Bệnh Chanh Dây ... Chia Sẻ Kinh Nghiệm

  • Thread starter Lechinhdn
  • Ngày gửi
Chào Các Bác !
- Nhà em có trồng mấy dây chanh dây . Nay bỗng phát sinh một số bệnh sau bác nào có kinh nghiệm chia sẽ em với ...hix e là dân IT bỏ nghề về làm vườn ..
Địa điểm trồng : ở bảo lâm ,lâm đồng
Nguồn gốc cây trồng : giống là loại chanh dây ghép , nhập ở vựa nghe nói giống đài loan
Đất Trồng : là đất sìn lầy cách 2 năm trước . Được khơi mương thoát nước và ttrồng trà Nay e làm giàn trồng chanh dây
Xử lý đất : e xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột . Nghe nói làm thay đổi độ PH để nấm bệnh chết .
Thời gian trồng vào tháng 11/2015
.... Chăm Sóc
Thời gian đầu khi trồng mình bỏ phân lót bằng phân gà viên , sau đó bỏ phân DAP đến khi leo giàn và ra bông sau đó mình bỏ 15-15-15 của vĩnh thịnh . Thời gian bỏ phân là 7 đến 10 ngày 1 lần . Bỏ khoảng lúc nhỏ cỡ 5kg và bên giờ là 15kg.
Xử Dụng Thuốc : từ lúc trồng đến giờ cách 2 tháng mình bỏ bào tử nấm tricobacma , trước khi bỏ bào tử nấm cách khoảng 10 ngày trước mình sử dụng aliette . Phun thuốc thì đều đặn mình phun thuốc dưỡng và phân bón lá .. khoảng 1tuần đến 10 ngày phun 1 lần , và phun coc85 1 tháng 1 lần .
- em xử lý nhưng vậy thì chánh dây phát triển bình thường ..nhưng cách đây 1 tháng tới bây giờ thì xảy ra bệnh mà em xử lý lại ko hết ...

BỆNH
1. xoắn đọt , trùng đọt . Chiếm khoảng 5% . 1 cây thì chỉ cỡ mấy chèo bị . Các chèo khác phát triển bình thường

2.khi đào sâu xuống khoảng 5,10 phân thì thấy lớp vỏ gốc giống như bị như thân cây mục . Lá thì bị héo như nhìn đọt vẫn thấy còn xanh . Có thể chất dinh dưỡng và nước ko dc truyền lên . E đã thử bớt gốc ra . Tưới gốc bằng aliette mà chưa thấy tiến triển .
3. Gốc phì to ra nhưng khi đào sâu xuống ko thấy hiện tượng ở số 2 .. rễ ko phát triển . Cây bị trùng đọt .Chèo thì như que tăm .
4. Lá có đường tơ vàng ( hình ảnh) . Nhìn kiểu màn nhện . Chèo nào có lá giống vậy thì bị quắn đọt lại . E theo dõi thì thấy con bọ xít đậu ở đọt chèo nào là chèo đó bị vậy . Đã xử lý bằng cách lấy mã lực xịt. Và chèo nào bị e cắt luôn . Thấy tiến triển .NhưnG vẫn ko trị dứt dc cái này .
5 . Nấu da 2 lớp nghe nói xịt nhùi thuốc trị bọ trĩ và bọ xít thì bị . Ra ngoài vựa mua chanh dây . Nó đưa mình 2 chai thuốc 1 là của củu long , 2 là của syngenta bịi người ta xé nhãn . Nhưng tên công ty vẫn đc in nơi nắp nên e biết 1 cái dùng đi đọt , 1 cái thì xịt làm chanh bóng ,và hết nấm 2 lớp .. anh em nào biết chỉ e với.
6. Trái nhỏ đã chín, hoặc bị teo trái .. e tưới nước đầy đặn 2 ngày 1 lần . Nên chắc ko bị thiếu nước .
7 . Tỷ lệ khô bông hoặc trái đậu bị thúi non rất nhùi . Xử.lý bằng cách xịt kali bo của 3 con cò llần đầu xịt rất hiệu quả nhưng e sợ xịt nhùi đọt chanh ko đi dc . 1 chèo 10 bông đậu khoảng 3 trái . Hix

AI TƯ VẤN DÙM E VỚI .
Mai e sẽ up hình ạ
 


Sâu bệnh chanh dây đây bạn ah, quy trình chuẩn đó/
9. Sâu bệnh và biện pháp phòng trừ:


9.1. Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

- Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, sạch bệnh và có tính kháng bệnh cao

- Vệ sinh đồng ruộng: làm sạch cỏ dại và tàn dư thực vật vụ trước khi làm đất, thu gom cành lá sau khi cắt tỉa cành.

- Bón phân cân đối

- Sau mỗi vụ thu hoạch, cần cắt tỉa lá già, lá sâu bệnh, cành đã thu hoạch trái và cành vô hiệu, sau đó tiến hành bón phân để cây phát triển mạnh tăng sức đề kháng.

- Sử dụng thuốc BVTV phun phòng bệnh định kỳ

9.2. Kỹ thuật phòng trừ sâu hại

9.2.1. Nhện đỏ.

a, Đặc điểm gây hại:

+ Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện.

+ Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá.

+ Trứng hình tròn, lúc mới đẻ có mầu trắng hồng, sau đó trở nên hồng. Sau khi đẻ khoảng 4-5 ngày thì trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng có mầu xanh lợt (lúc mới nở chỉ có 6 chân, từ tuổi 2 trở đi cho đến khi trưởng thành chúng có 8 chân), khi lớn chuyển dần sang màu nâu đỏ. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.

+ Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại. Gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng. Hoa bị thui chột không đậu trái được, trái non bị hại lốm đốm vàng và có thể bị rụng, gây thiệt hại lớn.

+ Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Cắt bỏ những lá có mật số nhện qúa cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy.

+ Có thể dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.

+ Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất mạnh nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. Có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những loại thuốc sau đây: Tungmectin 1.9EC, Comite 73 EC, (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì xịt tiếp lần hai. Xịt ướt đều mặt dưới của lá.

9.2.2. Bọ trĩ:

a, Đặc điểm gây hại:

+ Bọ trĩ là loài gây hại dạng chích hút, chúng thường xâm nhập vào bộ phận hoa, lá, quả non để chích hút làm cho hoa khó thụ phấn, quả khó hình thành. Nơi nào có bọ trĩ nhiều thì xuất hiện sự bạc màu và dị dạng do phản ứng với nước bọt của bọ trĩ. Gây hại trái làm cho trái méo mó, dị hình, bề mặt trái bị nám.

b,Biện pháp phòng trừ:

+ Chăm sóc cây khỏe, bón phân, tưới tiêu, trừ cỏ... đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Tuới phun mưa trực tiếp vào các bộ phận bị hại khi bọ trĩ rộ có thể giảm đáng kể tác hại của bọ trĩ. Hàng năm cần xới xáo, thu gom tàn dư để diệt nhộng. Bảo vệ thiên địch, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, hạn chế sử dụng thuốc phổ rộng.

+ Biện pháp hóa học: Thường xuyên điều tra đồng ruộng tiến hành phòng trừ kịp thời. Có thể sử dụng các loại hoạt chất như: Abamectin (Kuraba WP, Abatin 1.8EC....); Thiamethoxam (Actara 25WG); Imidacloprid (Confidor 100SL); Matrine (Sokupi 0.36AS); Eucalyptol (Pesta 5SL); Deltamethrin (Decis 25 tab); Acephate (Anitox 50EC); Propargite (Atamite 72EC); Sulfur (Kumulus 80DF).

Cần luân phiên và thay đổi thuốc trị nhện để tránh tình trạng nhện kháng thuốc.

9.2.3. Ruồi đục trái:

a, Đặc điểm gây hại:

+ Có 2 loài ruồi đục trái gây hại trên chanh leo: Bactrocera cucurbitae and Ceratitis capitata.

+ Trái non bị hại nhăn nheo và rụng sớm, vết thương do ruồi đục sẽ làm giảm giá trị thương mại của quả, sự tác động và gây hại của ruồi đục trái trên chanh leo thường không nghiêm trọng như trên các cây trồng khác vì vậy nếu gây hại ở mức độ nhẹ thì chưa cần phòng trừ.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Thu gom hết trái rơi rụng trong vườn đem chôn sâu dưới đất có rải thêm vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non còn nằm bên trong nhằm tránh lây lan. Không nên thu thập những trái bị hại để ủ đống mà phải đem đốt hoặc chôn sâu dưới 50cm.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa những cành, nhánh không cần thiết, tạo cho vườn luôn thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành.

+ Có thể dùng chất pheromon dẫn dụ với tên thương mại là Vizubon-D để làm bẩy dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành đực (con ruồi đực). Biện pháp này muốn có kết quả cao nên vận động nhiều nhà vườn cùng tiến hành đồng loạt trên diện rộng.

- Sử dụng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả diệt ruồi đục trái. Cách làm như sau: pha 100 ml Protein thủy phân với 3-5 ml thuốc trừ sâu Regent 5SC, pha loãng với 1 lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1 m2 tán lá với lượng 50 ml hỗn hợp. Mỗi tuần phun 1 lần vào lúc 8-10 giờ sáng, ruồi sẽ đến ăn và chết làm giảm được mật số nên không gây hại được.

9.2.4. Sâu đục thân:

a, Đặc điểm gây hại:

Sâu trưởng thành tìm những kẽ nứt của thân cây để đẻ trứng, sâu non nở ra đục vào thân cây tạo thành đường vòng quanh thân, dần dần đục sâu vào trong thân làm rỗng thân.

Khi cây vừa bị sâu hại, lá non ở đầu nhánh có màu xanh hơi đậm, hơi xoăn và nhỏ hơn lá bình thường. Cây bị hại nặng thì lá vàng và héo, vỏ thân cây chanh leo có dấu hiệu nứt nẻ.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác:

- Cần tạo hình và cắt tỉa nhánh được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên giàn đã cho trái, để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn.

+ Biện pháp vật lý:

- Quan sát kỹ các thân cây nếu có vết đục của sâu đục thân thì dùng dụng cụ rạch phần thân để bắt sâu, sau đó dùng bao nilon sạch buộc lại vết đạ rạch, kể cả vết đục.

+ Biện pháp hoá học:

- Đối với cây bị hại nhẹ dùng thuốc phun kỹ lên thân cây như: Padan 4G, Diaphos 4G, Cộng hợp 16BTN.

9.3. Bệnh hại:

9.3.1. Bệnh đốm dầu do vi khuẩn:

a, Nguyên nhân và triệu chứng:

+ Gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas passiflorae.

+ Trên lá bệnh tạo nên những vết thương từ màu ô liu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá.

+ Trên thân còn non dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết trũng màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

+ Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi trũng xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những thương tổn này hoàn toàn bao quanh chồi non và gây chết cây.

Dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh trên trái là trái nhỏ, màu xanh tối, như giọt dầu. Những dấu hiệu này phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước. Làm trái rụng sớm và thối trái.

Đốm dầu thường xảy ra vào mùa thu và mùa khô.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp hoá học: Có thể sử dụng các loại thuốc như: Visen 20SC, Staner 20WP, Map lotus 125WP… để phun phòng trừ.

9.3.2. Bệnh đốm nâu:

a, Nguyên nhân và triệu chứng:

Đây là một bệnh nghiêm trọng gây ra bởi nấm Alternaria passiflorae, nó ảnh hưởng đến lá, thân và quả. Xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè.

Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ. Sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định.

Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá (do bị tổn thương cơ giới, cây bị chảy nhựa). Khi vết bệnh bao quanh thân cây thì chồi non sẽ bị héo, quả teo lại và rụng sớm.

Trên quả, vết bệnh đầu tiên chỉ nhỏ như mũi kim sau lan rộng thành những vòng tròn lớn với vết nâu lõm có tâm màu nâu xám. Dần dần phần vỏ quả xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và quả bị rụng.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.

+ Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các hoạt chất như: Mancozeb (Dithane F – 448 43SC, Manozeb 80WP), gốc đồng (Kocide® 53.8DF), Propineb (Antracol 70WP, Toplaz 70WP) khi xuất hiện bệnh cần phun ngay và nhắc lại sau 1 - 2 ngày.

Một số loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta như Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, Metalaxyl,

Chú ý phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

9.3.3. Bệnh đốm xám:

a, Nguyên nhân và triệu chứng:

Gây ra bởi nấm Septoria passiflorae, bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả. Bệnh gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất cây trồng.

Trên lá, vết bệnh thường không có hình dạng cố định, chỉ là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng làm lá rụng.

Trên thân, vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Nhưng có đặc điểm vết bệnh thường lõm sâu vào trong thân. Trên quả, vết bệnh đầu tiên cũng là những đốm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Sau đó những đốm này tạo thành những vết thương tổn lớn gây nên hiện tượng rụng lá và quả.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp hoá học: Có thể sử dụng các loại thuốc như: Antracol 70WP, Ridomil gold 68WP

9.3.4. Bệnh thối hạch:

a, Nguyên nhân và triệu chứng:

+ Gây ra bởi Sclerotinia sclerotiorum. Có thể ảnh hưởng thân, vết bệnh lan rộng làm bong lớp vỏ, làm gãy đổ chồi non trên vết bệnh. Các hạch nấm màu đen, cứng hình thành là nguyên nhân làm cho bệnh lây lan từ vụ này qua vụ khác và thường ảnh hưởng đến chồi ngọn.

Loài nấm này cũng có thể gây hại trên trái, vết bệnh lan nhanh và có màu nâu nhạt bao phủ toàn bộ trái, cuối cùng trên trái sẽ hình thành các hạch nấm màu đen có nhìn thấy bằng mắt thường, lúc này trái sẽ bị rụng. Bệnh này phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt kéo dài và nhiệt độ từ 15 -20 0C.

b, Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh vườn cây thường xuyên là rất quan trọng, những trái bị bệnh nên được thu hái và di chuyển ra khỏi vườn, những chồi ngọn bị bệnh phải được cắt và đem tiêu hủy.

- Trồng mật độ hợp lý, tránh trồng quá dày.

- Tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong đất.

+ Biện pháp hóa học:

- Có thể dùng một số loại thuốc có hoạt chất Iprodione như Promot PlusWP (Trichoderma spp 5.107 bào tử/g); Biobus 1.00WP hoặc Fulhumaxin 5.65SC, để phun trừ, khi gặp điều kiện ẩm ướt, sau những đợt mưa kéo dài, nhiệt độ thấp và cây đang ở giai đoạn phân cành, hình thành quả.

9.3.5. Bệnh khô thân:

+ Do các dạng nấm Phytopthora và Fusarium gây nên. Hiện tượng thân cây biến màu và khô dần làm tắc nghẽn các mao dẫn cung cấp dinh dưỡng cho lá và thân cây héo dần rồi chết.

a, Biện pháp phòng trừ:

+ Định kỳ phun thuốc phòng bệnh Boocdo, nếu bệnh xuất hiện dùng thuốc Aliette 8BNT hoặc Ridomil phun tiêu diệt nồng độ theo chỉ dẫn của bao bì, thu gom các cành lá bị nhiễm bệnh ra ngoài vườn tiêu huỷ bằng hoá chất.

9.3.6. Bệnh Virus:

a, Sự lan truyền bệnh:

- Đầu tiên virus lan truyền bởi quá trình ghép, qua các dụng cụ ghép từ cây bệnh vào trong cây khỏe. Ngoài ra quá trình cắt tỉa cành bằng dao, kéo cũng làm cho virus lây lan. Không có sự lan truyền qua hạt giống, mà có thể lây lan trong quá trình vận chuyển.

- Các loài rệp: (Rệp muội) Aphis gossypii, và rệp đào Myzus Persicae là các môi giới truyền bệnh virus gây hại trên chanh leo.

- Hiện tượng cây sinh trưởng bị hạn chế các đỉnh sinh trưởng và lá bị xoắn lại. Chanh leo bị bệnh này nên nhổ bỏ nhanh xử lý gốc và trồng lại cây khác (lưu ý diệt rệp và kiến tránh lây lan môi giới)

b, Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

+ Giống: Hiện tại chưa có giống kháng bệnh rõ rệt, vì vậy cần khảo sát các giống mới ít nhiễm bệnh virut,chống chụi được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao để phục vụ sản xuất.

+ Biện pháp canh tác:

- Luân canh cây trồng: không trồng chanh leo trên đất đã trồng các cây họ cà: cà, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột...vì các loại cây trồng này là ký chủ loại virut hại chanh leo.

- Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm, đặc biệt là trong điều kiện mùa mưa.

- Vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ các nguyên nhân lây nhiễm: thường xuyên cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh và đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô.

- Trong quá tŕnh cắt tỉa những cành lá già bị sâu bệnh không được chạm vào cây khỏe nên đeo găng tay bảo vệ. Xử lý tiệt trùng dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động sau khi chăm sóc vườn cây.

c, Biện pháp phòng trừ:

- Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút các loại côn trùng chích hút, dùng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng.

- Phun phòng ngay từ đầu một số đối tượng trung gian lây truyền virut như các loại rệp, bọ phấn bằng các loại thuốc như: Actara 25WP, Confidor 100SL, Oshin 20 WP, Success 25SC, Vertimec 1.8EC, Dầu khoáng DS 98.8 EC.
 
Mình trả lời bạn theo thứ tự bệnh mà bạn phân loại theo hiểu biết và kinh nghiệm của mình nhé.
thứ 1: xoăn đọt là do virus mà nguồn lây lan chủ yếu các loại chích hút. khu vực bạn cách đây 1 tháng mới bị là muộn rồi vì trên mình từ trước tết đã phát mà theo như mình thì có thể gọi là dịch.
- cách trị: như bạn khắc phục bằng cách cắt đi là đúng. nhưng phải diệt chích hút liên tục, cứ 3-5 ngày bạn xịt 1 lần và đổi thuốc liên tục vì nó kháng thuốc rất nhanh và lây lan từ khu vực xung quanh .
thứ 2: lớp vỏ gốc như bạn nói ko vấn đề gì cả, theo kinh nghiệm của mình nó là bình thường. ( vườn của mình trồng từ đầu năm 2015 cũng có biểu hiện như vậy rất lâu rồi và giờ vẫn đang cho thu hoạch rất tốt tuy 1 phần diện tích nhiễm virus ở phần thứ 1 thiệt hại chắc đến 90%).
thứ 3: gốc phì to nếu từ mắt ghép trở xuống thì cũng là bình thường theo mình biết.
- chồi kém phát triển do rễ kém phát triển, cây héo xanh kiểm tra rễ có thể rễ cũng đã hư hết . như bạn mô tả thì chắc chất đất bạn cũng giống vườn mình, có thể bị chua do dùng phân hh thường xuyên và rửa trôi bề mặt. bạn mua axit humic loại tốt tưới liền có thể khắc phục phần nào.
thứ 4: như mình nói ở thứ 1
thứ 5: như bạn nói nguyên nhân thì mình ko đồng tình lắm. vì như mình nói vườn mình 1 phần bị chích hút thiệt hại gần như hoàn toàn và có thời điểm mình xịt thuốc chích hút 3 ngày 1 lần và 5,6 lần liên tục toàn bộ vườn nhưng cũng chỉ có phần diện tích đó bị 2 da toàn bộ, những khu vực khác cũng bị nhưng rất ít. vì vậy mình nghĩ 2 da cũng do virus gây ra.
thứ 6: trái nhỏ đã chín thì rõ ràng do thiếu dinh dưỡng nên trái ko lớn dc rồi. và teo trái, nếu trái già bị hóp thì khả năng thiếu nước, trái non teo và rụng vừa do thiếu nước và cũng có thể thiếu dinh dưỡng. cả 2 triệu chứng trên khả năng đều do bộ rễ có vấn đề, rễ ko có thì dù bạn tưới nước, bỏ phân bao nhiêu thì cây cũng đâu có ăn dc đâu.
thứ 7: hiện tượng khô bông và trái non vừa đậu đã rụng mất chủ yếu cũng do thiếu nước và kali, bạn xịt kali hấp thu qa lá nên cải thiện 1 phần. mà theo kinh nghiệm của mình thì bạn đừng sợ cây bị ngưng đọt, vì cây chanh nó thích ứng khá nhanh bạn ah, thiếu nc và dinh dưỡng nó ngưng phát triển, khi nào đủ nc và phân nó sẽ phát chồi và đọt trong 1 tuần thôi.
ps: bạn tập trung vào bộ rễ nha.
 
Chào Các Bác !
- Nhà em có trồng mấy dây chanh dây . Nay bỗng phát sinh một số bệnh sau bác nào có kinh nghiệm chia sẽ em với ...hix e là dân IT bỏ nghề về làm vườn ..
Địa điểm trồng : ở bảo lâm ,lâm đồng
Nguồn gốc cây trồng : giống là loại chanh dây ghép , nhập ở vựa nghe nói giống đài loan
Đất Trồng : là đất sìn lầy cách 2 năm trước . Được khơi mương thoát nước và ttrồng trà Nay e làm giàn trồng chanh dây
Xử lý đất : e xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột . Nghe nói làm thay đổi độ PH để nấm bệnh chết .
Thời gian trồng vào tháng 11/2015
.... Chăm Sóc
Thời gian đầu khi trồng mình bỏ phân lót bằng phân gà viên , sau đó bỏ phân DAP đến khi leo giàn và ra bông sau đó mình bỏ 15-15-15 của vĩnh thịnh . Thời gian bỏ phân là 7 đến 10 ngày 1 lần . Bỏ khoảng lúc nhỏ cỡ 5kg và bên giờ là 15kg.
Xử Dụng Thuốc : từ lúc trồng đến giờ cách 2 tháng mình bỏ bào tử nấm tricobacma , trước khi bỏ bào tử nấm cách khoảng 10 ngày trước mình sử dụng aliette . Phun thuốc thì đều đặn mình phun thuốc dưỡng và phân bón lá .. khoảng 1tuần đến 10 ngày phun 1 lần , và phun coc85 1 tháng 1 lần .
- em xử lý nhưng vậy thì chánh dây phát triển bình thường ..nhưng cách đây 1 tháng tới bây giờ thì xảy ra bệnh mà em xử lý lại ko hết ...

BỆNH
1. xoắn đọt , trùng đọt . Chiếm khoảng 5% . 1 cây thì chỉ cỡ mấy chèo bị . Các chèo khác phát triển bình thường

2.khi đào sâu xuống khoảng 5,10 phân thì thấy lớp vỏ gốc giống như bị như thân cây mục . Lá thì bị héo như nhìn đọt vẫn thấy còn xanh . Có thể chất dinh dưỡng và nước ko dc truyền lên . E đã thử bớt gốc ra . Tưới gốc bằng aliette mà chưa thấy tiến triển .
3. Gốc phì to ra nhưng khi đào sâu xuống ko thấy hiện tượng ở số 2 .. rễ ko phát triển . Cây bị trùng đọt .Chèo thì như que tăm .
4. Lá có đường tơ vàng ( hình ảnh) . Nhìn kiểu màn nhện . Chèo nào có lá giống vậy thì bị quắn đọt lại . E theo dõi thì thấy con bọ xít đậu ở đọt chèo nào là chèo đó bị vậy . Đã xử lý bằng cách lấy mã lực xịt. Và chèo nào bị e cắt luôn . Thấy tiến triển .NhưnG vẫn ko trị dứt dc cái này .
5 . Nấu da 2 lớp nghe nói xịt nhùi thuốc trị bọ trĩ và bọ xít thì bị . Ra ngoài vựa mua chanh dây . Nó đưa mình 2 chai thuốc 1 là của củu long , 2 là của syngenta bịi người ta xé nhãn . Nhưng tên công ty vẫn đc in nơi nắp nên e biết 1 cái dùng đi đọt , 1 cái thì xịt làm chanh bóng ,và hết nấm 2 lớp .. anh em nào biết chỉ e với.
6. Trái nhỏ đã chín, hoặc bị teo trái .. e tưới nước đầy đặn 2 ngày 1 lần . Nên chắc ko bị thiếu nước .
7 . Tỷ lệ khô bông hoặc trái đậu bị thúi non rất nhùi . Xử.lý bằng cách xịt kali bo của 3 con cò llần đầu xịt rất hiệu quả nhưng e sợ xịt nhùi đọt chanh ko đi dc . 1 chèo 10 bông đậu khoảng 3 trái . Hix

AI TƯ VẤN DÙM E VỚI .
Mai e sẽ up hình ạ
không thấy hình ảnh gì vậy bạn, mình cũng đang bị phình thân mà chưa có cách khắc phục, chanh quả bị phấn trắng, màu như gia bưởi nữa
 
Chào các anh!
Em đang làm công tác kết nối kỹ thuật cho bà con nông dân nên em gửi các anh địa chỉ liên hệ bên chú Sơn hiện trồng 7ha chanh dây ở Bảo lộc, Lâm Đồng để 2 bên tiện trao đổi kỹ thuật
Chú Sơn
Tel: 0966959409
Mail: pqan123@gmail.com
Hiện tại em đang cung cấp phân bónsinh học nano Goldtech cho cây chanh dây, cafe ở đây và đem lại hiệu quả rất tốt. Về hiệu quả phân bón anh có thể hỏi trực tiếp chú Sơn
Mong rằng thông tin em cung cấp sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho cây trồng của bà con!
Nguyễn Thanh Phú
Chuyên cung cấp:
-Đại lí cấp 1 phân bón sinh học nano Goldtech
https://drive.google.com/open?id=0BzyWl7_xJII6ZGpnUHhvZVdKcWJMWDg4VzgzRVJOeE1FSC1v
-Hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, thiết bị điều khiển tự động có cảm biến (giá chỉ 1tr)
-Mặt nạ bảo hộ phun thuốc trừ sâu
https://drive.google.com/open?id=0BwHUXFKQ5dhVejhWMTNPS2VWblk
https://drive.google.com/open?id=0BwHUXFKQ5dhVYm5pWWtwMUV4Qk0
-Lưới che cho nhà lưới giá sỉ
Tel: 01666998600
Mail: phu.organic@gmail.com
Để hỗ trợ em sẽ cố gắng gửi hàng tận nơi cho bà con
 
không thấy hình ảnh gì vậy bạn, mình cũng đang bị phình thân mà chưa có cách khắc phục, chanh quả bị phấn trắng, màu như gia bưởi nữa
Bạn ở đâu .mình có loại thuốc trị phấn trắng .liên hệ 01677659946
 
Chào Các Bác !
- Nhà em có trồng mấy dây chanh dây . Nay bỗng phát sinh một số bệnh sau bác nào có kinh nghiệm chia sẽ em với ...hix e là dân IT bỏ nghề về làm vườn ..
Địa điểm trồng : ở bảo lâm ,lâm đồng
Nguồn gốc cây trồng : giống là loại chanh dây ghép , nhập ở vựa nghe nói giống đài loan
Đất Trồng : là đất sìn lầy cách 2 năm trước . Được khơi mương thoát nước và ttrồng trà Nay e làm giàn trồng chanh dây
Xử lý đất : e xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột . Nghe nói làm thay đổi độ PH để nấm bệnh chết .
Thời gian trồng vào tháng 11/2015
.... Chăm Sóc
Thời gian đầu khi trồng mình bỏ phân lót bằng phân gà viên , sau đó bỏ phân DAP đến khi leo giàn và ra bông sau đó mình bỏ 15-15-15 của vĩnh thịnh . Thời gian bỏ phân là 7 đến 10 ngày 1 lần . Bỏ khoảng lúc nhỏ cỡ 5kg và bên giờ là 15kg.
Xử Dụng Thuốc : từ lúc trồng đến giờ cách 2 tháng mình bỏ bào tử nấm tricobacma , trước khi bỏ bào tử nấm cách khoảng 10 ngày trước mình sử dụng aliette . Phun thuốc thì đều đặn mình phun thuốc dưỡng và phân bón lá .. khoảng 1tuần đến 10 ngày phun 1 lần , và phun coc85 1 tháng 1 lần .
- em xử lý nhưng vậy thì chánh dây phát triển bình thường ..nhưng cách đây 1 tháng tới bây giờ thì xảy ra bệnh mà em xử lý lại ko hết ...

BỆNH
1. xoắn đọt , trùng đọt . Chiếm khoảng 5% . 1 cây thì chỉ cỡ mấy chèo bị . Các chèo khác phát triển bình thường

2.khi đào sâu xuống khoảng 5,10 phân thì thấy lớp vỏ gốc giống như bị như thân cây mục . Lá thì bị héo như nhìn đọt vẫn thấy còn xanh . Có thể chất dinh dưỡng và nước ko dc truyền lên . E đã thử bớt gốc ra . Tưới gốc bằng aliette mà chưa thấy tiến triển . (bạn dung ridomin gold 68Ec tưới vào gốc ,lấp đất chỗ bên trên chỗ lở để nó ra rễ mới, cây cảu bạn bị lở cổ rễ, không xử lý nhanh thì khoảng 4-5 ngày là cây chết. bệnh rất ngauy hiểm)
3. Gốc phì to ra nhưng khi đào sâu xuống ko thấy hiện tượng ở số 2 .. rễ ko phát triển . Cây bị trùng đọt .Chèo thì như que tăm .
4. Lá có đường tơ vàng ( hình ảnh) . Nhìn kiểu màn nhện . Chèo nào có lá giống vậy thì bị quắn đọt lại . E theo dõi thì thấy con bọ xít đậu ở đọt chèo nào là chèo đó bị vậy . Đã xử lý bằng cách lấy mã lực xịt. Và chèo nào bị e cắt luôn . Thấy tiến triển .NhưnG vẫn ko trị dứt dc cái này .
5 . Nấu da 2 lớp nghe nói xịt nhùi thuốc trị bọ trĩ và bọ xít thì bị . Ra ngoài vựa mua chanh dây . Nó đưa mình 2 chai thuốc 1 là của củu long , 2 là của syngenta bịi người ta xé nhãn . Nhưng tên công ty vẫn đc in nơi nắp nên e biết 1 cái dùng đi đọt , 1 cái thì xịt làm chanh bóng ,và hết nấm 2 lớp .. anh em nào biết chỉ e với.
6. Trái nhỏ đã chín, hoặc bị teo trái .. e tưới nước đầy đặn 2 ngày 1 lần . Nên chắc ko bị thiếu nước .
7 . Tỷ lệ khô bông hoặc trái đậu bị thúi non rất nhùi . Xử.lý bằng cách xịt kali bo của 3 con cò llần đầu xịt rất hiệu quả nhưng e sợ xịt nhùi đọt chanh ko đi dc . 1 chèo 10 bông đậu khoảng 3 trái . Hix

AI TƯ VẤN DÙM E VỚI .
Mai e sẽ up hình ạ
 

Chuyên cung cấp thuốc trị phấn trắng bã trầu .thối rễ.lh 0969099698
Cung cấp thuốc trị phấn trắng.bã trầu.thối rễ .chống rụng bông trái non.kích đọt.bóng trá trên chanh dây.
Lưu ý: Các loại thuốc thuộc dòng sinh học an toàn.lh 0969099698.
HLAQmt.png


HLAQmt.png


HLAQmt.png


HLAQmt.png

0969099698
GJWY8sp.png
 
chào các bạn:
tôi tên là sơn: nhà có trồng 9 mẫu chanh dây. do có kinh nghiệm từ những người đi trước, nhà tôi có làm ra được 1 loại thuốc chữa hầu hết các bệnh trên cay canh dây như bả trầu,đầu lân... . ai có nhu cầu hay muốn xem trực tiếp tại vườn thì liên hệ: 0966959409 or pqan123@gmail.com
 
chào các bạn:
tôi tên là sơn: nhà có trồng 9 mẫu chanh dây. do có kinh nghiệm từ những người đi trước, nhà tôi có làm ra được 1 loại thuốc chữa hầu hết các bệnh trên cay canh dây như bả trầu,đầu lân... . ai có nhu cầu hay muốn xem trực tiếp tại vườn thì liên hệ: 0966959409 or pqan123@gmail.com
cho em ít hình ảnh loại thuốc đó đi bác ơi
 
Chuyen tu vấn kỹ thuật trong.lam gian phong va điều trị bệnh cho chanh dây.dac biệt cac benh xoan la .vang dot..cay cham phat triển.. phấn trắng...sdt 01677717836..0946773002..le phong .tai di linh lâm đồng.
Hỗ trợ tư vấn van phi va hướng dẫn kỹ thuat tại vườn cho ba con.
 


Back
Top