Bế tắc "Cây- Con": Nuôi theo phong trào

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã ở ĐBSCL khá rầm rộ. Bên cạnh một số hộ nuôi thu được lợi nhuận cao, không ít người phải dở khóc dở cười vì việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn

Các nhà chuyên môn thừa nhận do thiếu quy hoạch, nông dân nuôi động vật hoang dã tự phát nên đã dẫn đến tình trạng “được mùa rớt giá”.

Dễ phá sản

Ông Trần Văn Chánh, ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên - An Giang, cho biết trước đây, ông buôn bán trái cây ở chợ biên giới Tịnh Biên. Do quá mê nông nghiệp, ông mua đất rồi nuôi và trồng nhiều loại cây, con khác nhau. Lúc đầu, ông trồng các loại cây ăn trái như mít, mãng cầu, chuối, xoài, cam, quýt… Thế nhưng, chỉ sau vài năm, ông phải đốn gần hết các loại cây vì không sinh lợi. “Do thời tiết ở đây khắc nghiệt, bản thân mình chưa nắm kỹ thuật nên cây trồng èo uột”- ông Chánh ngao ngán nói.

Ông Chánh cho biết sau thất bại với các loại cây ăn trái của địa phương, năm 2010, ông ra tận Bình Thuận để học hỏi kinh nghiệm, mua giống thanh long ruột đỏ về trồng. Trong 2 ha thanh long ruột đỏ, ông xây dựng chuồng trại nuôi nhông và rắn hổ mang. Tuy nhiên đến nay, vẫn do không có “nghề” và đầu ra nên ông đã dừng nuôi rắn. Cả ngàn con nhông giống của ông cũng chết dần chết mòn. “Nông dân cứ chạy theo mấy cái “mô hình” thì rất dễ phá sản vì không nắm vững kỹ thuật cũng như không có thị trường tiêu thụ”- ông Chánh rút ra kinh nghiệm.

Đi sau lãnh đủ

Nhiều hộ nuôi nhím, chồn hương than rằng trong hơn năm qua, thị trường tiêu thụ 2 loại động vật này sụt giảm nghiêm trọng.
Ông Trần Ngọc Thơ, ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt - TP Cần Thơ, cho biết mặc dù giá nhím giống còn 6 triệu đồng/cặp, chỉ bằng khoảng 1/3 so với năm trước, nhưng cũng không thấy người mua. Hiện một số nhà hàng đặt mua nhím hơi với giá 350.000 đồng/kg nhưng ông chưa nhận lời vì sợ không lo đủ nguồn cung bởi phần lớn đang nuôi nhím giống. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhím giống cũng đang hết sức khó khăn. “Tôi còn khoảng 60 con giống từ 7-8 tháng nay do không có người mua”- ông Thơ nói.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, tỉnh này hiện có khoảng 40 hộ đăng ký gây nuôi nhím với tổng đàn gần 350 con. Trung bình, mỗi năm đàn nhím ở đây tăng gấp 2-3 lần do đầu ra đang hết sức khó khăn.

Ông Bùi Thiện Phước, ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới - An Giang, cho biết hơn 10 năm trước, khi thấy nhím dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc nên ông chi 18 triệu đồng mua 2 cặp về nuôi đẻ. Chỉ vài năm đầu, ông thu cả vốn lẫn lời. Đến năm 2010, dù giá nhím giống rất cao, khoảng 17-18 triệu đồng/cặp nhưng ông Phước vẫn không đủ để bán. “Gần đây, có lẽ do quá nhiều người nuôi dẫn đến thị trường nhím giống, nhím thịt đều bị chựng lại. Nếu sắp tới, tình hình không được cải thiện, chắc chắn những hộ nuôi sau sẽ gặp khốn đốn. Theo tôi biết, hiện ở Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ tồn khoảng 8 tấn nhím thịt”- ông Phước cho biết.

Đổ xô nuôi rắn hổ hèo
Rắn hổ hèo còn gọi là hổ vện hay hổ trâu. Nhiều người cho rằng thịt rắn hổ hèo ngon và có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên phong trào nuôi loài rằn này đang khá rầm rộ.
Hiện nay, An Giang là tỉnh dẫn đầu ở ĐBSCL với gần 40 hộ đăng ký nuôi khoảng 6.000 rắn hổ hèo bố mẹ. Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang), cảnh báo: Mặc dù thị trường tiêu thụ rắn hổ hèo chưa đến mức bế tắc như các loài động vật có nguồn gốc hoang dã khác nhưng nông dân không nên chạy theo nuôi loài rắn này dẫn đến cung vượt cầu như việc nuôi nhím, chồn hương vừa rồi.

<tbody>
</tbody>




 


Bài này đúng hết mọi chỗ.
Tôi xin thêm Bế tắc "Cây-Con" nuôi theo phong trào nổi lên từ Trung Quốc.
*
Cứ nhìn kỹ mà coi: Rắn, Nhím, Dúi, Chồn Hương, Lợn Rừng, Bồ Câu, Tắc Kè,
Trăn, Chồn Nhung Đen đều là những con bên TQ đã đua nhau nuôi, và đang
bắt đầu xuống dốc.
*
Ta thì có con Nhông Cát mà TQ không có, cũng không nuôi và không mua.
Có lẽ con này nuôi theo yêu cầu thị trường tại chỗ thì sẽ bền lâu.
*
Con rắn mối, không biết TQ có nuôi không, nhưng phong trào cũng không
nổi rầm rộ lắm, nên cũng không đáng lo ngại.
*
Con Thỏ, Dê, Chồn Nhung không đen, từ lâu đã nuôi ở Việt Nam khắp mọi
miền Nam Bắc, và cũng đã trồi lên tụt xuống và điều chỉnh phù hợp với
nếp sống bà con từ bao đời. Bây giờ dù có phong trào đến mấy, cũng không
làm nên được cách mạng. Bà con nào nhẹ dạ thì phải gánh chịu thôi. Không
mạo hiểm, thì làm sao làm giàu? Nhưng mạo cái hiểm chắc chết thì làm sao
bù lỗ được? Rất nhiều bà con lên diễn đàn hỏi: tôi muốn chăn nuôi theo
phong trào, nhưng có ai biết đầu ra để chỉ cho tôi không? Đó là một cái
mạo hiểm chắc chết của những người có một chút tiền vốn mà chưa từng kinh
doanh bao giờ. Người kinh doanh có mạo hiểm, nhưng đều đã biết trước đầu
ra, nếu thắng thì được lời 5 lời 3, nếu lỗ thì hoà vốn mất công, chứ
chẳng ai dám lỗ công lại đèo thêm lỗ vốn.
*
 
Theo thiển-ý, khi cần "bạo", chúng ta cứ bạo! Nhưng không được "ẩu"!

Bà con mình được cái "ẩu" thì không ai bằng. Thâm-chí nhào vô nuôi trồng cho đến lúc sản-xuất ra hàng đống rồi mới chạy kiếm đầu ra. Mà những vị kiếm đầu ra, hỏi-han lung-tung bà con mới biết là họ đang mắc nghẹn, chứ mấy vị thất-bại, chết yễu nửa chừng, mấy vị "tưng-bừng khai-trương và âm-thầm dẹp tiệm" thì chắc phải là nhiều lắm... không ai biết!
Thưa tui bực quá, thương bà con mà có nói bậy chút, xin bà con đánh cho 2 chữ đại-xá! Bởi nếu không, tui quảng-cáo:
- Nuôi con nầy, 1 con thôi, mỗi tháng vô tiền tỷ, thì cũng dám có bà con bán nhà hỏi tui mua lắm. Hỏi nuôi con gì? Đáp: - Cá Voi!

Đứng xa mà nhìn tổng-quát mấy nước Á-châu. Tại sao bà con mình so với Mã-Lai, Thái-lan, Đài-loan, Trung-quốc... mà mình lại cứ "trâu chậm uống nước đục" hoài là sao?

Vậy mà cứ đóng cỗng ở nhà, nuôi thú quý-hiếm! Thì táng-gia, bại-sản là điều khó mà tránh khỏi.
 
Nuôi con gì, trồng cây gì”. Câu nó bất hủ ấy luôn có giá trị với mọi thời đại. Người áp dụng câu nói đó thường minh họa bằng cách đưa bàn tay ra chém gió hoặc chỉ trỏ xuống đám đông. Nếu giọng nói càng lên gân chừng nào thì sức thuyết phục càng lớn chừng ấy.

Xem trên truyền hình, Dân tui thấy vị lãnh đạo cấp bộ nọ nói với tỉnh rằng: “Nuôi con gì, trồng cây gì”.các đồng chí phải tự nghiên cứu”. Mấy hôm sau, nghe trên đài, tỉnh nói với cán bộ huyện rằng: “Nuôi con gì, trồng cây gì”.các đồng chí phải tự nghiên cứu”. Chiều tối, loa truyền thanh phát đi bản tin, lãnh đạo huyện chỉ đạo với xã rằng : “Nuôi con gì, trồng cây gì”.các đồng chí phải tự nghiên cứu”. Xã họp dân, nói với bà con rằng :“Nuôi con gì, trồng cây gì” bà con ta phải tự nghiên cứu” !

Dân tui về nuôi con gà, gà mắc toi. Trồng cây bắp bắp lòi cờ bay chấp chới. Ngó sang bên kia đường thấy mụ Tư Béo đang trồng cây dù, bày vài tờ vé số, dân chúng xúm xít nuôi con đề. Nhìn sang nhà kế bên, thấy lão hàng xóm đang trồng cây ca ra nuôi con ca ve sao mà ô kê quá . Nghe người ta kháo nhau, dạo này các ông to bà lớn đang nuôi con…dấu, trồng cây vàng trên bản đồ quy hoạch. Dân cô hồn thì nói thua mấy người trồng cây thuốc phiện, nuôi con gà móng đỏ dọc đường biên…..Thông tin cứ rối mù như canh hẹ. Buồn tình Dân tui ngó trong vườn nhà mình thây dây tiêu, tiêu rụng bông. Nhìn vườn điều, điều đương thay lá. Dân tui trở vô nhà lấy cây bút trồng vội trên trang giấy này nuôi dăm con chữ ! nhưng nghe nói " thạc sĩ tiến sĩ vài năm sẽ nhiều hơn côn trùng"... bây giờ lại ngồi duy nghĩ "Nuôicon gì, trồng cây gì"

chuẩn ko chỉnh.
 
Thằng em không biết bơi, nhờ thằng anh dạy. Thằng anh mạnh dan: "Được rồi, để tao".

Hôm sau thằng anh chặt 1 khúc thân chuối nhỏ bằng cổ tay, kêu thằng em vác ra bờ sông.

Ra tới mép sông thằng anh thẩy cây chuối xuống sông rồi đạp thằng nhỏ xuống theo.

Thằng em lóp ngóp ôm cây chuối bơi vào tới gần bờ lại bị thằng anh lấy sào đẩy ra.

Vài lần như vậy thì thằng em mệt chịu không nổi, buông cây chuối chết chìm.

Thằng anh trên bờ tặc lưỡi: "Thôi kệ, dù sao cũng còn mấy thằng nữa. Ai biểu thằng này ngu quá"
 
Last edited:
Khổ cho người nông dân quá

Năm nay điều thất, giá không cao lắm. Ai cũng đổ xô đi trồng cây cao su, cưa bỏ điều rất nhiều, chắc tới đây cao su rẻ lắm. Mình thấy điều vẫn còn ngon ăn, mua thêm 2 mẫu đất đỏ tầm 800 củ như vậy là ổn định
 



Back
Top