nhà anh mà nuôi 500c0n chja ra làm 3 ô, thức ăn,nước uống, vắc xin đều như nhau thì em chả hjểu anh ngăn ra để làm gì, thí ngjệm thì củng chả phải.
 
chúc mừng chủ trại nhé...học được nhiều kinh nghiệm cho vụ sau thắng lợi hơn
 
gà Tam Hoàng bị Gum thỳ mình chỷ tiêm kháng thể cho gà tam hoàng th0y, còn gà ở nhà thì toàn trên 2 tháng tiêm kháng thể làm gì cho mệt... Còn gà nhà anh mà nuôi 500c0n chja ra làm 3 ô, thức ăn,nước uống, vắc xin đều như nhau thì em chả hjểu anh ngăn ra để làm gì, thí ngjệm thì củng chả phải.
nó thả chung vườn nhưng tối chui vào 3 cái chuồng khác nhau để ngủ
 
mình là sv thú y năm cuối mình xin có chút ý kiến như sau:


bệnh Gum bệnh tích xảy ra chủ yếu ở túi Faricius là 1 túi nằm ở phía sau phao câu. Túi faricius này nhiệm vụ là tạo ra đáp ứng miễn dịch cho gà, gà mắc bệnh này thường mổ vào phao câu của mình hoặc gà khác( củng cần phân biệt với bệnh mổ cắn nhau ở gà do dinh dưỡng stress vvv....) víu tấn công vào túi Faricius làm suy giảm hệ thống miễn dịch dễ làm phát sinh thêm bệnh kế phát, nhưng bệnh Gumboro cấp tính thì mình chưa nghe(có thể do mình kém cỏi), nhưng theo tài liệu mình đang học thì bệnh Gum tấn công chủ yếu ở gà 3-5 tuần tuổi,


bệnh tích "ĐẶC TRƯNG" chủ yếu là túi Faricus bị to dần và teo lại ở những ngày cuối cùng, và điểm giao nhau giữa dạ dày tuyến & dạ dày cơ xuất huyết lấm tấm như đinh ghim

tỉ lệ chết của nó từ 35-40% thôi. theo hình bạn đưa lên như vậy mình nghĩ chỉ có thể là DỊCH TẢ GÀ thôi, tốc độ chết của nó rất nhanh, gà đang ngủ trên cây rớt xuống chết....


bạn biết Thú Y không phải lúc nào củng đúng



bệnh bgio không phải chỉ là 1 bệnh duy nhất đâu mà toàn là bệnh ghép, không dễ chẩn đoán.


tiêm vaccine chưa hẳn là an toàn. cho dù bạn tiêm vaccine đúng cách đúng lịch trình đàn gà của bạn đã có miễn dịch rồi, nhưng bạn phải nhớ vaccine khi tiêm vào cơ thể gà chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thời gian (ngắn đối với vaccine vô hoạt tức là vaccine chết, dài đối với vaccine nhược độc còn gọi là vaccine sống)
bên cạnh đó dù cho đàn gà bạn có miễn dịch nhưng xung quanh đàn gà bạn lun tồn tại những mầm bệnh tôi tạm gọi đó là nhưng vi sinh vật cơ hội, khi trái gio trở trời 1 con gà bị yếu nó có thể bị các vsv cơ hội này tấn công và phát bệnh.
nếu là do vvirus thì tốc độ lây rất nhanh và truyền đi theo không khí rất xa có thể vài cây tới vài chục cây số.


tóm lại đàn gà mắc bệnh là do nhiều nguyên nhân, bên cạnh việc tiêm vaccine đúng liều lượng quy trình thì bạn phải kết hợp với việc sát trùng chuồng trạiv( việc any2 thường bị các nhà chăn nuôi bỏ qua vì cho là không qtrong lắm),



bạn đừng buồn, xem đây là 1 bài học kn nhe !


thân chào!

Dịch tả mà gà chỉ chết khoảng 50% rồi ngưng trong khi ko có tiêm vắc xin dập dịch cũng ko có điều trị dịch tả hả bạn?? Mà dịch tả sao lại ko có dấu phân trắng loãng? Dịch tả đi phân máu ?? Dịch tả cũng biểu hiện cắn mổ phau câu à?
 
gà em 40 ngày vẫn thấy OK. ko biết 1 2 tuần sau thế nào .
- Vườn thì 3 ngày quét lá 1 lần rồi rắc vôi bột .Giai đoạn này nó ăn bậy bạ, bụng còn yếu nên chịu khó
- Chuồng sàn thì chỉ ngủ qua đêm , cũng 3 ngày rắc vôi bột 1 lần, rắc cả sàn và nền trấu luôn, => ko có mùi hôi. ko có dòi,
- sáng nào cũng cho uống nước tỏi giã . uống đều đặn
=> làm thế thì em ko cần ngừa KS nữa. vì ngừa KS quá sợ nó còi ko lơn đươc, trong bầy có cả chục con di chứng KS . nay có 4 lạng à .^^
 
gà em 40 ngày vẫn thấy OK. ko biết 1 2 tuần sau thế nào .
- Vườn thì 3 ngày quét lá 1 lần rồi rắc vôi bột .Giai đoạn này nó ăn bậy bạ, bụng còn yếu nên chịu khó
- Chuồng sàn thì chỉ ngủ qua đêm , cũng 3 ngày rắc vôi bột 1 lần, rắc cả sàn và nền trấu luôn, => ko có mùi hôi. ko có dòi,
- sáng nào cũng cho uống nước tỏi giã . uống đều đặn
=> làm thế thì em ko cần ngừa KS nữa. vì ngừa KS quá sợ nó còi ko lơn đươc, trong bầy có cả chục con di chứng KS . nay có 4 lạng à .^^

Bạn nuôi bao nhiêu con vậy? Diện tích bao nhiêu? Sao siêng dữ vậy chời!!!
 
Bạn nuôi bao nhiêu con vậy? Diện tích bao nhiêu? Sao siêng dữ vậy chời!!!

mình nuôi 100 con trong 100m2 . như thế mà siêng á. bạn có nhầm không,
Nhiều người vườn cả 1000m họ vẫn quét là và rải vôi đó bạn.
Hơi tốn tiền mua tỏi 1 chút xíu nhưng đỡ tiền ngừa KS bạn à.
Sợ nhất trái gió trở trời mà nó dính mưa thì xác định là .....
Bạn nuôi nhiu con trong bao nhiêu m2
 


Back
Top