Bệnh bạc lá lúa-nguyên nhân-cách phòng trừ

  • Thread starter nguyenthang_10689
  • Ngày gửi
BỆNH BÁC LÁ LÚA
( Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây nên)
Sản xuất vụ mùa trong nền nhiệt độ cao, ẩm độ cao, cùng với m¬a to và gió lớn sẽ xảy ra. Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao th¬ờng hay bị bệnh bạc lá. Khi lúa bị bạc lá thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh d¬ỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.
I. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá rất nhiều
Một số giống mẫn cảm với bệnh bạc lá nhƯ một số giống tạp giao và một số giống chất lƯợng BT7, Bắc ưu 903, Bắc ưu 253...
Do thời tiết nóng ẩm, mưa to gió lớn xảy ra trong thời kỳ lúa cần quang hợp cao.
Do biện pháp canh tác làm đất không ngấu, cây lúa nhiễm bệnh vàng lá sau lập thu, bón thêm phân cấp cứu vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non nên gặp mƯa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.
Bệnh thường mẫn cảm với lượng đạm dư trong lá, những ruộng bón đạm nhiều, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối giữa đạm, lân và kaly, những ruộng trũng hẩu dồn đạm cuối vụ, do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón không đúng kỹ thuật.
II. Đặc điểm bệnh bạc lá
Bệnh xuất hiện ở mép lá, cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống (còn gọi là bệnh cháy bìa lá)
Bệnh lan theo chiều gió.
Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu vàng, nhỏ như “trứng tôm”.
Đêm sương: giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy dài theo mép lá, và gió làm xây xát lan sang những lá khác.
Bệnh nặng: lá lúa cháy đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao, giảm năng suất nghiêm trọng.
Giống bị bệnh nặng: BT7, Tạp giao
III. Biện pháp phòng tránh bệnh bạc lá:
Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phự hợp. Không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài
1. Chọn giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá để đ¬a vào gieo cấy ở vụ mùa.
Tuân thủ về kỹ thuật trong biện pháp thâm canh như:
• Để đất nhanh mục nên bón vôi từ 15- 20 kg/sào, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ nhiễm bệnh vàng lá khi lúa đang đẻ sau tiết lập thu.
• Chỉ cấy mạ đủ tuổi, chăm bón sớm và cân đối tập trung vào giai đoạn đầu vụ. Nên bón phân NPK chuyên dùng, phân có hàm lượng kaly cao, chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối.
• Ưu tiên bón kaly cao cho các giống hay bị nhiễm bạc lá.
• Những chân ruộng hẩu hay dồn đạm cuối vụ: cần giảm bón đạm, bón tăng lân và kaly cho cây cứng, lá dầy đỡ bị bệnh bạc lá cuối vụ.
• Đặc biệt giống chất lượng: chọn giống kháng bạc lá VS1, RVT, cấy vụ mùa sớm cuối tháng 6 - trƯớc 5/7, hoặc có thể cấy thời vụ (20-25/7) để lúa trỗ sau 25/9 đến trước 30/9, sát tr¬ước tiết hàn lộ nhiệt độ giảm, thời tiết mát, sẽ đỡ bạc lá hơn.
• Sử dụng bón phân cho lúa chất lượng, lúa lai là bón lót sâu, bón thúc sớm ngay sau cấy 7-10 ngày
• Nên phun phòng bệnh bạc lá ngay sau khi có đợt mưa dông lớn, khi ruộng chưa xuất hiện vết bệnh trên lá.
Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh cần giữ mực nước vừa phải từ 3 - 5 cm, dừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kich thicch sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc hoá học để phun phòng trừ như: PN - Balacide 32 WP, Starner 20 WP, Kasumin 2 SL; TP – Zep 18 EC, Xanthomix 20 WP, Somec 2 SL, Sasa 25 WP, Sansai 20 WP... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
 




Back
Top